Trang

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 61. KHỞI NGHĨA LÝ TỰ THÀNH

        Chiến tranh nông dân cuối đời Minh là những cuộc chiến tranh  tiến hành giữa quân khởi nghĩa nông dân và quân đội Minh – Thanh, là cao trào của chiến tranh nông dân trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Những cuộc chiến tranh này bắt đầu từ khởi nghĩa Vương Nhị ở Thiểm Tây từ năm thứ 7 đời Minh Thiên Khải (1627) đến năm thứ 15 đời Thanh Thuận Trị (1658) thì thất bại, quân khởi nghĩa và quân triều đình nhà Minh chiến đấu 17 năm, cùng quân triều đình nhà Thanh chiến đấu 14 năm, bao trùm khắp cả một khu vực rộng lớn  mười mấy tỉnh khu vực  nam bắc sông Hoàng Hà trên dưới sông Trường Giang. Trong lịch sử Trung Quốc, đây là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn.
 “Sấm Vương” Lý Tự Thành
 Cuối đời Minh, mâu thuẫn trong xã hội gay gắt chưa từng thấy, tập trung biểu hiện qua mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân và giai cấp địa chủ. Dưới sự áp bức của giai cấp địa chủ phong kiến thối nát, những cuộc đấu tranh ở các địa phương trên toàn quốc nổ ra liên tiếp, khu vực Thiểm Tây trở thành trung tâm của những cuộc khởi nghĩa nông dân. Trong cả nước, từ lâu Thiểm Tây đã là điểm nóng của mâu thuẫn xã hội. Phiên Vương triều Minh ra sức vơ vét, bóp nặn người nông dân , khiến cho cuộc sống của nông dân ở đây ngày càng khốn khổ, mâu thuẫn giai cấp gay gắt. Đây lại là khu vực có các  dân tộc Mông, Hán, Hồi cùng cư trú, là nơi diễn ra cuộc đấu tranh dân tộc quyết liệt, mâu thuẫn giữa nhân dân các dân tộc và giai cấp thống trị triều Minh vô cùng sâu sắc. Vì thế, khu vực Thiểm Tây đã trở thành khu vực từ rất sớm  đã chuẩn bị và bùng nổ chiến tranh nông dân. Trong những điều kiện xã hội ấy, Thiểm Tây trở thành trung tâm của các cuộc khởi nghĩa nông dân, binh biến của binh lính, bãi công của thợ thủ công.
Tháng 3 năm Thiên Khải thứ 7 (1627), Thiểm Tây đại hạn, tri huyện Trừng Thành Trương Đẩu Diệu để mặc cho dân đói khát vẫn  vơ vét  thuế má,  bóc lột nông dân  đến xương tuỷ. Vương Nhị và hơn một trăm người nông dân chỉ cầm hơi bằng nước lã không còn cách nào khác đã tập hợp nhau lại tiến hành đấu tranh, họ lớn tiếng hỏi mọi người: “Ai dám giết tri huyện ?” Mọi người đồng thanh trả lời: “Ta dám giết.” Từ đó, Vương Nhị  dẫn đám người đói xông vào huyện thành giết chết Trương Đẩu Diệu, mở đầu cuộc chiến tranh nông dân cuối đời Minh.
Năm Thiên Khải thứ 8 (1628), Phủ Cốc Vương Gia Dận, Hán Nam Vương Đại Lương, An Tắc Cao Nghênh Tường ở Thiểm Tây lãnh đạo dân đói khởi nghĩa, Trương Hiến Trung cũng khởi nghĩa ở Mễ Chỉ, Diên An, Lý Tự Thành là người  huyện Mễ Chỉ, nay là Thiểm Tây, sau dân đói khởi nghĩa ở Thiểm Tây đều dựa vào Cao Nghênh Tường, tên hiệu là “Sấm Tướng”, tự đưa quân đi chiến đấu. Cuộc  khởi nghĩa ở Thiểm Bắc làm chấn động tầng lớp thống trị triều Minh, hoàng đế Sùng Trinh phải dựa vào sách lược vừa đánh vừa dụ để nhanh chóng dập tắt khởi nghĩa nông dân, Tam biên tổng đốc Dương Hạc chấp hành lấy dụ là chính kết hợp với vây bắt hòng giải quyết được cuộc cách mạng của nông dân. Với chính sách vừa dụ vừa đánh, nghĩa quân trên chiến trường Thiểm Tây ngoài những người đã hy sinh oanh liệt, không ít người đã chấp nhận triều đình chiêu an diễn ra cục diện phức tạp lúc hàng lúc đánh. Vương Tự Dụng liên hợp các lực lượng của Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung, La Nhữ Tài, nói  là có  36 tiểu đoàn tiếp tục chiến đấu ở Sơn Tây, nghĩa quân từ phân tán chuyển sang giai đoạn hiệp đồng tác chiến. Thế lực của nghiã quân ngày càng lớn mạnh, chính sách chiêu dụ của triều đình nhà Minh bị phá sản, Dương Hạc, người cầm đầu phe chiêu hàng thất thế, Hồng Thừa Trù  kế nhiệm Tam biên tổng đốc, tập trung lực lượng vây đánh quân khởi nghĩa. Năm Sùng Trinh thứ 6, Vương Tự Dụng hy sinh trong chiến đấu, quân khởi nghĩa  do Cao Nghênh Tường lãnh đạo tiếp tục mở rộng cuộc chiến đấu ác liệt với  quân nhà Minh, tổn thất tương đối lớn. Để bảo tồn lực lượng quân khởi nghĩa từ Sơn Tây chuyển về Hà Nam. Cuối năm Sùng Trinh thứ 6 (1633) Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung. La Nhữ Tài, Lý Tự Thành qua huyện Mẫn Trì đột phá phòng tuyến Hoàng Hà, chuyển đến Dự Tây, nơi lực lượng quân Minh yếu hơn để chuẩn bị cuộc chiến đấu mới. Thắng lợi phá vây ở Mẫn Trì không những làm nghĩa quân tránh khỏi bị tiêu diệt mà còn chuyển bị động thành chủ động, có ý nghĩa to lớn tạo nên thế và lực cho quân khởi nghĩa về sau này.
Quân khởi nghĩa tác chiến lưu động ở khu vực giáp giới Dự,  Sở, Xuyên, Thiểm, quân Minh không thể đem quân giữ các cửa ải hiểm yếu, lâm vào cảnh binh lực bị phân tán vì tuyến chiến đấu quá dài. Tướng Minh Hồng Thừa Trù muốn thay đổi tình thế tập trung binh lực bao vây quân khởi nghĩa ở khu vực trung tâm, thực hiện tiến công có trọng điểm, nghĩa quân của Cao Nghênhh Tường liên tiếp thất bại ở Xúc Sơn, trấn Chu Tiên (nay ở tây nam thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), liên tục bị phong toả buộc phải chuyển về phía tây. Năm 1635 thủ lĩnh nghĩa quân nông dân của 13 nhà, 72 tiểu đoàn tập hợp ở Vinh Dương bàn kế hoạch phá vây. Lý Tự Thành đề xuất phương án tác chiến liên hợp “chia binh ra làm 4 đường định hướng mà đánh” được các thủ lĩnh tán thành. Mùa hạ năm Sùng Trinh thứ 9 (1636) quân khởi nghĩa bị vây ở Tùng Sơn trong suốt 3 tháng. Cao Nghênh Tường dẫn quân từ Hán Trung Thiểm Tây phá vây, gặp quân của tuần phủ Thiểm Tây Tôn Truyền Đình mai phục, hy sinh. Lý Tự Thành được bầu làm “Sấm Vương”. Sau đó, quân khởi nghĩa dần hình thành hai cánh quân, một do Trương Hán Trung lãnh đạo hoạt động ở Hồ Bắc, An Huy, Hà Nam; một cánh quân do Lý Tự Thành lãnh đạo hoạt động ở Cam Túc, Ninh Hạ, Thiểm Tây. Năm Sùng Trinh thứ 11 giai cấp thống trị triều Minh lại dùng chính sách vừa đánh vừa dụ, quân khởi nghĩa lại chiến đấu phân tán nên gặp nhiều bất lợi. Lý Tự Thành bị thất bại nặng nề ở Nam Nguyên, Đồng Quan, Thiểm Tây, mang theo 18 người chạy thoát về Tùng Sơn Thương Lạc Thiểm Nam, để tổng kết, rút bài học kinh nghiệm chuẩn bị dấy binh ở Đông Sơn. Trương Hiến Trung nhận được chiếu dụ hàng của triều Minh,  năm 1643 quân khởi nghĩa đi đến thoái trào. Để bảo tồn lực lượng quân khởi nghĩa , Lý Tự Thành đưa quân tiến vào Hà Nam, đến tháng 1 năm Sùng Trinh thứ 14 (1641), đánh chiếm Lạc Dương, trấn áp được phó vương Chu Thường Tuân. Lý Tự Thành tập trung cao độ vào ruộng đất của nhà Minh, mâu thuẫn xã hội do thuế má nặng nề,  cương lĩnh đấu tranh là “quân điền miễn lương” (chia đều ruộng đất, miễn nộp lương thực), được quần chúng nông dân ủng hộ. Lúc đó, có một câu ca dao: “Giết trâu dê, mang rượu lê, mở cửa thành, đón Sấm vương, Sấm vương đến, không phải nộp lương”. Nhờ mở  kho lương, cứu giúp dân đói, quân khởi nghĩa phát triển đến hàng triệu người. Trương Hiến Trung qua một năm chỉnh đốn, tháng 5 năm Sùng Trinh thứ 12 (1639) lại khởi binh ở La Hầu Sơn (nay là đông nam huyện Trúc Sơn, tỉnh Hồ Bắc) tiêu diệt dược quân chủ lực của nhà Minh Tả Lương Ngọc, sau chuyển quân vào Tứ Xuyên, mở chiến dịch ở Đạt Châu giành được thắng lợi hoàn toàn, sau đó tiến quân về Hồ Bắc, tháng 2 năm Sùng Trinh thứ 14 (1641), vây đánh Tương Dương, trấn áp được Tương Vương. Mất Lạc Dương, Tương Dương chính sách vây đánh của triều Minh thất bại.
 Đánh chiếm Bắc Kinh và thất bại của Lý Tự Thành
  Hai cánh quân của Trương Hiến Trung và Lý Tự Thành hỗ trợ cho hyau, chia  ra chiến đấu cùng quân Minh ở hai chiến trường. Tháng 5 năm Sùng Trinh thứ 16 (1643), Trương Hiến Trung tiến công chiếm được Vũ Xương, đưa Sở Vương về Hán Trung. Ở Vũ Xương, Trương Hiến Trung xưng là Tây Vương, bước đầu xây dựng được chính quyền. Năm sau, Trương Hán Trung mang quân vào Xuyên, tháng 8 vây hãm được Thành Đô,  tại Thành Đô xưng đế, đổi niên hiệu là Đại Thuận, xây đựng chính quyền Đại Tây. Từ Lạc Dương, Lý Tự Thành vào chiến đấu ở Hồ Quảng, năm Sùng Trinh thứ 15 (1642), đánh Tương Dương, xưng Tân Thuận Vương, bước đầu xây dựng cơ cấu chính quyền. Sau đó liền đánh phủ Thừa Thiên (nay là huyện Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc), Lý Cảm, Hoàng Châu (nay là thành phố Hoàng Cương tỉnh Hồ Bắc), về cơ bản đã tiêu diệt được lực lượng tinh nhuệ của  triều Minh ở Hà Nam, “cư Hà Lạc, thủ thiên hạ” (ở Lạc Hà, giữ thiên hạ). Sau khi đánh chiếm được Tương Dương, Lý Tự Thành thay đổi chiến thuật quân sự tác chiến lưu động trước đây, đưa tướng lĩnh chia ra đánh thành ấp, tổ chức quân sự chặt chẽ, xây dựng các loại chế độ quân sự, chia quân đội làm hai loại kỵ binh và bộ binh hình thành biên chế hai đội quân, phối hợp chiến thuật của hai loại, kỵ binh dụ địch, còn bộ binh đánh trực diện, sau đó kỵ binh đánh quặt lại phối hợp bao vây. Khi đánh thành, kỵ binh bao vây, bộ binh xung phong, ngày đêm luân phiên đánh đến ba lần. Từ cách đánh này, quân khởi nghĩa đã từ giai đoạn tác chiến lưu động tiến lên giai đoạn trận địa chiến, đã đủ sức để lật đổ triều Minh. Lý Tự Thành đã xác định sách lược trước lấy Quan Trung, tiếp theo đánh Sơn Tây sau sẽ chiếm Bắc Kinh. Tháng 10 năm Sùng Trinh thứ 16 (1643), đại quân của Lý Tự Thành đánh chiếm Đồng Quan, đem 10 vạn quân vây diệt Tam biên tổng đốc nhà Minh Tôn Truyền Đình, tháng 11, quân khởi nghĩa không cần đánh mà chiếm được Tây An. Tháng 1 năm Sùng Trinh thứ 17 (1644) Lý Tự Thành xây dựng chính quyền Đại Thuận, mở rộng thế lực thêm một bước, coi Tây An là bàn đạp để đánh Bắc Kinh. Sau đó, Lý Tự Thành tự mang đại  quân vượt sông Hoàng Hà tiến vào Sơn Tây, đánh chiếm Thái Nguyên, Duyên Đại Đồng, Tuyên Phủ (nay là huyện Tuyên Hoá tỉnh Hà Bắc), bao vây Bắc Kinh từ phía bắc. Một cánh quân khác của nghĩa quân do Tả doanh chế tướng quân Lưu Phương Lượng chỉ huy vượt sông Hoàng Hà đánh chiếm Thượng Đảng Sơn Tây (nay là thành phố Trường Trị, tỉnh Sơn Tây), chia ra chiếm Chân Định (nay là huyện Chinh Định, tỉnh Hà Bắc), Bảo Định, bao vây Bắc Kinh từ phía nam. Ngày 17 tháng 3, Lý Tự Thành từ Xương Bình bao vây Bắc Kinh, quân Minh ở Bắc Kinh chưa đánh đã tự thua, ngày 19, Lý Tự Thành đưa quân tiến vào thành, Vua Sùng Chính tự sát ở Môi Sơn, triều Minh bị lật đổ.
Sau khi tiến vào Bắc Kinh, Lý Tự Thành một mặt tiêu diệt những thế lực còn lại của triều Minh, mặt khác đem lực lượng mạnh nhất chiếm Sơn Hải Quan của Ninh Viễn Tổng binh Ngô Tam Quế, một mầm hoạ trong lòng quân khởi nghĩa. Bản chất của giai cấp địa chủ là thù hận với những cuộc khởi nghĩa nông dân, Ngô Tam Quế đã đầu hàng triều Thanh, kết hợp cùng quân Thanh đàn áp quân khởi nghĩa. Tháng 4, Lý Tự Thành trực tiếp mang đại quân đánh Ngô Tam Quế, cuộc chiến đấu quyết liệt diễn ra ở Sơn Hải Quan. Trước sức tiến quân của lực lượng  liên quân Mãn – Hán, Lý Tự Thành thất bại, phải rút về Bắc Kinh. Ngày 29, Lý Tự Thành vội vàng xưng đế, lấy hiệu là Kiến Quốc Đại Đại Thuận, trước khi rút khỏi Bắc Kinh vào hôm sau.
Sau khi rút khỏi Bắc Kinh, Lý Tự Thành lập kế hoạch rút lui chiến lược, qua Sơn Tây, Bình Dương, Hàn Thành tiến vào Tây An. Năm Thuận Trị nguyên niên triều Thanh (1644), quân Thanh chia làm hai đường tiến công Tây An, tháng 2 năm sau Đồng Quan thất thủ, Lý Tự Thành từ Tây An, qua Tương Dương tiến vào Vũ Xương, tháng 5, Lý Tự Thành bị một toán vũ trang của địa chủ tập kích ở  Nam Cửu Cung Sơn, huyện Thông Sơn tỉnh Hồ Bắc, hy sinh anh dũng. Năm Thuận Trị thứ 3 (1646), quân Thanh từ Thiểm Nam vào Xuyên, đánh quân Đại Tây, tháng 7 năm sau Trương Hiến Trung rút khỏi Thành Đô, chiến đấu với quân Thanh ở phía bắc, đến tháng 11, Trương Hiến Trung hy sinh tại núi Phượng Hoàng (nay là phía bắc huyện Nam Khê, tỉnh Tứ Xuyên). Sau khi Lý Tự Thành, Trương Hiến Trung hy sinh, số còn lại vẫn tiếp tục kiên trì chiến đấu, quân nông dân Đại Thuận chia làm hai đường, một đường do Hác Dao Kỳ, Lưu Thể Đồn lãnh đạo, hoạt động tại khu vực phía đông hồ Động Đình: một đường  do Lý Qua, Cao Nhất Công lãnh đạo, hoạt động tại khu vực phía tây hồ Động Đình. Quân nông dân Đại Tây do Tôn Khả Vọng, Lý Định lãnh đạo di chuyển vào Xuyên Quý, tiếp tục cuộc đấu tranh chống nhà Thanh. Quân Thanh tập trung binh lực đàn áp nghĩa quân, Lý Qua bị bệnh chết, Cao Nhất Công, Lưu Thể Đồn, Hác Dao Kỳ hy sinh trong chiến đấu, Tôn Khả Vọng đầu hàng nhà Thanh, Lý Định Quốc thua trận. Đến năm Thuận Trị 15 (1658) các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh đều thất bại.
Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét