Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Biển Hồ chè


Người Gia Lai phân biệt hai hồ lớn gần thành phố Pleiku bằng hai tên “Biển Hồ nước” và “Biển Hồ chè” (hay Biển Hồ trà). Biển Hồ nước là hồ Tơ Nưng, được ví là “đôi mắt Pleiku”. Biển Hồ trà nằm trong khu vực đồn điền trà lâu năm của Gia Lai, thông với hồ Tơ Nưng bởi một con kênh.

Biển Hồ chè cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 14 km về hướng Bắc, là hồ thủy lợi nhân tạo thuộc xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.  Đôi hàng thông hàng chục năm tuổi thẳng tắp ở hai bên vào thôn 2 là con đường vào Biển Hồ chè. Hàng cây đứng yên bình, mỗi sáng sớm sương mờ bao phủ  mờ ảo đúng đặc trưng phố núi khiến con đường đi vào Biển Hồ trà được mệnh danh là “con đường tình yêu”.
Công ty Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đã đầu tư xây dựng ở Biển Hồ chè khu du lịch công viên Tơ Nưng. Đến với khu du lịch, du khách được bước vào thiên nhiên xanh tươi của rừng đặc dụng, hướng về phía hồ để thưởng ngoạn bóng mây trời soi trên mặt hồ bát ngát, thu vào mắt những ngọn đồi trập trùng giữa sóng nước bao la. Du khách có thể tham quan khu sinh vật cảnh, vườn tượng, lâm viên trồng cây bản địa bằng xe đạp đôi hay bách bộ trên hệ thống đường nội bộ của lâm viên, hoặc du ngoạn trên hồ bằng thuyền thiên nga. Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên nguyên sơ, hùng vĩ của vùng thượng nguồn khi đi du thuyền về phía núi Chư Jôr.
Cả một khoảng cao nguyên bao phủ bằng cây chè là yếu tố độc đáo để phân biệt nơi này với Biển Hồ nước (Biển hồ Tơ Nưng). Những hàng chè lâu năm được trồng thành hàng thẳng tắp, xanh mượt choáng ngợp tầm mắt khiến du khách thốt lên vì ngỡ ngàng. Vùng chè này trước là Sở Trà – đồn điền trồng chè đầu tiên của người Pháp trên cao nguyên Pleiku. Gần đó là còn có vài ngôi nhà xưa cũ với tường gạch, mái ngói vảy cá – nơi cư trú của những người phu năm xưa còn sót lại. Ngoài hồ nước, đây là một trong những địa điểm chụp hình được giới trẻ phố núi rất ưa thích, đặc biệt là những đôi uyên ương luôn mong được thực hiện bộ ảnh cưới đẹp tại thiên nhiên thơ mộng trong lành này.
Phóng tầm mắt xa hơn sẽ thấy những một ngôi chùa hòa mình giữa những dải chè xanh mát ấy. Đó là chùa Bửu Minh - một trong những cơ sở Phật giáo đầu tiên tại cao nguyên Pleiku, do những người phu tại Sở Trà năm xưa dựng lên. Ngôi chùa đã đồng hành, là chốn nương tựa về tâm linh cho những lưu dân miền Trung nghèo từ thủa khai phá vùng đất mới, đầy “lam sơn chướng khí”. Bởi lẽ đó mà người dân vẫn gọi chùa bằng cái tên dân dã: chùa Biển Hồ trà.
Những dấu tích thời gian của Biển Hồ trà thời Pháp thuộc từ hai hàng thông xanh, cánh đồng chè lâu năm tới ngôi chùa, những mái mái vảy cá trải qua đã trải qua bao thăng trầm cùng cùng cư dân nơi đây. Trong cái se lạnh của cao nguyên, làn sương mờ ảo, được nhấm nháp tách trà ấm nóng, nghe các sư chùa kể về lịch sử vùng đất, được thả hồn vào không gian trời - non - nước kỳ vĩ như miên man lạc bước trong bức tranh sơn thuỷ hữu tình, và với sự hùng vĩ trong không khí trong lành của thiên nhiên núi rừng ấy, ai mà chẳng quên hết những bộn bề của cuộc sống tấp nập và ồn ào ngoài kia.

Khu di tích danh thắng Yên Tử


Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng hơn 40 km, cách thị xã Uông Bí khoảng 14 km.
Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.

Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới chùa Hoa Yên ở độ cao 534 m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700 năm tuổi. Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đông Bắc.

Vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.

Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây. Nhưng Yên Tử thật sự trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là phái Thiền Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308), ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (1284-1330) vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách "Thạch thất ngôn ngữ" và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... ở trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (1254-1334) - vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Sang đến thời Lê, Nguyễn thì Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tôn tạo, sửa chữa nên khu di tích Yên Tử là sự kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời đại.

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Tiếng địa phương của người xứ Thanh


Xứ Thanh là một vùng văn hóa, trong đó ngôn ngữ người Việt, thành phần dân tộc chủ thể rất giàu sắc thái địa phương, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và sâu sắc.
tiếng địa phương, tiếng thanh hóa, giọng thanh hóa, cổ ngữ, cổ ngữ thanh hóa, cổ ngữ xứ thanh, mô tê răng rứa Bản đồ Thanh Hóa cuối thế kỷ 19
Sách “Địa chí văn hóa xã hội Thanh Hóa” cũng chỉ dành cho “lời ăn tiếng nói” người xứ Thanh số trang ít ỏi với nội dung sơ sài. Các sách Địa chí huyện Hà Trung, Địa chí huyện Thọ Xuân, chú ý đề cập vấn đề “thổ âm - thổ ngữ”, nêu rõ sắc thái địa phương, tuy nhiên chỉ giới hạn phạm vi trong huyện.
Thổ âm - thổ ngữ Thanh Hóa là giọng nói và lời nói mang tính địa phương của người Thanh Hóa. Người Thanh Hóa ở đây là người Việt cư trú trên đất Thanh Hóa. Và, Thanh Hóa, chúng ta đều biết, một vùng đất lịch sử khá lâu đời: thời Hùng vương là bộ Cửu Chân, thời Bắc thuộc là quận Cửu Chân bên cạnh quận Giao Chỉ, thời phong kiến tự chủ là Châu Ái, lộ, trấn Thanh Hoa rồi tỉnh Thanh Hóa.
Về địa lý, Thanh Hóa được đóng khung bởi ba bề núi, một mặt biển, đèo Ba Dội (Tam Điệp) mở cửa ra đồng bằng Bắc bộ bao la, khe Nước Lạnh (Hàn Khê) thông lối vào dải đất dằng dặc miền Trung. Nhìn vào bản đồ lịch sử - địa lý Việt Nam cận hiện đại, Thanh Hóa giống khu vực “đệm” ở giữa miền Bắc với miền Trung. Một số học giả người Pháp thời trước muốn đem Thanh Hóa nhập vào Bắc kỳ, dựa vào ngôn ngữ và khí hậu, để tách Thanh Hóa khỏi Trung kỳ “trực trị” của triều đình Huế, thể hiện kín đáo một quan điểm mang ý đồ chính trị, vì bấy giờ Bắc kỳ là đất bảo hộ của Pháp. Mất Thanh Hóa, nhà Nguyễn mất một hậu phương rộng lớn, kho nhân, tài, vật lực dồi dào, mất luôn chỗ dựa tinh thần đất tổ quê cha. Nhìn chung, người ta đều thấy Thanh Hóa như một nước Việt Nam thu nhỏ, có rừng, biển, có trung du, đồng bằng, núi liền núi, sông liền sông, nhiều thành phần dân tộc anh em cùng cư trú, đoàn kết thân ái, cần kiệm sáng tạo, chiến đấu dũng cảm... Trong lịch sử chưa bao giờ bị chia tách, không thể chia tách. Tính ổn định về lịch sử, địa lý và tính bền vững của cư dân bản địa người Việt Cửu Chân (xuất hiện từ thời Hùng vương và có thể xa xưa hơn nữa) là cơ sở để Thanh Hóa hình thành một kiểu lời ăn tiếng nói giàu sắc thái thổ âm - thổ ngữ. Trong tiến trình lịch sử, nhiều người từ đồng bằng sông Hồng di cư vào, từ lưu vực sông Lam chuyển ra, dĩ nhiên họ đều mang theo lời ăn tiếng nói quê hương mình, nhưng chỉ qua một vài đời, không ai còn nhận ra gốc tích. Ngược lại, người Thanh Hóa đi đến phương trời nào của Tổ quốc, dù là Hà Nội với ngôn ngữ được xem là “chuẩn” hay những miền quê Nam bộ với ngôn ngữ “lệch”, chất giọng Thanh Hóa vẫn có thể nhận ra, mặc dù họ đã cố gắng “tẩy xóa” dấu vết thổ âm - thổ ngữ xứ Thanh.
Nói đến lời ăn tiếng nói Thanh Hóa, người ta thường nhấn mạnh cụm từ “mô, tê, răng, rứa”, như là điểm đặc trưng nhất. Nhưng “mô, tê, răng, rứa” từ sông Lam vào đến vịnh Hà Tiên, cả Trung - Nam bộ (quá nửa nước) đều nói, chỉ khác nhau dấu giọng (phát âm) nặng nhẹ - sự thực, vùng ngôn ngữ xứ Thanh là một thế giới âm thanh vô cùng phong phú - phong phú đến rối rắm, phức tạp, khác nào ngàn cây nội cỏ, khiến nhà nghiên cứu ngại bước chân vào. Tuy nhiên, khi nó được khám phá, hẳn ai cũng thấy hết sức thú vị. Trong một chương trình truyền hình, có sinh viên người Thanh Hóa không nói “cầm lấy” mà nói “cằm lấy” lập tức bị người dẫn chương trình phê phán với giọng châm biếm khiến cử tọa cười ồ! Tưởng chỉ là chuyện vui, hóa chuyện... buồn... cười! Buồn cho kiến thức nông cạn và thái độ thô thiển đến tức cười!
Tiếng Hà Nội được xem là chuẩn, nhưng nếu người các địa phương trong nước phát âm chệch (không chuẩn) cũng chẳng có gì lạ. Bởi xứ sở Hà thành chẳng phải hiếm trường hợp “nói năng” không chuẩn. Ví dụ: âm tr nói thành âm gi (ông giời, giồng cây, ăn giầu...), âm tr thành âm ch (con châu, chào phúng, đánh cháo...) s thành x (xo xánh, xung xướng, cam xài, xứ xở...) âm r thành âm d (du ngủ, chín dộ, dung động...), v.v...
Tiếng Việt phổ thông yêu cầu đọc và viết chuẩn, nhưng chưa hề quy định tất cả người Việt phải phát âm chuẩn, nói giọng chuẩn, vì hoặc là không làm được hay không nên làm bởi mất đi sự muôn màu ngàn vẻ của nó. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn học sinh thường ngày phát âm không chuẩn, khi viết và đọc ít khi mắc lỗi chính tả. Cũng có những trường hợp nếu khô cứng “chuẩn hóa” chỉ gây tác hại “nghèo hóa” tiếng Việt. Ví dụ: nhầm lẫn và lầm lẫn, lềnh phềnh và lềnh bềnh, đường sá và đàng sá, ví dụ và thí dụ, khoác lác và phét lác, nói láo và nói phét, lười biếng và lười nhác, v.v... Có những thành ngữ, tục ngữ, ca dao địa phương Thanh Hóa in dậm dấu vết thổ âm - thổ ngữ xứ Thanh, đã góp phần làm giàu có thêm kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam:
- Đã mất lả lại mất cả tro bếp (lả = lửa).
- Thuốc đắng đã tật (đã là khỏi, không phải “dã”).
- Việc nhà nhác việc chú bác siêng (nhác = lười).
- Anh về cho em về theo
Bác mẹ có đánh ta leo lên giường (leo = trèo)
- Làm đẫy không xấu bằng xay cấu ban ngày.
(đẫy = đĩ, cấu = thóc gạo).
Thổ âm - thổ ngữ góp phần quan trọng tạo nên sắc thái địa phương. Như dân ca Đông Anh có câu: “Ba bốn o có bợm cùng chăng...” nếu thay o bằng cô, bợm bằng bạn thì không còn là Thanh Hóa. Hay bài hát về Hà Tĩnh của Nguyễn Văn Tý: “Đi mố rồi cũng nhớ về Hà Tịnh ..” nếu thay mố bằng đâu, chữa Tịnh thành Tĩnh thì đâu phải chất dân ca xứ Nghệ. Nghe dân ca Nam bộ, ta như được dự những bữa tiệc thổ âm - thổ ngữ vùng đồng bằng sông nước Cửu Long xiết bao kỳ thú...

Tuy vậy, đối với dân ca lời cổ vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ, ta lại thấy những từ ngữ giống như từ Thanh Hóa, lạc bước tới: Hột (là hạt trong bài “Gọi nghé” - Dân ca Hải Phòng), phềnh (là bềnh trong bài “Qua sông hái củi” - Dân ca Hải Phòng), Dày (là đạp trong bài “Cái cong - dân ca Hà Nam), Huê (là hoa trong bài “Huê thơm bướm lượn” - Quan họ Bắc Ninh), Huê tình trong bài “Đố hoa” - Dân ca Phú Thọ ... Càng ngạc nhiên hơn khi ta được nghe người Phú Thọ - Đất tổ Hùng vương, không hát “tình là tình tình tang tình” mà cũng hát “tềnh là tềnh tềnh tang tềnh” theo lối phát âm “chệch” hay một lối biến âm phổ biến: “i” thành “ê” của người xứ Thanh. Trong lời cổ dân ca trong trung du, đồng bằng Bắc bộ, ta còn gặp những từ ngữ cổ hiện nay vẫn thấy dùng ở nông thôn các huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Yên Định: Sui = sôi; Tra = bỏ; Cái thời = cái giỏ; Loa = bát to loe miệng; Lội = lặn; Bứt = cắt, hái ... Đó là cổ ngữ xứ Thanh cũng là phương ngữ của một số miền quê khác: Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Phú Thọ... của thời đã qua?
Vấn đề thổ âm - thổ ngữ Thanh Hóa không chỉ đơn thuần là thổ âm - thổ ngữ của một địa phương. Nhiều, rất nhiều trường hợp không có nguồn gốc bản địa, hoặc tiếp nhận từ miền quê khác, hay chịu ảnh hưởng qua lại của dân tộc anh em Mường, Thái... cùng sống chung hòa hợp trong một đại gia đình dân tộc trên đất Thanh. Sự tiếp biến văn hóa ấy cũng thấy ở các vùng quê văn hóa in đậm sắc thái địa phương.
Thổ âm - thổ ngữ là hai thuật ngữ khoa học vì chúng có quan hệ mật thiết với nhau, người ta thường đề cập như một thuật ngữ kép.
Thổ âm là sự biến âm và chuyển vần (chữ cái) theo cách phát âm có nguyên tắc và quy tắc ở mức độ nhất định. Ví dụ:
- Cầm -> cằm; Tình -> tềnh; Cắm -> cặm; Cái -> cấy..
- Trâu -> tru; Về -> viền; Củi -> củn; Bồng -> bỏng ....
Sự biến âm thường rất dễ nhận ra đối với người ở vùng quê khác. Hãy so sánh tiếng phổ thông với tiếng Thanh Hóa, ta thấy âm “â” biến thành âm “ă”, âm “a” biến thành âm “â”, âm “i” biến thành âm “ê”, âm “ê” biến thành âm “iê”, âm “ô” biến thành âm “o”... Trường hợp âm “âu” biến thành âm “u” và ngược lại âm “u” biến thành âm “âu” dường như trái “quy luật”. Ví dụ:
- Con trâu (phổ thông), con tru (Thanh Hóa).
- Cây xoan đâu (phổ thông), cây xoan đu (Thanh Hóa).
- Đi tù (phổ thông), đi tầu (Thanh Hóa). Nhưng “cây đu đủ” (phổ thông), Thanh Hóa không nói “cây đâu đẩu” mà vẫn nói “Cây đu đủ”, tại sao? Vì Thanh Hóa gọi “Cây đu đủ” là “Cây hổng” còn đu đủ là từ du nhập, vay mượn, dùng lâu thành quen, tưởng lầm là của mình ...
Khác thổ âm, thổ ngữ chính là cổ ngữ (tiếng cổ), lưu hành từ xa xưa của Thanh Hóa, ở Thanh Hóa. Ví dụ: trốc (đầu), trượng (mắt), cắn (sửa), me (con bê), ỉn, ỉ (con lợn), ruốc (moi), con của (vật nuôi), anh đỏ, chị đỏ (trai gái nông dân lấy vợ, lấy chồng chưa có con)...
Có những địa danh cổ rất thú vị, giảng giải phải hàng trang sách: “Mười hai xứ Láng mười tám xứ Neo” (Thọ Xuân), “Tứ xã Bản” (Yên Định), “La Mát La Mạt” (Hà Trung), “Tạnh xá” (thành phố Thanh Hóa)... Nhiều từ ngữ cổ trong tác phẩm văn học cổ: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức Quốc Âm thi tập, Ngọa Long cương (Đào Duy Từ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái), Song tinh bất dạ (Nguyễn Hữu Hào), Truyện Kiều (Nguyễn Du)... hiện còn thấy dùng ở nhiều làng quê Thanh Hóa.

Hiện nay “Tiếng Thanh Hóa” đang phát triển theo hướng “chuẩn hóa” của tiếng Việt. Trong lịch sử “tiếng Thanh Hóa” đã theo chân người Thanh Hóa “mang gươm đi mở cõi” đến tận miền quê mới Cửu Long Giang và dấu vết còn in đậm nét suốt từ đèo Hoành Sơn đến vịnh Hà Tiên. Đó là niềm tự hào không của riêng người Thanh Hóa.
(st)

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Thăm khu du lịch Đại Nam văn hiến nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm 2009

TOÀN CẢNH KHU DU LỊCH LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN

Khu du lịch Đại Nam (Hay còn gọi là Đại Nam thế giới du lịch, Lạc cảnh Đại Nam Văn hiến hoặc Đại Nam quốc tự) Đây là một địa điểm du lịch đáng tới! một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng văn hóa Việt Nam từ xưa đến nay! Với tổng diện tích xây dựng giai đoạn 1 là 261ha và giai đoạn 2 là 450ha, tổng kinh phí đầu tư xây dựng cho cả 2 giai đoạn ước khoảng trên dưới 6.000 tỷ đồng (khởi công 1999 hoàn thành dự kiến vào cuối năm 2010) - nơi đây có đủ cả biển, hồ, sông, núi, rừng, muông thú và tường thành đã làm toát lên được vẻ đẹp hùng vĩ của Sơn Hà Xã Tắc nước Nam! Khu du lịch này nằm ở tỉnh Bình Dương, Địa chỉ: Ấp 1, xã Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một, cách thành phố Hố Chí Minh khoàng hơn 1h lái xe! Đây là khu du lịch có thể được coi là lớn nhất cà nước hiện nay, gấp 10 lần khu du lịch suối tiên! Với nhiều đầu tư công phu! Bao gồm 7 khu vực chính trong toàn bộ khu du lịch Đại nam.
CỔNG VÀO LẠC CẢNH ĐẠI NAM VĂN HIẾN
Là Cổng tam quan to lớn trước khi vào Đại Nam Quốc Tự, phía trên cổng Tam Quan Thanh Vân là các câu đối ca ngợi non sông Việt Nam của tác giả Huỳnh Ngu Công. Câu đối có nội dung:
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
Hẹn bước Thanh Vân
Kính thư tiên tổ tạ long ân
Chào cả Tiên Long hội giáng trần
Tôn dựng bốn nghìn năm diệu sở
Việc thời xin hẹn bước Thanh Vân
Mặt sau của cổng Thanh Vân cũng có bài thơ có nội dung như sau:
Về thăm Văn Hiến rồng tiên
Mỗi trang sử một thề nguyên đinh ninh
Về thăm Văn Hiến diễm tình
Khi về chở cả cây Quỳnh cảnh Dao
Kiến trúc của cổng Thanh Vân hoàn toàn xây dựng bằng chất liệu gỗ từ trong ra ngoài. Trước trước cổng Thanh Vân là bến xe điện và nhà rường kiểu Huế ở cả hai bên được lợp bằng ngói lưu li xanh.
Sau cổng Tam Quan này là dãy hành lang miêu tả 54 dân tộc Việt Nam trải dài cập theo cổng Tam Quan.
Từ cổng chính vào, du khách sẽ qua cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích. Sau khi cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích, du khách sẽ đến cổng chính của Đại Nam Quốc Tự. Khuôn viên chùa rộng 5.000m², cầu thang đi lên có 9 bậc tam cấp. Đây là lối đi cao, muốn lên Đại Tự, du khách phải leo lên 9 bậc câp này. Phía sau đền thờ còn có thang máy dành cho người khuyết tật và người già. Hành lang bao quanh chùa được lát đá khổ lớn nhập từ Tây Ban Nha. Đây là gạch gương, mỗi viên có giá 2.800.000 đồng một viên. Tổng cộng có có 28 bộ cửa làm bằng gỗ quý, trên các bộ cửa có chạm khắc hình ảnh 28 giai đoạn lập quốc của Việt Nam.Tất cả các bức chạm khắc trên đều được khảm dát vàng 24k. Khu vục dát vàng du khách không thể sờ hiện vật và được bảo quản.

HỒ NGỌC BICH


Phía trước chính điện là một hồ rộng có phun nước. Tổng cộng có 54 cột nước tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam . Phần hồ nước rộng phía trước có hệ thống nhạc nước, được sử dụng vào các dịp lễ hội và các chương trình sân khấu lớn.
CỔNG CHÍNH ĐẠI NAM QUỐC TỰ

Cổng được chạm trổ rất công phu! Tất cả các chi tiết đều được sơn phủ vàng (sơn chất lượng cao, nhập ngoại) Nhìn kỹ là sự kết hợp kiến trúc Phương Đông với những họa tiết
- Tứ Linh (Long - Lân - Quy - Phụng)
- Tứ Quý (Tùng - Cúc - Trúc - Mai)
CỘT CỜ


Tường thành tại cổng chí

Ở bệ thờ chính, từ trên xuống là tượng Phật tổ, Vua Hùng, Hồ Chí Minh được mạ vàng theo cách xếp đặt cũ. Hiện nay khu vực này là khu vực cấm chụp ảnh

Photobucket

Kim điện ảnh chụp 2008-sắp xếp khác
Đây là một công trình kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000 m2 với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căng Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến trúc Việt.
Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức phật Tổ, vua Hùng Vương và vua Trần Nhân Tông, hai bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh tướng Trần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam . Các cánh cửa đền được khắc những câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là hai bức tượng Thánh Gióng và danh tướng Lý Thường Kiệt cưỡi ngựa cũng mạ vàng. Trước đây, 3 bệ tượng là tượng Phật Tổ, vua Hùng, Hồ Chí Minh (xem hình) nhưng nay đã thay đổi. Để vào đại điện, du khách phải mang vớ (tất) vào và tuyệt nhiên không được phép mang
nón (mũ).

 
Tập <br>tin:Giả sơn lớn nhất Việt Nam.jpg

NGŨ HÀNH SƠN NHÂN TẠO

Tập <br>tin:Day Bao Son, DNQT.jpg

Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được đánh giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Núi có ngọn bảo tháp cao sừng sững tạc bài thơ hay và suối thì chảy róc rách. Bên trong dãy Bảo Sơn là công trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Di Lặc,.v...v.. Cùng bao quanh dãy Bảo Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang chảy róc rách ngày đêm.

Trước mặt Bảo Sơn là dòng sông nhỏ (sông nhân tạo), tên gọi Bào Giang, tạo cho cành quan nơi đây nét đẹp hoàn hảo của Tiền Sơn - Hậu Thủy. Dài 720m, với diện tích mặt nước 15.300m2, bao quanh đền thờ Đại Nam Quốc Tự

Vươn lên từ ngọn núi trung tâm Bảo Sơn, từ phía nam là ngôi tháp 9 tầng (Bảo Tháp) Nơi thờ phụng tâm linh và truyển thống bất khuyất của dân tộc Việt Nam. Công trình với sự chạm trổ điêu khắc của nhiều làng nghề trên khắp đất nước!

Chân tháp 9 tầng trong lòng núi
Nét đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của ngôi bảo tháp là phong cách truyển thống sơn son thếp vàng của người Việt xưa
Mổi tầng có 1 ý nghĩa riếng:
1/ Thờ vong linh anh hùng liệt sĩ Việt Nam
2/ Nơi tri ân chiến sĩ vô danh vì nước quên thân từ ngày dựng nước đến nay
3/ Thờ chủ tịch Hồ Chí Minh
4/ Thờ Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo
5/ Thờ các vị nữ tướng
6/ Thờ các vị có công với nước được phong thần
7/ Thờ 18 vị vua Hùng
8/ Thờ Tam cõi Hội Đồng
9/ Thờ Tổ Quốc
Bên trong lòng núi đang được xây dựng chưa hoàn tất các câu truyện lịch sử được miêu tả mô phỏng lại bằng những bức tượng, hình ảnh 3D
 

NGŨ HÀNH SƠN NHÂN TẠO BAO QUANH ĐẠI ĐIỆN



KIẾN TRÚC TỨ LINH VỚI NHỮNG HOẠ TIẾT ĐỘC ĐÁO



Tượng được chạm trổ tinh sảo thậm chí được dát vàng


 Diện tích đại điện 5.000 mét vuông được lát bằng 5.000 tấm gạch khổ một mét nhập từ Tây Ban Nha, bóng như gương:

Ngũ Hành <br>Sơn <br><br>thu nhỏ

KHU TRÒ CHƠI ĐẠI NAM
Tập tin:Khu trò chơi - Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến.jpg
Tàu lộn vòng siêu tốc.

Tập tin:Đại Nam 6.jpg
Tàu lộn vòng siêu tốc-Đây được xem là phiên bản tàu lộn vòng siêu tốc có đường ray dài nhất Việt Nam . Độ lộn vòng của tàu cũng nhiều hơn so với các phiên bản khác.

Tập tin:Vượt thác Đại Nam.jpg

Vượt thác Đại Nam

Tập tin:Đại Nam.jpg
Đua xe
Đây được xem là trò đua xe duy nhất của Việt Nam tương tự đua xe của Thái Lan. Không giống như đua xe điện thông thường. Đua xe này có độ khó và độ dốc và tốc độ khá cao gây cảm giác mạnh và thú vị như thật.

Tập tin:Khu trò chơi Trứng khủng long.jpg

Trò chơi trứng khủng long

Tập tin:Thập nhị cung kỳ án - Đại Nam.jpg
Thập nhị cung kì án.
Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng 12 kì án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô. Du khách sẽ được phiêu lưu trong các vụ án với các hình nhân như thật.
Phim 4D
Tập tin:Đại nam 2.jpg

Rạp chiếu phim 4D-Cũng giống như Túi càn khôn vũ trụ của Suối Tiên-phim 4D của Lạc Cảnh Đại Nam xây dựng lớn hơn nằm bên trong kinh thành. Chiều không gian thứ tư là cảm giác giúp khách có cảm giác như thật. Các chương trình quý khách lựa chọn: Hành trình khám phá thế giới cổ đại, Tham quan dãy ngân hà, Cứu công chúa trong cây đèn thần,..v..v..

Thuyền đụng
Tập tin:Đại Nam 4.jpg

Thuyền đụng Đại Nam-Là trò chơi du khách tham gia chiến đấu bằng thuyền đụng, lướt trên mặt nước và điều khiển thuyền của mình. Thuyền đụng được xây dựng trên hồ sương mù khá lạ mắt. Trên hồ còn có quán cà phê sương mù cho du khách vừa nhâm nhi cà phê vừa xem thuyền đụng và ngắm tòa lâu đài cổ quái.
Tập tin:Phượng Hoàng cung.jpg
Phượng Hoàng cung

Tập tin:Đại Nam 3.jpg

Thế giới tuyết-Mô hình trò chơi tuyết duy nhất của Việt Nam . Với âm 12 độ, du khách phải trang bị áo gió và giày và tham gia các trò chơi duy nhất của Việt Nam như: trượt tuyết, đắp người tuyết, và đùa giỡn trong không gian của tuyết.

Tập tin:Dai Nam.jpg

Kì lân cung - 18 tầng địa ngục.
Đây là công trình mô phỏng theo Phật Giáo về kiếp luân hồi - tương tự  đưa du khách khám phá địa ngục qua 18 cửa ngục. Công trình to lớn này có 3 kim lân và có Ngưu Đầu, Mã Diện canh gác cổng, công trình đã hoàn thành và đang phục vụ.
Tập tin:Đại Nam 7.jpg
Đu quay dây văng
Đu quay dây văng có 2 loại: Đu quay dây văng võng đơn và đu quay trên mình thú, hai trò chơi này tương tự Vinpearland - Nha Trang.