Trang

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

SỰ KIỆN 37. LỤC TỔ TUỆ NĂNG, CẢI TẠO THIỀN TÔNG

  Thiền gọi đầy đủ là Thiền Na, dịch từ Tĩnh lư. Tư duy tu đẳng, Tĩnh lư để chỉ sự tư duy tập trung lắng đọng vào một cái gì đó. Khi Thiền, tất cả đều đứng lại, chỉ có vọng niệm, lệnh cho tâm chỉ chuyên chú vào một cái gì đấy, suy nghĩ trở thành trong trạng thái tâm lý định tuệ. Định tuệ như không bình đẳng, đó không được gọi là Thiền. Thiền là thông qua sự chọn lọc của tri năng, đương trong khi duyên cảnh, rõ ràng, minh bạch, không mơ hồ chút nào. Đây là trạng thái ngọai tĩnh nội động, đó chính là tu thiền chân chính, từ đó có thể thấy tu thiền của Phật giáo và tu thiền của ngoại đạo có sự khác nhau rất lớn. Thiền định của ngoại đạo tuy hình thức có sự giống nhau với thiền định của Phật giáo nhưng để đạt tới mục đích tối cao không phải là tới thiên đường. Tu thiền của Phật giáo tức là diệt trừ phiền não, giải thoát sống chết, không phải lấy cây bồ đề làm mục đích. Vì thế, không thể nói tu thiền đều là thiền định của Phật giáo, về căn bản nó không giống nhau. Thiền ngoại đạo chỉ là sự tĩnh toạ bất động, về số lượng, chẳng qua làm vì đời sống hàng ngày.
Thiền định còn có nghĩa là bỏ cái ác, tích tụ công đức. Bỏ ác là  bỏ đi tất cả năm điều ác. Đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, có tác dụng làm thanh tĩnh lòng người. Tu định có thể diệt trừ cái ác, làm trong lòng khôi phục được bản chất thanh tĩnh nên mới gọi là khí ác. Công đức thành rừng, “Đại trí độ luận” quyền thứ 7 nói: “Thiền định công đức, tóm lại là tư duy tu”. Coi thiền là nhân, có thể sinh công đức trí năng, thần thông, tứ vô lượng, …. Như cây cối sinh ra, sẽ mở ra trí năng vô hạn 174 Vì thế, thiền là cái căn bản của tư tưởng Phật giáo, cũng là sự sống còn của Phật giáo. Thiền trong Phật giáo Trung Quốc  vẫn được gọi là công đức như rừng.
 “Lục tổ đàn kinh”
 “Lục tổ đàn kinh là một dấu tích trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, là niềm tự hào và vinh quang của những người theo đạo Phật ở Trung Quốc, nó là một cống hiến to lớn của Thiền tông với  những người tu hành Phật giáo. Phật giáo Trung Quốc đã có 2000 năm lịch sử, đã có rất nhiều sự kiện trọng đại, trong đó có sự ra đời của Thiền tông.
Tuệ Năng (hoặc Huệ Năng 638 – 713) vốn họ Lư, nguyên quê ở Phạm Dương (lị sở ở tây nam thành Bắc Kinh ngày nay), cha ông vốn là một quan huyện ở Phạm Dương, do mắc tội bị biếm chức,  đày đi Tân Châu (nay là huyện Tân Hưng, Quảng Đông), sau về ở Linh Nam. Hoàn cảnh gia đình ông nghèo khổ, 3 tuổi cha đã mất, dời về Nam Hải, thường phải đi săn để nuôi mẹ. Vì nghe nói nếu đọc được “Kinh Kim Cương thì giác ngộ nên quyết tâm xuất gia học Phật. Năm 24 tuổi, Tuệ Năng đến chùa Đông Sơn ở Hoàng Mai Hồ Bắc tôn Ngũ tổ Hoằng Nhẫn làm thầy, được giữ lại làm hành giả. Ông vừa giã gạo vừa nghe mọi người đọc kinh. Về sau, khi Hoằng Nhẫn tuyển chọn người kế thừa, yêu cầu các tăng làm một bài kệ Thần Tú là thượng toạ của Hoằng Nhẫn  thuộc lầu kinh sử, học rộng  hiểu nhiều đã làm ngay được một bài:
 “Thân thị Bồ Ðề thọ,
Tâm như minh cảnh đài,
Thời thời cần phất thức, 
Vật sử nhạ trần ai.”
(Dịch: “Thân là cây bồ đề, Tâm như đài gương sáng, Luôn luôn phải lau chùi, Chớ để dính bụi trần.”)
Sau đó Huệ Năng vì không biết chữ nhưng có nhờ người viết để trình bài kệ đối lại với bài kệ trên:
“Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài.
Bản lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.”
(Dịch: “Bồ đề vốn chẳng cây, Gương sáng cũng chẳng đài, Xưa nay không một vật, Nơi nào dính bụi trần.”). Sau khi đọc xong, Hoằng Nhẫn cho rằng tư tưởng mà Thần Tú thể hiện mới chỉ tới được cửa Phật chứ chưa vào trong nhà, còn  bài kệ của Tuệ Năng dùng “vô tướng” đối với “hữu tướng”, lấy “đốn ngộ” đối với “tiêm ngộ” là đề cao nhân tâm, kiến tính thành Phật, “không vô quan” triệt để hơn Thần Tú, vì thế, đem y, bát trao cho Tuệ Năng. Chuyện này khó tin là thật, không thể chứng minh, nhưng nói rõ học quý ở thiện ngộ, rất cần sự sâu sắc. Bàn về học vấn, Thần Tú đã khẳng định uyên bác hơn Tuệ Năng, nhưng vì sao mà Ngũ Tổ cứ chọn Tuệ Năng? Chủ yếu là do tính ngộ của Tuệ Năng cao hơn Thần Tú, ông nhận thức được sâu sắc hơn về ý nghĩa của  Thiền tông.
Sau khi Lục tổ ngộ đạo, Ngũ Tổ gọi đến truyền thụ tâm pháp. Lúc ấy, Lục tổ mới chỉ là một hành giả, còn chưa xuất gia, lại càng chưa thụ giới. Coi như một hành giả, làm sao có thể trao áo cà sa cho ông, làm sao có thể trao Thiền tông pháp lưu trao cho ông. Vấn đề này lúc ấy được đặt ra rất nghiêm túc. Cho nên khi Ngũ Tổ truyền pháp cho Lục Tổ là ở trong trượng thất của Ngũ Tổ. Canh ba nửa đêm, Tuệ Năng đến phòng của Ngũ Tổ, Ngũ Tổ lấy áo cà sa trao cho ông, Lục Tổ quỳ nhận, Ngũ Tổ truyền cho ông tâm pháp, đồng thời cũng trao cho ông hệ thống cách thức của Thiền tông, từ Phật Thích Ca Mâu Ni đến Hoằng Nhẫn là đã truyền qua ba mươi mấy đời. Cho nên trong “Lục tổ đàn kinh” Tây thiên bốn mươi bảy và Đông thổ hai mươi ba mới có quan hệ truyền thừa như thế.
Sau khi được truyền y bát, Tuệ Năng quay về Quảng Đông, ông tiếp tục ở ẩn trong suốt 15 năm, đến năm Đường Cao Tông Nghi Phụng nguyên niên (676) mới công khai lộ mặt. Ngày 8 tháng 1 năm ấy, Tuệ Năng đến chùa Pháp Tính ở Quảng Châu (nay là chùa Quang Lý). Một hôm, có ngọn gió thổi làm đổ lá phướn treo trước cửa chùa, có hai hoà thượng tranh luận gió động hay phướn động? Tuệ Năng nói: “Chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động mà tâm các ông động”. Cách giải thích của Tuệ Năng khiến mọi người rất kinh ngạc, từ đó được Ấn Tông pháp sư tôn kính nhường ghế. Sau đó, Ấn Tông pháp sư xuống tóc cho Tuệ Năng, rồi triệu tập các cao tăng danh sư, long trọng cử hành lễ thụ giới cho Tuệ Năng. Mùa xuân năm sau. Tuệ Năng rời chùa Pháp Thắng đi lên phía bắc, đến chùa Nam Hoa khai sơn truyền pháp, đi tiễn có đến hơn 1000 người. Tại chùa Nam Hoa, Lục Tổ Huệ Năng truyền giáo thuyết pháp đến hơn ba mươi bảy năm. Lúc đó, Thứ sử Thiều Châu Vị Cừ cũng thường xuyên đến chùa Khai Nguyên ở trong thành (sau đổi tên thành chùa  Đại Phạn) giảng kinh. Sau khi những bài giảng của Huệ Năng được đệ tử  Pháp Hải tập hợp thành sách, đây chính là được tôn làm tông kinh “Lục Tổ pháp bảo đài kinh”. Trong Phật giáo, chỉ có nhữnh lời thuyết pháp của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni là được ghi lại và được gọi là kinh, trong khi chỉ là lời của một tông phái cũng được gọi là “kinh”, Huệ Năng quả là có một không hai.
Năm thứ hai Đường Huyền Tông Tiên Thiên (năm 713), Tuệ Năng viên tịch ở quê hương chùa Quốc Ân huyện Tân Hưng, hưởng thọ 76 tuổi. Năm sau, chân thân của ông được đưa về Tào Khê. đặt ở tháp Linh Chiếu. Khi còn sống, Tuệ Năng đã được nhận những ân sủng của triều đình, năm Đường Vạn Tuế Thông Thiên nguyên niên (năm 696), nữ hoàng Võ Tắc Thiên đã từng ban cho Tuệ Năng bát pha lê, áo cà sa, thảm trắng và nhiều lễ vật cùng với chiếu thư thể hiện thái độ vô cùng tôn sùng với Tuệ Năng (177). Sau khi Tuệ Năng mất, liền được phong rất nhiều tước vị. Đường Hiến Tông truy phong Tuệ Năng là “Đại Giám Thiền Sư”, Tống Thái Tông lại truy phong “Đại Giám Chân Không Thiền Sư”, Nhân Tông lại truy phong “Đại Giám Chân Không Phổ Giác Thiền Sư”, cuối cùng Thiền Tông lại truy phong “Đại Giám Chân Không Phổ Giác Viên Minh Thiền Sư”. Các nhà văn lớn Vương Duy, Liễu Tông Nguyên, Lưu Vũ Tích đã lần lượt viết những bài văn bia dài ca ngợi Tuệ Năng và công lao của ông.
Việc sáng lập Thiền tông của Tuệ Năng là một cuộc cải cách lớn chưa từng có, thể hiện việc Trung Quốc hoá Phật giáo đã hoàn thành. Thứ nhất, ông đã phế trừ quyền uy của Phật tổ, không thừa nhận cái gọi là Phật ở bên ngoài, cho rằng Phật chính là tại tâm của con người. Thứ hai, ông chủ trương tất cả chúng sinh đều có tính Phật, mọi người đều có thể thành Phật, điều này cũng giống tính thiện luận của Nho gia cho rằng người người đều có có thành Nghiêu Thuấn. Sau Tuệ Năng, Thiền Tông đã tiến thêm một bước trong việc gần gũi với Nho gia, ra sức cùng với Lý Đễ của Nho gia điều hoà học thuyết luân lý là gốc của con người, đã viết một số lượng lớn các trước tác luận giáo, từ đó tiến thêm một bước trong việc Nho học hoá Phật giáo. Thứ ba, ông không những chủ trương người người đều có thể thành Phật, mà còn chủ trọng không thuộc lòng kinh Phật, không cần nhọc công tu hành, chỉ cần nhận thức trong lòng là có thể thành Phật, tức là “đốn ngộ thành Phật”, từ đó, không chỉ phù hợp với nhu cầu cảu tầng lớp thượng lưu và sĩ đại phu mà còn vô cùng tiện lợi với nhân dân thuộc tầng lớp dưới tin vào Phật. Thứ tư, ông đồng thời tuyên truyền “đốn ngộ thành Phật” còn đề xướng cách sống tự do, đã bình dân hoá, thế tục hoá  cuộc sống của Thiền tông. Hoài Hải Thiền sư, đệ tử tam truyền của Tuệ Năng  đã đề xuất tông Phật” một ngày không làm, một ngày không ăn”, Tông Phật này đã viết “Bách  trượng thanh quy” đã có ảnh hưởng sâu sắc đến việc xây đựng chế độ lao động tự dưỡng ở các thiền tự đời sau, cũng là một nhân tố quan trọng khiến Thiền tông được truyền bá, phát triển  nhanh chóng và rộng lớn ở Trung Quốc;

Người dịch: Dương Đình Giao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét