Trang

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2016

TÂY NGUYÊN NHỮNG NĂM 50 CỦA THẾ KỶ 20 - của Jean - Marie Duchange

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mới đây đã tổ chức Triển lãm ảnh “Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX” của nhiếp ảnh gia người Pháp Jean Marie Duchange (1919 - 2007) với 34 bức ảnh nằm trong số gần 200 phim âm bản mà con gái và cháu ngoại nhà nhiếp ảnh là bà Evelyne Duchange và bà Nadege Bourgoin trao tặng cho Bảo tàng.


Nhà rông của người Xơđăng làng Nhe.


Làng của người Mnông Gar với những ngôi nhà trệt và dài.


Hiến sinh trâu của người Xơđăng ở Đắk Tô.


Phụ nữ và các bé gái Tây Nguyên giã gạo.


Tượng mồ Giarai tạc hình lính Pháp ở Buôn Yít, Bắc Tây Nguyên.


Dỡ hàng xuống từ lưng voi.


Đàn ông dân tộc Chil vác dao xà gạc và đeo gùi ở Lâm Đồng.


Voi của người Êđê chở hàng qua nơi ngập nước Buôn Chuôr, Đắk Lắk.


Uống rượu cần ngày lễ.


Một nghi lễ trong nhà dài: thắp đèn sáng cạnh ché rượu, bên cạnh là vợ của Jean Marie Duchange, tác giả ảnh.


Phà qua sông.

Nhà nhiếp ảnh Jaen Marie Duchange sinh năm 1919 ở Saint Nazaire (Pháp). Đam mê nhiếp ảnh, với công việc của mình cùng hai chiếc máy ảnh Rolleiflex và Samflex chụp phim âm bản 6x6, Jean Marie Duchange đã đi khắp 5 tỉnh ở Tây Nguyên và chụp nhiều bức ảnh giá trị về cuộc sống sinh hoạt tập quán, tín ngưỡng của người Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX. 
Trong chuyến đi Tây Nguyên và gặp gỡ đồng bào dân tộc ở đây từ tháng 6 năm 1952 tới tháng 7 năm 1955, ống kính của  Jaen Marie Duchange đã ghi lại các sinh hoạt thường ngày, từ phương thức vận chuyển bằng voi đến hoạt động sản xuất, lao động giã gạo, làm rẫy, dệt vải, cán bông… các hoạt động nghi lễ tang ma, đâm trâu, cầu mùa…Đặc biệt, những nét kiến trúc tạo nên bản sắc Tây Nguyên như nhà dài, nhà rông, chòi rẫy, kho thóc, nhà mồ...được ông ghi lại khá chi tiết. Bộ ảnh của Jean Marie Duchange cung cấp cho người xem chân dung các cụ ông, cụ bà, bé trai, bé gái, thanh niên, thiếu nữ…trong trang phục hết sức độc đáo của vùng đất Tây Nguyên giữa thế kỷ XX.
 
Những bức ảnh về Tây Nguyên hơn 60 năm đã qua được trưng bày vẫn để lại ấn tượng cho công chúng bởi những giá trị nghệ thuật, khoa học và văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Triển lãm “Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX” nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp./.
 
Bài: Vĩnh Hưng - Ảnh: Trịnh Văn Bộ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét