Trang

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Nghĩa gốc của một bộ bài tây

 


Chơi “mòn” cả bộ bài nhưng ít ai biết được sự thật thú vị về 52 lá bài.

Nghĩa gốc của một bộ bài tây:

▪️52 lá bài là 52 tuần trong năm.

▪️2 màu( đỏ-đen) tượng trưng cho ngày và đêm.

▪️12 lá bài đầu người tương ứng với 12 tháng trong năm.

▪️4 chất cơ, rô, tép, bích trong một bộ bài tương ứng với 4 mùa trong năm.

▪️13 lá bài cùng chất trong bộ bài ứng với tổng số tuần mỗi mùa.

▪️2 lá Joker đại diện cho Mặt Trăng và Mặt Trời.

▪️ Nếu chúng ta cộng từng quân bài (át + át + át + át + hai + hai + ba + bảy + tám ... và v.v.) của trò chơi, chúng ta sẽ nhận được 364. Trò chơi đánh bài là một cuốn lịch nông nghiệp nói với chúng ta về các tuần và các mùa. Với mỗi mùa mới, đó là bắt đầu tuần của quân Vua, tiếp theo là tuần của Nữ hoàng...quân Jack...cho đến khi chuyển mùa và chúng ta bắt đầu lại với một chất mới.

Trong bộ bài, còn có thêm 2 lá Joker. Có hai cách tính điểm trên mỗi lá bài Joker. Cách thứ nhất, nếu tính mỗi lá Joker có 0.5 điểm thì tổng cả 54 lá bài sẽ vừa tròn 365 điểm tương ứng với 365 ngày( năm thường). Cách thứ hai, nếu tính mỗi lá Joker có 1 điểm thì khi cộng tất cả các lá bài lại là 366 điểm tương ứng với 366 ngày (năm nhuận).

▪️Tuy nhiên, sự thú vị trong bộ bài Tây lại nằm ở 12 lá bài đầu người, bởi chúng được lấy cảm hứng từ cuộc đời của 12 nhân vật lịch sử và gắn liền với những sự kiện lớn.

Ý nghĩa lịch sử của 12 lá bài đầu người :

*Đối với quân K

K tép: Đại diện cho Alexander Đại đế (hay Kyng Alisaunder, 356 – 323 TCN). Ông là vị vua thứ 14 của nhà Argea, con trai vua Philip II và cai trị vương quốc Macedonia. Alexander Đại đế kế vị năm 20 tuổi, sau khi thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ, ông đã thực hiện những cuộc chinh phạt đánh bại hầu hết những triều đại nổi tiếng lúc bấy giờ là Ba Tư, Lưỡng Hà, Bactria, Ai Cập, Gaza, Syria, Phoenicia,…

K rô: Đại diện cho Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN), một nhà chính trị, quân sự người La Mã. Caesar là một trong số những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Năm 49 TCN, ông đã dẫn quân đánh chiếm Rome, Pompeii và thiết lập chế độ độc tài. Hình ảnh của Caesar trên đồng xu cổ của La Ma được khắc nghiêng, trong 4 quân K chỉ có K rô là mặt nghiêng.

K cơ: Đại diện cho Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814 AD), một hoàng đế La Mã. Trong 14 năm trị vì, Charlemagne đã thực hiện 50 cuộc chinh phạt và làm chủ hơn một nửa châu Âu. Hình ảnh không có ria mép của K cơ lấy từ điển tích kể rằng khi khắc hình vị hoàng đế này lên gỗ, người thợ đã làm chiếc đục sượt qua phần môi, khiến hình khắc bị xém mất bộ ria.

K bích: Đại diện cho vua David (1040 – 970 TCN) là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. David rất giỏi diễn tấu đàn hạc nên hình vẽ của ông đều có hình ảnh cây đàn. Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng David thích diễn kịch nên ông ăn mặc trang phục diễn kịch.

*Đối với quân Q :

Q tép: Đại diện cho hoàng hậu Argine. Q chuồn còn gợi nhắc đến câu chuyện về cuộc chiến Hoa hồng của quý tộc Anh. Trong đó nhà Lancaster lấy hoa hồng đỏ làm biểu tượng, còn nhà York lấy hoa hồng trắng. Cuối cùng hai gia tộc làm hòa sau cuộc chiến và kết hợp lại tạo ra vương triều Tudor với hình ảnh hoa hồng hợp nhất biểu tượng hai gia tộc.

Q rô: Đại diện cho hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là người vợ hai của Tổ phụ Jacob và là người được ông yêu quý nhất. Rachel sinh ra Joseph và Benyamin.

Q cơ: Đại diện cho nữ hoàng Judith. Judith là nhân vật trong thánh kinh "Cựu Ước". Theo người Do Thái, Judith đã dùng sắc đẹp và mưu trí để ám sát tướng Holoferne, cứu người dân thành Bethulia.

Q bích: Đại diện cho hoàng hậu Eleanor, vợ hoàng đế Leopold I. Đây là lá duy nhất trong 4 lá Q mà hoàng hậu cầm vũ khí.

*Đối với quân J :

J tép: Đại diện cho hiệp sĩ Lancelot, một trong số các hiệp sĩ dũng cảm có nhiều chiến công của vua Arthur. Người đã phạm tội khi ngoại tình với vợ vua Arthur.

J rô: Đại diện cho Hector, con trai vua Priamus, anh trai hoàng tử Paris. Hector đã hi sinh khi chiến đấu với Achilles trong cuộc chiến thành Troy.

J cơ: Đại diện cho La Hire (1390-1443AD), tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, người đã trợ giúp cho thánh nữ Joanne d’Arc.

J bích: Đại diện cho Ogier, tùy tùng của Charlemagne Charles Đại đế.

Vậy là ý nghĩa các lá bài đã được giải đáp hết.

Những lá bài này không phải là những mảnh giấy vô tri đâu các bạn nhé.

(Sưu tầm)

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2020

Người Hà Nội Thanh Lịch

XIN MỜI QUÝ VỊ ĐÓN COI BÀI VIẾT (Hơi dài chút nhưng càng coi càng cuốn hút đến phút cuối)

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài...”

Đầu tháng Năm năm ngoái, tôi có dịp theo đoàn nghệ thuật Q. (nơi tôi đang công tác) ra Hà Nội để tham gia hội diễn toàn quân.

Đoàn tôi xuống sân bay Nội Bài vào buổi cuối chiều. Hà Nội đã vào hạ, nhưng chưa nóng gay gắt như Sài Gòn, thời tiết dịu dàng, vô cùng dễ chịu. Trên con đường cao tốc rất đẹp và hiện đại nối sân bay với nội đô, không nhiều lắm xe cộ nối nhau lao vun vút, thỉnh thoảng có những bác nông dân tỉnh bơ dắt trâu đủng đỉnh băng qua đường. Hai bên đường, những thửa ruộng lúa chín vàng trải dài vút tầm mắt, cách quãng lại có những tấm biển khổng lồ, quảng cáo điện thoại di động hay băng vệ sinh, biểu hiện của một thành phố thời hiện đại.

Về tới nội thành, trời đã tối hẳn, đoàn chúng tôi nghỉ tại một nhà khách quân đội ở đường Tầu Bay. Tối hôm đó tôi cứ trằn trọc, chỉ mong tới sáng để đi thăm thủ thủ đô. Tất cả những vẻ nên thơ, những địa danh nổi tiếng, những món ăn bất hủ của Hà Nội, thực ra tôi đều đã biết, nhưng là biết qua tưởng tượng, qua những tập bút ký, những đoạn tản văn hoặc những ca từ của các ca khúc viết về Hà Nội. Ôi những cây bàng lá đỏ; Ôi Hồ Gươm, Tháp Rùa; Ôi Hồ Tây lộng gió; Ôi hoa sữa đường Nguyễn Du bên hồ Thiền Quang thơ mộng... Ôi... Ôi... Ôi... Chưa kể các món ăn. Người Hà Nội sành ẩm thực lắm, nào phở, nào bún ốc, nào chả cá Lã Vọng…, nghĩ tới tôi cứ tứa hết nước dãi.

Sáng hôm sau, hai người bạn và tôi tranh thủ lúc đoàn chưa có kế hoạch tập luyện bèn rủ nhau đi chơi ngay. Ra khỏi nhà khách một quãng, thấy mấy thanh niên ngồi túm tụm, mỗi người trên một chiếc xe máy, đồ chừng họ là xe ôm, nhưng không dám chắc lắm, bởi xe họ mới và là loại khá “xịn.” Chúng tôi tiến lại gần, còn đang phân vân thì một người trong bọn họ nhìn chúng tôi quát to:

"Thích soi à?"

Chúng tôi chưa kịp hiểu gì thì một người khác lại quát:

"Cụp mẹ mày pha xuống!"

Rồi một người khác:

"Bố mút mẹ mày pha ra bây giờ!"

Chúng tôi hoàn toàn không hiểu gì cả, nhưng thấy họ có vẻ hung dữ nên chúng tôi vội lảng ra xa. May quá có một chiếc tắc-xi đi ngang, chúng tôi leo lên tắc-xi và đi vào khu trung tâm. Ngồi trên xe, tôi đem câu chuyện trên kể với anh lái tắc-xi và được anh cho biết "soi" tức là nhìn, "pha" là mắt. Đại ý là mấy thanh niên vừa rồi bảo chúng tôi không được nhìn và phải cụp mắt xuống.

Hồ Gươm quả thật danh bất hư truyền, đẹp đến nao lòng. Tháp Rùa nổi lên giữa hồ trên một cù lao cỏ nhỏ xinh xinh. Xung quanh hồ là những cây liễu thướt tha soi bóng, hoàn toàn đúng với những gì các nhà văn đã từng viết. Thật là một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn. Tháp Bút đúng là hai cây bút, chọc thẳng lên trời, biểu hiện cho tri thức kẻ sĩ Bắc Hà. Tuy xung quanh hồ có một vài toà nhà mang kiến trúc vô cùng dị hợm, nhưng cũng không làm xấu được Hồ Gươm bao nhiêu. Có một điều khá đặc biệt, cách Tháp Bút chừng hai trăm mét, ngay trên lối đi dạo quanh hồ là một công trình mang kiến trúc của một cái lô cốt thời Tây. Rất nhiều người ra vào đó, người nào khi vào mặt cũng khó đăm đăm, nặng trình trịch, khi ra thì rất tươi, cứ như họ vào đó để chích “đô-phin (?).” Về sau mới biết, đó là cái “toa-lét” công cộng. Giời ạ! Khác nào một hột mụn cơm, một nốt vá chó giữa má nàng hoa hậu.

Chúng tôi rủ nhau ăn sáng, thực đơn sẽ quyết định là phở. Tôi ra sức ca tụng với hai người bạn (đều là dân Miền Tây) rằng phở là món ăn quốc tuý của Việt Nam, nhưng phở với đầy đủ phẩm chất của nó phải là phở Hà Nội. Chúng tôi vào một quán phở nằm trên một con đường tôi không nhớ tên nhưng cũng thuộc khu trung tâm. Quán vắng tanh, nhưng ngay cạnh đó là một quán phở khác, đông nghẹt. Khách ăn vào chen nhau mua ra, trên tay mỗi người lăm lăm tô phở. Hết bàn ghế, họ ngồi xổm ngay trên vỉa hè húp xì xoạp, vừa ăn vừa sỉ mũi xoèt xoẹt. Chúng tôi chọn quán này vì nó vắng, có bàn ghế mà ngồi. Ông chủ quán bưng ra ba tô tái chín, bốc hơi nghi ngút, ngửi mùi tôi đã rạo rực. Một anh bạn tôi, theo thói quen, nói rất dõng dạc:

"Cho xin chén giá chụng đi."

Ông chủ quán quay lại nhìn chúng tôi như nhìn người ngoài hành tinh, rồi bảo:

"Giá chụng hả? Vào Sà Ghềnh mà ăn."

Ông ta nói với cách nhái giọng Miền Nam, thái độ chẳng thân thiện gì. Tôi hết hồn, cấu mạnh vào đùi anh bạn, rồi nói nhỏ vào tai hắn:

"Ăn đi, đòi hỏi vớ vẩn, người Hà Nội họ nề nếp lắm, lần sau nói năng phải thưa gửi đàng hoàng."

Suốt buổi sáng và cho tới chiều hôm đó, chúng tôi bát phố Hà Nội, toàn đi bộ, rạc hết cặp giò. Đường phố Hà Nội cũng như Sài Gòn, nghĩa là rất nhiều xe máy, kẹt xe liên tục. Trước đây, tôi nghĩ Sài Gòn chắc nhiều xe máy và sự chấp hành luật giao thông của người dân chắc kém nhất Việt Nam. Nay tôi thấy tôi nhầm, lượng xe thì hai thành phố như nhau, nhưng người Hà Nội chạy xe láo kinh khủng, không có luật lệ gì hết nếu không có mặt cảnh sát. Về phương diện này dân Hà Nội là bậc thầy. Ngoại trừ khu vực được gọi là phố cổ, người dân xây nhà với những lối kiến trúc kinh dị, không ai giống ai, cái thì giống điện "Kremli," cái thì như lâu đài Ba Tư, lộn xộn đứng gằm ghè bên nhau. Về mặt này, Hà Nội cũng ăn đứt Sài Gòn. Có lẽ do đặc tính người Hà Nội là nghệ sĩ nên họ luôn thích sáng tạo.

Chúng tôi ghé vào một tiệm băng đĩa, (nghe nói người Hà Nội cũng sành âm nhạc, hơn nữa có rất nhiều những CD "độc," hàng Trung Quốc mà những tiệm Sài Gòn không bao giờ có, bởi không nhập hàng này, người Sài Gòn không thích nhạc cổ điển) quả thật, tôi đã không thất vọng. Chúng tôi chọn được mấy CD của Mozart, Tchaikovsky... do dàn nhạc hoàng gia Anh trình bày đàng hoàng. Chợt nhìn thấy trên kệ có để một CD của một cô bạn ca sĩ, tôi hỏi thử:

"Có bán CD của ca sĩ TT không anh."

Anh chủ tiệm bĩu môi:

"Con dở hơi, có mà bán cho chó."

Ở tiệm đĩa ra, tôi muốn về lắm rồi. Quả thật tôi không còn tin vào những áng văn thơ trác tuyệt viết về Hà Nội mà tôi đã đọc. Nào là “cây bàng lá đỏ...” Có đâu, đường phố trụi thùi lụi, có mà bàng bê tông thì có. Nào là “quán cóc liêu xiêu...” Có đâu, toàn quán nhậu tạp nham. Nào “Hồ Tây chiều nay, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi...” Có mà mời gọi, cứ thử lên đó ngồi xem, kể cả ngồi xuống đất cũng có mấy thằng cô hồn ra đòi tính tiền chỗ. Còn người Hà Nội thanh lịch thì bây giờ tôi cảm thấy rờn rợn, tự nhiên tôi nghi ngờ sự hiểu biết của mình về nghĩa từ thanh lịch. Nhưng chúng tôi vẫn chưa về được, vì một anh bạn nhất quyết đòi đi mua quần áo gì đó. Anh bảo vợ dặn phải mua. Chúng tôi ghé vào một tiệm quần áo, sau khi xem, anh hỏi:

"Chị có kiểu quần X, áo Y, váy Z... Mà của Trung Quốc ấy."

Chị chủ quán liếc xéo anh rồi bảo:

"Anh giai thành phố Hồ Chủ Tịch mà kém tắm thế, muốn đồ Trung Quốc hả? Lên Đồng Xuân, Bắc Qua ấy, đây chỉ có hàng Anh, Mỹ... Anh dùng tạm, không thì phắn mẹ ló đi cho em nhờ. Cháo ám!"

Tôi biết, thứ hàng Anh, Mỹ của chị ta có bán rất nhiều trong khu bán sỉ trên chợ An Đông.

Chiều hôm đó, chúng tôi ăn cơm trong một quán cơm bình dân gần nơi ở của đoàn. Nghe nói bia hơi Hà Nội ngon lắm, thấy quán này cũng có bán, chúng tôi gọi uống thử. Không ngon như đồn đại, tôi thấy nó nhạt và chua. Trong quán, có một anh cũng ngồi ăn và uống bia, anh ta chắc là một tay buôn chuyến đồ nông phẩm, vì tôi thấy chiếc xe của anh hai bên phía sau có chở hai cái sọt. Ăn xong, anh trả tiền, rồi càu nhàu:

"Bia với bọt nhạt như nước nồn, chua noen noét như cứt mèo, nàm mẹ nó be rượu cho xong."

Chị chủ quán bình thản:

"Như lước l… thì ló mới nghìn rưỡi, còn muốn không như lước l... thì những ba nghìn rưỡi cơ. Buôn cứt người còn chê cứt mèo. Sốt ruột."

Anh chàng định sửng cồ, nhưng thấy chị chủ quán tay lăm lăm con dao thái thịt, chắc không phải tay vừa, nên anh cun cút đi mất.

Quả thật, cách đối thoại của người Hà Nội vô cùng khó hiểu, hình như nó mang nhiều tính ẩn dụ. Thì người Tràng An mà lại, ho ra thơ, thở ra văn. Có điều tôi thấy quá nhiều người phát âm sai chính tả. Ở trong đoàn có mấy cô diễn viên múa là người Hà Nội, họ kể rằng bây giờ người Hà Nội tạp nham, nói ngọng nhiều lắm. Nhưng tôi nghĩ, nói ngọng tức phát âm không chuẩn do khiếm khuyết ở lưỡi hoặc dây thanh quản. Họ không thế, họ không nói ngọng mà phát âm sai chính tả. Hình như đây là một thứ mốt của người Hà Nội, kiểu như cái mốt nói chen tiếng Tây.

Tối hôm đó, tôi kể chuyện đi chơi và phát biểu cảm tưởng của tôi cho mấy cô diễn viên múa người Hà Nội. Các cô cười ngặt nghẽo và bảo:

"Hà Nội là như thế đấy, các anh không quen nên thấy sốc đó thôi, bọn em thấy bình thường."

Đúng thật, những gì gây sốc hoặc dị ứng cho ta, đều là do không quen, chứ không hẳn là những thứ đó không tốt. Một cô múa tiết lộ với tôi:

"Ở Hà Nội còn nhiều nơi đẹp thơ mộng lắm, không hề như những ấn tượng của anh đâu. Ở những nơi đó anh sẽ thấy Hà Nội hiện ra đúng như những gì anh đã nghĩ. Em ví dụ cho anh nhé, như vườn Bách Thảo chẳng hạn, ở gần Lăng Bác ấy, anh đã đi chưa? Không phải là bách thú Thủ Lệ đâu nhé."

Mấy hôm sau, chúng tôi tới chơi nhà của một trong mấy cô múa đó. Nhà cô ở khu phố cổ, rất gần với Hồ Gươm. Chúng tôi chui vào một con hẻm. Lúc này là bốn giờ chiều, trời còn đang sáng rỡ, vậy mà vừa bước chân vào hẻm, chúng tôi không còn nhìn thấy nhau nữa, nó tối như hũ nút vì bên trên hẻm cũng là nhà. Đi chừng ba chục mét thì tới một cái sân, rộng chừng hai chục mét vuông, là của chung cho tám hộ gia đình, trong đó có hộ của cô bạn chúng tôi. Nhà cô, nhân khẩu có năm người, gồm bố mẹ và ba đứa em cô, tất cả sinh hoạt gói trong mười lăm mét vuông. Cô cho biết, đây là cảnh sống của tuyệt đại đa số cư dân phố cổ, nhưng sống tại phố cổ vẫn là ao ước của nhiều người, nhà cửa ở đây đắt hơn kim cương. Tôi ngồi chơi một lát rồi lỉnh đi mất, tôi có ý định tìm tới vườn Bách Thảo, mong lấy lại một chút thi vị của Hà Nội.

Tôi tới vườn Bách Thảo thì trời đã nhá nhem tối. Trong vườn, không khí nhẹ nhõm mát mẻ, quả thật cô diễn viên múa đó đã không đánh lừa tôi. Đây đúng là một vườn địa đàng. Các loại cây cổ thụ xoè tán uy ngiêm, trên gốc già cỗi là những loài cây kí sinh, chen nhau mọc xanh rì, càng làm tăng vẻ huyền bí. Trong vườn cũng có hồ, có những con đường nhỏ rải nhựa chạy uốn lượn ngoằn nghoèo. Giữa vườn có một trái núi đất (sau tôi được biết tên, đó là Núi Nùng) có vẻ như là tự nhiên, chứ không phải như những hòn giả sơn vẫn có nhan nhản trong các khu du lịch ở Sài Gòn. Núi Nùng rất đẹp, đủ chủng loại cây mọc trên nó, có đường đi lên và trên đỉnh hình như có một ngôi chùa hay một cái miếu gì đó. Dọc con đường nhỏ, có đặt những chiếc ghế đá, đây đó có một vài cặp tình nhân đang ngồi tâm sự. Cảnh vật, không khí này, với vẻ u tịch mơ màng khiến tôi chợt nhớ tới một bài ca về Hà Nội. Thậm chí tôi còn cất tiếng hát khe khẽ.

Tôi theo con đường nhỏ leo lên đỉnh Núi Nùng. Chà, núi cao ra phết, tôi đã khá mỏi chân. Chợt tôi thấy đâu đó một mùi um um rất khó chịu, tôi nhìn quanh và phát hiện ra một đám cháy nho nhỏ, xung quanh là mấy thằng nhóc chừng mười ba, mười bốn tuổi đang la hét cười như nắc nẻ. Tò mò, tôi tiến lại gần, thì ra cái mùi là lạ kia phát ra từ đám cháy. (Về sau, cô "diễn viên múa" có giải thích cho tôi rằng cái mùi đó là do bọn trẻ con đốt hạt của một loại trái cây, thứ trái đó người ta gọi là quả thối, một thứ quả đặc sản của Núi Nùng. Bọn trẻ đốt để khủng bố các cặp tình nhân.) Thấy lạ quá, tôi tiến vào gần hơn, thì một thằng nhóc, mặt câng câng hất hàm bảo tôi:

"Nhìn cái đéo gì? Thích gì?"

Tôi hốt hoảng, bật lui rồi quay trở xuống. Xuống đến chân núi, tôi đã mỏi chân lắm, thấy một chiếc ghế đá còn trống, tôi bèn ngồi xuống. Vừa dựa lưng vào lưng ghế, tôi chợt thấy dính nhem nhép đằng sau, đưa tay quờ ra sau, tôi linh cảm ngay thấy điều chẳng lành. Một mùi thối hung hãn khủng khiếp bốc lên. Thôi đúng rồi, có đứa nào chơi ác, nó ỉa lên lưng ghế. Thế là nguyên mảng lưng áo tôi dính nhoe nhoét, toàn cứt. Thực ra cứt nó chỉ là sản phẩm của bộ máy tiêu hoá, với nguyên liệu đầu vào là những thứ thơm tho. Có điều cũng nguyên liệu đó nếu đưa vào những bộ máy tiêu hoá khác, như của con heo chẳng hạn, thì nó sẽ cho ra sản phẩm kém chất lượng hơn nhiều, mùi cứt heo so với cứt người thì kém xa về độ tàn bạo. Chỉ có bụng dạ con người mới có khả năng để cho ra những thứ thối tha như thế. Tôi lâm vào tình thế khó xử quá, cởi áo vứt đi thì cởi trần từ đây về nhà sao được, từ đây về tuốt đường Tầu Bay đâu có gần gụi gì. Mà nếu để nguyên thế này ra ngoài đường thì thiên hạ họ chửi bố lên cho, có khi họ còn đánh ấy chứ. Dám lắm.

Cuối cùng tôi quyết định cứ để nguyên thế mà về, tôi bảo anh xe ôm rằng tôi sẽ trả tiền gấp đôi, anh ta mới chịu. Trên đường, tôi đi tới đâu, dân tình giạt ra tới đó, có mấy thằng du côn khạc nhổ chửi bới ầm ĩ. Mặc kệ, tôi còn cảm thấy thích, coi đây là một sự trả thù đời nho nhỏ.

Đoàn tôi đã thi xong. Mọi người đều phấn khởi vì hôm thi, ai cũng làm tốt phần việc của mình, cả đoàn chắc mẩm đạt được thành tích đề ra, tức là đứng thứ ba toàn đoàn. Thực lực đoàn tôi có thể tranh chấp ngôi nhất nhì, nhưng vuốt mặt nể mũi, phải tôn trọng đoàn chủ nhà chứ. Đấy là luật bất thành văn của bất kỳ cuộc hội diễn nào. Biết như thế nên lãnh đạo đoàn chỉ đề ra chỉ tiêu đứng thứ ba. Thế nhưng mọi việc không như dự tính, kết quả đoàn tôi đứng thứ hai từ dưới lên. Hôm đi nghe kết quả về, ông trưởng đoàn mặt cứ như đưa đám, phen này về ăn nói ra sao với cấp trên, chương trình đầu tư mấy trăm triệu chứ bỡn à.

Tôi nghe trong đoàn người ta bàn tán rằng, hồi bắt đầu dàn dựng chương trình, ông A. (một cây đa cây đề trong làng ca múa nhạc quân đội, trưởng ban giám khảo) đã vào đoàn và đặt thẳng vấn đề, nếu đoàn đưa cho ông mấy trăm triệu đó, ông sẽ lo dàn dựng toàn bộ chương trình và bảo đảm chỉ tiêu đứng thứ ba (giống như một thứ thầu khoán và bảo hành công trình). Chả hiểu sao ông trưởng đoàn tôi không đồng ý.

Trong khi tất cả các đoàn phía Nam đều do một tay ông A. lo hết. Thế bảo sao chả về áp chót. Ghê thật. Đúng là thời hiện đại, kinh tế thị trường. Môi trường văn hoá nghệ thuật cũng không thoát khỏi sự chi phối của nó. Các ông văn hoá đầy mình còn hành xử như thế, trách quái gì ba cái chuyện nói ngọng với ỉa bậy.

Ngày mai đoàn tôi lại về Sài Gòn. Đoàn đứng vị trí thứ mấy với tôi chẳng quan trọng, tôi chỉ là thằng nhạc công và tôi đã làm tốt phần việc của mình. Những chuyện "maphia" đó thuộc phần các vị chức sắc. Tôi chỉ biết, tôi đã được du hí nửa tháng trời ở thủ đô.

Thế là mãn nguyện...

Chuyến Đi Nhớ Đời-Vương Văn Quang

Sưu tầm trên Facebook

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng


Bồ Tát chỉ ngồi để thấy…

Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó,anh thấy một cái lỗ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được.

Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm. Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được…

Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ : “Trong mỗi khoảnh khắc mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”.

Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh để cất cánh bay…

Vì vậy, đừng bao giờ tin vào quan niệm Bồ Tát độ mình cả, nếu Bồ Tát đến độ mình tức là Bồ Tát can thiệp vào việc mình cần phải làm là để thoát ra khỏi cái kén (thoát khỏi vô minh) chính mình là người cần phải mở ra mọi cái mà mình đã trói buộc vào, không có Bồ Tát nào làm thay cho mình…

Quan niệm Bồ Tát cứu độ bị hiểu sai kiểu như người mẹ giúp con ” thôi con đừng đánh vần để mẹ đánh vần cho… Con đừng làm toán để mẹ làm toán cho…vân vân…và vân vân…”

Bồ Tát chỉ ngồi để thấy, để xem mình đau khổ như thế nào và thoát khỏi đau khổ như thế nào… mà Tâm Ngài vẫn hoàn toàn bất động, đó mới chính là Bồ Tát chân chính nhất.

Qua câu chuyện trên, con nhộng chỉ cần đợi thêm một chút nữa, nó có thể tự vùng vẫy thoát ra khỏi cái kén, thì nó mới đủ sức mạnh cất cánh bay cao… cũng như con người ta cần phải chịu đựng đau khổ thêm một chút nữa thì mới có được bài học Giác Ngộ cho chính mình… Thế cho nên, Bồ Tát chỉ khai thị mà không có cứu độ… khai thị cho mọi người thấy ra mọi cái đã có sẵn nơi mỗi người, và để mọi người biết tự trở về với chính mình…

Trong Phật Giáo không có quan niệm có người khác cứu độ… đừng xin xỏ mong cầu mà trở thành mê tín…

Đức Phật dạy, Pháp hộ trì người sống đúng Pháp, thuận Pháp… Những người sống thuận Pháp, khi gặp chuyện thì tự động có Chư Thiên hộ Pháp hộ trì… Cũng như một người sống đúng tốt thì được nhiều người tin tưởng giúp đỡ…

Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng …

Thiền sư Viên Minh

CÁCH CHỮA GÚT (Gout)

CÁCH CHỮA GÚT (Gout) ĐƠN GIẢN mà HIỆU QUẢ

Mạc Văn Trang



Mình bị bệnh gút đã 20 năm nay, Nhưng vào loại nhẹ. Thỉnh thoảng năm, sáu tháng lại bị một lần.

Lần đầu tiên vào năm 2000, ngón chân cái bị sưng đỏ, nhức nhối, đau giật thon thót. Đau quá nhưng không biết là bệnh gì cứ uống thuốc, xoa bóp linh tinh… Khi đến bệnh viện khám bác sĩ bảo bị gout, Cho uống thuốc colchicin 6-7 ngày thì khỏi.

Từ đó mỗi lần bị gút: Lúc thì sưng ngón chân cái bên này, lúc sưng ngón chân cái bên kia; rồi sưng đến đầu gối, cổ chân, khuỷu tay … mỗi lần như vậy lại đi mua côn Colchicine về uống. Biết rằng thuốc này có nhiều độc tố nhưng có bệnh thì cứ phải uống mới khỏi. Cũng nghe nhiều người mách uống nước lá tía tô, nước khế, vân vân. Nhưng không ăn thua gì, vẫn phải dùng Colchicine mới khỏi.

Mình vào Sài Gòn được sáu tháng thì xuất hiện gút ở ngón chân út. Ngón chân sưng đỏ mọng và rất nhức nhối…

Bà xã mình bảo, em có cách chữa rất hiệu quả. Bà bảo đọc trên báo an ninh thế giới lâu rồi, có một chuyên gia người Mỹ sang Việt Nam bị gút và một bạn Việt Nam chữa cho bằng cách ăn của hành tím. Ông ta thấy tuyệt vời quá, khi về Mỹ đã mua ba cân hành tím đem về và viết bài đăng trên báo Mỹ. Báo an ninh thế giới dịch và đang lại.

Đúng là cực kỳ đơn giản mà hiệu quả. Bà xã mình lấy ba nhánh hành tím bầm nhỏ cho vào bát hòa với nước ấm bảo mình uống.

Thú thật mình không tin tưởng lắm, nhưng cứ uống xem sao. Hơi bị khó uống vì cay, hắc… Nhưng sáng hôm sau thấy bớt sưng và không giật đau thon thót nữa! Hôm sau uống hai lần thấy hết sưng; ngày thứ ba uống hai lần nữa thì thấy khỏi hẳn… (Những lần sau không hoà hành bầm với nước, mà xúc hành băm

cho vào miệng rồi uống nước ực cái dễ chịu hơn)

Đúng là tuyệt vời, thật đơn giản và hiệu quả. Vì vậy mình vội chia sẽ kinh nghiệm này cho những bạn bị gút. Nhưng cơ địa mỗi người một khác, nên có thể có bạn không thấy hiệu quả gì cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên các bạn cứ thử một lần xem sao nhé, vì nguyên liệu rất dễ kiếm mà rất rẻ.

27/11/2020

MvT

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Tích Duyên Kỳ Ngộ


- Danh từ (cũ, văn chương) mối tình đẹp đẽ đã đến một cách hoàn toàn ngẫu nhiên: "Ngẫm duyên kì ngộ xưa nay, Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi, Trương." (TKiều)

- Sự gặp gỡ hoàn toàn ngẫu nhiên nhưng lại rất tâm đầu ý hợp.

Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi, Trương

Kiều vẫn dùng lời đoan chính khuyên Kim Trọng, có câu:

Ngẫm duyên kỳ ngộ xưa nay

Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi, Trương

Mây mưa đánh đổ đá vàng

Quá chiều nên đã chán chường yến oanh

Trong khi chắp cánh liền cành

Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên

Mái Tây để lạnh hương nguyên

Cho duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng

Gieo thoi trước chẳng giữ giàng

Ðế sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?

Vội chi ép liễu hoa nài

Còn thân ắt lại đền bồi có khi

(Câu 511 đến 522)

            Lý luận đanh thép nhưng vẫn chan chứa tình cảm trước lập luận dẫn chứng "Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi, Trương"

            "Thôi, Trương" tức là nàng Thôi Oanh Oanh và chàng Trương Cung tức Trương Quân Thuỵ

            "Tây sương ký" (Mái Tây) của Vương Thạch Phủ đời nhà Nguyên có chép:

            Ðời Trinh nguyên (785- 805) có chàng Trương Cung tự Quân Thuỵ, người mỹ mạo tuấn tú, tính tình nho nhã. Một hôm sang chơi đất Bồ vào trọ chùa Phổ Cứu. Trong khi đó có người vợ goá họ Thôi sắp về Trường An (kinh đô nhà Ðường), đường đi qua đất Bồ, cũng vào trọ ở đây. Bà vợ của họ Thôi là họ Trịnh, Trương Cung là cháu ngoại họ Trịnh. Kể họ thì bà là dì họ của Trương.

            Năm ấy, tướng Hồn Hàm mất tại đất Bồ, viên hoạn quan Ðinh văn Nhã thay thế, không đủ tài điều khiển, nên quân sĩ quấy nhiễu, cướp phá dân chúng. Nhà họ Thôi của cải rất nhiều, tôi tớ cũng lắm, nay ở chốn quê người, không biết nương tựa ai, lấy làm lo sợ. May mắn, Trương Cung nguyên trước có quen thân với tướng ở Bồ, liền xin nhờ bảo hộ. Nhờ đó, gia đình họ Thôi mới thoát nạn. Nửa tháng sau, nhà vua sai người đem cờ thống nhung ra lệnh nghiêm cho quân lính, bấy giờ cuộc loạn mới yên.

            Bà họ Trịnh cám ơn Trương lắm, bày tiệc nhà trên đãi Trương, nói:

- Dì chẳng may goá bụa, phải đùm bọc lũ con côi, rủi gặp lúc hỗn quân hỗn quan chắc gì giữ được thân mạng. Hai đứa con thơ yếu của dì sống được là nhờ cháu, ơn này đâu phải tầm thường. Nay xin cho chúng nó ra chào anh để biết mặt, mong có ngày đền báo.

            Bà liền cho gọi đứa con trai là Hoan Lang, tuổi mới lên mười ra chào, mặt mày thuỳ mị. Kế gọi người con gái tên Oanh Oanh, tuổi lên 17 ra chào. Nàng lấy cớ trong mình không mạnh, từ chối. Bà mẹ nổi giận, bảo:

- Anh Trương mày cứu được mạng mày. Không có anh, giặc nó lôi mày rồi. Còn gì mà giữ kẽ nữa.

            Bấy giờ nàng Thôi mới chịu ra. Nàng trang phục tầm thường, vẻ mặt bơ phờ, không trang điểm gì cả. Mái tóc lơi, đôi mày nhạt, chỉ đôi má ửng hồng. Thế mà nhan sắc đẹp lạ, vẻ lộng lẫy choáng người. Trương giật mình đáp lễ, rồi dần dà đưa lời khơi chuyện, nhưng nàng vẫn không đáp, im lặng mãi đến tan tiệc mà thôi.

            Từ đó, Trương say đắm nàng, muốn bày tỏ tâm tình nhưng không biết làm thế nào được. Nhân có con hầu thân tín của Thôi Oanh Oanh là cô Hồng, Trương lén ngỏ ý mình, nhờ cô đưa tin. Hồng bảo:

- Lời cậu nói, con chẳng dám nói mà cũng không dám để lộ. Vả, dòng họ Thôi thì cậu đã rõ. Sao không nhân chuyện có ơn mà nhờ người mối mai?

    Trương thở dài:

- Tôi từ tấm bé, không ưa thích chuyện trai gái. Có khi ngồi bên bạn lượt là cũng chẳng để ý nhìn ai. Không ngờ nay lại có người làm say mê lòng mình, đến đỗi suốt mấy hôm, không còn tha thiết đến ăn đến ngủ, sợ ngày một ngày hai là không sống được nữa. Nếu nhờ người mai mối, nào hỏi nào cưới ít ra cũng vài ba tháng một năm, bấy giờ tôi chết đã xanh đám cỏ!

            Hồng nghe cảm động, bày Trương viết ít thơ tình sẽ trao cho Thôi. Trương cả mừng, nghĩ ngay hai bài thơ xuân nhờ Hồng làm cánh chim xanh trao cho người đẹp. Chiều hôm ấy, Trương được Hồng cầm một tờ hoa tiên đưa đến bảo là của nàng Thôi. Mở ra xem thấy có bài thơ 4 câu, đầu đề là "Trăng sáng đêm rằm":

Cửa hé theo luồng gió

Trăng chờ dưới Mái Tây

Chạm tường hoa động bóng

Người ngọc đến đâu đây

            Trương hơi hiểu ý thơ.

            Tường phía đông chỗ ở của họ Thôi có gốc cây hạnh, Trương nhân trèo lên bước qua tường, lần đến mái phía Tây thì thấy cửa hé mở. Hồng đưa Thôi Oanh Oanh đến. Nàng y phục chỉnh tề, vẻ mặt nghiêm nghị, đanh thép bảo:

- Anh cứu sống nhà tôi, ơn ấy to lắm, nên mẹ tôi mới đem trai thơ gái dại mà uỷ thác cho anh. Nhưng sao anh lại nhờ đứa hầu những lời nhảm nhí? Ban đầu thì lấy việc cứu người làm tốt, rốt lại nhân việc người ta khỏi nạn mà đòi hỏi chuyện nọ kia... Lấy loạn thay loạn, anh có hơn bọn giặc là mấy. Muốn nhờ con hầu chuyển lời thì sợ không nói gì hết chân tình, nên tạm mảnh hoa tiên tìm lời bày tỏ. Nhưng ngại anh sinh lòng khó dễ nên phải dùng lời lẳng lơ để anh thế nào cũng sang. Việc làm trái lễ sao khỏi thẹn lòng. Chỉ xin anh lấy lễ giữ mình, chớ nhúng mình vào chuyện không đẹp.

            Nói xong, nàng ngoe nguẩy đi vào.

            Trương ngồi ngẩn người, một lúc vượt tường trở ra, lấy làm tuyệt vọng!

            Vài hôm sau, Trương đương ngủ ngoài hiên, chợt có người đánh thức. Chàng giật mình ngồi dậy thì thấy Hồng bảo: có cô Thôi đến. Trương bàng hoàng, tưởng mình chiêm bao nhưng vẫn thành tâm chờ đợi. Một lúc Hồng đưa Thôi Oanh Oanh đến. Nàng e thẹn, ngượng ngùng, nũng nịu... Không có vẻ nghiêm khắc như trước. Trương phơi phới lòng xuân, tưởng như mình được làm bạn với tiên, nhân gian đâu có con người như thế.

            Chuông chùa đổ, trời sắp sáng, Hồng đến giục nàng Thôi về. Nàng rấm rứt khóc, suốt đêm không nói lời nào. Sáng dậy, Trương nửa tin nửa ngờ, cho là chiêm bao chăng? Nhưng sáng rõ ra thấy cánh tay mình còn vấy chút phấn son, áo còn phảng phất mùi hương, mấy giọt nước mắt của nàng còn đọng trên gối .....

            Từ đó, cả hai hẹn gặp nhau âu yếm tại mái Tây, thời gian có trót tháng, Trương tối lén vào, sáng lén ra.

            Nhưng rồi mộng công hầu, Trương từ giã lên Trường An ứng thí. Thế là có cuộc chia ly. Và, cuộc chia ly nào lại chẳng não lòng đối với đôi bạn tình trai gái. Nhưng Trương đi vẫn không một lời hứa hẹn gì. Buổi tiễn đưa Trương, Thôi có đọc mấy câu thơ:

Rẻ rúng thôi đành phận

Van lơn nhớ buổi đầu

Xin đem lòng lúc trước

Thương lấy kẻ về sau

            Năm sau Trương thi không đỗ, ở lại kinh đô, viết thư về an ủi Thôi Oanh Oanh. Thôi có thư phúc đáp. Thư khá dài bày tỏ lòng ân hận chua xót của nàng.

            Sau đó, Trương Quân Thuỵ lấy vợ. Thôi Oanh Oanh lấy chồng. Duyên tình Thôi, Trương bẽ bàng như thế, vì Trương đã "mây mưa đánh đổ đá vàng" mà nàng Thôi lại "quá chiều nên đã chán chường yến oanh", dẫn đến hậu quả "để duyên đằm thắm ra duyên bẽ bàng"

            Dẫn điển tích "Thôi, Trương" Kiều lại cũng dẫn điển tích để nhấn mạnh thêm ý trên theo thế tương phản:

Gieo thoi trước chẳng giữ giàng

Ðể sau nên thẹn cùng chàng bởi ai?

            "Gieo thoi" là cầm cái thoi diệt cửi ném. "Tấm thư" là chép người tên Tạ Côn tỏ vẻ bỡn cợt, trêu ghẹo một cô gái láng giềng. Cô đương ngồi dệt cửi nổi giận, cầm cái thoi ném vào mặt Tạ Côn làm gãy hai cái răng cửa. "Gieo thoa" nguyên ngữ là "Ðầu thoa chi cự" nghĩa là gieo thoi để cự tuyệt, tức là chống cự một cách quyết liệt đối với người con trai lả lơi, trây trưa. Không kháng cự quyết liệt để giữ gìn mình đối với chàng trai nào- kể cả ý trung nhân- tất bị người khinh là người con gái không trinh thục, đoan chính.

           "Thẹn cùng chàng", tuy Kiều nói mình sẽ bị hổ thẹn, nhưng cũng gián tiếp nói Kim Trọng cũng bị hổ thẹn. Mà bị hổ thẹn này "bởi ai"? Bởi Kiều hay bởi Kim Trọng hay bởi cả hai. Nhưng chắc chắn ý Kiều muốn nói là bởi Kim Trọng, đổ lỗi cho anh chàng này. Mà sự thực là chàng có lỗi. Như vậy biết lỗi thì phải chừa. Dùng hai tiếng "bởi ai" ở cuối câu rất khéo, dùng thế tấn công quyết liệt nhưng hết sức đậm đà, thú vị... Cho nên chàng Kim phải chịu bó tay quy hàng:

Thấy lời đoan chính dễ nghe

Chàng càng thêm nể thêm vì mười phân

(câu 523 và 524)

            Gặp phải một gái đẹp như thế, một tay có bản lĩnh như thế thì không thêm nể, thêm vì hoàn toàn sao được. Kiều dám mở cuộc chiến vẻ vang có nhiều thử thách, tất Kiều phải biết vượt qua để kết thúc cuộc chiến cũng phải vẻ vang

            Giá phỏng ở hoàn cảnh này, Kiều chiều theo ý muốn của Kim Trọng diễn lại cảnh "Thôi, Trương" Mái tây thì sau khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, rồi trở lại vườn Thuý tìm lại Kiều, biết Kiều đã bán mình rồi thì chàng Kim đâu phải quá nặng tình đau đớn, vừa mến vừa tiếc đến nỗi

Thẫn thờ lúc tỉnh lúc mê

Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao!

(câu 2835 và 2836)

            Vừa giáo dục đạo lý, vừa giáo dục tâm lý ái tình giữa trai gái tiếp xúc nhau để dẫn đến một sự việc cụ thể: Kim Trọng phải theo đuổi mãi đến 15 năm sau mới:

Ba sinh đã phỉ mười nguyền

Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy

            Phải chăng tác giả Truyện Kiều khéo sắp xếp.

(Theo Ðiển tích Truyện Kiều, NXB Ðồng Tháp)

Duyên Kỳ Ngộ

Tác giả:Trang Trang

Thể loại:Ngôn Tình

Trạng thái:Full

- Trình Tinh là cô gái hiện đại vô tình xuyên không ngược về một thời đại lạ lùng không có trong lịch sử. Linh hồn cô nhập vào thân xác một cô bé sáu tuổi tên là Thanh La, con gái vị Thất phu nhân của Lý tướng Ninh quốc. Thanh La từ đó đã biết giấu mình để tránh sự chú ý của người khác nhằm sau này dễ bề đưa mẹ trốn khỏi Lý phủ, sống đời tiêu dao.

- Năm mười ba tuổi, trong Đào hoa yến của Hộ quốc công chúa,Thanh La giả trang thành a hoàn trốn khỏi trướng của tướng phủ để dò la. Duyên trời xui khiến, nàng gặp phải một vị tiểu vương gia kiêu ngạo trong vườn đào, hai người hiểu lầm, Thanh La đánh ngất tiểu vương gia Lưu Giác và bỏ đi.

- Cũng trong lần trốn ra ngoài này, Thanh La còn vô tình quen tứ hoàng tử Tử Ly. Chàng là người đầu tiên ở Ninh quốc này đối xử tốt với Thanh La, khiến nàng cảm động.

- Hai chàng trai anh tuấn, cùng yêu thương Thanh La. Nhưng vì cả hai chàng đều là những người có địa vị cao sang, ngoài tình yêu họ vẫn ấp ủ giấc mơ quyền lực. Mối quan hệ với hai chàng đã đẩy Thanh La vào cảnh nước sôi lửa bỏng trong cuộc chiến quyền lực chốn hoàng cung. Sau bao thăng trầm, lưu lạc, Thanh La liệu có tìm được hạnh phúc cho mình? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu.

Chương 1

Chương 2

Chương 3

Chương 4: (tt)

Chương 5

Chương 6

Chương 7: (tt)

Chương 8

Chương 9: (tt)

Chương 10

Chương 11

Chương 12

Chương 13

Chương 14

 Chương 15: (tt)

Chương 16

Chương 17

Chương 18

Chương 19: (tt)

 Chương 20

Chương 21: (tt)

Chương 22

Chương 23: (tt)

Chương 24

Chương 25

Chương 26: (tt)

Chương 27

Chương 28

Chương 29

Chương 30: (tt)

Chương 31

Chương 32: (tt)

Chương 33

Chương 34

Chương 35

Chương 36: (2)

Chương 37

Chương 38

Chương 39

Chương 40: (2)

Chương 41

Chương 42

Chương 43: (2)

Chương 44

Chương 45

Chương 46

Chương 47

Chương 48

Chương 49

Chương 50

Chương 51

Chương 52

Chương 53

Chương 54

Chương 55

Chương 56

Chương 57

Chương 58

Chương 59

Chương 60

Chương 61

Chương 62

Chương 63

Chương 64

Chương 65

Chương 66

Chương 67

Chương 68

Chương 69

Chương 70

Chương 71

Chương 72

Chương 73

Chương 74: Ngoại truyện thứ nhất: Vương Yến Hồi

Chương 75

Chương 76: Ngoại truyện thứ hai: Ám Dạ


Người Nam Kỳ không lập gia phả và tính cách người Nam bộ


Người Nam Kỳ không lập gia phả

Đó là một câu khẳng định chắc như cây đinh đóng cái cột nhà.

Gia phả là gì ?

Gia phả hoặc gia phổ là phả hệ của một dòng họ, gia đình, là cuốn sách chép tên ông bà tổ tiên, con cháu của một dòng tộc nào đó.

Người Bắc Kỳ xưa rày ta nghe tới là thói "lũy tre làng", có gia phả, có dòng tộc nghiêm ngặt, có trưởng tộc, có nhà thờ tổ, mả tổ, thủy tổ và những quy định ná thở với con cháu. Nhưng với dân Nam thì không có, hoặc có hời hợt, hình thức.

Dân Nam Kỳ có câu cười Bắc Kỳ là "Tổ tiên đại bác thụt chưa tới".

Chúng ta biết tổ tiên khai phá dựng lên Nam Kỳ Lục Tỉnh là dân khai hoang, kêu là lưu dân.

Lưu dân là dân phiêu lưu, dân đi xa, dân bỏ làng quê gốc mà ra đi.

Đó là người Ngũ Quảng : Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức (Huế), Quảng Nam, Quảng Ngãi hiệp cùng người Minh Hương, đồng hóa người Khmer, người bổn địa Stieng... mà trộn ra dân Nam Kỳ ngày nay.

Đó là dân nghèo rách nát, dân bị lưu đày, bị truy nã, bị làng ruồng bỏ, gái chửa hoang, học trò thất chí, quan bị biếm chức, người thích phiêu lưu, giang hồ lãng tử...

"Tới Cà Mau - Rạch Giá

Cất chòi đốt lửa giữa rừng thiêng

Muỗi vắt nhiều hơn cỏ

Chướng khí mù như sương

Thân không là lính thú

Sao chưa về cố hương?"(Sơn Nam)

Xa hơn dân Ngũ Quảng là những người ở mạn Bắc di cư theo chúa Nguyễn Hoàng vô Trung Kỳ mà Phạm Duy tả là "Gió tiễn người về đến quê hương câu ca giọng Hời."

"Mộng ngoài biên giới mơ hồ

Chẳng ngăn được sóng vỡ bờ

Với đêm mờ hồn về trên Tháp ma"

Rồi thời chúa Nguyễn, lưu dân Việt từ Ngũ Quảng theo bà Ngọc Vạn vô Mô Xoài, Đồng Nai :

"Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định Đồng Nai thì về"

Gia Định là nơi đô hội, trù phú nhứt Nam Kỳ, có nghĩa là định cư nơi an ổn, phước lớn.

Là những lưu dân tạo ra hợp chúng quốc Nam Kỳ, ông bà chúng ta tạo ra một nền văn hóa đặc trưng riêng của Nam Kỳ mà nhìn lại có phần khác ngoài Trung, đối lập với ngoài Bắc.

Thí dụ Bắc ăn bánh chưng cắt 8 miếng hình trụ nhọn,Nam Kỳ ăn bánh tét -tét ra khoanh tròn, Bắc Kỳ uống trà kêu uống chè, Nam Kỳ kêu trà.

Văn hóa Bắc là lũy tre làng bốn góc chôn chặc cái làng ở giữa, làng nào sống kiểu làng đó, cấm giao lưu trai gái, có hương ước ngặt nghèo, có thầy Lý hắc ám, có con Thị Màu lẳng lơ, có chị Dậu bế tắc, có những người con gái chửa hoang bị cạo đầu bôi vôi thả bè chuối trôi sông.

Nam Kỳ khác Bắc phần nhiều

Nam sống mở, làng của Nam dựa vô mé sông, giao lưu với làng khác bằng ghe xuồng, bằng những con lộ, người Nam luôn mời khách xa xôi vô ở chung, giúp đỡ nhau cùng an cư vui vẻ, gái làng thích lấy trai xa xứ và thương chồng đứt ruột đứt gan vì cái quá khứ "trôi sông lạc chợ" đó.

"Rồng chầu ngoài Huế ngựa tế Đồng Nai

Nước sông trong chảy lộn sông ngoài

Thương người quân tử lạc loài tới đây,

Tới đây thì ở lại đây

Bao giờ bén rễ xanh cây sẽ về"

Gái Nam Kỳ chịu chơi, dám theo người mình yêu, dám nhận hậu quả do tình yêu đó đem lại.

"Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam

Ví dầu tình có dở dang

Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp dzìa"

Ông bà tổ tiên Nam Kỳ mình quá hãi hùng ở đất Bắc hắc ám nên vô Nam bỏ tục gần hết.

Họ không muốn con cháu họ phải sống cái cảnh mõ làng rùng rợn phiên xử "hương ước" ở đình làng như ngoài Bắc.

Làng xóm Nam Kỳ không có hương ước, lệ làng, làng Nam Kỳ là làng mở, nhưng có những luật bất thành văn, mọi người phải tôn trọng, làng Nam Kỳ tuân luật triều đình, tôn trọng quan chủ quận, tri huyện.

Thành ra gái Nam thất tiết thì bị gia đình xử bằng cách đuổi ra khỏi nhà, nhưng đuổi là thủ tục thôi vì lén nhét tiền của cho nó đi trốn khuất mắt một thời gian, hoặc đày nó xuống nhà sau cấm ló mặt lên nhà trước trong một hai năm, hoặc ra vườn sau cất nhà mà ở. Hết thời gian đó cô gái sống lại bình thường, con cháu máu mủ mình mà.

Nên ai làm phim làm cạo đầu bôi vôi, thả bè chuối trôi sông, thả rọ heo xuống sông, quăng người xuống giếng là không hiểu gì về văn hóa Nam Kỳ. Tổ tiên Nam Kỳ chúng tôi chưa bao giờ có ý nghĩ đó trong đầu với con cháu mình.

Người Nam Kỳ không lập gia phả, vì sao ?

Đừng bao giờ nói người Nam Kỳ là lưu dân dốt không biết chữ mà không lập gia phả.

Các bạn nghiên cứu thấy rằng Nho giáo Bắc Kỳ là đầu môi chót lưỡi, tức thể hiện bằng cái miệng, Nho giáo Nam Kỳ thể hiện bằng cách sống.

Có ai đó nói “Người Bắc cao đạo một cách ngây ngô còn người Nam thì thực tế một cách trần trụi".

Cái chữ trần trụi hơi quá, nhưng những quy tắc bất thành văn ở Nam Kỳ nó vô hình dữ lắm nha, thí dụ dân Nam Kỳ mời bạn ăn cơm, mà bạn ăn hỗn trong mâm cơm quá, họ không nói, nhưng lần sau sẽ không mời. Người Nam Kỳ luôn để khách tự giác và không nhắc.

Trong làng Nam Kỳ vẫn có người biết chữ Nho, sau là chữ Quốc Ngữ, nên biết chữ Quốc Ngữ được dạy ở Nam Kỳ đầu tiên.

Nhìn đền chùa, miếu mạo Nam Kỳ xưa đi, hoành phi câu đối rất nhiều, đó là bằng chứng.

Không viết gia phả vì thấy không cần thiết. Một xã hội mở thì không cần gia phả.

Xưa đất rộng người thưa, con cháu đi tứ tán, ở nhà toàn nhờ láng giềng gần đó, có câu "Bán họ hàng xa mua láng giềng gần".

Là dân gốc lưu dân, dân Nam muốn xóa bỏ quá khứ hãi hùng từ Bắc Kỳ và Trung Kỳ.

Cách xưng hô “anh Cả” ở Bắc so với “anh Hai” ở Nam là điển hình.

Rất nhiều người đặt câu hỏi tại sao người Nam gọi “anh Cả”, “chị Cả” (người con trưởng, theo cách gọi miền Bắc) là “anh Hai”, “chị Hai”.

Nhiều người giải thích rằng thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng dân ở Bắc vào khai phá vùng đất Phương Nam, rằng trong đoàn quân Nam tiến lúc đó, hầu như không có ai là “anh Cả”, vì đi mở cõi thì nguy hiểm, theo tục Bắc phải để người con trưởng ở lại để phụng dưỡng cha mẹ và chăm sóc mộ phần tổ tiên; những người ra đi đều là con thứ.

Nói vậy không trúng.

Có những gia đình họ ôm cả nhà cả dòng họ của họ vô Nam kìa.

Chuyện anh hai ở Nam Kỳ là chuyện đặc trưng, không thể giải thích là ông cả cọp gì đó mà sợ nên Nam Kỳ tránh "Anh Cả", vậy chứ ông Hương Cả thì sao ? Nam Kỳ có Hương Cả trong ban hội tề.

Đơn giản người Nam cố tình làm cho khác Bắc Kỳ khi bỏ cả, chỉ gọi người lớn là anh hai, chị hai.

Bỏ chữ cả là một dạng dứt áo, cắt đứt với hương ước, lũy tre làng, với họ tộc kinh hoàng kiểu Bắc Kỳ.

Ông Hương Cả trong Nam đâu có quyền hành gì, chỉ tượng trưng, và là cả duy nhứt trong Nam, có lẽ là một chút hoài vọng.

Người Bắc thừa tự là con trưởng, nhưng thừa tự, cúng kiếng trong Nam là con trai út, Nam Kỳ rất thực tế, thằng út lúc nào cũng trẻ trung, nó sẽ gánh vác gia đình ở mức hăng hái, thằng hai thì già chát, nhỏ hơn cha mẹ không nhiều gánh gì nổi.

Câu "Giàu út ăn nghèo út chịu" cũng của Nam Kỳ đưa ra.

Thằng út giữ hương hỏa trong nhà, nhưng vẫn không hạ bệ thằng anh hai nha.

Bằng chứng là trong những ngày giỗ chạp, cúng kiếng tổ tiên, đám cưới thì ông anh hai vẫn đứng ra tế lễ, thằng út đứng sau lưng anh hai.

Trong họ tộc thì người thứ hai vẫn mang tiếng người đứng đầu, đám cưới thưa gửi là ông bác hai hết thảy, ông này chết thì ông bác ba lên thế.

Nhưng anh hai làm lễ thôi, anh hai không có quyền xen vô chuyện cúng kiếng của thằng út như cúng lớn, cúng nhỏ, cúng ra làm sao. Nam Kỳ chia quyền hết là ở đây.

Ngày nay Nam Kỳ thực tế luôn ở kiểu chia bàn thờ, anh hai giỗ cha, út giỗ mẹ, tới ngày tụ lại hai nhà vui vẻ.

Không gia phả, không họ tộc, không có khái niệm nhà thờ tổ, nhưng Nam Kỳ mặc định nhà thằng Út là nhà thờ tổ, tức là nhà nào mà cha mẹ, ông bà chết và thờ là nhà tổ.

Ông nào giữ hương hỏa có nghĩa vụ làm đám giỗ, không có quyền chỉ trỏ, ra lịnh này nọ nghĩa vụ với con cháu như tộc trưởng ngoài Bắc.

Con cháu trong Nam sướng là vậy, cứ về ăn đám giỗ, giàu mua đồ nhiều, nghèo mua đồ ít, không ai dám nói.

Với bản chất trọng người sống, kính người chết ở mức tượng trưng, việc cúng kiếng Nam Kỳ cũng khác Bắc Kỳ.

Thường giữa nhà người Nam đặt cái bàn thờ “Cửu Huyền Thất Tổ" tức "7 đời tổ tiên trên chín tầng trời".

Nhưng thực ra người miền Nam cúng giỗ chỉ 3 đời tới ông cố bà cố thôi, hết 3 hoặc 4 đời là không cúng kiếng gì nữa.

Có câu “ Ngũ đại mai thần chủ" (Đến 5 đời thì chôn thần chủ), tức đem bài vị chôn hoặc đốt, nhập lại làm một gọi là "Cửu huyền thất tổ' và giỗ chung tượng trưng.

"Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ

Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha"

Cái đình Nam Kỳ rất chan hòa, vui vẻ, là nơi dân làng tụ hợp lại cúng thành hoàng rồi ăn uống vui chơi, coi hát bội, nó như một cái sân khấu.

Gánh hát về đình là niềm vui bất tận của người Nam Kỳ.

Nam Kỳ không có thằng mõ tay chưn của lý trưởng , không có cảnh phạt vạ kiểu Thị Màu.

Trong cái làng Nam Kỳ có nhà việc là chỗ làm việc của làng, tra án ở đó, không mang vô đình như Bắc Kỳ.

Coi 'Con nhà nghèo', bà Cai Hiếu đòi đóng gông Ba Cam thì Hương Quản đáp lại "Tôi đang tra án nó, mà thủa nay làng tôi có gông đâu mà đóng".

Là gốc lưu dân, không viết gia phả, không lập họ tộc, không lập lũy tre làng, không có ông lý trưởng hét ra lửa.

Để ý coi, trong đám giỗ Nam Kỳ luôn cúng một mâm ngoài sân nhà, đó là mâm cúng lề, cúng những người khai hoang bỏ mình hồi xưa, sau 1975 CS kêu "mâm chiến sĩ".

Tất cả các miếu, am, và bàn thông thiên Nam Kỳ đều có cúng mấy hũ muối, gạo và nước, có nơi cúng bó củi.

Đó là cúng tổ tiên gốc lưu dân của mình hồi xưa.

Người Nam Kỳ cúng lề, cúng đất, cúng cô hồn.

Cúng tổ tiên Nam Kỳ chung là ngày 25 tháng Chạp, khi con cháu tụ về dẫy mả, tảo mộ, họ sẽ làm mâm cơm cúng ở nhà, thường là nấu cháo gà cháo vịt.

Tục thờ ông bà ở Nam Kỳ rất đơn giản, chỉ ba bốn đời, nhưng không được bỏ bàn thờ tổ tiên.

Đồ Chiểu chửi rằng "Sống làm chi theo quân tả đạo -Quăng vùa hương đạp bàn độc thấy lại thêm buồn".

Xưa Nam Kỳ có cái bàn thờ và giường thờ.

Người Pháp qua, đem qua Nam Kỳ cái tủ chén đứng kiểu thời Louis XVI, không cao không thấp, trước tiên là ở xứ Thủ Dầu Một, sau thợ Gò Công sáng tạo đóng cái tủ thờ dựa trên nguyên lý ráp mộng đi khung của tủ kiểu Pháp, nhưng cải tiến theo phong tục Nam.

Từ đó cái tủ thờ này là đặc trưng Nam Kỳ Lục Tỉnh, hiệp cùng tranh kiếng nữa, ra cái hồn tổ tiên Nam kỳ mình.

Trong "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức có đoạn :

"Vùng Gia Định... đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. Nhà nào tục nấy… Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài…"

Đó là tánh hiếu khách, hào phóng, không câu nệ hình thức, sống thực dụng.

Dân Nam Kỳ hay đờn ca xướng hát, làm ra đờn ca tài tử và cải lương vang danh, hệ thống bài lý nhiều nhứt Việt Nam.

Người Nam Kỳ trọng tôn giáo, nhưng kiểu của họ.

Đạo Phật vô Nam biến thể, phải trộn với tín ngưỡng dân gian. Dân Nam Kỳ không phải là những tín đồ Phật giáo thuần thành.

Các phái Phật trong Nam đều là biến thể, chùa trong Nam không lớn.

Công giáo trong Nam Kỳ xưa khác ngoài Bắc, Nam không có các giáo xứ, người Công giáo Nam Kỳ hòa nhập, thế tục. Người Công giáo Nam Kỳ luôn ít hơn Công giáo Bắc Kỳ.

Sông rạch và đồng bằng tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng khái, bộc trực, ít chịu cúi lòn, kém thủ đoạn trong chánh trị, nhưng tràn trề tình thương,biết nhìn người khác, biết cúi mình xuống tha thiết với Quốc Gia.

Dân Nam Kỳ không những nói ngay mà hay nói lớn tiếng, thiếu trau chuốt, đôi lúc bổ bả.

Không lập gia phả, nhưng con cháu sống làm sao phải ra dáng con người, sống không làm tủi nhục tổ tiên, sống thẳng, sống có ích, sống không để tiếng nhơ cho tổ tiên, dòng họ.

Người Nam Kỳ dạy con cháu cũng theo kiểu mở.

Biên cái tục này là để răn mình.

Biết cái hay cái tệ của mình để nhìn lại bản thân mình.

Và tính cho ra cách thức tồn tại của xứ sở mình trước thời cuộc.

—nguồn Nguyễn Gia Việt

Đôi nét về tính cách người Nam bộ

Trần Minh Thuận

Nam bộ là vùng đất cuối cùng phía Nam của đất nước, nằm trong lưu vực hai con sông Đồng Nai và Cửu Long, chủ yếu ở vùng hạ lưu hai con sông lớn này. Nam bộ nằm rất gần biển Đông, là một vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông đổ ra biển. Chính điều này đã tạo nên một Nam bộ trù phú, với biết bao huyền thoại thời mở đất.

Tiến trình lịch sử của Nam bộ khác với những vùng đất khác, nó không phát triển liên tục mà bị đứt quãng. Điển hình là trên vùng đất này đã từng có vương quốc Phù Nam cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ. Những gì mà người ta nói về Nam bộ ngày nay thường chỉ giới hạn trong phạm vi trên dưới ba trăm năm. Người Việt di dân vào Nam có thể nói bắt đầu khi cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân thực sự vào thời nhà Nguyễn đầu thế kỷ XVIII khi nhà Nguyễn nắm được chính quyền Đàng Trong và kêu gọi những người giàu có vào khai khẩn trên đất Đồng Nai, Gia Định. Trong mấy trăm năm định hình và phát triển, Nam bộ đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc rất riêng so với các vùng miền khác.

* Năng động, sáng tạo

Khi nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam bộ, các nhà nghiên cứu không thể không nhắc đến tính năng động sáng tạo của người Việt trên mảnh đất này. Tính cách này thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau như thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt trên vùng đất mới, các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần được cải biến để hòa hợp với điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam bộ có những nét riêng khá độc đáo đối với các vùng miền khác.

Trên vùng đất mới còn hoang sơ, rừng thiêng nước độc, hùm beo, rắn rết đầy rẫy, vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những con người phải dấn thân. Nếu như không phát huy được tính cần lao, dũng cảm vốn có của người dân Việt thì khó có thể tồn tại được. Trong buổi đầu khai khẩn vùng đất Nam bộ, chúng ta thấy có đủ hạng người đến đây quần tụ: phần đông là những người mất phương kế sinh nhai nơi quê cũ vì rất nhiều lý do mà giai cấp thống trị phong kiến ràng buộc họ như bị tước đoạt ruộng đất, những người chống đối lại triều đình, trốn lính, hay những kẻ phải mang những bản án vào thân… Tất cả họ đều muốn tìm một cuộc sống mới trên vùng đất mới dù biết trước những khó khăn, khắc nghiệt không dễ vượt qua.

Phải nói rằng vùng đất phương Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỷ nay vẫn là địa bàn sôi động nhất, bắt buộc mọi người đến đây không kể nguồn gốc xuất xứ đều năng động, sáng tạo mới có thể vươn lên trong đấu tranh, xây dựng cuộc sống.

* Yêu nước nồng nàn

Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Nhưng đối với người dân Nam bộ, tính cách này được thể hiện một cách phóng khoáng, sinh động. Nó khác với lòng yêu nước của Nho giáo, không bị ràng buộc quá chặt chẽ vào “tam cương”, “ngũ thường”… Người dân chỉ trung thành với vua khi vua là đại diện cho lợi ích của dân tộc. Một khi vua phản bội lại quyền lợi của dân tộc, của nhân dân thì những sắc lệnh của vua có thể sẽ không được thi hành. Tinh thần yêu nước của người Nam bộ mang hơi hướm của hình tượng Lục Vân Tiên mà cụ Đồ Chiểu đã dày công xây dựng. Đó là một Trương Định với câu nói ngang tàng, khí phách nổi tiếng: “Triều đình không công nhận (cuộc kháng chiến của ta) nhưng nhân dân công nhận”. Đó là một Nguyễn Trung Trực không chịu đi nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì nhà Nguyễn muốn dẹp yên phong trào kháng chiến ở Nam bộ để lấy lòng chính quyền Pháp. Câu nói khẳng khái của ông được truyền tụng trong dân gian cho đến bây giờ: “Khi nào nước Nam hết cỏ mới hết người chống Tây”.

Bên cạnh đó còn rất nhiều đại diện tiêu biểu khác như các nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa… Tất cả những tấm gương, những con người khí khái, hào sảng đó được mảnh đất Nam bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để rồi chính tên tuổi họ còn lưu danh mãi khi người ta nói về Nam bộ.

* Hào phóng, hiếu khách

Đây là một nét tính cách đặc trưng của người Việt ở Nam bo. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và đầy tính nhân văn.

 Xin nêu một ví dụ đơn giản, chuyện quá giang (hay có giang) là chuyện rất phổ biến. Nam bộ với hệ thống sông ngòi chằng chịt, phương tiện giao thông chủ yếu là đường thủy. Do đó, nhờ người đưa ngang sông hay nhờ một chiếc ghe lạ đưa đi một quãng đường là chuyện hết sức bình thường. Người quá giang bao giờ cũng được đối xử hết sức bình đẳng, hết sức tình người như cơm nước chủ ghe đãi, có thể sử dụng đồ dùng của gia chủ và đương nhiên khi chủ ghe mệt thì người quá giang cứ tự nhiên chèo chống tiếp sức.

Trong gia đình, khi có khách đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhà mời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồi thì cũng nên ngồi vào mâm cùng ăn, gọi đùa là “ăn ba hột” lấy lệ cho vừa lòng chủ. Bao giờ cũng vậy, người dân Nam bộ luôn muốn dành những gì quý nhất, đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và người thân của mình.

Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tính cách người Nam bộ. Thiên nhiên hào phóng thì cũng sẽ tạo ra những con người hào phóng, người ta ít lo lắng cho cuộc sống của mình ở ngày mai. Tất cả chỉ có tình người dù họ biết rằng ngày mai, ngày mốt mình không còn cái gì để sống. Lối sống đó trở thành một tập quán xã hội, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, cả những khi đời sống vật chất khó khăn. Người nông dân bị bóc lột cơ cực, ít có hy vọng trở nên khá giả thì không cần dành dụm, làm được bao nhiêu cứ xài cho hết. Khi lâm vào cảnh thất nghiệp họ vẫn có thể thức đến tận khuya để uống rượu và đờn ca tài tử, chẳng bận tâm gì cho cuộc sống ngày mai.

* Trọng nhân nghĩa

Bất cứ người Nam bộ nào cũng đều rất coi trọng tình nghĩa. Kẻ bất nhân, bất nghĩa thì khó có cơ hội dung thân ở vùng đất này. Có rất nhiều câu thành ngữ nói về tính cách này của người Nam bộ: Tiền tài như phấn thổ, nhân nghĩa tợ thiên kim; thương người như thể thương thân, thi ơn bất cầu báo... Trong ca dao Nam bộ cũng vậy:

- Ngọc lành ai lại bán rao

Chờ người quân tử em giao nghĩa tình

- Lòng qua như đinh sắt

Nguyện nói chắc một lời

Qua không có dạ đổi dời như ai

Lòng qua như sắt, nói chắc một lời

Bạc tiền chẳng trọng chỉ trọng người tình chung.

Đến xứ lạ, mấy ai được đem theo cả gia đình, họ hàng. Vì vậy nhiều người đến hết cuộc đời mình còn không thể gặp lại anh em ruột thì nói chi đến vóc dáng, hình hài của ông bà tổ tiên mấy đời trước. Thế là họ cùng nhau quần tụ lại, lập thành xóm thành làng, cùng nhau khai khẩn, cùng sát cánh với nhau trong cuộc mưu sinh đầy gian khổ, trở thành “bà con một xứ”. Hàng xóm dù không thích nhau nhưng những khi tối lửa tắt đèn cần sự giúp đỡ thì họ cũng sẵn sàng. Muốn cất ngôi nhà mới cũng cần nhiều bàn tay góp sức vào, ma chay, cưới hỏi gì cũng có bà con chòm xóm đứng ra cáng đáng. Trước khi nên cửa nên nhà, ai mà chẳng trải qua một thời kỳ lưu lạc, tha hương cầu thực, ăn quán ngủ đình, trốn nợ, vì vậy thậm chí cả khi phạm tội cũng được chòm xóm bao che.

Do vậy, người Nam bộ rất quý trọng, tin cậy bạn bè. Bạn bè sa sút, túng quẫn lại càng quý trọng hơn, cư xử tế nhị. Người Nam bộ thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét những kẻ thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước. Người dân ở đây thường nói đất lành thì chim đậu, đất hung dữ thì chim bay đi. Ai cậy nhiều tiền, tung tiền ra mướn với thái độ hách dịch, phách lối thì có chết đói cũng không thèm làm, khoái nhau rồi thì làm không công, giúp đỡ người nghèo để lấy tiếng.

* Bộc trực, thẳng thắn

Người Nam bộ rất bộc trực, thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Cũng chính tính cách hay nói thẳng mực tàu này mà đôi khi họ bị giai cấp thống trị lợi dụng, nhưng dù sao đi nữa, trải qua mấy trăm năm nó vẫn là một nét tính cách đẹp trong mối quan hệ giữa người với người. Tính mộc mạc, thẳng thắn thường được nhắc đến trong kho tàng văn học dân gian Nam bộ. Tinh hoa của ca dao, dân ca Nam bộ đều nằm trong sự mộc mạc, trong sáng ấy:

- Đêm khuya ngủ gục, anh với hụt con tôm càng

Phải chi anh vớt được cái kiềng vàng em đeo.

- Hồi buổi ban đầu

Em biểu anh têm ba miếng trầu cùng ly rượu lạt

Anh lắc đầu sợ tốn

Giờ em đã có chồng, sao anh biểu trốn theo anh!

Chúng ta còn bắt gặp tính bộc trực thẳng thắn của người Nam bộ thể hiện trong lời ăn, tiếng nói. Khi gặp những chuyện bất bình hoặc không vừa ý thì họ sẽ nói ngay không cần suy nghĩ và cũng chẳng sợ người nghe giận dữ. Nhưng khi câu chuyện được giải thích rõ ràng cặn kẽ, hợp tình hợp lý thì họ sẽ tiếp thu một cách tích cực, vui vẻ, thấy mình sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Khi nói chuyện với người Nam bộ, ta có được cảm giác rất gần gũi, họ không câu nệ chuyện ngôi thứ, lớn nhỏ, giai cấp, bốn bể là nhà, tứ hải giai huynh đệ. Ngôn ngữ của người nông dân Nam bộ đậm vẻ hài hước, tinh tế thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống. Chẳng hạn, người ta gọi túp lều xiêu vẹo của mình là “nhà đá”, tất nhiên không phải nó được xây bằng đá, mà khi đá một cái là nó sập ngay. Làm ruộng theo kiểu lĩnh canh rày đây mai đó để trốn nợ, trốn thuế được hóm hỉnh gọi là “làm ruộng dạo”. Ngâm mình trong nước để tránh muỗi và bù mắt cắn gọi là “ngủ mùng nước” (thậm chí con bù mắt đôi khi còn được gọi là con bù rảnh vì có rảnh nó mới có thời giờ đi cắn người ta).

Lịch sử Nam bộ dù có trải qua nhiều bước thăng trầm, nhưng dù thế nào đi nữa tính cách của người Nam bộ vẫn thế, ngày xưa hay bây giờ đều yêu nước nồng nàn, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa khinh tài, ngang tàng nhưng khẳng khái.

 (Nguồn: myopera.com)