Trang

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP QUÁ TRỚN LÀ TRÒ CHƠI NGU NGỐC DẪN ĐẾN MẤT THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Phương Thơ-Tạp chí Kinh tế-Tài chính-Chứng khoán
                                                                             Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP QUÁ TRỚN LÀ TRÒ CHƠI NGU NGỐC DẪN ĐẾN MẤT THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Đây là bài cũ đã nhiều năm rồi, và nó vẫn còn nguyên giá trị cảnh báo cho VN, khi quốc gia này đang điên cuồng "cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước", thực tế là nhà nước này đang bán mọi thứ, còn tư nhân thì "bán thương hiệu chỉ vì vài nắm đô la".
Như tôi đã phân tích khá lâu về hoạt động M&A đi quá trớn tại VN. Ta nên nhớ dân số Việt Nam đang là dân số rất trẻ, hiện nay sự đổ bộ ồ ạt tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm các thương hiệu tiêu dùng của VN, điều đó cũng có nghĩa thị trường tiêu dùng trong nước của các doanh nghiệp VN đang đối mặt thách thức nghiêm trọng và "đánh mất chủ quyền trong thời bình".
Hậu quả nhãn tiền trước mắt là chính phủ VN mất đi nguồn thu thuế, và mất kiểm soát giá cả, khi mất đi thứ này thì nhà nước sẽ tăng thuế vào thứ thiết yếu của người dân, như điện nước, xăng dầu, phí giao thông đường bộ, thuế thu nhập cá nhân,...để bù vào nguồn thu thuế thiếu hụt cho ngân sách cũng như trả nợ nước ngoài.
Những thập kỷ trước, VN có những tên tuổi đình đám như thương hiệu: Kem đánh răng Dạ Lan, P/S, hay thương hiệu nước giải khát Tribeco từng nổi danh, còn có hương hiệu điện tử Viettronic, bia Huda Huế,... tất cả mọi thứ đã bán mình cho những tập đoàn mà mãnh ngoại quốc chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng VN với cái giá rẻ mạt,...hậu quả dẫn đến doanh nghiệp tư nhân VN mất ý chí sáng tạo. Nếu như thương hiệu VN bán được 10 đồng thì doanh nghiệp nước ngoài chiếm linh thị phần sẽ thu về triệu đồng, nhà nước thất thu ngàn đồng tiền thuế,...
Nếu như hương hiệu điện tử Viettroniccòn tồn tại nếu nó được nuông chiều nâng đỡ tín dụng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và được hỗ trợ của chính phủ VN thì bây giờ VN có lẽ đã có một thương hiệu điện tử, viễn thông "có phẩm chất", hoặc dã tạo ra được những sản phẩm điện thoại, ti vi thông minh giá rẻ chất lượng không kém gì nhãn hiệu non trẻ như: Xiaomi, LeTV, Coolpad, Huawei,...mà TQ đang chiếm lĩnh thị trường VN.
Điều tồi tệ là chính phủ VN có thể chi ra hàng chục hay hàng trăm triệu USD cho đám dư luận viên, tuyên truyền viên gọi là "bút chiến trên mạng" dốt nát tuyên truyền gây hiệu ứng ngược, thay vì học tập như Hàn Quốc, Đài Loan, TQ, kể cả Nhật,...khi chính phủ các nước này thấy ra tiềm năng một doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến thị trường và hỗ trợ kịp lúc như miễn thuế, khuyến khích sáng tạo, "bơm thêm tiền hùn mang tính biểu tượng", để khuyến khích tinh thần sáng tạo thì ở VN nó bị bỏ rơi. Điều này nó giải thích phần nào tại VN không có một nhãn hiệu nào ra trò cả, dù quốc gia này có nhiều người giỏi chạy ra nước ngoài, nhất là chạy sang Mỹ có đầu óc sáng tạo nhiều nhất về khoa học.
Hiện nay, tại VN các hoạt động M&A gần đây bắt đầu rộ lên. Thị trường này đang ở trong giai đoạn khó khăn, và nhiều doanh nghiệp VN vì ham tiền mà bán đi các thương hiệu đang được định giá rất thấp, nếu không muốn nói là rẻ mạt. Những tập đoàn đa quốc gia Âu châu, Mỹ, Nhật, lẫn những công ty cò con đến từ Thailand đã nhân cơ hội này nhảy vào thị trường VN thôn tính các doanh nghiệp VN. Và có vẻ như tại VN, người ta bán mọi thứ khi thấy tiền là hoa mắt. Tất nhiên, ta không bàn đến những thương vụ M&A có lợi các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, mà chỉ nhắc đến cái nguy hiểm khi các thương vụ M&A đi quá trớn mất kiểm soát.
Năm xưa tôi có phân tích trò bịp bợm của "Siêu dự án lọc hóa dầu 27 tỷ USD sắp khởi động tại VN" của Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) khi muốn thâu tóm hay liên doanh với VN về các dự án lọc dầu vĩ cuồng, thay vì những dự án này chỉ có đại công ty nhà nước Aramco của Saudi Arabia là dầu lớn nhất thế giới sản xuất mới đủ năng lực thực hiện nó, hay các đại công ty Mỹ, Anh, Hà Lan như: Exxon Mobil (Dow Jones: XOM), Chevron (Dow Jones: CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), BP plc (NYSE: BP), Royal Dutch Shell (RDS.A), BP plc (NYSE: BP),...mới đủ tiềm lực tài chính và công nghệ khi bỏ ra 27 tỷ USD chứ không phải 27 tỷ Baht Thailand. Đó là bởi vì khi phân tích tiềm lực tài chính và giá chứng khoán công ty PTT này của Thailand, đó là công ty vốn ít nợ nhiều, giá cổ phiếu bong bóng.
Điều phũ phàng là dự án này bị im lặng khi giá dầu sụt giảm, giá cổ phiếu công ty PTT này rất ít bị biến dạng về vốn hóa, nó một mớ bong bóng chỉ giỏi múa mép lừa được mớ "giáo sư tiến sĩ kinh tế giấy" thiếu kinh nghiệm tại VN. Công ty PTT này đã từng bị Morgan Stanley (NYSE: MS) loại ra nhiều dự án lọc dầu tại Á châu, và từng bị Aramco của Saudi Arabia đuổi cổ khỏi Nam Mỹ vì thiếu kinh nghiệm.
Thật bất hạnh, hành vi mua bán sáp nhập này rất ít chuyên gia kinh tế ở VN chưa hiểu rõ, trò chơi M&A yếu tim này, nếu VN không tỉnh táo sẽ đánh mất mọi thứ về chủ quyền thương hiệu. Công thức đơn giản đưa đến sự mất chủ quyền thương hiệu vào tay các công ty nước ngoài kiểm soát một số thị phần hoặc toàn phần thị trường của doanh nghiệp VN đã gầy dựng và sẽ đánh mất luôn thị trường nội địa, dẫn đến chính phủ mất luôn nguồn thu thuế cho ngân sách.
Hãy nhớ rằng, nếu việc mua bán sáp nhập, khi có quá nhiều doanh nghiệp của VN trở thành kẻ bị thâu tóm bởi các tập đoàn đa quốc gia nắm giữ áp đảo về sở hữu thương hiệu hay cổ phần. Điều đó có nghĩa là vì lý do nào đó nền kinh tế VN tăng trưởng trì trệ chậm lại, và chính phủ cần tung ra các biện pháp để chặn đà suy giảm và kích thích kinh tế. Cụ thể, các biện pháp tín dụng là hạ lãi suất và bơm tiền cho vay, hoặc ngân sách là tăng chi hay đặc biệt là giảm thuế.
Khi ấy, kích cầu chỉ là biện pháp nuôi béo các đại gia công ty nước ngoài được hưởng lợi và phí tổn của biện pháp đó thì người khác phải gánh qua nạn bội chi ngân sách, hoặc đóng thuế, hay lạm phát lại là người dân, chứ doanh nghiệp của VN không được hưởng ưu đãi nào cả, vì có còn thương hiệu nào đâu mà được hưởng kích cầu. Đó là bài học khi các doanh nghiệp VN đang lạc quan tếu khi bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm quá nhiều qua các thương vụ M&A này mà người ta còn "khoe thành tích".
Đây là công thức đơn giản đưa nền kinh tế lao xuống vực nhanh hơn khi vì lý do nào đó nền kinh tế cần dựa vào tiêu dùng nội địa để nâng đỡ cho thiếu hụt xuất khẩu bên ngoài gặp khó khăn. Bài học đắt giá như trường hợp Venezuela, khi quốc gia này chẳng có bất cứ thương hiệu nào ngoài dầu khí. Việc chính quyền của Tổng thống Nicolás Maduro, tại Venezuela khi kích cầu nội địa thì chả tìm thấy một doanh nghiệp nào trong nước, và hoàn toàn bị chi phối bởi nước ngoài, nên mọi biện pháp kích cầu đều vô tác dụng. Các quốc gia khác có thành tích vỡ nợ cũng vậy, họ bán hết mọi thứ thương hiệu, và sau này trả giá đắt là không tránh khỏi.
Tại Mỹ, hay Canada, Nhật,...và các nước tiên tiến khác các doanh nghiệp có liên quan đến tiêu dùng có chi phối đến cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trong nước, thì các chính phủ đều hạn chế tối đa các công ty nước ngoài nhảy vào qua các thương vụ M&A này. Ở VN thì đang làm ngược lại !
(*) VN hiện nay đang điên cuồng bán mọi thứ, cái gì có giá bằng USD là bán không còn thứ gì thì thật đáng ngại. Kết quả đất nước này người lao động sẽ làm thuế ngay chính đất nước họ.
Phuong Thơ-Tạp Chí Kinh tế, Tài chính, Chứng khoán vào lúc 20:42

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét