Trang

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

LÀM QUAN HỌ ĐẶNG-ĐÁNH GIẶC HỌ ĐINH



Đấy là câu khẩu ngữ mà dân gian truyền tụng về hai dòng họ có võ công, văn trị hiển hách, hai vọng tộc sản sinh những bậc tùng bách, làm rường cột cho nhà Lê Trung Hưng (Lê - Trịnh) trong suốt mấy trăm năm tồn tại của triều đại này (thế kỷ XVI - XVIII).

 
Đặng tộc, nhánh ở Chương Mỹ (Hà Tây) đến thời nhà Mạc thì xuất nhân tài, đó là Đặng Huấn (? - 1583). Ông người làng Lương Xá (Chương Mỹ - Hà Tây) từ trẻ đã tài gồm văn võ, sau là cháu rể Lê Bá Ly, quan Thái tổ đứng đầu triều đình vua Mạc Phúc Nguyên. Do bất mãn với họ Mạc, năm Canh Tuất (1550) Lê Bá Ly cùng phe cánh, con cháu, trong đó có Đặng Huấn bỏ nhà Mạc vào Thanh Hóa theo nhà Lê. Khi đó Thái sư Trịnh Kiểm rất mến phục tải ứng đối, mưu lược của Đặng Huấn tâu vua Lê phong ông làm Khổng Lý hầu, Quản đốc Quân tiên phong. Ông nhiều lần làm tướng, lúc thì tiến quân ra Bắc, khi thì chống giữ quân Mạc đánh vào, thường lập công lớn. Đặng Huấn lần lượt được phong Nghĩa quận công, Thiếu phó, Thái phó rồi đến Tả đô đốc Tây quân.
 
Nối nghiệp cha, con trai Đặng Huấn là Đặng Tiến Vinh cũng là một tướng giỏi nhà Lê Trịnh, làm tới Tả tư không, tước Hà quận công. Đặng Tiến Vinh sinh được 7 con đều tài giỏi, trong đó nổi bật có Đặng Thế Khoa (1593 - 1656) tài kiêm văn võ, sau làm tới Binh bộ Thượng thư, rồi lên đến Tham tụng (tể tướng) ở phủ chúa, ông nổi tiếng là bậc đại thần liêm chính thời đó. Khi mất được truy tặng Thiếu phó, gia phong làm Phúc thần. Đặng Thế Khoa có người anh ruột là Đặng Thế Tài, cũng là trọng thần nhà Lê - Trịnh, ông này có con trai là Đặng Tiến Thự, sau được cừ làm Trấn thủ Nghệ An, Chức Thái phó. Đặng Tiến Thự có 17 người con. Không hổ là Thế gia huân phiệt, các con trai Đặng Tiến Thự đều làm quan to, như Đặng Tiến Luân chức Đốc phủ Sơn Tây, tước Bộc quận công, Đặng Đinh Sở làm Trấn Thủ Sơn Tây, tước Lại quận công, Đặng Tiến Lân được phong đến Gia quận công, tặng Đại tư đổ... Nhưng nổi bật hơn cả là Đặng Đình Tướng, sau được thăng tới Đại Tư Không, phong Phúc thần.
 
Người dân Chương Mỹ vẫn lưu truyền câu hát:
“Bao giờ chợ Chúc hết người
Sông Ninh hết nước. Đặng này hết quan...”

Gắn bó mật thiết với nhà Lê Trịnh hàng mấy trăm năm, nhưng đến khi triều đại này mục ruỗng Đặng tộc lại sản sinh ra một danh tướng đã góp phần xóa bỏ cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh, đại phá quân Thanh, tạo tiến đề thống nhất giang sơn, dưới ngọn cờ của vị anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Đó là Đô đốc Đặng Tiến Đông (1738-?), ông thuộc chi trưởng dòng tộc Lương Xá (Chương Mỹ - Hà Tây), là con trai thứ 8 của quận công Đặng Tiến Cẩm. Sau khi đại phá quân Thanh, luận công ban thưởng, Đặng Tiến Đông được ban riêng xã Lương Xá - đất phát tích gia tộc ông - làm thực ấp vĩnh viễn.
 
Làng Hàm Giang (huyện Cẩm Sàng - Hải Dưong) vẫn tự hào là nơi phát tích một dòng họ võ tướng nổi tiếng thời Lê Trung Hưng: họ Đinh, khởi đầu với vị mãnh tướng Đinh Văn Tả (? - 1686). Năm Quý Ty (1655), Chúa Trịnh cất quân đánh Đàng trong, đang chiêu mộ dũng sĩ bốn phương, trong đó có Đinh Văn Tả, cho theo quân đi đánh phương Nam.
 
Trận đánh này, Đinh Văn Tả được sung vào quân tiên phong, ông xung trận dũng mãnh, tung hoành giữa trận tiền, đánh bại liền tiếp quân Nguyễn. Kết thúc chiến dịch, ông được thăng ngay chắc Quản binh.
 
Từ đấy về sau, mỗi khi có chiến trận phía Nam với nhà Nguyễn, phía Bắc với nhà Mạc, Đinh Văn Tả thường làm tướng tiên phong, xung trận hãm thành, lập nhiều võ công, khét tiếng là viên mãnh tướng nhà Lê Trịnh. Sau ông được gia phong tới Thái tử Thiếu bảo, Đông quần phủ, tước Quận công.
 
Hổ phụ sinh hổ tử, con trai Đinh Văn Tả là Đinh Văn Sĩ cũng là một dũng tướng, phò chúa lập nhiều công lớn, được phong đến Thái tử Thiếu bảo, tước Hiển quận công, Đinh Văn Sĩ có 3 con trai: Đinh Văn Công làm đến Tổng binh đồng tri, tước Quận công, Đinh Văn Thuần làm đến Tổng binh sứ, tước Hầu. Đặc biệt là Đinh Thế Giai, một hổ tướng thời ấy, sau được phong tới 3 Thiếu phó, tước Quận công.
 
Vào cuối thời Lê mạt, họ Đinh Hàm Giang cũng xuất một võ tướng tên tuổi nữa: Đinh Tích Nhưỡng. Thời bấy giờ dân gian vẫn có câu ngạn ngữ “Hàm giang thảo tặc” có ý xưng trọng họ Đinh Hàm Giang đánh giặc giỏi.
 
Ngày nay ở làng Lương Xá, huyện Chương Mỹ, nhà Từ đường của họ Đặng vẫn được con cháu giữ gìn, thờ phụng, rất trang nghiêm, bề thế. Còn ở làng Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng, cách đây mấy chục năm, người ta đã phát hiện được ngôi mộ xây rất công phu của Đinh Văn Tả và hai vị phu nhân ở gò Vẩy rồng. Dân quê ông gọi ông là Lộc quận công.

I. HỌ ĐẶNG TRONG THỜI PHÁP THUỘC VÀ NGÀY NAY.
          Thời kỳ thuộc Pháp là thời kỳ từ năm 1858 (Khi quân Pháp đổ bộ vào Đà Nẵng) cho đến năm 1945 (khi cách mạng tháng 8 thành công). Từ sau 1945 là ngày nay.
          Ta tìm hiểu một chút về thời kỳ này. Rồi sau đó, hãy nêu vài nhân vật họ Đặng tiêu biểu.
1.     Thực ra người Tây đã có ý dòm ngó nước ta từ năm 1524. Lúc đó, người Bồ Đào Nha đã thường sang buôn bán ở thương cảng Hội An. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là 2 nước tư bản đầu tiên có nhiều thuộc địa trên thế giới.
Hôm nay, thứ 3, ngày 5-7-2005, lúc 12h52 giờ Việt Nam, tàu dò Deep impact của
Mỹ đã bắn “viên đạn”(to như chiếc máy giặt) đúng vào sao chổi Temple 1 như dự tính. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Đã tốn 333 triệu USD cho sử mệnh. Các nhà Khoa học Mỹ đã bắn “viên đạn”hồi 6h07 ngày 3-7. Theo tiến sĩ Chanrles Elachi, “Đến nay, chúng tôi đã có sự hiểu biết hoàn toàn khác về Hệ mặt trời của chúng ta”.
Khoảng 3,7 giây trước khi lao vào Sao chổi tử 500km, viên đạn đã gửi về hình ảnh Sao chổi cho thấy như một quả lê, bề mặt trắng và loang lổ núi lửa.
          Năm 1636 Hà Lan vượt lên Bồ Đào Nha, đặt thương điếm ở Hội An. Đến năm 1637 họ đặt thương điếm ở phố Hiến.  Từ những năm 1642-1643, Hà Lan đã đem quân từ JaVa (Indonesia) sang đánh quân Nguyễn, giúp quân Trịnh, nhưng bị Nguyễn đánh bại nhiều lần. Hà Lan suy sụp. Anh và Pháp ngoi lên. Người Anh đặt thương điếm ở phố Hiến, Thăng Long. Pháp lại sử dụng Hội truyền giáo nước ngoài của mình làm công cụ đi chiếm thuộc địa. Các giám mục Pháp, như Palluy, giám mục F.Deydier,Berythe Edmond Bennetat đã lập công ty, mở thương điếm ở đàng ngoài lẫn đàng trong. Năm 1686, Veret- phái viên Pháp- báo cáo về chính phủ Pháp nên chiếm đảo Côn lôn. Năm 1737, toàn qyền Pháp ở Ấn Độ trình chính phủ đề án xâm nhập đàng ngoài. Năm 1748, một giám đốc Pháp đề nghị một kế hoạch chiếm Cù Lao Chàm gần Hội An. Trong những năm từ 1756-1763, Pháp Anh có 7 năm đánh nhau. Pháp thua, bị mất các thuộc địa ở Ấn Độ, Canada… Pháp càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông.
          Năm 1783, sau khi Nguyễn Ánh bị quân đội Tây Sơn nhiều lần đánh đuổi khỏi nước, đang tuyệt vọng, bỗng bắt tay được Bá Đa Lộc. Bá Đa Lộc (tức Pigneau de Beshaine, évêque d’Adran), một giám mục người Pháp, đã giúp Nguyễn Ánh hết sức đắc lực sau này. Năm sau, 1784, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Cảnh (con 4 tuổi của Nguyễn Ánh) sang Pháp cầu viện. Bá Đa Lộc đã thay mặt cho Nguyễn Ánh ký hiệp ước Versailles. Theo hiệp ước, Việt Nam Nhường quyền sử dụng đảo Côn Lôn, cửa Hội An cho Pháp, cho Pháp được buôn bán ở Việt Nam, cam kết gửi binh lính, vũ khí, lương thực cho Pháp khi cần. Phía Pháp, giúp Nguyễn Ánh khôi phục đất đai, 4 tàu chiến, vũ khí trang bị và 1.650 quân. Đó là ngày 28-11-1787. Người Pháp đã xâm phạm độc lập, chủ quyền của nước ta từ hiệp ước này. Và cũng nhờ đó,Nguyễn Ánh quyết chiến đấu với Nguyễn Huệ cũng chỉ vì dòng họ, không vì độc lập cho Tổ Quốc, rất đáng tội với nhân dân.
          Đối với giới Tư sản Pháp, việc đánh chiếm VN “là một quốc sách, đã được hết chính phủ này đến chính phủ khác đeo đuổi”(H.Galos: “L’expe’dition de Cochinchine et la politique dans l’Extreme-Orient).
2.     Tháng 9-1856, một phái viên Pháp cầm quốc thư đi tàu chiến Catinat đến Đà Nẵng. triều đình Tự Đức lo ngại không tiếp. Pháp nổ súng bắn phá các đồn lũy, rồi nhổ neo bỏ đi. Một tháng sau, tàu chiến Capricieuse lại bị cự tuyệt. Ngày 23-1-1857, Napoleon III cho phái viên đến Đà Nẵng đòi tự do truyền đạo và buôn bán. Thật ra, Pháp đã chuẩn bị tấn công từ trước. Các bộ trưởng Quốc phòng và ngoại giao Pháp đã lệnh cho các đơn vị  sau khi đánh chiếm Quảng Châu (Trung Quốc), tiến thẳng xuống VN. Sau khi liên quân Anh – Pháp đánh xong Quảng Châu (5-1-1858), Rigault de Genouilly, phó đô đốc Pháp, hợp với đại tá Tây Ban Nha Palanca kéo quân vào dàn trận tại Đà Nẵng từ chiều ngày 31-8-1858. Pháp lấy cớ Việt Nam “làm nhục quốc kỳ Pháp”, không tiếp Pháp, cấm đạo, Người Pháp phải bênh vực cho đạo, truyền bá văn minh công giáo.
Sáng sớm 1-9-1858, Pháp gởi tối hậu thư, buộc phải trả lời trong 2 giờ. Không đợi hết hạn, Pháp bắn đại bác lên các đồn Điện Hải, An Hải suốt ngày đó. Tiếp đến họ đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Thế là nước ta lại bắt đầu thuộc Pháp từ đó, năm 1858.
3.     Sách lược của thực dân Pháp là đánh chiếm ngay Đà Nẵng, rồi lấy đó làm bàn đạp tiến qua đèo Hải Vân đánh Huế, buộc triều đình phải đầu hàng. Nhưng lúc ấy vua Tự Đức còn chút quyết tâm. Ông Nguyễn Tri Phương, đang làm Kinh lược Sứ ở Lục tỉnh Nam bộ, được lệnh vào cuộc, làm tổng chỉ huy mặt trận Quảng Nam. Dân chúng quyết chiến, chỉ để lại nhà trống vườn không. Cái lí thuyết “tưởng rằng”của Pháp đã sai, họ tưởng “chỉ cần chiếm được Huế thôi là bẻ gãy được ý chí đối phương”(G.Tabounet). Nhưng thật sự thì dân ta không ngoan ngoãn như Pháp tưởng. “chúng ta không có được chút thiện cảm nào của người dân”,(P.cultru: Histoire de la cochinchine des orgines à 1883). Ngưởi VN vẫn kháng chiến dù với tầm vông vạt nhọn. Được 5 tháng đánh nhau mà Pháp chỉ chiếm được 2 hòn đảo không có người. Pháp đổi hướng. Pháp quyết đánh Gia Định, sợ Anh nhảy vào trước. (Anh đã chiếm xong Ấn Độ , Miến Điện, Xiêm và đang dòm ngó Việt Nam). Pháp nghĩ  “Nếu chiến tranh cứ tiếp tục theo kiểu này thì sẽ kéo dài hàng trăm năm”(B.Savai de lare-lause). Để lại một ít quân ở Đà Nẵng, Pháp kéo quân vào Gia Định tháng 2-1859. Ngày 10 tháng 2 năm 1859, Pháp bắn vào Vũng tàu. Chính giám mục Lefbre, là người bị triều đình Huế truy nã, đã dẫn đường. Ngày 17-2, Gia Định thất thủ. Người dân vẫn không hợp tác với Pháp, tự tay đốt nhà, đi nơi khác góp sức chống giặc. Trương Định có mặt trên chiến trường này.
      Ý đồ của người Pháp là sau khi thôn tính Nam kỳ, sẽ tiến chiếm Miên, Lào và miền Hoa Nam Trung Quốc, nhưng Pháp không tiếp tục chi viện cho mặt Đông Nam Bộ ( vì cuộc chiến giữa Pháp – Ý đánh với Áo nổ ra tháng 4 – 1859 ) được . Hơn nữa, mặt trận Đà Nẵng cũng làm Pháp mất ngủ mất ăn. Pháp đành bỏ chiến lược đánh nhanh thắng nhanh ở Việt Nam .
4.     Ngày 18-06-1959. Pháp đề nghị ngừng bắn 3 tháng để thương thuyết. Là vì, tình hình thế giới đang bất lợi cho Pháp; và ở Đà Nẵng, Pháp đang sa lầy. Nội dung thương thuyết vẫn là để Pháp tự do truyền đạo, buôn bán, và đặt 1 lãnh sự quán.
Trong triều đình có nhiều phe. Đa số là hòa . Vua Tự Đức không biết nên hòa hay chiến . Ông nói : “ Lũ bay biết chiến thủ là việc khó , mà không biết hòa lại càng khó vậy” . Ông đã không biết dựa vào dân . Napoléon III đã có lần định rút khỏi cuộc chiến ở Việt Nam trong năm 1860 vì nó hao tài tốn của . Một cơ hội giành lấy độc lập đã để mất, do tướng chỉ huy mặt trận Gia Định là Tôn Thất Cáp không hành động. Lúc đó , quân ta có hàng vạn, quân Pháp có 1.000 mà phải bố trí 10 km, vậy mà người chỉ huy lại án binh bất động !
Hơn nữa , lúc ấy Đà Nẵng không còn bao nhiêu người Pháp vì họ đã rút phần lớn sang chiến trường Hoa Bắc (Trung Quốc).
Tháng 10 năm 1860 , thắng Trung Quốc xong, Pháp đưa quân đội trở lại Việt Nam . Ngày 23-02-1861, Pháp công phá Đại Đồn. Rồi lần lượt phủ Tân Bình, thành Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long bị thất thủ. Nhân dân ta quyết không lùi bước, đã thành lập các trung tâm kháng chiến dưới sự chỉ huy của các anh hùng Trương Định , Nguyễn Thành Ý , Phan Trung , Nguyễn  Trung Trực…
Trong lúc cuộc kháng chiến của dân ta đang dâng cao , Pháp thì đang lúng túng trước thất bại ở Mexico, và đã uể oải trước cục xương khó gặm Việt Nam, triều đình lại cho ký dâng 3 tỉnh miền Đông ( Biên Hòa , Gia Định, Định Tường ) cho giặc ! Pháp bất ngờ thốt lên : “May mắn thay , đang lúc phải đón đợi lấy một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hòa ước” (Prosper Cultru). Rõ ràng , Huế không hề hay biết gì về các khó khăn của Pháp. Vua Tự Đức , ông Phan Thanh Giản vẫn chủ trương “ chiến không bằng hòa”, và đã ký hiệp ước đó ngày 5 tháng 6 năm 1862. Năm 1863, ông Phan Thanh Giản cầm đầu một phái đoàn sang Pháp để điều đình xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông. Việc không thành. Phan Thanh Giản mới hay :
Cũng tưởng một lời yên bốn cõi
Nào hay ba tỉnh lại chầu ba
( Thơ Phan Thanh Giản : “ Khi tuyệt cốc “ )
Rồi Phan Thanh Giản nhịn ăn 17 ngày rồi uống thuốc độc tự tử . Vua Tự Đức lại tước hết chức của Phan Thanh Giản và đục bỏ tên ông khỏi bia Tiến sĩ .
Vua Tự Đức ngày càng khiếp nhược và tỏ ra sợ Pháp. Ông đã chỉ thị bắt giao cho Pháp những người từ miền Đông trốn ra miền Tây, và cấm mộ quân ở miền Tây . Nhưng rồi 3 tỉnh miền Tây ( Vĩnh Long ,An Giang, Hà Tiên) cũng rơi vào tay Pháp tháng 6 năm 1867.
Các phong trào khởi nghĩa chống Pháp tiếp tục phát triển. Nguyễn Trung Trực, trước khi bị tử hình, đã dõng dạc : “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”.
5.    Mất Nam Kỳ, vua Tự Đức lại “ kéo quân” ra Bắc kỳ để giữ vững ngai vàng . Trong khi Pháp thắng xong , gấp rút chiếm nốt Bắc và Trung kỳ . “ Đánh chiếm Bắc Việt Nam là một vấn đề sống chết cho tương lai quyền thống trị của Pháp ở Viễn Đông” (báo cáo Dupré gửi chính phủ Pháp tháng 5-1873). Francis Garnier quyết định đánh thành Hà Nội vào ngày 20-11-1873. Ông Nguyễn Tri Phương , đã từng chống giữ Đà Nẵng và Gia Định, bị trúng đạn, nhịn ăn mà chết.Chỉ vài tuần, Hà Nội và 5 tỉnh nữa đã mất vào tay giặc. Có nhiều quan chức thấy giặc thì “gối run như chứng phong kinh, mặt xám như hình lôi đả”.
Nhưng, ngày 15-03-1874 , triều đình Tự Đức phải ký với Pháp tại Sài Gòn một hòa ước gồm 22 điểu , trong đó , điểu 5 thừa nhận chủ quyền của Pháp trên 6 tỉnh Nam Kỳ. Với hòa ước này, Pháp phải trả Hà Nội lại . Nhưng cũng chính nó, báo trước Pháp sẽ quay lại. Pháp đã ép triều đình Huế ký thêm bản thương ước ngày 31-08-1874 , gồm 29 khoản .Theo bản thương ước, Pháp nắm thuế quan, xuất nhập cảnh, xác lập đặc quyền kinh tế toàn quyền kinh tế toàn quốc , và tàu Pháp có quyền đóng ở các cửa cảng, tàu các nước ra vào phải được phép của Pháp. Nguy cơ mất nước ngày một gần. Nguyễn Lộ Trạch (1852 – 1895 ), một người không thi cử, nhưng uyên thâm, đã dâng lên hai bảng điều trần về chấn hưng dân khí , khai thông dân trí, bảo vệ đất nước. Phải nói ông đã mạnh dạn ra tuyên ngôn đầu tiên cho phong trào Duy Tân  của Phan Chu Trinh về sau. Đó là bản “ Thiên hạ đại thế luận” . Vua Tự Đức không chấp nhận. Kinh tế Việt Nam ngày càng suy sụp. Dân chúng đã khổ, càng khổ. Đã có hàng chục vạn  người chết đói trong năm 1879 này.
6.    Ngày 3 – 4 -1882, Pháp bất ngờ  đổ bộ lên Hà Nội. Tổng đốc Hà Nội, lúc đó là Hoàng Diệu, lo đem quân tập trung đối phó. Vua Tự Đức xuống chiếu khiển trách. Ý nhà vua là để thương thuyết. Lúc Pháp sắp nổ súng, vua vẫn cử pháo viên vào Gia Định để thương thuyết. Ngày 25 – 4 – 1882, Pháp tiến đánh Hà Nội lần thứ hai, sau 9 năm.  Hoàng Diệu cùng quan quân trong thành cương quyết chiến đấu. Dân chúng ngoài thành nhất loạt hỗ trợ tinh thần bằng trống, mõ, chiên và gậy gộc, giáo mác. Bất ngờ, kho thuốc súng trong thành phát nổ, binh sĩ dao động tinh thần; quân Pháp tràn vào thành. Hoàng Diệu quay về dinh, áo quần triều phục, bái vọng ( vua ở Huế ), để lại cho vua tờ biểu, rồi đến vườn Võ miếu thắt cổ tự tử. Sĩ phu và nhân dân Hà Nội đã đưa thi hài ông về chôn cất ở Học chính đường ( nay ở phố Trần Quý Cáp, sau ga Hà Nội ).
Hạ thành Hà Nội, Pháp mừng, nhưng cũng lo quân Thanh ( Trung Quốc ) nhảy vào. Họ xoa dịu nhà Thanh bằng đường ngoại giao. Mặt khác, Pháp cũng muốn trong ba ngày, phải ép cho được vua Tự Đức ký điều ước mới. Theo đó, Việt Nam sẽ nhận cho chúng quyền đóng 600 quân tại Hà Nội, cho tàu chiến của chúng hoạt động khắp nơi, và để chúng giữ độc quyền thương chính . Vua Tự Đức thì thương thuyết với bất cứ giá nào. Trong triều đình lúc đó hoảng lo, phân hóa. Có phe nghĩ đến việc cầu viện nhà Thanh. Nhà Thanh cũng thấy rõ âm mưu của Pháp là  đánh lấy cho được Bắc kỳ, đã đem quân dàn dài theo các tỉnh biên giới vào mùa thu 1882. Lúc đó, Pháp, Thanh ráo riết thương thảo tại Paris  và Thiên Tân. Kết quả là Pháp – Thanh chia đôi Bắc kỳ; Thanh phải rút quân, Pháp không thêm quân. Thanh vừa rút quân, Pháp vội chiếm Hồng Gai ngày .. 3 – 1883 gọi là đi trước một bước. Hồng Gai là vùng mỏ. Và Thanh, sau lưng là Anh, cũng đang thương lượng với Huế để xin được thuê. Được thế, Pháo cho tàu chiến chiếm Quảng Yên; quân từ Hà Nội đánh thắng xuống Nam Định sáng 27 – 3 – 1883. Quân dân miền Bắc khắp nơi kháng chiến. Sơn Tây và Bắc Ninh là hai trung tâm kháng chiến của ta. Tự Đức vẫn trông đợi  ở giải pháp thương thuyết. Nam Đinh  mất nhưng quân ta bao vây được Hà Nội . Pháp nao núng mở vòng vây của ta về phái Sơn Tây . Lưu Vĩnh Phúc chỉ huy đội cờ đen, mai phục, chiến đấu tại Cầu Giấy, Hà Nội. Quân Pháp đã thảm bại, bỏ lại cả xác của viên tổng chỉ huy Bắc Kỳ là Rivière.
7.    Trận thắng đã làm nức lòng quân dân. Pháp có lệnh chuẩn bị rút hết quân ở Hồng Gai, Nam Định . Họ đã thấy sa lầy. Nếu bây giờ Triều đình Huế cho phép, chỉ cần một trận đánh nhỏ đã có thể tiêu diệt địch. Nhưng không, Triều đình Huế vẫn chủ trương thương lượng hòa bình là chính. Pháp có thì giờ họp Hạ viện, gửi thêm quân và chiến hạm.
          Ngày 17-7-1883 , Tự Đức chết. Pháp càng quyết tâm đánh chiếm Việt Nam .Cuối tháng 7, viện binh bắt đầu kéo sang. Pháp phải thương thuyết với Thanh.  Boviet, viên thiếu tướng Pháp thay thế thướng Rivière, đem 2000 quân chia đánh Hải Dương, Quảng Yên và đường bảo vệ căn cứ Sơn Tây. Ngoài ra, Courbet, tướng chỉ huy từ Sài Gòn ra, đem tàu chiến vào uy hiếp Thuận An . Courbet đưa tối hậu thư , đòi triều đình giao tất cả các pháo đài. Chiều 20-8 , Pháp chiếm Thuận An. Cao ủy Pháp Harmand  tới ngay Huế ký 1 hiệp ước mới ngày 25-8-1883 . Đại để là từ nay, theo hiệp ước,Việt Nam mất quyền tự chủ. Mọi việc chính trị, ngoại giao, kinh tế do Pháp nắm. Tại Huế có tòa - Khâm sứ .Tại một số nơi , có tòa và Công sứ. Khu vực triều đình cai trị chỉ còn lại từ Khánh Hòa tới Đèo Ngang. Bình Thuận nhập Nam Kỳ,Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nhập Bắc Kỳ .
          Mặc dù hiệp ước Harmand  đã ký , quân dân ngoài Bắc vẫn chiến đấu đến cùng.Quân lệnh của Harmand không ai theo .Quân của Hoàng Tá Viêm vẫn vây chặt Hà Nội, quân Lưu Vĩnh Phúc vẫn giữ tuyến sông Đáy, quân Trương Quang Đãn vẫn giữ Bắc Ninh. Tuy nhiên, giữa tháng12-1883, Pháp tăng viện binh, súng đạn, quyết tâm đánh Sơn Tây lần nữa. Quân dân ta vẫn gan dạ chiến đấu, chống giặc từng tấc đất. Nhưng cuối cùng, Sơn Tây bị mất, hàng rào bao vây Hà Nội bị phá. Lần lượt, Pháp đánh chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang.
8.    Ngày 6-6-1884 , Pháp cử Patenôtre , cùng triều đình Huế, ký bản điều ước mới, gồm 19 khoản, cơ bản là dựa vào điều ước Harmand , nhưng có thêm chú ý xoa dịu nhà Thanh và lung lạc những kẻ đầu hàng . Theo bản hiệp ước, Pháp trả lại cho triều đình 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở phía Bắc, và tỉnh Bình Thuận ở phía Nam. Thực sự, 3 miền Bắc Trung, Nam với 3 chế độ khác nhau đã lọt vào tay Pháp . Chính sách chia để trị của pháp đã hiện rõ. Nước ta đã thoát khỏi vòng đô hộ của tàu hơn 1000 năm để được độc lập 1153 năm, nay lại thuộc pháp gần 100 năm nữa ! Trong 100 năm ấy, biết bao nhiêu xương máu của đồng bào ta đã đổ để giành lấy ngày nay !
ĐẶNG THỊ HUỆ
    Bà là ai ?
Trong lịch sử , có người con gái họ Đặng  « làm đến » tuyên phi , chi phối nửa đời một chúa Trịnh bằng “ vốn tự có » và cuối cùng phải chết bằng thuốc độc.  Bà là ai ? Sao mà ghê thế !
Bà chỉ là một nữ tỳ. Người làng Phù Đổng , huyện Đông Anh , Bắc Ninh (nay là Hà Nội).Sách xưa nay không ai ghi bà sinh năm nào nhưng có lẽ trong thời Trịnh Doanh (1740-1767), nghĩa là bà sinh trong khoảng 1755. Bà đẹp có cỡ nên được tuyển vào phục vụ ở Phủ Chúa . “ Bên kia” là triều đình Lê Hiển Tông (1740 -1786).Triều đình thì chỉ có 5000 lính túc vệ chỉ canh giữ cung điện , chỉ có lộc của ngàn làng. Còn Phủ Chúa thì có cả thiên hạ, lại nắm cả chính quyền lẫn binh quyền. Có lẽ bà chọn Phủ Chúa  sướng hơn . Vì ở đó quyền hành rộng rãi .Còn vua Lê , không khác nào một bức tượng gỗ .Nhưng rồi Chúa hay Vua cũng không sống nổi dưới bầu trời Nguyễn Huệ . Trịnh Bồng (9/1786 – 9/1787) là Chúa cuối cùng của họ Trịnh đã trở thành nhà sư Hải Đạt lang thang khắp Lạng Sơn, Cao Bằng.Còn Lê Chiêu Thống (1787 – 1789 ) đã (mắc mớ gì) bỏ chạy , sống đời lưu vong nhục nhã rồi chết bên Trung Quốc ? Bà Đặng Thị Huệ đâu có biết . Tất nhiên !
Bà sống như vợ chồng với Trịnh Sâm (1767 – 1782) từ khi nào vậy ? Ai mà biết . Nhưng có một hôm, tiệp dư Trần Thị Vinh sai Đặng Thị Huệ bưng một khay hoa đến trước mặt chúa Huệ e thẹn, mặt đỏ hồng, mắt chớp chớp lẳng lơ, đưa tình… Đã thế, “nét ngài nở nang », “khuôn trăng đầy đặn”, thật có duyên không chịu được . Chúa bỗng hát : “.. Một chiếc lưng xanh , một chiếc khăn màu trắng trong, một chiếc vòng sáng lung linh, với nụ cười nàng quá xinh..” , một câu mà chúa Trịnh Sâm rất tâm đắc ( mà 200 năm sau nhạc sỹ Tô Hải mới nghĩ ra ) !
Nguyên Trịnh Sâm là con trưởng Trịnh Doanh. Mùa Xuân năm Đinh Dậu (1767) , “vua cha chết, Sâm lên nối ngôi Chúa, lúc nhỏ, Sâm đã là người thông minh, võ đoán.Hai tiến sĩ có tiếng là Dương Công Chú và Nguyễn Hoàng làm tư giảng cho Sâm, Sâm nhờ thế mà giỏi cả văn lẫn võ. Trịnh Sâm cho sửa đổi kỷ cương và chính sự, không theo phép cũ. Hồi còn là Thế tử, Sâm đã kiêu ngạo đến một sống một chết với thái tử Lê Duy Vỹ con trưởng của vua Lê Cảnh Hưng (tức Lê Hiển Tông 1740 – 1786). Sau khi lên ngôi chúa , Sâm tìm cách vu cáo, bắt giữ và bỏ ngục Duy Vĩ trong lúc vua cha còn đó ! Năm 1769 , Trinh Sâm đã bắt Duy Vĩ phải chết trong ngục”. Thế mới biết quyền uy của Chúa Trịnh lúc đó là thế nào. Sâm còn muốn cướp ngôi Vua sau khi diệt được Duy Vĩ nhưng chưa dám làm  Năm 1770 , sau khi đánh tan và ép Lê Duy Mật tự tử, Trinh Sâm rất kiêu hãnh, tự cho mình là có công lớn, bờ cõi yên ổn hơn hẳn các đời chúa trước. Rồi tự phong cho mình là Đại nguyên soái tổng quốc chính, thượng sư Thượng Phụ, Duệ đoán văn công võ đức, Tĩnh Vương. Sầm càng đâm hư. Thế thiếp tràn ngập .
Từ ngày “nhất định yêu “ Đặng Thị Huệ , Trinh Sâm không còn biết trời đất là gì.Trinh Sâm đặt biệt cưng chiều Đặng Thị Huệ, Thị Huệ bảo gì Sâm cũng nghe. Sâm có gì đều nói với Huệ . Huệ được ở chung chỗ với Chúa . Xe cộ, xiêm y được Chúa trang bị như bà …chúa chè  (tên người ta thường gọi Thị Huệ). Thị Huệ không thiếu một món nào. Càng ngày Huệ càng đòi hỏi, thu vén,Việc gì không vừa ý, Huệ kêu khóc, xây xẩm mặt mày, làm chúa không biết đâu mà … rời ! Chúa tha hồ mà chiều chuộng. Có lần Huệ mân mê viên ngọc , chúa chỉ bảo “nhẹ tay” thôi , vậy mà Huệ ném viên ngọc xuống đất rồi khóc than, làm mình làm mẩy : “ ngọc này là cái thá gì, sao Chúa nỡ trọng của khinh người ?” (nguyên viên ngọc dạ quang đó là do Trịnh Sâm đánh thắng trận ở phía Nam lấy làm chiếm lợi phẩm ). Rồi Huệ làm dữ, bỏ chúa bơ vơ giữa một rừng cung phi, mỹ nữ.Nàng sang ở cung khác. Trinh Sâm phải dỗ dành, xin lỗi mãi nàng mới … cười .
Chúa mừng. Cứ đến trung thu, chúa cho xuất kho gấm để làm hàng nghìn đèn lồng thật đẹp, treo khắp bờ hồ Long trì ở Bắc cung. Lung Linh ánh đèn quyện vào ánh trăng trên mặt nước, trông xa tưởng chừng như ánh ngàn sao. Thế rồi, nội thị từ tam phẩm trở lên, chít khăn, mặc áo đàn bà, bày bán hàng đủ thứ, chẳng thiếu thứ gì. Cung nhân qua lại vừa mua vừa cướp, vừa ghẹo, vừa cười… Chúa thì nữa đêm mới xuồng hồ. Cung tần theo hầu ca hát.Chúa thỏa thích, tận gà gáy mới về .
Năm Đinh Dậu 1777, Huệ sinh …em bé. Trinh Sâm càng cưng chiều Huệ và cưng em bé khác thường.  Vì nó là con trai ! Sâm đặt tên là Cán, cái tên khi còn nhỏ mẹ đã đặt cho Sâm.Thằng bé mới đầy năm mà đã tỏ ra thông minh khác thường.Huệ biết chắc mình là cục cưng, bèn tìm mưu cướp ngôi Thế tử cho Cán. Sự thật, Sâm không yêu qúy phi Ngọc Hoan nên cũng chẳng muốn lập Thế tử là Trịnh Khải (đã 15 tuổi , con của Ngọc Hoan). Đến nỗi việc dạy dỗ con để nối nghiệp chúa, Sâm cũng không quan tâm. Sâm còn nói “Thà lập Cán hoặc trao ngôi chúa cho Trịnh Bồng (con của Trịnh Giang) còn hơn lập Trịnh Khải là đứa con bất hiếu”. Huệ nở mũi. Sâm ngày càng lạnh nhạt với Khải. Huệ tìm “thầy dùi” trong phủ, đó là Hoàng Đình Bảo, 1 đại thần gọi là Quận Huy. Bảo và Huệ rất ăn ý để làm chuyện xưa nay không hiếm, phế con trưởng, lập con thứ. Bảo lại được Sâm rất tin tưởng .
Năm …. mà năm nào nhỉ ? Chúa yếu nặng. Quần thần lo lắng sợ chúa không qua khỏi, đâm ra xiêu vẹo không biết ngã về đâu . Trinh Cán hay là Trịnh Khải ? Trịnh Khải vào thăm chúa nhưng nội giám nhất định không cho vào theo lệnh Quận Huy. Buồn lòng, Khải về nói lại với thầy dùi . “Thầy” thật ra đó là bọn gia thần Thế Vũ, Đàm Xuân Vực, mách là hãy đợi đến khi chúa mất rồi ra tay diệt ba nhân vật đầu sỏ : Quận Huy,Thị Huệ và Trịnh Cán .Muốn vậy , ngay bây giờ phải lo chuẩn bị khí giới và dũng sĩ. Ngoài ra , thầy còn bày Khải mật ước với 2 thầy dạy Khải từ nhỏ là đốc trấn Sơn Tây và đốc trấn Kinh Bắc, hẹn sau này mang quân về giúp. Chẳng may kế ấy bị lộ, Trinh Sâm lại không chết, Sâm gọi tức tốc Nguyễn Khản và Nguyễn Khắc Tuân cùng những người bày mưu về trị tội . Đàm Xuân Vực và có đến 10 người chịu tử hình . Trịnh Khải vì là con chúa nên được miễn tội chết, bị giáng làm quí tử , nghĩa là mất ngôi chúa Bắc Hà . “ Vụ án năm Canh Tý “ chính là vụ hành quyết này , tức là năm 1780, năm chúa yếu nặng.Chỉ chờ có thế, Thị Huệ xin ngay cho Trinh Cán được lập Thế Tử. Việc ấy Sâm phải giao cho Quận Huy vì Sâm biết minh không còn sống được. Lần này Sâm ốm nặng. Rồi Sâm chết. Lúc ấy là năm 1782. Và lúc ấy Cán mới lên năm. Dạy dỗ Cán là Quận Huy. Người lộng quyền thao túng trong phủ chúa cũng là Quận Huy . Huy cho lập ra một Hội Đồng phụ chính, có 7 người : Phan Lê Phiên, Nguyễn Hoàn… Rồi cứ theo di chúc, Huy tôn Cán lên ngôi ghế chúa có hiệu là Điện Đô Vương. Thị Huệ rất hả hê, được làm mẹ của một “cậu chúa” năm cái xuân xanh. Huệ hằn hoi can thiệp vào nội chính. Một sự lo sợ hoạn loạn sẽ xảy ra trong phủ Chúa đến nhân dân kinh thành.Lúc bấy giờ đã có câu “ Trăm quan có mắt như mờ.Để cho Huy Quận vào sờ chính cung”.Trịnh Khải rất căm giận Đặng Thị Huệ. Từ vụ án năm Canh Tý, Khải bị giam rất ngặt . Nay mới được thả ra về chịu tang cha. Khải liên lạc với bọn kiêu binh . Kiêu binh, chính là ưu binh còn gọi là lính Tam phủ, là hạng lính được ưu đãi hơn lính nơi khác. Chúng được mộ từ Thanh Nghệ là nơi phát tích của hai họ Lê – Trịnh. Chúng được coi như chân tay của vua và chúa. Ưu binh được bổng hậu, được nhàn nhã ở giữ nội Thăng Long mà thôi. Chúng lại là thành phần không chữ nghĩa nên không hiểu được thế nào là phải, trở nên kiêu căng, ai cũng ghét, gọi là kiêu binh. Vì quá nhàn, chúng ăn rồi uống rượu ngoài phố, chọc ghẹo, đánh nhau . Thậm chí nếu có quan lại hay người dân nào nghĩ cách trừng trị chúng thì chúng chẳng tha …! Đời Tây Vương Trinh Tạc , quan Tam tụng Nguyễn Quốc Trịnh bị chúng thịt chỉ vì mật xin vua đàn áp chúng . Còn Phạm Công Trứ phải trốn . Đời Trịnh Doanh, quan Tham tụng Nguyễn Công Thái bị phá nhà. Chúng còn bị vua trừng trị, nhưng đến cuối đời Trịnh Sâm thì chúng lại quá mạnh vì chính sự của chúa (và cả vua) đã quá yếu .
Trinh Cán được lập làm thế tử từ tháng 10 năm Quý Sửu (1781).Tháng 9 Nhâm Dần (1782) lên “ngồi chơi”  trên ngôi chúa . Được hơn 1 tháng , bị anh là Trịnh Khải cùng kiêu binh lật đổ. Rồi bệnh chết cuối năm đó (1782)
Trịnh Khải lên thay đứa em nhỏ dại lấy hiệu là Đoan Nam Vương, Kiêu binh đã bắt giết ngay Hoàng Đình Bảo (tức quận huy) cùng thân thuộc phe cánh, truất Thị Huệ xuống làm thứ nhân, sau phải kết liễu cuộc đời bằng chén thuốc độc. Con bị giáng ra phủ Lượng quốc, không người chăm sóc, mắc bệnh mà chết thôi !
      Thế là tàn một kiếp hoa . Bụng làm dạ chịu! Bà Đặng Thị Huệ, theo các cụ họ Đặng là phải cùng huyết thống với chúng ta! Bà ơi ! Có thật thế không ? sao bà ghê thế !
Sau đây là vài người họ Đặng trong thời kỳ này :
9 .    Đặng Xuân Bảng : ông là người Hành Thiện , huyện Xuân Trường, Nam Định , ông sinh ngày 7-6-Mậu tý (Minh Mạng thứ 8),tức ngày 18-7-1828 , ông đỗ tiến sỹ khoa Bính Thìn (1856). Nhận xét về ông, Cao Xuân Dục, lúc đang là tổng đốc hai tỉnh Nam Định , Ninh Bình : “ Ông là người xuât thân khoa giáp, học vấn uyên bá , đức hạnh thuần khiết, làm quan trong kinh ngoài trấn hơn ba mươi năm, đi đâu đều có thành tích tốt đến đó …” . Ông là một nhà sử học lớn của đất nước , ông viết rất nhiều sách sử . Và ông được giao chỉnh sửa toàn bộ Việt sử cương mục tiết yếu (gồm 53 quyển).Vua Tự Đức (1848-1883), ông vua hay chữ bậc nhất triều Nguyễn, cũng rất đề cao sử học, đã nói : “ Đạo học sở dĩ chưa được sáng tỏ, nguyên do chẳng phải sử cũ chưa được đầy đủ đó sao ?” . Nhà vua đã gián tiếp ca ngợi , đề cao việc làm của Đặng Xuân Bảng .
Trong bài thi tiến sĩ năm 1856 , có đoạn viết của Đặng Xuân Bảng : “Cái uyên bác của học vấn đâu chỉ là ghi nhớ , thuộc lòng được nhiều ! Học là để ứng dụng vào công việc. Hiểu sâu để vận dụng , đâu chỉ là chuyện mỹ quan” (Học vấn chi bác khởi đồ ký tụng chi đa dĩ tai . Cái học dĩ thố chủ sự , tình nghĩa trí dụng khỉ đồ vi mỹ quan dã).Đó là cái học thông minh, cái học để giúp đời vậy.
Ông mất ngày 1-11 năm Canh Tuất (tức 7-12-1910).
10.     Đặng Xuân Viện : ông Đặng Xuân Viện là con trai ông Đặng Xuân Bảng, ở làng Hành Thiện , nay thuộc xã Xuân Hồng, Huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Hà. Hành Thiện là đất sinh nhiều người đỗ đại khoa, đất có nhiều người tài, đất có truyền thống văn hóa cao.Việc học ở làng Hành Thiện là một niềm tự hào của người dân.Thời nào cũng vậy.
Ông Đặng Xuân Viện, tuy thuộc dòng dõi Nho học nhưng chịu ảnh hưởng tân học rất nhiều.Ông là một cây bút trong nhóm Nam Việt đồng thiên hội, biên soạn bộ “Minh Đô Sử”.
11.   Đặng Xuân Khu :ông là con trai ông Đặng Xuân Viện . Ông có rất nhiều nhà lớn, nhưng nhà ở đây không là nhà ở, mà là … tiếp vĩ ngữ “-ist” trong  Anh ngữ.Thí dụ ông là nhà tư tưởng, nhà văn hóa , nhà chính trị, nhà cách mạng, nhà báo, nhà thơ ... Sóng Hồng . Quê hương ông là Hành thiện.Ông “ra đời trong không khí hiếu học, thanh bần và lễ nghĩa”. Ngay lúc mới ra đời, ông đã sống trong không khí văn học của gia đình. Lớn lên, ông cũng tiếp xúc với Nho học, đó là tứ thư ngũ kinh, thơ Đường, thơ Tống. Tiếp nối truyền thống sống trí tuệ và liêm khiết, nhưng không “ lặp lại con đường thất bại của cha anh”, ông theo một hướng khác. Ông vẫn thừa nhận Nho giáo là đạo lý, là nếp sống lầu đời của gia đình. Nhưng ông nhất định đổ chậu nước tắm ấy và giữ đứa trẻ con lại. Cái nhận định đúng đắn ấy đã dẫn ông đến một vị trí toàn diện sau này. Ông là ai ? Ông là người họ Đặng đầu tiên làm đến chủ tịch nước : Trường Chinh .Ông trở thành một học giả uyên thâm qua sự nghiền ngẫm, gạn lọc giữa Tây và Đông, giữa quá khứ và hiện tại. Học đến cao đẳng thương mại, nhưng đó chỉ là bàn đạp, ông đã nhìn rộng ra thế giới, ông đã tìm hiểu về cách mạng Pháp 1789, Cách mạng Trung hoa 1911, cách mạng Nga 1911. Đặc biệt, ông đã đến  với chủ nghĩa Mác – Lê nin, đã đi hẳn vào con đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc.
          Năm 1941, ông được bầu vào tổng bí thư . Trong thời gian này, ông còn là chủ bút các tờ báo Giải phóng, cờ giải phóng, tạp chí cộng  sản. Trên cương vị tổng bí thư, ông là một trong những người quyết  định đi đến thành công trong kháng Pháp. Năm 1956, do có một số sai lầm trong cải cách ruộng đất, ông đã tự phê và xin thôi giữ chức Tổng  bí thư (nhưng vẫn là ủy viên Bộ Chính Trị).
          Năm 1986, ông Lê Duẩn mất, ông được bầu vào lại chức tổng bí thư. Đến tháng 12 năm ấy, Đại hội Đảng lần VI thì xin thôi. Ông được cử làm cố vấn ban chấp hành trung ương.
         Chính ông đã  “lát những viên gạch đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho sự nghiệp đổi mới việt Nam” kể từ đại hội VI, nhờ những  tư duy chính trị sắc sảo, nhạy bén, nắm bắt thực trạng đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Và cũng chính ông đã chính thức đề nghị lấy “ Chủ Ngĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hoạt động của toàn  Đảng, toàn dân ta” và đề nghị ấy của ông đã đưa vào Cương lĩnh xây dựng đất nước… ông dám nhìn thẳng vào thực tế trì trệ của đất nước vào những năm 80 để dũng cảm đề xuất những quan điểm đổi mới, dù cho có gặp búa rìu của các luồng quan điểm cũ chụp lên đầu ông cái mũ “  chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh …”. Từ những  đề xuất ấy, ông cùng Trung ương đảng hình thành tư duy dổi mới  và xác lập  đường lối đổi mới toàn diện tại đại hội Đảng VI , vào tháng 12 năm 1986.
          Ông đúng là một nhà tư tưởng và lý luận sắc bén, có tầm cỡ của cách mạng  Việt nam. Ông được trao tặng huân chương Sao vàng, giải thưởng Lê – nin.
Ông mất ngày 30 – 9- 1988, thọ 81 tuổi, lúc ông đang là cố vấn ban chấp hành Trung ương Đảng.
12.   Đặng Nguyên Cẩn : Ông là thế hệ trước của Đặng Xuân Khu, sinh năm 1867, tại Thanh Chương, Nghệ An. Ông đỗ phó bảng năm 1904, hiệu Thái Sơn, Ông được sĩ phu Nghệ Tĩnh xem như núi Thái Sơn, sao  Bắc đẩu, là bạn già của Phan Sào Nam. Cụ hoạt động lừng lẫy trong phong trào Duy tân  cùng với Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Quý Cáp, Phan Sào Nam (tức Phan Bội Châu) … Cụ Huỳnh mô tả cụ Đặng như sau: “ Vóc người nhỏ bé , mặt mũi đen xám, ngoài văn học ra, toàn không biết cái thứ gì. Tướng cụ xấu, nếu như người không quen biết mà mới gặp cụ lần đầu, tất cho là cái người không biết chữ, “ nhất là một” mà ai có dè trong bụng như kho sách, khí áp ngàn quân, cái ngòi bút cổ cánh không ai sánh, cùng với cái tướng xấu quê đen quạm kia, hiệp thành cái lạ mà người đời ít có!”.
Ông trước có làm quan tại kinh. Sau làm Đốc học Nghệ An, rồi Đốc học Bình Thuận, quan trường rất nể trọng. Tuy cái vẻ bề  ngoài bất lợi cho ông nhưng bạn bè ông có ở khắp nước; nghĩa là ông giao dịch rộng. Ông lấy việc đào tạo các thanh niên hậu tiến làm trách nhiệm của mình. Học trò vùng Nghệ Tĩnh của ông đều là “ cao túc” hết cả, như Hải ngư Đặng Thái Thân, Nguyễn Văn Ngôn…
Về sau , ông bị đày ra đảo Côn Lôn ( vì vụ phong trào Duy Tân) năm 1908. Ở tù, ông vẫn hoài niệm về công cuộc giáo dục thanh niên và tự cho mình theo phái duy Tân ôn hòa :
          Ngoảnh lại non sông rối ruột tằm
          Mấy người đông độ, mấy vào nam
          …..
          Trẻ trăng một lũ có ai chăm
Bình sanh vẫn khoái ôn hòa đấy
Ai lạc, ai đinh hỗ phải cam.
                             ( Huỳnh Thúc Kháng dịch)
Đến năm 1921, ông mới được trả tự do. Ông mất năm 1923.
13.    Ngoài ra, còn có biết bao người họ Đặng đã viết nên kì tích trong giai đoạn này như  Đặng Văn Ngữ, Đặng Thái Thân, Đặng Thai Mai…
          Trong cuộc hội thảo khoa học về “ Danh nhân Đặng Tất – Đặng Dung và những đóng góp của họ Đặng trong lịch sử dân tộc”  được tổ chức tại Huế ngày 23 tháng 8 năm 2002, ông Đặng Đình Sơn có đọc bài tham luận của ông, “ …Danh nhân tiêu biểu cho các thế hệ họ Đặng hiện nay, còn có thể kể đến các vị tướng, như Đặng Quân Thụy, Đặng Vũ Hiệp, giáo sư viện sĩ Đặng Hữu, trưởng ban Khoa Giáo trung ương, giáo sư viện sĩ ĐặngVũ Minh, giám đốc trung tâm khoa học tự nhiên, Viện sĩ viện Hàn lâm khoa học Nga, cùng đông đảo tướng lĩnh, Sĩ quan , Giáo sư, Tiến sĩ, Kiến Trúc Sư, Kỹ sư, bác sĩ, nhà văn, nhà giáo, nhà báo, ….. đã và đang giữu nhiều trọng trách trong quân đội, trong các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương mà ta chưa có điều kiện tổng kết”  .
*****
Nhắc lại câu: “ Đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Đặng”, “Đánh giặc họ Hàn, làm quan họ Đặng”, rồi “Đánh giặc đời Trần, làm quan họ Đặng”;  tất cả đều nói lên thế mạnh của họ Đặng là làm quan. Làm quan phải gắn liền với học thức, đỗ đạt, ông Cống, ông Nghè, quan ở đây phải là quan giúp đời thật sự, quan có … chất lượng.
Câu “Đánh giặc họ Hàn, làm quan họ Đặng” có ở quyển  Việt Nam tự điển “ của Hội khai trí Tiến Đức 1952, trang minh họa họ Đặng. Câu “Đánh giặc họ Đinh, làm quan họ Đặng” thì có ở nhiều sách, họ Đinh ở đây ám chỉ Đinh Tích Nhưỡng, dòng dõi Đinh Văn Tả, Đinh Văn Thản, Đinh Văn Phục đều là tướng tài, rất được triều đình trọng dụng, Còn Đặng ở đây là Đặng Đình Tướng ( 1649 – 1735), con cháu rất nhiều người làm quan, “ áo xanh áo tía đầy triều”. Lại còn câu “Đánh giặc đời Trần, làm quan họ Đặng”, tình cờ đọc “ lối xưa xe ngựa…” của TS Chân Quỳnh, một nhà nghiên cứu Sử học Việt Nam ở Pháp. Nói tóm lại, ai làm gì thì  làm, còn họ Đặng thì “ lo làm quan là chính”. Nếu người họ Đặng có cầm quân thì cũng không tồi, như Đặng Tất, Đặng Dung, Đặng Tiến Đông, Đặng Xuân Bảo, Đặng Vũ Hiệp….
‘ Bao giờ núi Trúc hết cây, sông Nanh hết nước họ này hết quan”. Nghe hơi chói tai! Vì nó có vẻ không được khiêm tốn cho lắm. Nhưng không, đó là niềm tự tự hào của người họ Đặng Hà tây. Trước hết họ chỉ nói với nhau, nhắc nhở nhau truyền thống tốt đẹp của dòng họ, nhắc nhở con cháu họ Đặng luôn để tâm đến đạo học.
Ta cố quên đi một chút băn khoăn suy nghĩ về nguồn gốc, về dòng tộc để tin rằng  họ Đặng mà các cụ trong nhiều cuộc hội thảo đã cố gắng chứng minh là “ ĐẶNG TÍNH GIẢ, CỬ QUỐC GIAI NHIÊN” . và cứ hãnh diện rằng: “ Hiển hách công danh hộ quốc, tôn dân vương hầu kế thế, quang minh chính trực, khai cơ lập nghiệp thi lễ truyền gia” vốn đã rất nổi tiếng trong họ Đặng. Mong rằng, hay tin rằng, “xét từ hồi nguyên thủy đến nay, chưa có một lý do nào buộc họ Đặng phải đổi sang một họ khác”. Như ông Đặng Văn Thảo kiến trúc sư, ủy viên ban liên lạc toàn quốc đã nói :
“Họ Đặng Việt Nam”  đang là một cụm từ đi vào phổ biến? Họ Đặng Việt nam đã trở thành một đề tài không cần bàn cãi ?
Đến đây trước khi sang một phần khác, phần “ họ Đặng gốc Trần”ta hãy nghe kể về cuộc đời và sự nghiệp của
Ông ĐẶNG XUÂN BẢNG
Ông xuất thân từ một gia đình Nho học. từ nhỏ ông đã tiếp thu một nền gia học tốt đẹp, một truyền thống tuyệt vời của dòng họ . Ông là người đầu tiên đỗ Tiến Sĩ ở làng Hành Thiện.
Đỗ đại khoa xong, ông được giữ lại ở kinh đô Huế và làm việc ở những cơ quan có uy vọng về học thuật. Ông đã trở thành một học giả, 1 chính khách đầy uy tín. Ông đã có những kiến nghị sáng suốt về kinh tế, chính trị, quốc phòng. Ông rất quan tâm đến vận mệnh đất nước, đến cuộc sống của nhân dân. Là một học giả, ông có rất nhiều cái để suy tâm, điều tra, nghiên cứu, sáng tạo. Ở tuổi 81, ông còn nằm nghiên cứu, chấm sách. Ông có di huấn đề lại cho con cháu là phải chăm đọc sách do ông viết, để “ cũng đủ đối đãi với xã hội, cũng đủ giao tiếp với người ta”. Gần 20 tác phẩm Hán nôm còn giữ lại đã nói lên được ông là một tác gia quan trọng của nữa sau thế kỉ 19. Ông biên khảo và nghiên cứu viết nhiều thể loại, nhưng sử là thế mạnh. Ông thông cả sử cổ đại Trung Quốc, nhưng đầu tư và viết sử ta nhều hơn “ Sử học bị khảo”, “ Thánh tổ sự tích”, “ Tuyên Quang tỉnh phú” là những tác phẩm của cụ tiến dần từ hẹp đến rộng “ Tiết yếu” là một bộ thông sử ghi lại từ đời Hùng Vương đến cuối đời Tây Sơn. Ông mạnh dạn đính chính, bổ sung sử cũ, ông còn bình lịch sử, nhận định, đánh giá nhân vật hay sự kiện lịch sử theo quan điểm lịch sử và đạo đức của mình. Ông còn nhận định và đánh giá một chủ trương hay một chính sách của triều đình, rồi phân tích, bình luận về nguyên nhân thành bại của một triều đại. Việc làm đó của ông là rất sâu rộng, phong phú và công phu, nghiêm túc. Nếu ông không là người uyên bác thì ông viết nhưng ít người đọc. Bằng ngòi bút, bằng chữ  tâm, ông đã viết “ Tiết yếu” để ca ngợi các anh hùng  dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong nhân dân và động viên thanh niên.
Tuy ông không tham g ia phong trào Cần Vương nhưng cũng đóng góp tích cực vào  công cuộc chiến đấu chung của dân tộc bằng ngòi bút đáng khâm phục của mình. Ông luôn chú ý giám định niên đại các sự kiện và nhân vật lịch sử. với ông, lịch sử gắn liền phạm trù thời gian và không gian, quê hương của ông, xã Hành Thiện, Nam Định, là nơi có truyền thống hiếu học. con số 338 vị đậu tiến sĩ, phó bảng, cử nhân, tú tài từ năm 1522 đến năm 1915 đã nói lên điều ấy. sau này, Hành Thiện còn nổi tiếng là xã có nhiều nhà tâm học xuất sắc trong nhiều lĩnh vực.
Họ Đặng ở đây gồm 8 chi, thờ chung một cụ tổ là Đặng Chánh Pháp. Cụ Pháp đi từ  lương xá Hà Tây để đến Hành Thiện Vào khoảng đầu thế kỉ 16,Chi Đặng Nguyên Nhiễm có Đặng Nguyên Quế,làm  thuốc,dời nhà đến An Dương(Hải Phòng).Con cụ Quế là cụ Đặng Viết  Hòe. tức Mèn  Hòe, đỗ Tú tài. Con  cụ Hòe là tiến sĩ  Đặng Xuân Bảng và cử nhân Đặng Ngọc Toản.
Ông Đặng Xuân Bảng rất thẳng thắn.Ta hãy nghe ông nói với vua Tự Đức: ”Thần cũng chỉ xin bệ hạ có tấm lòng cầu hiền đãi sĩ mà thôi.Chớ  vì cung điện lâu đài mà quên tấm lòng ấy ; chớ vì sắc đẹp giọng hay mà bỏ lơi tấm lòng ấy; chớ vì thái bình vô sự mà lơ là với tấm lòng ấy.Như vậy thì trong  thâm cung ắt có kế bền gốc,trong nguồn,sẽ được thấy tấm lòng ngay thẳng và triều đình ngay thẳng.Triều đình ngay thẳng thì các quan ngay thẳng…”Đoạn văn vừa rồi là đoạn kết của bài thi Đình 1856.Và có lẽ chính đoạn văn ấy đã làm ông đáng lẽ đỗ Hoàng giáp lại bị đánh xuống hàng Tam giáp Tiến sĩ
Năm 1857,ông được sung vào Nội các (là văn phòng của nhà vua) để tham gia biên soạn bộ “Nhân sự kinh giám”; đó là bộ sách lớn , bàn về đạo đế vương, do Triều đình trực tiếp chỉ đạo biên  soạn. Năm 1860,ông được bổ làm Nhiếp Tri phủ Thọ Xuân.Ở đây,những tệ nhũng nhiễu dân chúng ông cương quyết trị,không  tha một ai. Rồi ông làm Tri phủ Yên bình.Ông khuyên dân bỏ thói gây sự, kiện tụng. Phải chăng, đây là nét đặc trưng nữa của người họ Đặng? Năm này,cụ viết “Tuyên quang tỉnh phú”.
Năm 1861 ông lại về Huế làm giám sát ngự sử. Ông dám can ngăn vua Tự Đức không đi săn bắn, làm nhọc sức dân.Ông còn dâng sớ can vua không nên sai Phan Thanh Giản sang Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam kì vì không chắc được .Và đúng như dự đoán của ông,phái đoàn đi Pháp đã thất bại: Hòa ước Nhâm Tuất vẫn thi hành,việc chuộc lại 3 tỉnh Biên Hòa,Gia Định,Định Tường là không được.Ông còn nhiều kiến nghị  với vua về các biện pháp giải quyết các vấn đề tài chánh,quân sự đang yếu kém.
Năm 1863,ông là Chưởng  ấn ở Lại Khoa
Năm 1864,ông được cử làm Án sát Quảng yên. Nhưng vừa đến tỉnh, ông lại nhận lệnh đi đánh giặc (dưới quyền Trương Hữu Dụng). Cụ có tài thấy xa, hiểu rộng, nên thoát chết, còn lập chiến công. Hồi này ở đất Bắc khắp nơi loạn lạc,nào giặc Tạ Văn Phụng dấy binh ở Quảng Yên,giặc Nông,giặc Khách cùng sự phản nghịch ở kinh thành.Lúc này quân Pháp đã lấy được Nam kỳ,đang chuẩn bị đánh Bắc kỳ.
Năm 1867,ông sang làm Bố chánh Thanh Hóa.Cùng năm,ông có  lệnh về làm chủ khảo trường thi Hà nội. Năm 1868,ông là ốó chánh Tuyên quang.Tình hình  ở đây hết sức loạn lạc,ông phải đem  quân đi tiểu trừ theo lệnh Tổng đốc Nguyễn Bá Nghi.Ông đã dâng sớ về triều đình trình bày kế hoạch đối phó với  bọn giặc (Ngô Côn,Ngô Kinh) để giữ vững biên cương. Năm 1869,cụ lại được điều về làm Bố chánh Thanh Hóa lần thứ hai,rồi Bố chánh Hà Nội, Bố chánh Sơn Tây. Năm 1870, ông được thăng lên tuần phủ Hưng yên . Năm ấy, dân chúng  Hưng Yên bị đói vì đê vỡ, ông đã mở kho lấy thóc cho dân dù chưa có lệnh. Cụ đã dâng sớ khai đào nhiều kênh để tránh lụt lội và tiện giao thông.Ông cho rằng việc bỏ đê và đắp đê đều thất sách.  
Năm 1872,ông được Nguyễn Tri Phương xin cử làm Tuần phủ Hải Dương. Triều đình lúc ấy còn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng. Ông lại dâng sớ xin mở sông Cấm, mời các nước phương Tây sang buôn bán để tránh thế độc quyền của Pháp. Vua Tự Đức bút phê:  “ một nước còn giao thiệp không  xong nữa là các nước”. Đến đây, ta thấy rõ ông có cái nhìn rất sâu rộng, có những đề nghị rất táo bạo, xuất phát từ một bộ óc uyên bác, một cái tâm trong sáng. Nhưng, Vua vẫn là Vua !
Tháng 10 năm 1873, Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết, Pháp chiếm thành Hà Nội, xuống đánh thành Hải Dương; lãnh binh Lê văn Danh( đóng ở cửa Đông) bỏ chạy. Ông cùng Lê Hữu Thường mở cửa Tây lui ra giữ Bình Giang, rồi phải bỏ Bình Giang rút chạy. Vì thế, ông bị đưa về Huế để xử tội khoảng năm 1875. Ông nói: “ Tôi xin thề trước Hoàng Thượng rằng: tôi và con cháu tôi không bao giờ đầu hàng giặc Tây”. Vua Tự Đức thừa nhận ông không có sơ suất, cố chiến đấu giữ thành, bảo toàn lực lượng lúc rút lui. Tuy vậy, ông bị phán quyết cuối cùng là bị đày ra Đồn vàng(Hưng Hóa) để đi mở đồn điền chuộc tội. Năm 1878, tuy có chiếu triệu về kinh đô, nhưng ông lấy cớ mẹ già, xin về quê nuôi mẹ.
Năm 1884, khi Hàm Nghi lên ngôi, có chiếu đòi ông vào kinh nhưng ông từ chối. Có lời đề nghị của quan phụ chánh Phan Đình Phùng. Ông chịu về làm đốc học Nam định.
Năm 1888, ông được trều đình đánh giá lại; ông được lệnh về kinh thành thăng chức, nhưng ông lại từ chối vì già yếu để xin về quê an dưỡng.
Ông kết thúc cuộc đời làm văn quan bằng con đường phải cầm quân dẹp giặc, rồi bị đánh bật ra ngoài. Một kết cục không vui dành cho một tiến sĩ.
Phải chăng,lời thật mất lòng? Hay vì Ông đã mang trong người dòng máu họ Đặng?

HỌ ĐẶNG GỐC TRẦN
Chuyện thực hư
1.    Chừng năm năm nay, có thông báo nói là họ Đặng là do gốc họ Trần mà ra. Nghe vậy, nhiều người- nhất là người miền Nam tỏ ra hoài nghi, tỏ ra thắc mắc, muốn tìm hiểu sự thật, đúng cũng tốt mà sai cũng không sao. Thậm chí có người “quá sướng” vì được làm con cháu của ông ... Trần Hưng Đạo !
      Những người chủ trương “Họ Đặng gốc Trần” lý luận rằng : Năm Tân Mùi (1511), Trần Tuân nổi lên chống triều đình Lê Tương Dực (1510-1516), bị Trịnh Duy Sản đâm chết ( ở huyện Từ Liêm). Do vậy, con cháu của Trần Quân, vì sợ tru di, phải chạy trốn về Lương Xá (Hà Tây), đổi sang họ Đặng. Và họ Đặng sinh ra từ đấy. Tức là họ Đặng, theo họ, ra đời chưa đến năm trăm năm nay. Họ còn nói là con cháu họ Đặng là di huệ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn !
     Những người này còn có ý muốn đưa cả Trần Văn Huy, Trần Cận, Trần Du và Trần Lâm vào phủ thờ ở Lương Xá. Trần Văn Huy là cha Trần Cận, Trần Du và Trần Lâm. Họ, kể cả vài nhà sử học, đã cho rằng con cháu họ Đặng đã lần lượt ra đời từ đấy. Họ chắc chắn như vậy !
2.    Sự việc đã khiến các chi nhánh họ Đặng – nhất là ở phía Bắc, phản ứng chống lại luận điểm “có vẻ lịch sử” trên. Họ đưa ra các dẫn chứng lịch sử xác thực, hoặc và bằng những luận cứ khoa học rõ ràng để phản bác.
2.1   Ý kiến phản đối lập luận rằng họa Trần Tuân chỉ xảy ra cách nay chưa tới 500 năm, trong khi ngài Đặng Hòa có từ đời Hùng Vương 6, ngài Đặng Oánh, đời Hùng Vương 18, ngài Đặng Ma La (từ năm 1233). Nghĩa là họ Đặng đã ra đời hơn hai mươi thế kỷ. Cac s vị vừa nêu đều có đền thờ và còn cả những đạo sắc phong của các nhà nước phong kiến Việt Nam.
2.2   Trong bảng thông tin nội bộ về việc Họ, “các cụ” đã lập một bảng so sánh để dẫn chứng hùng hồn về nguồn gốc họ Đặng, không phải là từ họ Trần
Bảng 1
Bảng 2
Đặng Lâm – 1412
Đặng Lội – 1430
Đặng Chí – 1451
Đặng Điện – 1480
Đặng Huấn – 1519
Trần Lâm – 1511
Đặng Lội –
Đặng Chí –
Đặng Điện –
Đặng Huấn – 1519

  Bảng 1 là tông đồ họ Đặng ở Lương Xá. Còn bảng 2 đã nói lên người ta đã nhầm ông Trần Lâm với ông Đặng Lâm. Trần Lâm là con út của ông Trần Văn Huy, đổi sang họ Đặng từ năm 1511. Còn ông Đặng Lâm, sinh từ 100 năm trước đó, là có thật trong gia phả họ Đặng ở Lương Xá.Trong 8 năm, từ 1511 đến 1519, mà ông Trần Lâm đã sinh được 5 đời; « Chuyện ấy dù có nhân bản cũng không có được » ! Tóm lại, bảng 2 là bảng không thể được.
     Tất cả các gia phả của các chi họ Đặng đều ghi :
- Tổ Lâm sinh tổ Lội.
- Tổ Lội sinh tổ Chí.
- Tổ Chí sinh tổ Điện.
- Tổ Điện sinh ra Nghĩa Quốc Công.
Đặng Huấn năm 1519
2.3    Ở chi Thịnh liệt, ông Đặng Văn Chí đã phát biểu : “Khi Trần Tuân nổi loạn, thì tiến sĩ Trần Cận đã qua đời (1511-1512). Vì vậy, ông không là người đổi sang họ Đặng”. Tuân, một người xã Quảng Bị, huyện Bát Bạt, là cháu Trần Cận, một viên thượng thư đã mất. Tuân là người hung hãn, chiếm cứ các động ở ven núi rừng Hưng Hóa... » (theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục).
     Tại phủ thờ họ Đặng tại phủ Lương Xá , vẫn còn hai câu đối :
Cự Mạc phò Lê, công tại Hoàng gia Danh tại sử
Quan tiền dụ hậu sinh vi lương tướng tử vi thần
    Đó là hai câu nổi tiếng, ca ngợi tiên tổ họ Đặng. Qua hai câu này, ai cũng biết được rằng tổ tiên ta là người họ Đặng gốc Đặng. « Ông Trần Tuân nổi loạn chống triều đình nhà Lê; con cháu ông trốn về Lương Xá đổi thành họ Đặng thì sao lại nói «Cự Mạc phò Lê...», và «ông Trần Tuân khi sống làm tướng, nhưng nổi loạn thành giặc chống lại triều đình, bị  giết. Vậy khi chết không thể « tử vi thần » tức thành thần được » (lời phát biểu của ông Đặng Diệu Anh).
2.4   Ông Đặng Văn Thảo, phó ban liên lạc toàn quốc họ Đặng Việt Nam đã phát biểu : “ Họ Đặng chúng ta là dòng họ Đặng chính thống, thuần khiết về giống nòi, cùng chung huyết thống”. Thế nhưng trong bản tin số 2 năm 1998 (“ Bản tin họ Đặng Việt Nam”) do ông Đặng Trần Đảng (Trưởng ban biên tập xuất bản ) có nói : “ Cụ Đặng Điện, hậu duệ đời thứ 5 của Thủy tổ Đặng Hiên, đời thứ 9 với cao cao tổ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và sau đó là các ngài Đặng Đình Tướng, Đặng Tiến Thự đều là giống nòi của họ Trần”. Nói như vậy chẳng khác nào “gà mẹ ấp vịt con”. Ông Thảo cũng dễ dàng đưa ra một sự nghịch lý của “Thuyết họ Đặng xuất thân từ họ Trần”. Ngài Đặng Dung mất năm 1413 (cùng ngày mất của Vua Trùng Quang) thì 100 năm sau, mới xuất hiện họa Trần Tuân. Ông kết luận bài phát biểu: “ Nếu vì mục đích nào đó mà chắp nối tộc phả lung tung làm cho con cháu hiểu nhầm thì có tội với Tổ tiên họ Đặng chính thống và có tội với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ».
2.5  Trong thông báo ngày 20-9-1999, các cụ của Ban liên lạc toàn quốc họ Đặng Việt Nam có nhận định: “ Họ Đặng là họ Đặng. Vì khởi tổ là Ngài Đặng Oánh đại vương từ thời vua Hùng thứ 18, đến nay đã trên 2000 năm. Hiện còn đền thờ và 13 đạo sắc phong ở Tháp Dương, xã Trung Kênh, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh”.
Theo tài liệu của ông Đặng Trần Đảng thì họ Trần đổi sang họ Đặng chỉ mới 488 năm; số người đổi sang họ Đặng chưa tới 10 người. Như vậy họ Đặng Trần có rất ít người sống lẫn lộn với người họ Đặng chính tông. Việc ông Đặng Trần Đảng lắp ghép một số người họ Đặng chính tông sang họ Trần là một việc làm thiếu thận trọng. Tuyên truyền họ Đặng từ họ Trần mà ra là một việc làm trái với lịch sử và đạo lý”.
2.6  Cụ Đặng Hoàng Hương, sinh năm 1921, trưởng ban đại diện liên chi họ Đặng vùng Bình Lục, trong bài phát biểu : “ Phải làm rõ luận điểm họ Đặng là họ Đặng; tuyệt nhiên không phải họ Đặng do gốc Trần mà ra”, đã nói đại ý rằng đối chiếu những quyển gia phả do các Ngài danh nho, như Đặng Đình Tướng, Đặng Tiến Đông (?) viết, cũng không có đoạn nào nói là họ Đặng do gốc Trần mà ra. Như vậy, ông Đặng Trần Đảng đã tự dưng lên phả tích hoàn toàn sai lệch về lịch sử và huyết thống.
2.7    Cụ Nguyễn Song Tùng, cố vấn cho UNESCO về các dòng họ Việt Nam cũng Khẳng định : “ Lịch sử dòng họ thì không thể lẫn lộn họ Đặng với họ Trần được. Cho nên lịch sử họ Đặng là họ Đặng, họ Trần là họ Trần trong từng thời kỳ lịch sử. Dòng họ Đặng đã đóng góp công sức của mình một cách xuất sắc”. Cụ còn phát biểu thẳng thắn: “ Nói họ Trần mới là nguồn gốc của họ Đặng Việt Nam; hay nói tất cả họ Đặng đều xuất phát từ họ Trần là hoàn toàn vô lý nếu không muốn nói là xuyên tạc lịch sử”.
 2.8    “ Có ý kiến cho rằng nên nhập hai họ Đặng và Đặng Trần lại để xây dựng dòng họ. Nhưng việc này ta phải hết sức thận trọng vì lịch sử đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá. Họ là huyết thống chứ không phải là mặt trận. Nếu ta quên đi điều ấy là sai lầm. Vì “ luật âm dương dị đồng nhất lý” nên Tổ họ Đặng không thể ngồi chung một nhà thờ với họ Trần. Con cháu họ Đặng mà thờ Tổ họ Trần ( và ngược lại) là trái đạo.
3.    Ngày 16-11-1999, Ban Liên lạc toàn quốc họ Đặng Việt Nam ra thông báo: Ông Đặng Xuân Phi, phó Trưởng ban liên lạc họ Đặng gốc Trần, đã thừa nhận những sai lầm của Hội đồng gia tộc họ Đặng gốc Trần. Ông Phi nói: “ Báo cáo sơ lược lịch sử họ Đặng Việt Nam viết rằng : tất cả các cuốn gia phả của các bậc tiền nhân để lại đều có chung một cội nguồn, đều xuất phát từ gốc Trần và gọi cụ Đặng Hiên là Thủy Tổ là việc làm sai sót, thiếu cẩn trọng của Hội đồng gia tộc họ Đặng gốc Trần”. Và cũng tại biên bản kỳ họp ấy, “ phía Ban Liên lạc toàn quốc họ Đặng Việt Nam cho rằng chính việc làm sai sót, thiếu cẩn trọng ấy của Hội đồng gia tộc họ Đặng gốc Trần là nguyên nhân chủ yếu của những bất đồng lâu nay”.
Hai bên đã nhất trí qui định:
-         Ban LLLTHĐTQ được thành lập ngày 19-9-1999 được gọi là Ban Liên lạc toàn quốc họ Đặng Việt Nam.
-         Hội đồng gia do ông Đặng Trần Đảng thành lập được gọi là Hội đồng gia tộc Họ Đặng gốc Trần.
4.  Như vậy, vấn đề “họ Đặng gốc Trần” đã được làm rõ. Chỗ thực và hư đã được nhận diện. Nó thực ở chỗ Trần Tuân làm loạn, rồi bị giết, rồi con cháu phải đổi sang họ Đặng. Đấy là một sự kiện được ghi vào chính sử. Nhưng nó hư ở chỗ người ta đã cố tình đồng hóa ông Trần Lâm ( năm 1511) với ông Đặng Lâm, là cháu nội ông Đặng Dung, sinh năm 1412. Vì đâu mà dễ dàng mắc cái sai lầm “chết người” này ? Việc lý giải câu hỏi này không phải khó.
          Bây giờ ta hãy “ thư giãn” một chút về một quan đại thần “ phi họ Đặng” nữa. Ông quan này không trung với ai cả, mà với ai ông cũng ... chơi! Đó là :Nguyễn Hữu Chỉnh
          Nguyễn Hữu Chỉnh trưởng thành và làm quan thời Chúa Trịnh Sâm – Vua Lê Hiền Tông. Ông người xã Đông Hải, Nghệ An. Cha là Nguyễn Mẫn, rất giàu có. Lúc nhỏ ông thông minh có tiếng. Năm 9 tuổi đã làm thơ; Ông ứng khẩu:
Xác không vốn những cây tay người.
Khôn khéo làm sao nữa cũng rơi
Kêu lắm lại càng tan tác lắm
Chung qui chỉ một tiếng mà thôi.
           Đó là bài thơ ứng khẩu nhân dịp Tết nguyên đán, Thầy cho pháo, bắt làm 1 bài thơ nôm vịnh pháo.
          Thầy nghe, thất kinh thằng bé ! “Tương lai nó làm lớn và loạn thiên hạ cũng là nó”.
            Năm 16, ông đỗ Cử nhân. Vì thời loạn, Cống Chỉnh muốn biết cả “ lục thao tam lược” (chỉ huy quân sự). Gặp khoa bác cử (thi võ), ông thi nhưng không đỗ. Ông lại làm thơ :
Của chẳng riêng ai, vốn của trời
Có thì ăn mặc có thì chơi
Bán buôn, áo cũng bồ nâu đỏ,
Hàng chợ, cơm dù bát sứ xôi.
Rượu uống tiêu sầu năm bảy chén
Thơ ngâm khiển hứng một vài lời
Bá vương nhắm mắt làm chi nữa
Lầm lẫn trời dành đã có nơi.
«««««
Thiệt chăng một đứa dại trân trân ?
Tài đức thua bên cả thánh thần
Cá nọ mèo tha đầy kẻ đuổi,
Lợn kia hùm bắt mấy ai ngăn
Tham sinh cho kiệm lòng ưu quốc,
Úy tử nên nhiều dạ ái thân.
Chữ phú mới hay dè chữ quý
Chẳng tin thì hãy bắc đồng cân
          Nguyễn Hữu Chỉnh xin làm môn hạ Hoàng Ngũ Phúc, một đại quan ở phủ chúa. Ông xây nhà ở Thăng Long, giao du với các danh sĩ, cuộc đời phong lưu, ca xướng, yến tiệc trong nhà quanh năm. Ông lại nho nhã, khôi hài và lịch thiệp. Thơ văn cũng thuộc loại tuyệt tác. Nhưng chỗ dụng tâm của ông không phải ở cây bút, mà là lưỡi gươm. Ông quyết theo Hoàng Ngũ Phúc tức Việp quận công... Chỉnh có tài đánh đường thủy. Giặc rất sợ uy, đặt cho tên “ Thủy chi điểu” (chim dữ dưới nước).
            Khi vào đánh Thuận hóa, Việp quận cho Chỉnh theo. Nhờ đó, Chỉnh có giao thiệp với Nguyễn Nhạc. Việp quận mất, Chỉnh trở thành vây cánh của Huy quận ( Hoàng Đình Bảo). Khi Bảo bị kiêu binh giết, Chỉnh là Hữu tham quân ở Nghệ An (chuyên phòng giữ mặt biển). Chỉnh sợ. Chỉnh quyết định vào Qui Nhơn gặp Tây Sơn, chờ cơ hội. Thế là Chỉnh cùng vợ con và một số quân sĩ xuống thuyền. Khỏi Thuận hóa, Chỉnh bỏ thuyền, lên bộ, nghỉ chân ở một ngôi miếu cổ. Chỉnh chợt thấy trên tường:
Hổ tự Tây Sơn xuất
Lòng tòng Đông Hải lai.
          Được rồi, “ Hổ là anh em Tây Sơn. Còn long là mình. Đông Hải là đất của mình”. Đó là điềm lành. “ Biết đâu ta nên nghiệp đế vương. Còn anh em Tây Sơn sẽ là vây cánh?”. Chỉnh sung sướng. Nhưng, Chỉnh nghĩ lại:
Tóc chen hai thứ chửa danh chi,
Thân hỡi là thân, thì hỡi thì!
Chưa trả chưa đền ơn đệ tử,
Thêm buồn thêm tủi chí nam nhi!
Kẻ yêu nên ít bề cao hạ,
Người ghét càng thêm tiếng thị phi
Tay bé khôn bưng vừa miệng thế,
Tấm lòng ngay thẳng cậy thiên tri.
«««««
Cửa sổ buồn xem ngựa trắng qua,
Vừa khôn thì lại thấy vừa già.
Trước đã cậy lòng con cái,
Sau còn nhớ đức mẹ cha.
Giàu ở làng, sang ở nước,
No nên bụt, đói nên ma.
Sắc không chữ ấy âu vàng thiếp,
Nghĩ không bằng một đóa hoa.
          Rồi ông lần đi tới Quảng Nam gặp Nguyễn Nhạc (nguyên trước đó, vào tháng 6-1775, Chỉnh được cử vào trao ấn kiếm cho Nguyễn Nhạc làm Tráng tiết tướng quân). Nguyễn Nhạc mừng. Rồi Chỉnh tới Quy Nhơn. Ở đó, Chỉnh cố tạo niềm tin. Nguyễn Nhạc tin rồi, nhưng còn Nguyễn Huệ và bao người khác. Chỉnh trổ tài huấn luyện các tướng Tây Sơn thao lượt, kỷ luật thật nghiêm. Ông khuyên vua Thái Đức ( Nguyễn Nhạc) mở các khoa thi kén nhân tài bổ làm quan. Ông còn xông xáo vào nơi mũi tên, lằn đạn. Trong một bài thơ trao tặng, ông có viết hai câu kết:
Muốn tới Vị tân mà hỏi Lã,
Rằng Chu xưa cũng thế này ru?
          Hai câu thơ ấy chỉnh có ý ví mình giúp vua Thái Đức như ngày xưa Khương Tử Nha (tức Lã Vọng) giúp vua Văn Vương nhà Chu. Ông còn chém đầu người em rể (từ Bắc vào đến Quy Nhơn dụ ông trở về) để củng cố lòng tin của Tây Sơn.
            Sang đầu năm 1786, Nguyễn Phu Như đi sứ vào Tây Sơn. Phu Như có quen biết  Chỉnh lúc ở Thăng Long. Vốn không thích Phạm Ngô Cầu (đang làm trấn tướng Thuận Hóa), Phu Như đem chuyện nhược điểm của Thuận Hóa, Thanh, Nghệ ra nói hết với Chinh, khuyên Chỉnh đem binh ra đánh. Chỉnh thấy hợp lý, vào trình bày với vua Thái Đức. Ngày 28-4 Bính Ngọ (1786), nhà vua liền cử Nguyễn Huệ (Tiết chế quân thủy bộ), Vũ Văn Nhậm (tả đô đốc), Nguyễn Hữu Chỉnh (hữu đô đốc), Nguyễn Lữ (Tiết chế thủy quân thuộc Nguyễn Huệ) ra đánh Thuận Hóa.
            Lúc này chúa Trịnh đã cử Phạm Ngô Cầu ( tức Tạo quận công) làm Đại tướng đốc trấn Thuận. Quận Tạo không phải tướng giỏi, không lo việc công, chỉ lo xiểm nịnh, đút lót. Nguyễn Hữu Chỉnh dùng mưu, đánh chiếm được thành. Phạm Ngô Cầu bị giải vào Qui Nhơn chém đầu.
            Nguyễn Hữu Chỉnh đắc ý, tâu cùng Nguyễn Huệ đánh tiếp ra Bắc Hà: “...Phép dụng binh cần nhất có 3 điều: thời, thế, cơ. Có đủ 3 điều ấy thì đánh đâu cũng thắng. Nay tình hình Bắc Hà, tướng thì lười, quân thì kiêu, đây là thời cơ, không nên bỏ”.
            Huệ nói: “ Bắc Hà có nhiều nhân tài, khinh thường thế nào được”.
            Chỉnh thưa : “Nhân tài Bắc Hà chỉ có mình Chỉnh. Chỉnh đi rồi thì trong nước trống không, ông không nên nghi ngờ gì nữa”.
            Huệ cười: “ Tôi thật không ngại gì cả, chỉ ngại một mình ông thôi”.
            Hiểu ý Huệ, Chỉnh giật mình, vội nói chữa: “ Tôi nói quá ra thế để thượng công tin rằng Bắc Hà không còn nhân tài mà thôi”.
            Huệ trấn an: “ Một nước đã dựng được mấy trăm năm, nay nhất định đến đánh, người ta sẽ cho quân mình là quân gì ?
            “ Một nước có vua lại có chúa. Một việc đại biến từ xưa đến nay chưa có bao giờ. Họ Trịnh tuy là phụ Chính, nhưng thực ra chỉ hiếp vua Lê. Dân chúng biết là bậy nhưng chưa làm gì được. Nay tướng công lấy danh nghĩa “ phù Lê diệt Trịnh” thì ai cũng hưởng ứng. cơ hội nghìn năm có một”.
            Huệ đã đắc ý nhưng cố phản biện: “ Ông nói phải lắm, nhưng làm trái mệnh trên hay sao ?”.
            Chỉnh tỏ ra uyên bác: “ Sách Xuân Thu có nói: làm trái mệnh là việc nhỏ, lập được công là việc lớn. Đã có công thì sao gọi là trái mệnh được. Huống chi tướng ở ngoài, mệnh vua cũng không theo. Ông há lại không biết thế ư ?” ( Đại Nam chính biện liệt truyện, sơ tập, quyển 30).
             Nghe xong, Nguyễn Huệ liền đem quân tiến ra Bắc Hà lần thứ I. Nguyễn Hữu Chỉnh thống lĩnh thủy binh đi trước đến chiếm Vị Hoàng. Đi đến đâu quân của Chỉnh cũng tiến như vũ bão. Dân Nghệ An chê Chỉnh là cõng rắn cắn gà nhà, một chuyện lạ chưa từng có.
            Tình hình diễn biến quá nhanh. Nguyễn Huệ ra đến Vị Hoàng rồi tiến thẳng Thăng Long. Đánh đâu thắng đó; quân tướng của Trịnh tan rã; chúa Trịnh chết. Nguyễn Huệ, với sự góp sức đắc lực của Nguyễn Hữu Chỉnh, coi như đã thu phục gần hết Bắc Hà.
            Ngày 27-6 (1786), Chỉnh đưa Nguyễn Huệ vào gặp vua Lê Hiển Tông. Lời lẽ khiêm tốn và lịch thiệp của Chỉnh và Huệ đã làm cho vua Lê hết lo. Nguyễn Hữu Chỉnh lo mai mối Ngọc Hân công chúa với Nguyễn Huệ. Rồi Huệ cưới Ngọc Hân. Sau lễ cưới ấy, vua Lê mất. Tự tôn Lê Duy Kỳ lên ngôi, tức Lê Chiêu Thống (1786-1788).
            Nguyễn Hữu Chỉnh không được người dân Bắc Hà coi trọng. Nguyễn Huệ cũng nghi ngờ về lòng dạ của Chỉnh; Vũ Văn Nhậm đòi khử Chỉnh để trừ hậu họa. Trở về đất Bắc với chiêu bài phù Lê diệt Trịnh, Chỉnh “thế thời phải thế”. Thực ra, Chỉnh không có mối thù với Trịnh. Việc Chỉnh phải giết một bạn chí thân (là Đỗ Thế Long) là một minh chứng. Đỗ Thế Long nói: “... Nay ông theo người mới mà hại người cũ là bất nghĩa. Chỉ kể lỗi của người mà không nghĩ đến công của người là bất nhân. Đã bất nhân bất nghĩa thì thiên hạ gọi ông là tặc tướng không quá đáng...”. Chỉnh đáp: “... Giúp đỡ là ơn riêng của một người. Cương thường là đạo lớn của thiên hạ. Ta diệt họ Trịnh để tôn vua Lê là hợp với cương thường, sao gọi là bất nhân, bất nghĩa và tàn tặc được?”.
            Thế Long: “ Vua Lê bao giờ chẳng là tôn, cần gì phải đợi ông giúp... Ông vô cớ đưa người khác về để hại Chúa, hại dân. Cả nước ai chẳng coi ông như thú dữ...”
            Trao qua đổi lại một hồi nữa rồi Đỗ Thế Long ra về. Chỉnh bảo tả hữu: “Rồng (tức là Long) thì phải cho xuống nước, không nên để ở trên cạn mà lừa dối thiên hạ”. Rồi sai người đón đường bắt Thế Long trói, ném xuống sông Nhị Hà.
            Hoàng Giáp Phạm Duy Khiêm có 2 câu thơ chê bai Nguyễn Hữu Chỉnh:
Gọi phù Lê, Lê mượn đâu mà phù,
Nói diệt Trịnh, Trịnh tội gì mà diệt.
            Biết được tình cảm của Nguyễn Huệ đối với mình, Chỉnh mật tâu vua Chiêu Thống: “ Tôi đưa Tây Sơn ra đây là để mưu việc tôn phù. Nay việc đã xong rồi thì tôi còn theo chúng làm gì nữa. Chỉ nay mai chúng sẽ rút quân về, xin Hoàng Thượng cho tôi trấn thủ đất Nghệ An để đương đầu với chúng”. Vua Chiêu Thống gật đầu, không đáp.
            Chợt có tin Nguyễn Nhạc ra thăm Bắc Hà. Chỉnh lo Nhạc ra để xâm chiếm Bắc Hà. Nếu vậy, Chỉnh sẽ không còn đất sống. Chỉnh xui Chiêu Thống nạp ấn tín và thảo chiếu xin hàng để lấy lòng Tây Sơn. Đến khi Nhạc ra, không nói gì đến việc đánh nhau mà là việc hữu hảo giữa 2 “nước”, Chiêu Thống mới yên tâm xếp việc xin hàng. Có lẽ vì vậy, Chỉnh mất hẳn tin tưởng ở vua Lê. Chỉnh lại bám sát Tây Sơn để về Thuận Quảng.
            Anh em Tây Sơn rời Bắc hà mà Chỉnh không hay biết. Đó là sáng sớm 17 tháng 8. Biết ra, thì Tây Sơn đã xuống thuyền lâu rồi. Rõ ràng Nguyễn Huệ đã ghẻ lạnh với Chỉnh. Chỉnh chưa biết tính sao. Ở lại thì không được. Còn đi, đi đâu? Không có một con ngựa, một chiếc thuyền. Chỉnh bỗng “ngâm” :
Đi cùng bốn bể chín chu
Trở về xó bếp chuột chù gặm chân
            “ Không sợ, không sợ, ta cứ ở đây thì phỏng đã làm sao?”
            Nói vậy, nhưng Chỉnh âm thầm nhổ neo. Lênh đênh 10 ngày, cuối cùng Chỉnh cũng đến được chỗ anh em Tây Sơn (ở Vinh). Chỉnh xin về Nam. Nhưng Huệ khéo léo: “ Việc ấy không nên. Ngoài Bắc còn có quận Thạc (Nguyễn Cảnh Thạc), quận Nhưỡng (Đinh Tích Nhưỡng) là những tay kiệt hiệt cả. Phi ông thì không ai trị nổi”. Rồi Huệ cho hai mươi lạng vàng và 1.000 quân. Chỉnh chỉ nhận vàng, Huệ cất quân về Nam.
            Bị ruồng bỏ ngay chính quê hương mình, con chim Bằng không biết vỗ cánh đi về đâu. Người Nghệ An vốn không ưa Chỉnh; có thể họ sẽ bị giết Chỉnh. Chỉnh nghĩ lại, suốt 10 năm trời, chính mình đã giúp Tây Sơn để họ được như bây giờ. Nguyễn Huệ đã quá nhẫn tâm. Chính Tây Sơn đã kỳ phụ chứ không phải Chỉnh. Ông lại uống rượu ngâm thơ. Có bài “ Tần cung nữ oán Bái công phú” mà ông mượn việc Hán Cao Tổ bỏ Bá Thượng, ngụ ý trách Nguyễn Huệ đã phụ ông, ông đọc:
“ Bởi phận còn quyến lá Ngư Câu, trăng Vị Thủy hãy cầm hình bóng lại
Kiếp ngọc nữ sương còn in đọng; Tiếng chân nhân gió đã đưa xa.
Dòng Đào Đường róc rách dưới sông Lưu, mụ Sà khóc bên đường nghe cũng tủi
Mây Mang Lĩnh chờn vờn về đất Bái, chị Trì theo trong núi nghĩ mà thương!
Thấy bóng cờ, ai chẳng rượu dê mừng. Nghe nhạc ngựa, người đều đàn sáo rước...”
            Nói gì thì nói, Chỉnh không thể quên rằng tính mệnh ông đang ở dưới lưỡi gươm của dân 2 Châu Hoan, Diễn. Chợt Chỉnh đến người anh rễ đang làm tri huyện ở Nghệ An. “ Hiện Nam Bắc đang đánh nhau lộn bậy. Tôi định giữ xứ này để mưu việc lớn. Ý anh thế nào?”. Nguyễn Khuê (người anh rể) nói đúng ý Chỉnh, nghĩa là chiếm giữ Nghệ An. Chỉnh bắt đầu ra lệnh tuyển quân. Chỉnh chém đầu vài người ngang ngạnh để thị oai. Chỉnh lẫy lừng phô trương thanh thế. Nhiều người muốn đánh với Chỉnh nhưng chẳng ai dám đánh trước.
            Chỉnh ngó ra Bắc Hà, thấy họ Trịnh uy hiếp vua Lê. Lúc đó là Yến đô vương Trịnh Bồng. Chỉnh đùa: “ Yến Đô là đố yên. Bắc Hà lại loạn. Ta không lo gì không thành sự nghiệp”.
            Trước mắt họ Trịnh, Chỉnh là con cáo già nguy hiểm. Phải đánh. Chúa Trịnh Bồng cho lực lượng ở Thanh Hóa và Nghệ An đối mặt với Chỉnh. Chỉnh báo vào Thuận Hóa cho Nguyễn Huệ. Lúc này Nguyễn Huệ đã là Bắc Bình Vương. Bắc Bình Vương cho Vũ Văn Nhậm đem quân ra Nghệ An, nhưng án binh, để cứ mặc cho Chỉnh và quân Trịnh choảng nhau.
            Đồng thời, Chỉnh báo cáo không thật với Đinh Tích Nhưỡng là mình đã tuyệt giao với Tây Sơn, xin trấn thủ Nghệ An để chống chọi mặt Nam. Đinh Tích Nhưỡng bấy giờ người có địa vị quan trọng bậc nhất của chính phủ Trịnh Bồng. Đọc báo cáo xong, Nhưỡng không bằng lòng Chỉnh ở lại Nghệ An. Chỉnh lại sai Nguyễn Khuê lẻn ra chầu vua Lê. Khuê cố phóng đại sự việc cốt để vua tin. Nhưng vua đã tỉnh ngộ. Không được gì, Khuê về Nghệ An. Với sự sắp đặt của Chỉnh, Khuê giả vờ phao tin rằng, có sắc mệnh của triều đình, phong Chỉnh làm trấn thủ Nghệ An, tước Bằng lĩnh hầu. Nhiều người tin là thật. Chỉnh bắt đầu mộ quân, được hơn vạn người. Chỉnh đem quân ra Bắc. Trên đường tiến quân, lần này có chiếu thật. “ Đinh Tích Nhưỡng và Dương Trọng Tế âm mưu đốt phá cung điện và hại vua”. Tức là vua Lê đã cầu cứu Chỉnh để diệt Trịnh. Chỉnh đã nổi tiếng vô địch. Thế lực của họ Trịnh đang suy yếu. Chỉnh đi đến Quỳnh Lưu thì bắt được Phan Huy Ích. Nguyên Phan Huy Ích là một danh sĩ Bắc Hà, đã từng cử đi đánh Chỉnh. Khuê xin giùm nên Chỉnh không giết Ích. Chỉnh cứ tiếp tục đem quân ra Thăng Long. Quan và dân đều lo sợ Nguyễn Hữu Chỉnh. Lê Chiêu Thống mừng. Nhưng chợt nghĩ biết đâu chúa Trịnh đâm liều trong thế bí, bèn cho binh sĩ canh giữ hoàng thành. Chung quanh Trịnh Bồng chẳng còn người nào là tướng giỏi, văn hay. Trịnh Bồng thực lo lắng, trước hết cho vận mệnh của mình.
            Nguyễn Hữu Chỉnh đã sang sông Thanh quyết. Nguyễn Trọng Tế bủn rủn tay chân, bảo mọi người: “Có chăng ông Thánh Gióng phục sinh thì mới địch được Nguyễn Hữu Chỉnh phen này”. Nguyễn Trọng Tế, là chỗ dựa cuối cùng của chúa Trịnh. Chúa Trịnh trơ trọi một mình trong phủ chúa, òa khóc, muốn đi tu. Nửa đêm, Chúa cùng vài mươi tên lính trốn sang Kinh Bắc. Vua Lê mừng rỡ, cho quân lính tới đốt Phủ chúa (đã tồn tại hơn hai trăm năm) thành tro. Họ Trịnh cũng kết thúc từ đấy. Trịnh Bồng sau đó không ai biết sống chết ra sao.
            Chỉnh vào yết kiến vua Lê, được phong chức tước mới, oai hơn. Con Chỉnh là Hữu Du, và bộ hạ đều được triều đình ưu đãi. Coi như Chỉnh nắm được chủ quyền Bắc Hà. Cái quan tâm số một là củng cố lại triều đình đổ nát của nhà Lê. Chỉnh làm một động thái rất chính trị là mời Nguyễn Đình Giản tham chính. Giản trước đây đã thề không cùng sống chết với Chỉnh. Giản ghét Chỉnh rước quân Tây Sơn về dày xéo nước nhà. Nếu Chỉnh tiếp tục giữ được “khiêm nhường” và “dễ thương” như vậy, thì mọi việc đã khác. Nhưng không.
            Nguyễn Hữu Chỉnh đã tự cho mình có vị trí của chúa Trịnh. Chỉnh đã cho lập dinh thự tại chỗ ở của Trịnh Sâm, có đạo quân riêng, xe kiệu lộng lẫy không khác một ông vua. Các quan trong “triều” Nguyễn Hữu Chỉnh dần dần xa lánh Chỉnh. Vua Chiêu Thống trước hy vọng rất nhiều ở Chỉnh, nay cũng ghét Chỉnh. Vua nói với cận thần: “ Nguyễn Hữu Chỉnh tuy có công bảo hộ thật, nhưng dần dần hắn uy hiếp triều đình có khi lại thậm tệ hơn chúa Trịnh trước kia. Vậy phải tính kế mà trừ nó đi mới được...”.
            Hai cận thần là Ngô Vi Qúy và Nguyễn Xuân Hợp tỏ ra đồng tình : “ Tâu hoàng thượng, Chỉnh hiểm ác và lắm quỷ quyệt. Hắn ứng biến lại rất nhanh. Thật là một kẻ gian hùng trong thời loạn. Mọi việc quân quốc hắn tự quyết lấy, coi khinh các quan, không thèm bàn với ai, không tâu với vua... mời vào cung cho uống rượu độc...”.
            Thế nhưng, lại có quan bàn là không nên giết Chỉnh nhất vì còn Tây Sơn phía sau, vua lại thôi.
            Dù sao, Chỉnh cũng biết được việc “động trời”, nhưng “bấy giờ bốn phương lắm việc, cứ để đó đã”. Cuộc xung đột của Chỉnh và vua Chiêu Thống cũng được Vũ Trinh dàn xếp vì tình hình. Còn có Nguyễn Huệ, còn có ba kẻ kiệt hiệt như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế phải đối phó. Dương Trọng Tế là một tiến sĩ Nho học, đòi khởi nghĩa để “phù Trịnh diệt Lê”, bị tay chân Nguyễn Hữu Chỉnh bắt được, “bỏ ra ngoài hàng Tiến sĩ và dâng đầu trước Văn Miếu”. Hoàng Phùng Cơ lên Hưng hóa chiêu mộ binh sĩ, lập xưởng đúc khí giới. Chỉnh viết thư chiêu dụ. Nhưng Cơ thể quyết không đội trời chung với Chỉnh. Dụ không được. Chỉnh đánh. Lê Duật bắt sống được Phùng Cơ.
            Chỉnh hỏi: “ Ông là trọng thần của nhà Lê, tại sao lại làm giặc ?”
Phùng Cơ bình thản: “Tôi là kẻ võ biền, không biết nghĩa lý gì. Vậy ai là giặc đó, hẳn ông đã hiểu”.
Biết không dụ hàng được, Chỉnh xin vua Lê khép ông vào tội chém nhưng các quan xin giảm xuống tự uống thuốc độc. Còn Đinh Tích Nhưỡng ở Hải Dương, Chỉnh xem thường nói: “Nhưỡng tuy là tướng con nhà nòi, nhưng tính khí thô lỗ, không quen việc dùng quân … anh ta quyết không dám tranh hơn thua với tôi. Mà tôi cũng không nỡ đánh. Hãy nên để anh ta đấy, lo gì”.
Sau công trạng này, Nguyễn Hữu Chỉnh càng lừng lẫy uy danh, tự cho mình là vô địch. Thái độ kiêu ngạo ấy làm cho cả quan lẫn dân đều ghét. Có kẻ đã viết:
          “Thiên hạ thất tự chung, chung thất nhi đỉnh an tại,
Hoàng thượng phần vương phủ, phủ phần nhi điện diệc không”
(Tức là, thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất, đỉnh còn sao được;
          Hoàng thượng đốt phủ chúa, phủ đốt thì điện cũng tan).
Người dân Bắc hà không phục Chỉnh nên cũng không tôn trọng triều đình. Chỉnh đề nghị Vua mở khoa thi để lấy lòng các sĩ phu. Người ta lại ghét Chỉnh thêm bởi vì Chỉnh để anh rễ mình là Nguyễn Khuê đỗ thứ tư. Ai cũng cho là Chỉnh thiên vị. Cái nguy cơ loạn khắp nơi sắp xảy ra. Nhưng Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ sợ con hổ Tây Sơn đang chực vồ mình tuy ngoài miệng không đá động đến việc lâu nay Chỉnh làm.
Nguyễn Hữu Chỉnh không dễ tung hoành. Tây Sơn còn thì Chỉnh mất. Một thầy địa lý ở Nghệ An cũng đã “thấy”:
                   Ai về Đông Hải nhắn lời cùng
                   Lông cánh bao nhiêu chớ vẫy vùng.
                   Hồng Lĩnh bên kia bể bên nọ,
                   Bay thì mắc núi, đậu thì cung.
Cũng có người nói bài thơ này là do Nguyễn Huệ, nên nguyên văn có thay đổi:
                   Ai ra ngoài Bắc, nhắn chim Bằng
                   Lông cánh bao nhiêu dám vẫy vùng.
Dù của ai, đó cũng là bản án định sẵn cho Chỉnh. Nguyễn Huệ đã nhìn tận con tim phản phúc của Chỉnh. Chính cái tâm địa không ngay thẳng và coi thường mọi việc đã dẫn Chỉnh đến chỗ thất bại sau này.
Vua Chiêu Thống muốn yên ổn, cử Trần Công Sán vào Phú Xuân thương lượng với Nguyễn Huệ. Sán là một túc nho, thẳng thắn, nói chuyện uyên bác, đã được Nguyễn Huệ nói riêng với Vũ Văn Nhậm: “Ta nghe nhân tài Bắc Hà nhiều lắm. Nhưng nay chỉ thấy có một mình Trần Công Sán là còn ra dáng người”.Sở dĩ Nguyễn Huệ biết được vậy là do chuyến ra Bắc lần 1, các quan Bắc Hà có đến chào.
Chỉnh động viên Sán:  “Xin Thầy cứ đi … và, bằng không thì tài dụng binh không đến nỗi kém người …”. Sán lên đường, gặp Nguyễn Huệ, đối đáp thẳng thắn, minh bạch, đến nỗi Nguyễn Huệ muốn thu dùng, nhưng “không chắc ông ta chịu”. Cuối cùng, Nguyễn Huệ cũng phải trả ông về Bắc Hà, nhưng đi giữa biển thì thuyền “thủng lỗ”, đắm. Cái chết của phái đoàn vua Lê ấy đã bảo vệ được những gì bí mật của Phú Xuân thời bấy giờ. Nguyễn Huệ phải xử lý như vậy đối với Trần Công Sán, một người cố bảo vệ lòng trung thành đến cùng của mình với một ông vua không còn ra gì! Ôi, đây cũng là một chữ trung?
Tháng một năm Đinh Mùi, quân Tây Sơn kéo đến Thổ sơn sau khi anh em Tây Sơn đã dàn xếp xong mối bất hòa. Tướng lãnh gồm có Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân cùng chịu quyền tiết chế của Vũ Văn Nhậm. Tướng Lê Duật không dám chống cự với Tây Sơn, cho người về báo Thăng Long. Dân chúng hoảng hốt chạy ra khỏi kinh thành. Vua Lê bàn với Chỉnh việc chống cự. Chỉnh trong lòng lo sợ nhưng cố trấn an nhà vua:
“Khi xưa quân Tần áp đến tận cõi nước Tấn mà tướng Tấn là Tạ An vẫn cười nói như thường; Khiết Đan vào cướp nước Tống, Khẩu Chuẩn cũng cứ ung dung ngồi đánh cờ, uống rượu. Lâm đến việc, kẻ có đại nhậm trong nước cần phải vững lòng. Vì nếu mình nao núng thì lòng dân sẽ rối loạn. Lê Duật có trách nhiệm phải giữ nơi biên khổn, thấy giặc đến thế phải cấp báo. Thật ra anh ta cũng là một tướng tài. Vũ Văn Nhậm vị tất đã làm gì nổi. Vả Trịnh Sơn và Thanh Quyết đều là những con sông vừa sâu vừa rộng, giặc dù có muôn nghìn binh mã chưa dễ đã sang qua ngay được. Việc đánh giữ đã có định cục, can gì phải vội vàng”.
Nói thế, nhưng lòng Chỉnh không thế. Chỉnh trình vua Lê cử Nguyễn Như Thái làm thống lĩnh, Ninh Tốn làm tham tán quân vụ. Lúc đó, Vũ Văn Nhậm đã vượt qua núi Tam Điệp. Như Thái buộc phải bày trận tại chỗ (bờ sông Gián Khẩu) để chờ giao chiến. Vũ Văn Nhậm tới đâu cũng thắng. Ông bắn chết Như Thái. Còn Ninh Tốn cùng đám loạn quân chạy được vào dân thoát nạn. Lê Duật thì bị Ngô Văn Sở chém chết từ trước. Tin thua trận được báo về Thăng Long. Chỉnh đang ngồi ăn phải đứng dậy “cầu cứu” con là Nguyễn Hữu Du. Còn ông cũng xin vua Lê hạ chiếu cho ông được đốc chiến. Hữu Du thua trận, xin viện binh. Chỉnh gặp mấy điềm bất lợi. Lòng nặng trĩu, Chỉnh có lúc muốn bỏ gươm. Chỉnh gọi Du rút quân về Thăng Long để sơ tán nhà vua và Thái hậu sang Kinh Bắc. Chỉnh không dám ở lại Kinh Bắc, thúc quân qua ngay sông Như Nguyệt, đến đóng ở núi Tam tầng.
Được ít lâu, Vũ Văn Nhậm cho Nguyễn Văn Hòa mang quân đến đánh. Cuộc chiến đã cướp đi Nguyễn Hữu Du và Nguyễn Khuê. Nguyễn Hữu Chỉnh còn một mình trơ trọi. Tuổi cao, sức yếu, Chỉnh càng chạy, khoảng cách càng gần! Cuối cùng, quân của Nguyễn Văn Hòa bắt được Chỉnh trên đường chạy lên phía Bắc một mình một ngựa. Quân lính đóng cũi khiêng Chỉnh về Thăng Long. Chỉnh xin được yết kiến Vũ Văn Nhậm nhưng bị từ chối. Vũ Văn Nhậm sai người kể tội, nào Chỉnh bất trung, bất nhân, bất nghĩa, “suốt đời ngươi chỉ là một kẻ loạn tặc, hại nước, dối vua …
Nghe xong, Chỉnh tặc lưỡi: “Thế phải thế”! rồi cúi đầu chịu chém, và sau đó thây phân giữa chợ.
Ta đã thấy ở Nguyễn Hữu Chỉnh một tính cách khác thường. Có thể nói là “gian hùng”. Đã nói gian hùng thì nhất định phải có tính anh hùng, xảo kế; vì cá nhân là chính. Có người đã nói Chỉnh là quái kiệt của thế kỷ 18, đã xoay ngược lịch sử Việt Nam. Đúng như thế. Nếu không có lời khuyên ở Thuận Hóa của Chỉnh, chưa chắc Nguyễn Huệ đã tấn công ra Bắc, cục diện nước nhà lúc ấy ra sao? Chỉnh có tài thật, về cả văn lẫn võ. Phải chi ông ấy đem tài ấy ra thi thố, vận dụng một cách ngược lại những gì ông làm thì có thể ông đã là một Trần Hưng Đạo, một Nguyễn Trãi hay it ra một Ngô Thời Nhậm! Lỗi lầm chính ở con người ông là chủ quan. Mặt khác, cũng có một phần nào “thế thời phải thế” mà ông không chịu phân tích trước khi hành động. Ông đã làm cho các nhà phân tích và lý luận ngày nay không dễ viết về ông cho đúng
                             Nam nhi bất tổ cánh thiên sự
                             Hư độ phù sinh tử cánh hưu
                             (Vang trời ví chẳng làm nên việc
                             Uổng kiếp tài trai chết cũng âu)
Nguyễn Hữu Chỉnh đã sống như hai câu thơ trên. Suốt đời ông chỉ bám vào nó mà hành động. Năm 9 tuổi, ông đã viết “chung qui chỉ một tiếng mà thôi”! rất uổng. Vâng, rất uổng cho người quá thông minh và tài lược để làm như thế!
                             Chung qui chỉ một tiếng mà thôi!
Tiếng ấy phải là tiếng DÂN kia. Nguyễn Hữu Chỉnh đã nhầm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét