Trang

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

Ký ức về trường SQKT Vinhempic xưa

 

        Tôi là một trong 4 sinh viên đi lính của trường đại học kinh tế kế hoạch Hà Nội nhập ngũ 31/8/1978 cùng 7 sinh viên trường đại học tổng hợp Hà Nội nhập ngũ ngày 17/8/1978 kéo theo 85 công nhân bậc 3 trở lên thuộc các nhà máy quận Hai Bà Trưng Hà nội nhập ngũ cùng hai ngày kể trên và huấn luyện Tân binh ở hai nơi (104 thì ở Phủ Lý, 582 thì ở Lạc Thủy Hòa Bình) đều thuộc Trung đoàn cơ động 582 (Hòa Bình) và 104 (Phủ Lý) thuộc Sư 432, quân khu 3, Bộ quốc phòng; Sau khi huấn luyện Tân binh xong tháng 12 năm 1978 chúng tôi được điều động về TCKT Trường Công nhân kỹ thuật I, Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang đến ngày 12/01/1979 lại bỏ trường CNKT I điều động đến tiếp trường Quân cụ Gò Vấp Sài Gòn vào trưa ngày 15/01/1979 (Thật là không may cho chúng tôi khi chiến tranh phía Nam lại được điều lên phía Bắc, Khi Campuchia giải phóng chuẩn bị chiến tranh phía Bắc thì lại được điều vào phía Nam); Khi đó Trường Quân Cụ đã được đổi tên thành trường Hạ sỹ quan kỹ thuật; Các sinh viên chúng tôi được phân về làm việc tại các phòng ban của trường và khoa văn hóa kỹ thuật cơ sở; Các công nhân thì được phân công học hạ sỹ quan kỹ thuật ở 8 khoa của trường sau về phục vụ cho toàn quân; Sau 1 năm 85 Hạ sỹ quan ra trường (1980), số 11 sinh viên chúng tôi phục vụ đến 01/7/1982 mới được xuất ngũ trở về các trường đại học tiếp tục học tập, tất cả đều có thời gian tại ngũ rất đáng nhớ là 3 năm 11 tháng (Khi đó trường đã đổi tên thành trường SQKT Vinhempic); 4 năm phục vụ quân đội tại trường 1 năm đầu tôi làm việc ở phòng Tham mưu-Huấn luyện; 3 năm sau 1980-1982 Tôi làm việc tại Ban Kiến thiết cơ bản của trưởng được phân công và hoàn thành nhiệm vụ viết Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình nhà làm việc 2 tầng cho Trường sỹ quan kỹ thuật Vinhempic và cùng E32, E33 Tổng cục Hậu cần cung ứng vật tư vật liệu từ Sài Gòn đi Pnompenh giúp Campuchia xây dựng trường Kỹ thuật Quân sự Pnompenh ngay gần Tháp đài truyền hình K (đây là quãng thời gian sôi động và dày kỷ niệm).....Theo trí nhớ của tôi Năm 1982 Bắt đầu từ ngã 5 chuồng chó (trước đây là ngã 5 cây Điệp) theo đường An Nhơn đất đỏ bụi mù đi về phía đài liệt sỹ Xóm mới (bên phải đường An Nhơn) lần lượt là các đơn vị quân sự: căn cứ 26, trung đoàn pháo 595, Cư xá quân đội Lam Sơn, Khu gia binh Trần Bình Trọng, Trại giam T35, Trường Văn Thư Lưu Trữ khu vực phía Nam; Phía Bên Trái là nhà máy may X28, Nhà máy đóng dày X32 (quang Trung), Nhà máy Z755, Nhà máy Z751, Trường Quân cụ (sau là trường Hạ sỹ quan kỹ thuật năm 1982 là trường Sĩ quạn kỹ thuật Vinhempic do công Hòa Dân chủ Đức Tài trợ xây dựng, nay là đại học Trần Đại Nghĩa)

Lịch sử khu vực chi khu quân sự phía Bắc Sài gòn của Mỹ Ngụy sau ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975:

1-Nhà máy Z751: Ngày 15 tháng 5 năm 1975, thành lập Xí nghiệp Liên hợp B751 sau gọi là Z751 trên cơ sở tiếp quản Lục quân Công xưởng của Việt Nam Cộng Hòa;

2-Nhà máy Z755: Ngày 09/02/1976, Tổng cục Kỹ thuật ra quyết định số 51/QĐ V/v Tách Xưởng Thông tin ra khỏi Nhà máy B751 lấy ký hiệu B755. Ngày 19/02/1976, Tổng cục Kỹ thuật ra quyết định số 32/QĐKT V/v Đổi tên Nhà máy B755 thành Nhà máy Z755.

*Nhà Máy Z751 Ngày 19 tháng 8 năm 1993, chính thức đăng ký là Doanh nghiệp Quân đội, Ngày 19 tháng 11 năm 2009, được chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước sang thành Công ty TNHH MTV 751. địa chỉ: 18 Đường Phan Văn Trị, Phường 10, Quận Gò Vấp, Thành Phố Hồ Chí Minh

*Nhà máy Z755 sau đổi thành Công ty TNHH một thành viên Thông tin Điện tử Z755 – Bộ Quốc Phòng. Trụ sở chính tại: Số 2A Phan Văn Trị – Phường 10 – Quận Gò Vấp – thành phố Hồ Chí Minh.

3-L Đoàn Pháo Phòng Không 77, quân khu 7 trước đây năm 1980 là trung đoàn phòng không hỗn hợp 595 đóng quân-152 Nguyễn Oanh (năm 1982 gọi là đường An Nhơn) -Qun Gò Vp, H Chí Minh, Vit Nam

4-Trại giam K35 - Bộ Quốc phòng (Thành phố Hồ Chí Minh), Đường An Nhơn phường 17 Gò Vấp;

5-Trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ Trung ương-Trường học ở Hồ Chí Minh Địa chỉ: 181 Lê Đức Thọ, Phường 5, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

6-Nhà máy may X28: Nay là Xí nghiệp May đo Quân đội Địa chỉ: 216R Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TPHCM

7-Nhà máy Đóng giày X32: Nay là Công ty CP 32 -Trụ sở chính. 170, Đường Quang Trung, P.10, Q.Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh

8-Trường Quân Cụ của Quân đội Việt Nam công hòa (nằm sát cạnh Lục quân công xưởng bây giờ là Trường Đại học Trần Đại Nghĩa thành lập ngày 12.5.1975, thuộc hệ thống các trường đại học của Nhà nước và Quân đội, đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng. Trường đóng quân tại số 189 Nguyễn Oanh - Phường 10 - Quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh (khu A) và Phường Long Bình Tân - Thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai (khu B).

Lịch sử ghi: Ngay sau ngày Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, ngày 1 tháng 5 năm 1975, đơn vị KB19 - Trung đoàn 27 - Sư đoàn 320 thuộc Quân đoàn 3 - Quân đội nhân dân Việt Nam được lệnh chiếm giữ Trường Quân cụ của ngụy quyền Sài Gòn. Ngày 12 tháng 5 năm 1975, Tổng cục Kỹ thuật đã được lệnh cử Đoàn công tác tiếp nhận Trường Quân cụ từ đơn vị KB19 nói trên để xây dựng thành Trường đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật của Quân đội ta, mang phiên hiệu B.754 (nhằm quản lý và khai thác sử dụng các vũ khí, trang thiết bị của địch để lại). Đó cũng chính là đơn vị tiền thân đầu tiên của Nhà trường hiện nay.

Tiếp sau đó, ngày 27.5.1978, Trường được chính thức thành lập với quy mô đào tạo chuyên nghiệp mang tên gọi đầu tiên là "Trường Hạ sỹ quan kỹ thuật", theo Quyết định số 51/QĐ-QP ngày 27.5.1978 của Bộ Quốc phòng, có thêm nhiệm vụ: Đào tạo Hạ sỹ quan kỹ thuật hệ I, với 11 chuyên ngành (Cơ khí, Vũ Khí, đạn dược, Ô tô, tăng thiết giáp, Thông tin, Phòng hóa, Công Binh, Pháo binh, xe máy quân sự, …..)


Giai đoạn 1981-1991, theo Quyết định số 51/QĐ-QP ngày 21.2.1981 của Bộ Quốc phòng, Trường được nâng cấp đào tạo từ Hạ sỹ quan kỹ thuật lên đào tạo Sỹ quan Kỹ thuật. Đồng thời theo Quyết định số 752/QĐ-QP ngày 15.5.1982 của Bộ Quốc phòng, Trường được mang tên "Trường Sỹ quan kỹ thuật Vinhem Pich" để tưởng nhớ đồng chí Friedrich Wilhelm Reinhold Pieck đã có nhiều công lao giúp đỡ Việt Nam trong kháng chiến cứu nước, là một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc của Nhân dân Đức - Chủ tịch Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Trong "Thư chúc thọ đồng chí Vinhem Pích" ngày 6.1.1956, Bác Hồ viết: "Đồng chí Vinhem Pích là một trong những vị lãnh tụ cách mạng của phong trào cộng sản Quốc tế được quần chúng yêu mến nhất, là bạn chiến đấu của đồng chí Lênin... Đồng chí Vinhem Pích đã dắt dìu và đào tạo nhiều thế hệ cách mạng, chẳng những cho nước Đức mà cho cả các nước khác (Báo Nhân dân số 674, ngày 6.1.1956 - nguồn cpv.org.vn).

Đến ngày 6.3.1996, Quyết định số 236 /QĐ-QP và Quyết định số 115 /QĐ-QP ngày 11.2.1997 của Bộ Quốc phòng, Trường được nâng cấp hệ đào tạo và mang tên "Trường Cao đẳng kỹ thuật Vinhem Pich". Theo Quyết định số 2165/QĐ-BQP ngày 9.7.2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trường mang tên "Trường Sỹ quan Kỹ thuật quân sự Vinhem Pích" trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật.

Ngày 23.12.2010, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2345/QĐ-TTg thành lập "Trường Đại học Trần Đại Nghĩa" trên cơ sở nâng cấp trường Sỹ quan kỹ thuật quân sự Vinhem Pích và là Trường Đại học công lập. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, việc nhà trường được mang tên Thiếu tướng - Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa là một niềm vinh dự lớn, đó là một con người huyền thoại, một nhà khoa học lớn, một kỹ sư quân sự lỗi lạc, người có công lớn trong việc xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam; người đã từng từ bỏ chức vụ kỹ sư trưởng ở Hãng nghiên cứu chế tạo máy bay Concord nổi tiếng của Pháp với tiền lương tương đương 22 lạng vàng một tháng trong thời gian Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam để theo Bác Hồ về nước tham gia cống hiến cho sự nghiệp kháng chiến cứu nước của Nhân dân ta thắng lợi.

Trường sỹ quan Kỹ thuật quân sự - Đại học Trần Đại Nghĩa là một trong 22 trường sỹ quan - trường đại học của Quân đội; một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học quân sự ở khu vực phía Nam, có bước phát triển khá toàn diện với chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng được nâng cao. Trường có nhiệm vụ đào tạo sỹ quan kỹ thuật cấp phân đội; đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật trình độ trung cấp, sơ cấp; bồi dưỡng, tập huấn cán bộ chỉ huy kỹ thuật cấp phân đội, nhân viên chuyên môn kỹ thuật các đơn vị phía Nam; đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội nước ngoài khi được giao nhiệm vụ; đào tạo sỹ quan dự bị; sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ khác khi được giao và tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự. Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Đến nay, trải qua 44 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa đã đào tạo 50 khóa học với nhiều ngành học, bậc học và dành cho nhiều đối tượng khác nhau, đã có hàng vạn học viên tốt nghiệp ra trường, trở thành những cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật có đủ đức, đủ tài, góp phần quan trọng cho sự nghiệp xây dựng Quân đội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà trường cũng đã đào tạo, bồi dưỡng hơn 1.000 cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho Quân đội Nhân dân Lào và Quân đội Hoàng gia Campuchia; đào tạo hàng ngàn cử nhân kỹ thuật phục vụ các lĩnh vực trên khắp mọi miền đất nước...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét