Trang

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Lời giải 13. TỐNG THÁI TỔ VỚI “TRẦN KIỀU BINH BIẾN” VÀ “CHÚC ẢNH PHỦ THANH”

Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận là vị vua khai quốc của vương triều Tống. Trong suốt cuộc đời ông có hai nghi án lịch sử: trước hết, ông là đầu mối trong “Trần Kiều binh biến” để dẫn tới “Hoàng bào gia thân”; sau khi vua chết, lại để lại một nghi án: “Chúc ảnh phủ thanh”.

Nguyên đán năm 960, trong khi tất cả quần thần triều Hậu Chu đang cùng nhau làm lễ đón năm mới, bỗng nhiên, một tin từ phía bắc truyền  tới. Đó là báo cáo quân sự khẩn cấp của châu Định Nhị: Quân Liêu đang hướng  về phía nam, tiến công triều Chu. Tình hình vô cùng nguy cấp, nếu không nhanh chóng tăng cường quân đội chống lại, quân Liêu sẽ đánh thẳng tới, hậu quả thật khôn lường. Hoàng đế nhỏ tuổi và Hoàng Thái hậu đành phải mời Triệu Khuông Dận lúc ấy đang đảm nhiệm Tiết độ sứ, Thái úy, Điện tiền đô điểm kiểm mang quân lên phương bắc ngăn chặn quân Liêu. Ngày mồng 3, quân Tống tới trạm dịch Trần Kiều ở đông bắc Khai Phong. Đang đêm, quân lính bỗng tụ tập lại, tuyên bố: “Hoàng đế còn nhỏ tuổi kém cỏi, làm sao có thể làm việc triều chính?”. Lúc ấy, Triệu Khuông Dận đang say rượu nằm ngủ trên giường. Sáng sớm hôm sau, các tướng sĩ kéo tới trước mặt Triệu Khuông Dận, đồng thanh hô lớn: “Chư tướng không thể không có chủ, mong Thái úy lên ngôi Thiên tử!” Triệu Khuông Dận  tỉnh dậy, thấy trên người đã có áo bào. Mọi người đứng xung quanh bái lạy, tung hô vạn tuế. Sau đó mọi người đưa ông lên ngựa, lập tức quay về phủ Khai Phong, giành lấy chính quyền Hậu Chu, kiến lập triều Bắc Tống. Đây chính là sự kiện mang tên “Trần Kiều binh biến, Hoàng bào gia thân”.

“Trần Kiều binh biến” vốn được coi là một “thiên cổ nghi án”, có rất nhiều điểm đáng ngờ. Đại để, có thể thấy những nghi ngờ sau đây:

Loại thứ nhất cho rằng, Trần Kiều binh biến không thể là một sự việc ngẫu nhiên mà là nằm trong kế hoạch được Triệu Khuông Dận chuẩn bị trước. Theo “Tốc thủy truyền văn” ghi lại: “Cập tương bắc chinh, kinh sư tuyên ngôn, xuất sư chi nhật, tương sách điểm kiểm vi thiên tử. Cố phú thất hoặc viễn từ vu ngoại châu, độc cung trung  vị  giải chi dã.” Cổ thi cũng viết: “Hoàng bào không phải là vật thường dùng, ai có thể tin trong quân ngẫu nhiên mà có!” Lúc đó, khi tới Trần Kiều, trong quân đã có binh biến, chưa thấy Hoàng bào, đã có Thiên tử, làm sao có thể không phải là có âm mưu từ trước?

Thứ nữa, cái gọi là “say rượu bất tỉnh” chẳng qua cũng là sự ngộ nhận. Triệu Khuông Dận là chủ tướng trong quân, vừa mới lên đường, sao có thể say rượu bất tỉnh ngay trong trướng. Ông ta dù có nghiện rượu cũng không thể coi thường quân quốc đại sự như thế. Chẳng qua, nói “say rượu bất tỉnh” chỉ là để muốn nói, ông ta không liên can gì đến cuộc binh biến này mà thôi. Theo những ghi chép của người đời Tống, Triệu Khuông Dận từ sớm đã xem bói về con đường công danh của mình, từ chức Tiểu hiệu đến khi làm tới Tiết độ sứ, tất cả đều ứng nghiệm. Qua những ghi chép này, có thể thấy Triệu Khuông Dận đã có nguyện vọng lên ngôi Thiên tử. Thế mà  khi ở trạm dịch Trần Kiều, ông ta đang nắm quyền , thời cơ để giành ngôi thật dễ dàng, làm sao có thể bỏ lỡ được! Say rượu ư? Thật là vô lý!

Lại nữa, trong “Tống sử – Đỗ Thái hậu truyện” có ghi: “Sau khi Đỗ Thái Hậu biết con mình xưng đế, nói: Con ta có chí lớn, nay quả nhiên đã thành”, “Con ta bình sinh khác người, nói năng cao quý, thật là ưu tú!” Điều này chứng tỏ rõ ràng Triệu Khuông Dận đã có dã tâm xưng đế, chuyện “Hoàng bào gia thân” không phải tự nhiên mà có.

Tất nhiên cũng có một số người cho rằng Triệu Khuông Dận lên ngôi không phải là một âm mưu. Chứng cứ có ghi trong “Tống sử”, “Tục tư trị thông giám trường biên”, “Khiết Đan quốc chí” và nhiều cuốn sử khác có ghi châu Định Nhị cấp báo; “Bắc Hán cấu kết với giặc Khiết Đan”. Hơn nữa, không có chuyện hoang báo quân đội phối hợp làm binh biến, Tiết độ sứ châu Định Nhị không phải là người thuộc tập đoàn Triệu Khuông Dận, không thể có chuyện hoang báo. Thanh Triệu Dực cho rằng: “Ngũ đại chư đế, phần lớn đều do quân sĩ lập nên. Vì thế, việc Triệu  Khuông Dận “Hoàng bào gia thân” là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Về Tống Thái Tổ còn có một nghi án thiên cổ nữa, đó là chuyện “ Chúc ảnh phủ thanh”.

Buổi tối ngày 20 tháng 10 năm Khai Bảo thứ 9, Triệu Khuông Dận đột ngột qua đời. Ngày hôm sau, em ông là Triệu Quang Nghĩa kế thừa ngôi báu tức là vua Tống Thái Tông trong lịch sử. Về cái chết của Triệu Khuông Dận, “Tống sử. Thái Tổ bản kỷ” chi có một ghi chép sơ lược:” Quý Sửu tịch, Đế băng vu vạn tuế điện, niên ngũ thập, tần vu điện tây giai.” Nhưng ghi chép của dã sử đời Tống thì ly kỳ hơn. Văn Huỳnh trong “Tục tương sơn dã lục” ghi: Vào một đêm, mây giăng tứ phía, không khí thay đổi, tuyết phủ đầy trờihông khí thay đổihhhh

. Nhà vua bỗng nổi hứng, sai quan nắm giữ chìa khóa cung đình mở cửa Khai Đoan, truyền gọi Khai Đoan vương Triệu Quang Nghĩa vào). Khi Khai Đoan vương tới, vua truyền đuổi hết hoạn quan cùng thị vệ, chỉ còn hai anh em đối ẩm. Hai người uống rượu tới trống canh ba. Đêm đó, Triệu Quang Nghĩa ở lại trong cung. Tới trống canh năm, Tống Thái Tổ bất ngờ băng. Triệu Quang Nghĩa tuân theo chiếu thư truyền ngôi Thái Tổ đã ban bố trước khi chết, trước linh vị Thái Tổ, lên ngôi Hoàng đế.”

Vì câu chuyện được ghi lại có những điều hư hư thực thực nên người đời sau ghi lại chuyện này với những nghi vấn.

Một loại ý kiến khác là Tống Thái Tông đã “thí huynh đoạt vị”. Người nêu ý kiến này dựa vào những điều đã ghi trong “Tục tương sơn dã lục” cho rằng Tống Thái Tổ đã chết đột ngột trong khi “chúc ảnh phủ thanh” mà đêm đó, Tống Thái Tông ở lại trong cung cấm, ngày hôm sau trước linh cữu kế vị, thật khó tránh được tiếng giết anh chiếm ngôi. “Tống sử thông tục diễn nghĩa” và “Tống cung thập bát triều diễn nghĩa” đều dựa theo ghi chép này, sau đó tô vẽ thêm nhất là tình tiết “thí huynh đoạt vị”.

Một loại ý kiến khác thì cho rằng, cái chết của Tống Thái Tô và Tống Thái Tông chẳng liên quan gì tới nhau. Người theo ý kiến này đã dựa theo ghi chép của  Tư Mã Quang trong “Tốc thủy kỷ văn” nói Tống Thái Tông vô can. Theo “Tốc thủy kỷ văn”, sau khi Tống Thái Tổ băng, Hiếu Chương Tống Hậu cho người đi gọi bốn người con của Thái Tổ vào cung, nhưng sứ giả lại tới phủ Khai Phong triệu Quang Nghĩa. Triệu Quang Nghĩa vô cùng ngạc nhiên, ban đầu không dám tới, nhưng do sứ giả thúc giục mới đội tuyết vào cung. Vì thế, khi Thái Tổ chết, Thái Tông không có mặt, không thể nói là ông ta đã “thí huynh”.

Còn có một ý kiến khác nữa, tuy không khẳng định Tống Thái Tông là hung thủ giết anh nhưng cho rằng ông ta không thể tránh được nghi ngờ đã chiếm ngôi. Quá trình lên ngôi của Triệu Quang Nghĩa quả thực đã có rất nhiều hiện tượng khác thường. Theo “Tốc thủy kỷ văn” ghi lại, Tống Hậu cho gọi bốn người con của Thái Tổ mà Triệu Quang Nghĩa lại vào cung tạo thành điều nghi ngờ. “Tống sử. Thái Tông bản kỷ” cũng đã từng nêu nghi ngờ này: Sau khi Thái Tông lên ngôi, vì sao không chờ tới năm sau  mới đổi niên hiệu theo như lệ thường  mà chỉ hai tháng sau đã đổi niên hiệu từ Khai Bảo năm thứ 9 thành Thái Bình Hưng Quốc niên? Vì sao sau khi Triệu Quang Nghĩa lên ngôi 5 năm, bỗng nhiên có “Kim quy chi minh”? Đỗ Thái hậu đã có di chiếu “Hoàng vị truyền đệ”, Thái Tông vì sao một lần nữa sát hại em của mình là Triệu Diên Mỹ khiến ông ta phải uất ức mà chết? Sau khi Thái Tông lên ngôi, con thứ của Thái Tổ vì sao lại tự sát?Thái Tông từng gia phong Tống hậu là “Khai Bảo Hoàng hậu” nhưng khi bà chết, vì sao không cử hành nghi lễ tang ma của Hoàng hậu?

Tất cả những điều trên chứng tỏ, việc Thái Tổ chết và Thái Tông nối ngôi có rất nhiều nghi vấn, với mỗi nghi vấn cũng có rất nhiều lời giải đáp. Sự thực như thế nào, chỉ có thể có câu trả lời nhờ các thế hệ tiếp theo.

Bởi
  Dương Đình Giao
  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét