Trang

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

TRUNG QUỐC THÔNG SỬ - 18.00. TRIỀU NGUYÊN

 Người dịch: Dương Đình Giao
TRIỀU NGUYÊN
(1271 – 1368)
      Trong khi ở Trung nguyên xuất hiện cuộc đối kháng Tống – Kim còn bất phân thắng bại, tộc Mông Cổ ở phía bắc Trung Quốc  bắt đầu quật khởi ở cao nguyên Mạc Bắc. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn thống nhất các bộ tộc Mông Cổ, kiến lập đế quốc Mông Cổ.
Sau khi kiến lập chính quyền Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu cuộc Tây chinh để thống nhất toàn quốc. Ông cùng những nguời kế thừa sự nghiệp của mình đã chinh phục Tây Liêu, Cao Xương, Tây Hạ, Kim, Đại Lý, Thổ Phồn, …Sau đó, Hốt Tất Liệt tiến xuống phía nam, diệt Nam Tống, thống nhất cả nước. Hốt Tất Liệt là nguời Mông Cổ nhưng đã kiên định cai trị bằng “Hán pháp”. Năm 1271, ông dựa theo truyền thống chế độ phong kiến của Hán tộc, kiến lập triều Nguyên.
Triều Nguyên là tiếp nối Tần, Hán, Tùy, Đường, lịch sử Trung Quốc một lần nữa bước vào thời kỳ thống nhất. Việc thống thống nhất này có lợi cho khôi phục và phát triển kinh tế, xã hội, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật được nâng cao, mối liên hệ và sự giao lưu giữa các dân tộc được tăng cường, quan hệ giữa bên trong và bên ngoài ngày càng mật thiết.
Trong quá trình dùng vũ lực để thống thống nhất cả nước, kinh tế xã hội trong thời gian dài bị phá hoại nghiêm trọng. Nhưng triều Nguyên sau khi kiến lập, xã hội dần ổn định. Nông nghiệp, thủ công nghiệp dưới triều Nguyên ngày càng phát triển. Về mặt nông nghiệp, công cụ sản xuất có rất nhiều cải tiến, nhiều công cụ mới được sáng tạo, khăp nơi trong nước hưng tu các công trình thủy lợi. Sản phẩm nông nghiệp ở phương bắc tăng lên nhiều so với triều Kim, ở phương nam đã có cơ sở từ trước càng phát triển, lương thực được chuyên chở lên phía bắc. Cây bông cũng dần được trồng phổ biến, đồn điền trong vùng các dân tộc thiểu số cũng rất phổ biến, nông nghiệp cũng phát triển ở những trình độ khác nhau. Thủ công nghiệp thời Nguyên cũng có những đặc điểm riêng, nhiều nơi sản xuất có quy mô rất lớn, đặc biệt là  nghề dệt tơ, dệt vải, gốm sứ, vũ khí có nhiều tiến bộ so với trước. Nghề dệt là nghề thủ công nghiệp mới ra đời, Hoàng Đạo Bà sau khi tới Hải Nam học từ tộc Lê đã cải tiến kỹ thuật khiến nghề dệt của Trung Quốc bước vào một giai đoạn phát triển mới. Tuy thế, áp bức giai cấp và áp bức dân tộc ở thời kỳ này là vô cùng nghiêm trọng. Trong khoảng một thế kỷ, những cuộc khởi nghĩa nông dân dồn dập diễn ra. Năm 1351, nó trở thành một làn sóng mạnh mẽ vô cùng to lớn. Lãnh tụ nông dân kiệt xuất Lưu Phú Thông, Bành Oánh Ngọc lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hồng cân thể hiện khí phách anh hùng khiến tầng lớp thống trị triều Nguyên bị một đòn nặng nề. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo từ yếu thành mạnh, tiêu diệt các thế lực chống Nguyên nhỏ yếu, đến năm 1368 định quốc hiệu là Minh, trở thành một vương triều mới, thay triều Nguyên thống trị Trung Quốc.
BIỂU THẾ HỆ ĐẾ VƯƠNG
Thái Tổ Thiết Mộc Chân (1206 – 1227)
Thái Tông Oa Khoát Đài (1229 – 1241)
Nãi Mã Chân hậu (1242 – 1246)
Định Tông Quý Do (1246 – 1249)
Hiến Tông Mông Ca (1251 – 1260)
Thế Tổ Hốt Tất Liệt (1260 – 1294)
Thành Tông Thiết Mộc Nhĩ (1295 – 1307)
Vũ Tông Hải Sơn (1308 – 1311)\
Nhân Tông Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt (1312 – 1320)
Anh Tông Thạch Đức Bát Thích (1321 – 1323)
Thái Định Đế Dã Tôn Thiết Mộc Nhĩ (1323 – 1328)
Thiên Thuận Đế A Tốc Cát Bát (     1328    )
Văn Tông Đồ Thiết Mộc Nhi (1328 – 1332)
Minh Tông Hòa Thế Lạt (     1329    )
Ninh Tông Ý Lân Chất Ban (1332 – 1333)
Huệ Tông Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ (1333 – 1368)
NIÊN BIỂU SỰ KIỆN LỚN
  • 1275   Mã Kha Ba La đến Nguyên Đại đô.
  • 1281    Quách Thủ Kính chế định “Thụ thời lịch”, ban hành thiên hạ.
  • 1282    Ích Đô Thiên Hộ vương giết Bình chương sự A Hợp Mã.
  • 1283    Văn Thiên Tường tựu nghĩa.
  • 1294    Hốt Tất Liệt mất, Thiết Mộc Nhĩ nối ngôi, lấy hiệu Thành Tông.
  • 1307    Nguyên Thành Tông mất, Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt nhập cung nắm quyền, đưa anh là Hải Sơn lên ngôi: Nguyên Vũ Tông.
  • 1311    Vũ Tông mất, Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt nối ngôi: Nguyên Nhân Tông. Thời gian này, bỏ đúc tiền đồng, thực hiện khoa cử.
  • 1320    Nhân Tông mất, Thạc Đức Bát Thích nối ngôi, là Nguyên Anh Tông.
  • 1323    Nam Phá sự biến, Thiết Thất Đẳng Thích giết Anh Tông. Dã Tôn Thiết Mộc Nhi nối ngôi. Thái Định Đế.
  • 1343    Thoát Thoát phụng chỉ biên soạn sử Liêu, Kim, Tống.
  • 1350    Sửa đổi cách sao chép.
  • 1351    Khởi nghĩa Hồng Cân.
  • 1360    Trần Hữu Lương xưng đế, quốc hiệu Đại Hán.
  • 1368   Chu Nguyên Chương xưng đế, quốc hiệu Đại Minh. Tháng 8, quân Minh tiến vào Đại Đô. Triều Nguyên diệt vong.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét