Trang

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Bùa Ngải

Bùa Ngải (Sưu tầm trên internet)
PHẦN BÀI VIẾT CỦA PHÓNG VIÊN HOÀNG ANH SƯỚNG
      Tôi đã từng nghe người ta kể nhiều về phép thuật nèm, chài (bùa mê, ngải lú) thần bí của những ông thầy mo Mán, Mường trên rừng xanh núi đỏ. Rằng chỉ với một dúm muối, một đôi đũa, một nhành cây..., họ có thể “bó” cho đôi vợ chồng nọ đang đứng trước nguy cơ tan vỡ trở nên quấn quyện, khăng khít như thuở ban đầu. Có thể chia rẽ cặp tình nhân đang say nhau như điếu đổ kia bỗng chốc trở nên hờ hững, lạnh lùng để rồi ... chia ly đôi ngả. Thậm chí, chỉ với một chiếc kim, một mảnh sắt quấn sợi chỉ ngũ sắc, họ có thể giết chết kẻ thù địch bằng những lời chú bí hiểm... Để “bảo lãnh” cho tính xác thực của những câu chuyện rùng rợn ấy, có người còn lôi ra những lời thề rất độc địa khiến kẻ tò mò, đa nghi Tào Tháo là tôi cứ nhấp nhổm không yên. Và rồi, mặc cho cơn áp thấp nhiệt đới hoành hành, tôi vẫn xé gió, đội mưa lên xứ Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) quyết vén bức màn tâm linh kỳ bí này. "
      Những câu chuyện huyền hoặc và hành trình đi tìm lá bùa yêu
      Buổi trưa hôm ấy, tôi và nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, người đẫm mình mấy mươi năm trong nền văn hoá xứ Mường Phú Thọ, dùng cơm trưa ở nhà khách UBND huyện Thanh Sơn. Anh Tạ Văn Ngọ, trưởng phòng văn hoá huyện tay rót rượu mời khách, miệng xởi lởi: “Chuyện bùa mê ngải lú tôi cũng nghe nhiều rồi, thực hư thế nào, tôi chưa dám kết luận. Riêng chuyện nèm chữa bệnh cho người và gia súc, nhất là nèm chữa bệnh trâu bò bị dòi bọ, nèm chữa hóc, nèm trừ sâu hại hoa màu...thì tôi tin”. Rồi anh kể: cách đây vài năm, một gia đình cùng xóm với anh có con trâu bị bệnh dòi, chữa bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Chị vợ bèn đến nhà ông thầy mo trong làng nhờ chữa bằng bùa chú. Ông thầy mo ngồi xếp bằng, thủng thẳng hỏi: trâu bị bệnh lâu chưa? loét chỗ nào? rồi bảo “khổ chủ” về đi, về mà nhặt dòi bọ. Chị nọ bán tin bán nghi, chân thấp chân cao chạy. Về đến nhà thì eo ôi, dòi từ vết loét ở cổ trâu nhung nhúc chui ra hàng vốc. Vài ngày sau, lành tịt. Hai vợ chồng sướng rơn, vội vàng sắm sanh chút lễ mọn đến tạ ơn thầy. Chuyện nữa: anh Hoàng Bá Tân, con của “nhà bùa chú” nổi tiếng Hoàng Bá Huân ở xã Tân Phú có những bài nèm chữa một số bệnh hiểm nghèo. Đứt tay chảy máu, nhọt sưng mưng mủ, anh chỉ cầm con dao cùn hà hơi niệm chú rồi chí chí vào đó, vài ngày nhọt to như cái chén xẹp ngay. Mới đây, anh niệm thần chú chữa khỏi bệnh viêm gan nặng cho một người ở làng Hoàng Xá. Nhờ đó, anh được mời đi báo cáo điển hình về cách chữa bệnh bằng phương pháp dân gian ở Hội nghị y học dân tộc tỉnh Phú Thọ.
      Nhà văn gầy gò Nguyễn Hữu Nhàn thì nhỏ nhẻ góp một chuyện khá rùng rợn. Chuyện rằng: ông có một người bạn đồng hương quê Tứ Xã (Lâm Thao) dạy học nhiều năm ở xã Lai Đồng (cách Tân Phú 30 km). Một lần chứng kiến một anh Mường có vợ lâm bệnh trọng chết. Thay vì lo ma chay, anh này cứ dí mũi xuống xác vợ... hít lấy hít để. Hỏi dân làng mới biết, anh này vì xấu xí, lại nghèo nên phải nhờ người nèm mới lấy được vợ. Do bỏ bùa mê thuốc lú để lấy cưỡng bức nên khi một người chết thì người kia sẽ phải chết theo do chưa biết hoặc chưa kịp đón thầy đến “ké nèm” (giải bùa chú). Sau này, ông được cụ Hoàng Đức Sin, 80 tuổi, người Mường xã Tân Minh giảng giải thêm rằng: Nếu nèm để lấy vợ mà sống yêu thương nhau thì không sao. Còn nếu nèm để cưỡng bức nhau sẽ bị quả báo tức thì. Vì vậy, khi một người đột tử thì người kia phải hít hơi tử thi cho đến khi thầy đến cởi cho mới thoát.

      Cuộc đời cụ Sin là cả một pho huyền sử về phép thuật nèm chài. Cụ vốn là thầy cúng nổi tiếng cả vùng, đã từng được cấp sắc chánh thượng thừa, cấp bậc cao nhất trong nghề thầy cúng. Muốn lên được cấp bậc này phải qua các sắc tiểu thừa, trung thừa, đại thượng thừa và trung thượng thừa. Là người ăn to nói lớn, cụ cứ choang choang kể: “Ngày xưa, bác là cán bộ xã, làm chủ nhiệm HTX nhiều năm đấy. Vì làm cán bộ, không được đi cúng, không được nói đến chài, nèm nên có lão giở trò ma nèm vợ bác, khiến bà ấy bỏ chồng, bỏ con đi theo hắn. Giận quá, bác gọi hắn đến nhà vãi (bố mẹ vợ) vỗ ngực, chỉ mặt hắn: “14 tuổi tao đã là thầy cúng. Mọi pháp thuật người Mường tao không lạ. Nếu ngươi không đón người ké nèm để tao phải ra tay thì chớ có trách...” Kẻ cướp vợ mặt xanh đít nhái quỳ sụp xuống, lạy cụ như tế sao. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn hỏi: “Thế cụ có giận cụ bà không?” Cụ Sin xua tay cười hớ hớ: “Ô không! Đấy là nó nèm cho mê mẩn mà theo nó thôi. Khi bà ấy về, khóc lóc xin tha thứ, bác không mắng nửa lời, vẫn sống tốt với nhau đến tận bây giờ đấy”. Nhà văn lại hỏi: “Người Mường xưa có thể nèm cho trai gái yêu nhau. Vậy có thể nèm cho nhân tình nhân ngãi, bồ bịch bất chính chán nhau không hả cụ?” “Được chứ!” Cụ Sin nói rồi vỗ vỗ vào vai nhà văn: “Hôm nào đến đây bác dạy cho bài ké nèm mà về xuôi cứu nhân độ thế cho vợ chồng không bỏ nhau”."
Biết tôi có ý định tìm hiểu phép thuật nèm chài, Thuỷ, cô gái Mường có nước da đen giòn với nụ cười hoa tươi tắn lúng liếng bảo: “Anh đến đúng ổ bùa ngải của người Mường chúng em rồi đấy. Đẹp giai thế này, không sợ bọn em bỏ bùa mê cho mất đường về quê mẹ sao anh?”. Tiếng cười ré lên. Cậu thanh niên Mường tên Khoẻ, xã Mỹ Thuận, phô hàm răng bàn cuốc gắt gỏng: “Chúng mày có im đi không! Cứ đùa để anh ấy sợ”. Quay lại phía tôi, Khoẻ trùng giọng: “Nèm chài của người Mường chúng em là có thật, lưu truyền từ đời xửa đời xưa. Mẹ em cũng biết nèm đấy, nhưng cụ chẳng làm bao giờ cả. Cụ bảo, làm cái đó thất đức lắm. Bữa trước, có mấy anh nhà báo dưới Hà Nội lên đây tìm hiểu viết bài. Hỏi han linh tinh vài câu rồi về phịa cả một trang báo dài. Toàn bịa đặt, xuyên tạc cả. Lại còn riết róng tố cáo người Mường chúng em loè bịp, chặt chém khách moi tiền, rồi thì mê tín dị đoan khiến dân tình bất bình lắm. Nếu anh thực sự muốn tìm hiểu phép thuật thần bí này, em sẽ đưa anh đi”. Thấy tôi còn bán tin bán nghi, Khoẻ căn vặn: “Anh chưa tin phải không? Thế em hỏi anh nhớ, đôi vợ chồng nọ vừa chiều qua đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Vợ tru tréo chửi chồng, chồng vác dao rượt đuổi vợ, tưởng chém giết nhau đến nơi. Đùng một cái, sáng hôm sau, lại thấy cô vợ hớn hở quay về, ríu rít anh anh, em em như chưa từng có chuyện đánh đấm. Thế không nèm thì là gì? Hay như cô S. Thị Nở ở cầu Mịn kia kìa. Xấu người, lại xấu cả nết. Lấy chồng, đẻ được 2 đứa con gái, chồng chán, nó bỏ. Thế mà anh Tuấn, chủ thầu xây dựng dưới Hà Nội, đẹp trai, lắm tiền, vợ đẹp như tiên, lại chết mê chết mệt S. Hai đứa ăn ở với nhau như vợ chồng. Năm ngoái, lại còn bỏ tiền xây dựng cho S. một ngôi nhà 2 tầng thênh thếnh ở mặt đường. Chuyện này, cả huyện Thanh Sơn biết. Em hỏi anh, thế không phải nèm thì là gì?”. Tôi gật gù lia lịa. Khoẻ hứng chí bảo: “Kể tên những người biết nèm ở đây thì đầy dẫy. Này nhé: Bà Nhàn ở xóm Bưng, thầy mo Thục, thầy Cửu, thầy Thắng, bà Phúc, bà Chối, bà Miến, thầy Hà Văn Bày, ông Hà Văn Bằng, ông Hoàng Bá Huân... Ôi dào! Nhiều lắm! Nhưng theo em, nổi tiếng nhất vẫn là thầy mo Thục. Thầy cao tay lắm. Ngày nào cũng có người đón thầy đi cúng giải hạn, cúng đàn chay phá ngục cho những nhà chết trùng tang, làm bùa ghét, bùa yêu... Đùi gà gia chủ lễ tạ, cả nhà thầy ăn chẳng hết. Hôm nọ, vợ chồng anh Tân ở Mỹ Thuận có đôi lợn nái xổ chuồng, táo tác đi tìm cả ngày chẳng thấy. Bí quá mới đến nhờ thầy Thục. Ông Thục nhận lời, thắp hương, khấn vái rồi đi bộ lên trên dãy núi Cụt trước mặt anh kia kìa. Ông ấy lầm rầm đọc thần chú rồi hú lên mấy tiếng. Ngay chiều hôm ấy, đôi lợn ở đâu ủn ỉn mò về. Chuyện này, cả làng đồn rầm rĩ, em không nói sai”. Tôi sốt sắng hỏi đường đến nhà ông Thục để xin lá bùa yêu. Khoẻ bảo: “Anh là người lạ, đến nhà, thầy không làm đâu. Để em dẫn đường cho”. Tôi sướng rơn, luýnh quýnh thế nào bỏ quên cả mũ bảo hiểm ở quán.

     Nhà thầy mo Thục nằm chon von trên lưng chừng đồi. Trời mưa, đường trơn nhầy nhụa, xe cài số 1, ì ạch mãi mới lên đến nơi. Căn nhà gỗ, lợp mái gianh, rộng thênh thếnh như cái đình, ồn ào tiếng nói cười. Ngày mai, cậu con út của thầy vào Nam lập nghiệp, gia đình làm bữa liên hoan. Thầy không có nhà. Vợ thầy bảo: Thầy ra chợ thị trấn mua “canh” (thức ăn). Tôi ngồi chờ. Anh con trai cả tủm tỉm: “Chú đến đây là đúng địa chỉ rồi. Yên tâm đi. Bất cứ chuyện gì cần, thầy cũng có thể giúp chú được”. Rồi anh kể, có một cậu thanh niên ở tận Sơn Tây, vợ bỏ đi theo giai, lên khóc lóc van vỉ nhờ thầy cứu giúp. Thầy nhận lời, làm cho một lá bùa. Ba ngày sau, cô vợ trở về. Anh chàng mừng rơn. Cảm tạ tấm lòng của thầy, anh đã biếu thầy 3 triệu. Tháng nào anh ta cũng lên đây một lần để thầy yểm bùa cho tình cảm vợ chồng thêm bền chặt. Mới đây, có một bà tận Gia Lai – KonTum lặn lội ra đây. Chồng làm giám đốc, bồ bịch lăng nhăng. Bà vợ đánh ghen, chửi bới, rồi khóc lóc, nỉ non... đủ hình đủ kiểu mà anh chồng vẫn chứng nào tật ấy. Nhờ bùa của thầy tôi, cô ấy đã giành lại được chồng. Hôm kia, cô ấy gửi biếu thầy tôi 5 triệu nhưng thầy chỉ nhận 3 triệu thôi. Cụ cao tay lắm”.
      Khoảng 5 giờ chiều, thầy Thục mới về. áo trắng, quần âu, trông thầy phong độ lắm so với cái tuổi thất thập. Bắn một điếu thuốc lào, lim dim nhả khói, thầy hất hàm: “Anh từ đâu tới? Có việc gì?”. Tôi liền giả bộ rầu rĩ: “Con là thầy giáo dạy văn dưới Hà Nội. Vợ con đang lăng nhăng với người khác. Con muốn xin thầy một lá bùa để kéo vợ con về”. Thầy cười khùng khục: “Anh nói thế nào ấy chứ. Trông anh đẹp giai lồng lộng, lại hào hoa thế kia, vợ bỏ theo giai sao được”. Tôi rơm rớm nước mắt, van vỉ: “Bẩm thầy! Con đâu dám nói dối. Xin thầy mau ra tay giúp con, thầy cứu con không thì con chết mất”. Miệng nói, tay rút tờ năm chục, tôi dúi vào túí thầy. Bộ mặt tôi lúc đó trông chắc thảm thương lắm nên thầy hạ giọng: “Thôi được rồi, thầy sẽ giúp. Bây giờ, anh ghi tên tuổi của anh và vợ anh vào tờ giấy này. Nhớ phải ghi thật chính xác, nếu không bùa sẽ mất linh”. Ngừng lời, chiêu một ngụm nước, thầy chép miệng: “Gớm! Các cô cậu dưới ấy bây giờ no lưng ấm cật nên giậm giựt chân tay. Ngoại tình, bồ bịch khiếp quá. Chẳng riêng gì anh đâu. ối người làm giám đốc, vụ trưởng mà vẫn cứ bị vợ cắm sừng cho như chơi ấy chứ. Đấy, vừa chiều qua, một cô sồn sồn tô son trát phấn, người núc nỉu những nhẫn, dây chuyền đến cầu xin tôi làm nèm cho... 4 ông bồ không ông nào được rời ra. Dâm đãng đến thế là cùng”. Đang cặm cụi viết, tôi cũng phải bật cười cùng tiếng ồ lên của mấy chục con mắt đang tò mò nhìn tôi từ nãy đến giờ.
      Đón nhận tờ giấy trên tay tôi, thầy Thục khẽ khàng đặt lên ban thờ. Rót đầy ba chén nước, thắp ba nén nhang, thầy phủ phục xuống phản lầm rầm khấn. Gieo quẻ xong, thầy sai bà Thục ra vườn hái mấy cái lá và xúc bát muối lên cho thầy. Quay mặt về phía ban thờ, thầy bắt đầu niệm chú. Cả nhà im phăng phắc. Tôi cố tập trung cũng không nghe được gì, chỉ thấy môi thầy mấp máy như máy khâu. Khuôn mặt thầy đỏ bừng như lên đồng. Niệm xong, thầy đưa nhúm lá và bát muối lên sát miệng, hà hơi 3 lần vào đó. Đưa tôi “bùa yêu” đã được gói ghém cẩn thận, thầy dặn: “Nhúm lá này anh về chia làm đôi. Một để trong gối anh, một để gối vợ. Còn gói muối, hàng ngày nấu canh, anh cứ cho vào, cả nhà cùng ăn. Đảm bảo chỉ một tuần sau, vợ anh sẽ hết tơ tưởng lăng nhăng đến người khác”
     Từ những thông tin ở trên, đoàn chúng tôi quyết tâm đi tìn vị Thày Mo giỏi nhất là Thày Mo HOÀNG VĂN THỤC
      Nhờ có sự chỉ dẫn từ trước của Phóng viên HOÀNG ANH SƯỚNG, chúng tôi không mất nhiều thời gian đi tìm nhà của Thày Mo HOÀNG VĂN THỤC. Từ Thị trấn Thanh Sơn (Ngày xưa còn gọi là Phố vàng ) đi Thu Cúc chỉ khoảng trên dưới 3o Km, con đường rất đẹp. Ôm vòng quanh những triền đồi, những nương chè xanh ngát của vùng Trung du. Quang cảnh hai bên đường rất đẹp với những bản làng người Dân tộc nằm chênh vênh bên sườn núi, những nương chè, những thửa ruộng bậc thang ....Tới một cây cầu bê tông có tên là Cầu Mịn, đi qua cầu, rẽ phải và đi vòng vèo một đoạn đường nữa quanh chân đồi, đoàn chúng tôi tới nhà Thày Thục. Trước khi đi, dienbatn có chọn thời điểm xuất phát theo quẻ LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN là quẻ HƯU - ĐẠI AN để chắc chắn có thể gặp được Thày Thục, song khi vào, vẫn thấy lo lo vì biết Thày Thục hay đi cúng cho người ta.
    QUẺ LẠC VIỆT ĐỘN TOÁN thật là linh nghiệm. Xe chúng tôi phóng vèo một cái vào tận sân nhà Thày, đã thấy Thày Thục ra cửa đón khách. Thày HOÀNG VĂN THỤC sinh năm 1935 - Tuổi Ất Hợi - Mạng Sơn Đầu Hoả theo sách Tầu và là mạng Thủy theo Lạc Thư Hoa Giáp. Cung Phi Bát trạch Khôn - Thuộc Tây tứ cung. Trông Thày thật là trẻ so với tuổi Ất Hợi của mình. Giọng thày nói sang sảng, rất ấm và luôn có những tràng cười thật hồn nhiên, khoáng đạt. Nhờ có lá thư giới thiệu của Phóng viên HOÀNG ANH SƯỚNG và nhất là dienbatn đi cùng cha đẻ của Phóng viên, là một nhà Nhiếp ảnh tên tuổi và là chủ quán Trà Đạo Trường xuân-13-Ngô Tất Tố - Hà nội , nên công việc làm quen không mất nhiều thì giờ lắm. Sau vài tuần trà (Trà xứ này rất ngon - Trồng sẵn ngoài vườn nhà), một bàn nhậu linh đình được dọn ra trên những chiếc chiếu trải trên nền nhà. Trước khi vào nhà Thày, chúng tôi đã ghé Thị xã Thanh sơn mua sẵn mồi nhậu, thày còn bắt con dâu làm thêm mấy con gà nữa. Rượu vào, lời ra, dienbatn tranh thủ ca bài ca con cá: Con cá sống vì nước .....Được nửa phần bữa nhậu, Thày Thục đã đứng dậy tuyên bố nhận dienbatn làm con nuôi và truyền thụ Võ công cho ngay trong đêm hôm đó. Mặt khác , các con Thày vì thấy dienbatn chắc là già quá nên nhất mực tôn làm anh cả, làm Trưởng tràng, có nhiệm vụ dẫn dắt anh em trong nhà hành tẩu cõi Ta bà này. (Hi Hi - Khoái quá). Nghĩ cũng thật buồn cười - dienbatn gặp trường hợp này không phải lần đầu, hình như dienbatn có duyên với các Thày. Nhiều trường hợp, không biết làm sao, chỉ qua một vài lần sơ giao, ngó nghiêng tướng tá của dienbatn như thế nào đó, các Thày đè ra đòi truyền hết sở học của mình (điều mà ngay cả con cái trong nhà cũng phải ao ước). Tiệc rượu tàn, dienbatn ngang nhiên trèo lên giường của Thày Mo Thục làm một giấc tới 4 giờ chiều. Thứ rượu Sán Lùng ở đây thật ngon, chiến đấu như vậy, nếu là thứ rượu khác cũng đủ làm say đến mấy con bò, vậy mà khi tỉnh dậy, dienbatn thấy đầu óc thơ thới, thân thể sảng khoái, liền rủ Ông lão bạn đường xách máy chụp ảnh đi săn hình. Lúc này, nghe các con Thày nói, Thày lại đi ra chợ kiếm mồi về tối chơi tiếp.
      Buổi chiều, Thày Thục về, tay xách lặc lè một tảng thịt rừng và mấy xâu cá suối . dienbatn nghĩ thầm, phen này chắc chết đây, tối nay mà còn nhậu nữa thì làm sao mà học Nèm cho được, lại nữa, thày Thục có tới cả chục cô cháu gái, nếu Thày có ý định Nèm úp sọt dienbatn ở lại sống với xứ Mường thì làm sao mà sài cho hết ??? Kỳ này chắc lại được Chính quyền xã kêu lên cấp cho một quả đồi hoang và mấy con trâu què rồi dienbatn ơi. Nghĩ như vậy mà thấy bủn rủn cả chân tay. dienbatn liền ghé tai Ông Bạn già đi cùng thì thầm to nhỏ. Thật đúng ý, Cụ gật lia gật lịa. Bữa cơm tối linh đình lại được dọn lên, điện mất nên những ngọn nến được thắp lên, hòa cùng với hơi sương mù se se lạnh thật là lung linh huyền ảo xứ Mường. Hai Thầy trò chúng tôi viện cớ hãy còn no và lại đang đau bụng nên chỉ làm vài bát cơm cho chắc dạ. Câu chuyện trên chiếu rượu vẫn râm ran. Từ sáng, dienbatn đã âm thầm mở máy ghi âm, ghi lại toàn bộ những câu chuyện của Thày Thục để sau này làm tư liệu. Thày Thục kể rằng: Dòng họ Hoàng nhà Thày đã làm nghề Thày Mo nhiều Đời lắm rồi, bản thân Thày, từ 14 tuổi đã được cha là Thày Mo HOÀNG VĂN CƯ truyền dạy và đã hành nghề từ đó. Thầy cho chúng tôi xem những cuốn sổ dầy cộm ghi tên thân chủ mà Thày đã giúp. Thôi thì từ Bắc chí Nam , từ Tây qua Tàu, đều có mặt trong những cuốn sổ của Thày. Theo Thày Mo Thục, thuật Nèm chài của người Mường có từ hàng mấy nghìn năm rồi, có thể làm được nhiều việc lắm. Như là Nèm yêu, làm cho ông chồng hay bà vợ bồ bịch lăng nhăng chỉ trong 3 ngày là phải quay về lo tu chí làm ăn, thương mến nhau còn hơn lúc mới lấy. Thuật làm cho yêu nhau có nhiều loại lắm, nào là đọc chú vào rau răm, bỏ vào gối người cần Nèm; Nào là đọc chú và tên tuổi người cần Nèm vào muối, bỏ dần vào nồi canh cho cả nhà ăn, nhưng chỉ riêng người được Nèm mới chịu tác dụng . Ngoài ra còn Nèm vào lá cây, bỏ trên đường người mình thương hay đi, người đó dẫm phải, tự khắc sẽ phải thương yêu mình. Một cách nữa là Nèm bằng cách đọc chú vào tay, vỗ vào vai ai là người đó phải thương phải nhớ. Còn ở dạng cao hơn , chỉ nhìn bằng ánh mắt và thầm đọc chú trong miệng thì người bị Nèm đố có mà thoát. Chả thế mà có một ông Thày Mo tên là Nhẽo có tới mười bà vợ, 18 người con và gần 40 đứa cháu. dienbatn được Thày Thục đọc cho nghe bài Nèm yêu dịch ra tiếng việt như sau: .....Con ni (Thằng ni), ăn phải cái gói ni, phải nhớ thằng ni (con ni) một nghìn năm. Hắn này, ăn phải cái gói này, phải nhớ thằng ni (con ni) 100 đời .Chừng nào chân cẳng rời ra mới thôi....Nghe như vậy, dienbatn than thầm, ối giời ơi, phải sống chung với nhau đến 1000 năm, đến 100 đời kỳ này chắc chết.
Lại có thuật Nèm làm cho chán nhau nữa. Nhiều ông chồng bị bà vợ cho cắm sừng ,hoặc các bà có chồng mê mải theo Ca ve lên nhờ thày giúp, đều được toại nguyện. Thuật Nèm này phải nhờ đến lông chó và lông mèo. Cắt lông con chó và con mèo trộn với nhau. đọc chú vào rồi bỏ dưới gối người cần Nèm, lập tức, người đó chán ghét bồ bịch hoặc Cave. Thường thì Nèm yêu và Nèm ghét hay làm cùng với nhau
Người Mười có những thuật Nèm thật là kỳ lạ, ví như bị đứt tay chảy máu hay bị động vật cắn chảy máu, chỉ cần đọc chú thổi vào, tự khắc vết thương liền tịt mà không để lại sẹo. Hoặc như Nèm nhốt muỗi, nhà mà nhiều muỗi quá, Thày vẽ một vòng tròn lên vách nhà, đọc chú vào đấy, tự khắc muỗi trong nhà bay vô đó đậu hết. Chả trách, nhà Thày ở ngay giữa rừng mà dienbatn để ý không thấy bóng dáng một con muỗi nào cả. Về phần Nèm của người Mường, dienbatn xin chép lại những đoạn viết của Phóng viên HOÀNG ANH SƯỚNG: Nhiều đoàn công nhân đến ở đây bị người Mường nèm trêu nấu cơm không chín, nấu nước không sôi. Mọi bài nèm đều đọc bằng tiếng Mường. Riêng bài nèm này lại nói bằng tiếng Kinh. Nguyên văn như sau: “Mày làm đồng hay mày làm đáy. Tao xó xáy cho mày không lên hơi. Mày lên hơi thì tao chém. úm ta ha khất”. Muốn cho cơm chín thì niệm thần chú: “Mày làm đồng hay mày làm đáy. Tao xó xáy cho mày lên hơi. Mày không lên hơi thì tao chém. úm ta ha khất”. Bà Huân giảng giải: “Người ta nín hơi đọc thần chú rồi phì hơi ra mảnh đóm, vờ vào bếp xin lửa nhưng khua khoắng mảnh đóm quanh nồi và dưới chôn nồi. Lửa dẫu có đốt đùng đùng cơm cũng chẳng chín được”....
....Thôi, để hôm nào bác biểu diễn cho anh xem bài nèm ráo ướt. Khi ở trên bờ niệm thần chú thì người chống bè, bơi thuyền chốc chốc lại ngã ùm xuống sông, làm cho quần áo vừa ráo lại ướt ngay”. Rồi ông hào hứng kể chuyện làm nèm để bó lại một số cặp vợ chồng khỏi bị tan vỡ. Ông kể chi tiết chuyện anh Khê ở Tân Phú đã có với vợ những 4 mặt con. Tí tởn thế nào lại cưới thêm cô vợ lẽ, suốt ngày òm ọp đánh chửi vợ con. Cụ Bằng ở xóm thấy thế đến nhờ ông Huân “bó” lại cho gia đình họ đoàn tụ. Hẹn một ngày anh em nhà ấy ăn uống họp gia đình để lựa lời khuyên nhủ, chị dâu anh Khê kín đáo giấu 3 đôi đũa của vợ cả, vợ hai và của anh Khê vừa ăn xong không rửa đưa cho ông đem về bó nèm. Ông còn kể chuyện bó nèm cho vợ chồng anh Dũng ở xóm Mịn. Nghe xong, tôi hỏi: “Cháu sẽ viết báo nêu tên thật của họ, liệu có bị kiện không?” Ông Huân cười xoà: “Cả làng biết đấy, kiện gì. Hơn nữa, bác làm phúc đức cho gia đình họ. Bây giờ trong ấm ngoài êm, hiểu ra, họ chỉ biết ơn bác thôi”. Bà Huân vội nói chen vào, giọng lo lắng: “à! Suýt nữa thì quên. Hôm trước đến đám ma nhà anh Thọ. Bà Xuân gọi tôi ra nói nhỏ là về nhờ ông, nếu “nèm tơm thăm” hay “nèm bó đũa” thì làm ơn cởi giúp kẻo một người chết thì cả nhà chết theo”. Ông Huân bảo: “Không sao. Nhà bà Xuân, mẹ anh Huy ở xóm Quyết Tiến, tôi nèm bằng muối không sợ nguy hiểm như bó đũa, tơm thăm nên không phải cởi”. Nói đoạn, ông liền bảo Thuỷ, cậu con út vào buồng mở hòm lấy ra bó đũa cho tôi xem. Đây là 2 đôi của vợ chồng anh Dũng nhờ ông nèm hồi năm ngoái. Bốn cái đũa được bó bằng hai mối buộc chỉ đỏ và chỉ trắng. Ông Huân giải thích: “Muốn nèm bó đũa phải dùng hai loại chỉ khác màu bó chặt đôi đũa ăn cơm của những người đang “ông chẳng bà chuộc”. Bó đũa ấy phải đem về nhà mình cất kỹ. Sau 3 năm khi vợ chồng đã khăng khít, phải đem bó đũa đó ra niệm thần chú bài “ké nèm” (giải) rồi tháo chỉ cho đũa rời ra. Có như thế thì một người chết, người kia sẽ không hề hấn gì”. Còn nèm tơm thăm” là lấy được mảnh áo hoặc quần của 2 người đã mặc, niệm thần chú vào rồi cất kỹ. Đây là cách nèm khá bền chặt nhưng cũng khá nguy hiểm. Lời bài chú rất dài, người khoẻ, đọc một hơi mới hết. Khi vợ chồng đã gắn bó, để tránh nguy hiểm, phải nèm cởi ra. Đọc lời chú bài ké nèm, hà hơi vào 2 mảnh vải, đem ra sông, suối, chỗ nước quẩn, rồi thả một mảnh ở dòng nước chảy xuôi, một mảnh ở dòng nước chảy ngược. Hai mảnh vải cuốn đi hai nơi sẽ không còn nguy hiểm cho người bị nèm.

      Ngoài thuật Nèm chài như đã viết ở trên, Thày Thục còn cho tôi biết người Mường cũng biết dùng cả Ngải. Ngải ở đây chỉ dùng có hai loại là Ngải trắng và Ngải đen. Vườn nhà thày tôi thấy trồng cơ man nào là Ngải (Xem hình). Ngày xưa khi đi điền dã tại vùng Thất sơn - Châu đốc và vùng núi Tà lơn bên Miên, dienbatn biết rằng có đến gần 800 loại Ngải. Ngải trắng và Vàng ở đây, người Khme gọi là Ngải Ông Thánh Cu Mơ và Nàng Thăm. Hai loại Ngải này có rất nhiều tác dụng và phải luyện rất công phu qua đủ 100 ngày. Tại xứ Mường này, Thày Thục sử dụng Ngải với mục đích là trừ Trùng tang liên táng. Thày kể rằng, có một dòng họ trong xã bị Trùng tang liên láng, 7 ngôi mộ trong dòng họ chôn cất khá lâu mà thân xác vẫn còn y nguyên. Họ mời Thày tới. Sau khi đọc chú vào của ngải, Thày cho chôn xuống từng ngôi mộ, một thời gian sau, thịt tan hết chỉ còn những bộ xương. Ngoài ra người Mường còn dùng Ngải để trị bệnh con nít khóc dạ đề, để Trấn trạch không cho ma, quỷ vào nhà, dùng để trừ vong đi theo những người Phụ nữ (Những người nà, vì một lý do hợp thế nào đó, vong nhập vào, đêm nào cũng thấy làm tình với vong đó - Có rất nhiều người bị như thế).
Để rộng đường tham khảo, xin trích đăng bài của Sư phụ SƯƠNG MÃN THIÊN viết về Ngải để các bạn tham khảo:
TÌM HIỂU VỀ NGẢI !
Thường thường chúng ta hay nghe nói bùa ngải ....... 2 tiếng hay gọi chung, về bùa chú thì ít nhiều người ta có khái niệm về tiếng đó hơn, còn ngải thì có nghe nhưng nhiều người không rỏ lắm nó là gì ? xuất xứ từ đâu, linh nghiệm ở chổ nào v.v......... nay tại hạ không ngại hiểu biết giới hạn, vài dòng trao đổi với quý vị, mong các cao nhân ngải nghệ vô tình có để mắt đến đây vui lòng bổ sung cho đề mục thêm phong phú ........! Ngải là 1 loại thực vật ngoại biến càn khôn, thường mọc trong những vùng rừng núi, nhiệt đới như Thất sơn, Trường sơn Việt nam, Lai châu, Vân nam Trung quốc hay Tà lơn, Lục sơn bên Cao miên. Ngải có rất nhiều loại, tính tất cả vừa nguyên thủy vừa lai giống có thể đến gần 800 loại, có 1 số đã có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người bởi các nhà nghiên cứu khoa học, nhưng đa phần vẫn còn trong bí ẩn mà tên gọi chỉ được truyền miệng qua kinh nghiệm dân gian hay các ngải sư với nhau. Ngải là loài thực vật có củ, nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ 1 chút (như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài) lớn thì có thể bằng bắp vế người đàn ông lực lưỡng (như ngải mảnh hổ, cuồng phong, ngải tượng v.v....)
     Ngải có tánh linh tự nhiên kỳ diệu, ví dụ như 1 củ ngải khô đã vài năm để trong nhà không chạm đất, nhưng khi để vô chậu kêu 1 câu chú mời thần ngải về chứng thì 1 vài tuần nó sẽ tự động mọc mầm sống lại, lên cây trổ hoa như thường ,hoặc có những người làm ăn, buôn bán vô tình trồng 1 vài chậu ngải bún (còn gọi là ngải hẹ) ở trước nhà mục đích chỉ để làm kiểng, nhưng tự nhiên từ đó đông khách đắt hàng, ăn nên làm ra mà nhơn chủ đâu biết là mình đã trồng loại ngải quến khách cầu tài như vậy, loại này tên khoa học là auttum crosscus có bán ở các chợ ươm cây, trồng cây kiểng trên xứ Mỹ, tuy nhiên cùng 1 loại mà có phân màu sắc khi trổ hoa, cũng do màu hoa mà biết được ít, nhiều về sự linh ứng của từng loại theo kinh nghiệm các thầy ngải. loại trổ bông màu trắng là mạnh nhất, loại bông màu đỏ đứng hàng thứ 2, loại màu vàng vào hàng 3 và sau cùng là loại có bông màu xanh tím nhạt (thứ này thấy thường ở Mỹ), tại hạ có 1 người bạn chuyên môn về những loại này xưa ở đường NGUYỂN TRƯỜNG TỘ chuyên giúp thân chủ cầu tài, khá giả chẳng hạn như nhà sách HỒNG DÂN cũ, thẩm mỹ viện THẠCH THẢO cùng nhiều người trong giới kinh doanh trước 75.....ngải so với bùa thì mạnh bạo, nhạy bén hơn nhưng về độ bền thì không như bùa, những chuyện gì cần giải quyết cấp tốc ,hiển hiện trước mắt tạo tín tâm cho thân chủ nể phục thì các thầy hay dùng ngải ! nói như vậy không có nghỉa là ngải mạnh hơn bùa, vì nếu người không học bùa thì không thể luyện ngải được. bởi vì cần có bùa chú để triệu ngải về, mời ngải ăn (cúng ngải) tom ngải lại không cho đi bậy và người khác không phá được, sai khiến ngải nhứt nhứt đều phải qua phù chú của chư vị tổ sư...! Các pháp sư luyện ngải qua 2 cách sau đây :
      Ngải chậu và ngải khô
1) Ngải chậu là cây ngải tươi hay bụi ngải tươi được bứng từ rừng về hoặc được gây giông' ra mà trồng ở trong chậu để luyện .
2)Ngải khô là củ ngải đã đào lên từ bụi ngải trong rừng, trên núi hay trong chậu trồng của thầy mà đem phơi sương, nắng cho thọ khí âm dương sau 3 ngày thì đem vô nhà cúng và luyện.
     Luyện ngải chậu cách hay nhất là kiếm 7 cái đầu ông táo (miếng trên của cái lò đất) bỏ hoang nơi chùa, miểu, đình thần v.v.... đem về bầm nhuyển trộn với đất thiên nhiên, tuyệt đối không dùng phân (bất cứ phân gì) sau đó lấy 1 miếng chì vẽ khắc chữ bùa tom (cột) để dưới đít chậu, lấy 1 cái hột gà sống dùng mực đỏ vẽ thêm chữ bùa chủ dụng mà mình muốn luyện cho chậu ngải đó, ví dụ như: ngải thương, ngải ăn nói ngoại giao, ngải cầu tài, ngải quan tư tất thắng (ra toà thưa kiện) v.v....Lể vật để cúng khởi đầu cuộc luyện rất đơn giản chỉ gồm: 3 cái hột gà sống, 1 dĩa gạo muối, 1 ly nước lạnh, 3 chung rượu trắng, 1 dỉa nổ (nếp rang hay bắp rang bong vỏ) đốt 2 cây đèn cầy bên cạnh, còn lại 3 cây nhang đốt thì cắm vô chậu ngải, khởi sự luyện luôn luôn vào lúc chiều chạng vạng (lối giờ dậu) đầu tiên pháp sư niệm chú hội ngải 3 lần, chú thỉnh 36 mẹ tổ ngải 3 lần rồi chú nguyện, van vái tên họ tuổi của mình (người luyện) ngày, giờ, năm, tháng này v.v....tôi muốn luyện chậu này gồm loại ngải gì .............nói ra (có thể luyện 2, 3 thứ chung 1 chậu cũng được) sau khi tác bạch xong thì định thần, bắt ấn niệm chú sên (đọc thổi) vô chậu ngải, thông thường luyện khoảng 15 phút là được, với cây ngải đã cao lối 2 tấc thì tinh luyện khoảng 21 ngày liên tục thì ngải đã biết chào thầy, chào là khi thầy niệm 1 câu chú hỏi thăm lá ngải sẽ đong đưa qua lại về hướng thầy mặc dù lúc ấy trời không có gió ......và cứ thế tiếp tục luyện cho đến khi thấy như có bóng trắng thoáng ẩn hiện là ngải đã có thần, trong thơì gian luyện ngải ông thầy tuyệt đối không được ăn tỏi sống, vì thực ra ngải là loại mang khí rất thanh, khác với tỏi nặng về trược được nhà phật liệt vào ngủ vị tân (tỏi, hành, hẹ, nén, kiệu) mà các vị xuất gia đều phải kiêng cử......Có nhiều ông thầy luyện ngải, trồng ngải kín cả sau vườn, xem như không còn tính theo chậu nữa mà tính theo bao nhiêu mét vuông, đằng đó là 3 mét tai tuợng ngải, nơi này là 2 thước mẹ nàng thâm v.v......., mỗi khi chạng vạng tối, ở từ các vườn lân cận gần bên, nhìn vào vườn ngải nhang cắm đỏ rực theo hình bát giác bao xung quanh vườn càng tăng thêm màu sắc huyền bí, ma quái khiến cho những kẻ dù bạo gan cách mấy cũng cảm giác như lành lạnh, rờn rợn nơi tóc gáy.
      Khi ngải mà chúng đã trổ thành vườn dày đặc như vậy, thì khi cúng cho ăn hột gà và nổ phải nhiều hơn nhiều lắm, khi các loại ngải lá đã cao tới và hơn rún thì thẩy hột gà vô lẩn trong vườn ngải hôm sau ra chỉ còn lại vỏ không (có thực 100%) có nhiều thầy nuôi ngải tà như: huyết nhân ngải, thiên linh ngải, khô lâu ngải v.v......còn cho ăn cả gà sống nguyên con, mỗi lần đọc kinh, túc thần chú cho ăn là cả vườn ngải xoay vần, chuyển động như gió mạnh đè trên những đám lúa, bờ cỏ ngoài bờ đê, dưới ruộng. quăng con gà vào gà kêu quác quác vài ngày sau cũng thấy lông và xương. Và cứ tiếp tục luyện đều đặn như vậy, càng lâu thì ngải càng mạnh, và mỗi tháng cúng ngải 2 lần vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch như bên bùa cúng binh, tướng vậy đến 1 thời gian nào đó đã đủ thì pháp sư chọn ngày thâu ngải ,cũng nhang đèn trứng, nổ v.v..... khấn vái đợi khi tàn nhang thì đào gốc lấy củ đem vô nhà, việc đầu tiên sau khi rửa sạch là pháp sư phải cắn 1 củ nhai nuốt liền, vì theo thầy truyền là có như vậy ngải nó mới mến và phục tùng thầy lâu dài.
     Luyện ngải chậu
     Sau khi để lên dĩa đặt ngay bàn thờ binh, tướng đối diện bàn tổ, (bàn binh thấp dưới rún, bàn tổ phải cao trên ngực) pháp sư bắt đầu đọc chú kêu ngải ở với mình ,các loài ngải thực là linh lắm, tính ý họ như các cô gái e dè, dịu dàng nhưng dấu kín những phong ba, khi luyện các thầy phải dổ ngọt vuốt ve, thủ thỉ ..... nói chuyện với ngải như những cô tình nhân, thế cho nên từ trước đến nay các ngải sư cao tay, vang tiếng đều là cô độc không vợ không con, vì nếu các nàng ngải biết thầy lấy vợ là hè nhau vật hoặc phá vợ thầy đau bệnh nặng hay rề rề không hết khó làm ăn lắm, các loại ngải ở Việt nam ta và Miên, Thái, Lào hay dùng đều cùng loại nhưng khác thổ âm địa phương đôi chút thôi, người mình hay gọi: nàng thâm, nàng mun, nàng xoài, nàng gù, nàng trăng, nàng hồng v.v....đều là tiêu biểu cho phái đẹp. Nói về pháp lực thì ngải rất mạnh và nhạy, chắc ít nhiều trong chúng ta có nghe qua những mẩu chuyện ngày trước ở vn đại khái như :cô nọ xách giỏ đi chợ tự nhiên có 1 bà xa lạ đến nói vài câu cô bổng đờ đẩn lột tháo dây chuyền ,bông tay, chiếc lắc ...... cho bà xa lạ đó, chừng mừơi, 15 phút sau mơí hoàn hồn thì bả đã đi mất tiêu rồi ! đó chính là công năng của ngải, bùa không thể làm con người mất cả hồn vía lập tức như vậy.
     Còn về mặt lý tính thì ngải nó đơn giản như ta nuôi con chó, con mèo vậy thôi, cho nó ăn đều vổ về vài câu mỗi ngày là sai nó làm gì nó làm đó, không hề phân biệt thiện, ác trước khi làm, do đó những phù thủy có tâm thuật bất chánh thường hay luyện ngải để trục lợi.
      Ngải khô
      Còn luyện ngải khô là khi thầy ngải khám phá ra những bụi hay đám ngải hoang trong rừng mà củ đã già, tốt hoặc ngải thầy trồng sau vườn lấy giống mà chưa luyện trong chậu kịp thì được lấy củ, rửa sạch và cũng để lên dĩa để trên bàn binh, tướng, nhưng thầy phải chiều chiều cúng vái niệm chú sên vô dĩa ngải đó như cách luyện ngải chậu vậy ! thời gian có thể là 360 ngày, 100 ngày 72, hoặc 36 ngày hay ít nhứt là 21 ngày mới đủ linh nghiệm. Chú hội ngải: Án thầy rừng đại tướng thầy rừng phi tà án bộ, hởi chúng quỷ tà tinh, âm binh rừng ở đâu sao ta chưa thấy tới ? ớ.....ma ru ma ru ven rừng 3 chu, thời thưà chi quy tu lục, phất tức phất xạ lu cha tha năm tơ-rây hào đây huê kiểng ràng ràng thâm thâm ắ rặc ơ......ma ru ma ru....(3 lần) Nam mô tam vị thánh tổ, 36 mẹ tổ ngải 12 nàng ngải,12 mụ ngải, mẹ lục mẹ lèo, chú cậu các đẳng nhang vàng, thần ngải lộc ngải, ma ngải ma lai ngải, thiên linh ngải, thâm thanh, hồng hạnh, hùm hổ, nhâm sư chúa tướng, đuôi mọi rợ đợ gồng hổ cảm ứng chứng minh cho..... tên họ tuổi .....cầu việc gì nói ra........ (bình an giải nạn, kiện tụng đắc thắng, thương mãi đại lợi, giao tế viên mãn v.v.....) (3 lần) ngải khi đã luyện khô rồi được sử dụng các cách như sau: Khi có thân chủ lại nhờ việc gì đó, ông thầy đầu tiên hỏi tên họ tuổi đương sự, sau đó nhang đèn triệu thỉnh rồi cắt vài lát ngải khô hoặc cho nguyên cả củ nhỏ gói trong giấy cấp cho thân chủ, cũng có khi tuỳ việc mà sên thêm 1 vài lát cho ngậm vào miệng khi đi ăn nói như lúc ra toà, đi đòi nợ hoặc mượn tiền. còn có thân chủ làm những nghề như buôn bán địa ốc, bán bar hay là chị em ta cần sự thương mến, chiếu cố của khách hàng thì thì thầy bảo mang đến 1 chai dầu thơm, bỏ ngải vào đó, chú nguyện tên tuổi, mục đích cầu gì v.v...... kêu ngải theo trợ giúp người này... đương sự sau đó khi dùng chỉ cần mỗi ngày khấn 36 mẹ tổ ngải và xức dầu đó xung quanh miệng, nói người ta nghe, xức 2 chân mày nhìn người ta mến và xoa vào 2 tay bắt tay, vổ vai, vuốt ve đụng chạm thì người thương chuyện khó hoá dễ ! Thực ra khi mình xài ngải cũng như bùa, là không có chuyện phải chuộc, phải thỉnh để xài hoài, nếu không sẽ bị điên khùng như nhiều người nghỉ, đó chỉ là lòng vụ lợi của mấy ông thầy, muốn thân chủ trở lại hoài để cúng tiền, trả công cho ông mà thôi, nên nếu lâu người đó mà không đến thì ông thầy làm phép trục (kêu đến) người đó không an trong dạ, xuôi khiến chuyện này chuyện kia phải đến thầy mới trở lại bình thường, xét ra là vị thầy như vậy vốn không đủ tư cách với thiên chức pháp sư của ông ta và cũng không thấu đáo về luật nhân quả vậy !
      Nói đi thì cũng nói lại, có nhiều thân chủ cũng bạt mạng, vì mục đích mà bất chấp, gạt cả ông thầy xính vính như chơi, ví dụ có cô là dân giang hồ mưu việc đoạt chồng người mà khi đến thầy bảo là chồng mình theo vợ bé, có người muốn mượn tiền người khác mà lại nói là người đó thiếu tiền mình v.v........ có nhiều người thắc mắc rằng: à ....tại sao làm thầy mà không biết để cho họ qua mặt v.v..... thực ra ông ta chỉ là thầy bùa chớ đâu phải thầy bói, có nhiều ông còn không biết thiên cang, địa chi, ngủ hành nạp âm là gì (mấy thầy ở quê), nếu có người luyện cao thì có thiên linh mách bảo hoặc ngải mách, ma xó v.v..... còn nhiều thầy chỉ là nghề tổ phụ truyền lại tam sao thất bổn biết bao nhiêu hành bấy nhiêu, mà đa số là có óc tự mãn, xem mình là cái rốn của vũ trụ, không học hỏi trao dồi thêm, hoặc là biết mình kém về mặt đó nhưng vì tự ái hảo cũng không chịu hạ mình bổ khuyết ..........nói vậy không có nghỉa là mấy thầy đó làm không linh ứng, khi mà thần chú hoặc ngải nghệ đúng tầng số sử dụng, đúng chiêu bài thì nó sẽ phát huy công năng ghê gớm lắm!
     Bùa ngải phải hội đủ 4 yếu tố: phù, chú, ấn, khuyết mới có thể tác động linh ứng được.
     Bị bỏ bùa yêu có nhiều cấp độ nặng nhẹ và nhiều cách bỏ, ví dụ 1 người bên Mỹ về việt nam chơi bị các cô bia ôm, vũ nữ v.v... mồi chài bằng bùa yêu, mê hoặc, đắm đuối, nhưng khi về lại mỹ do ngăn cách đại hải, phong thổ, quốc gia thì bùa kia cũng sẽ giảm bớt hiệu lực phần nào với nạn nhân, còn nạn nhân nếu bị người cùng quốc gia, bản xứ bỏ bùa thì sẽ bị nặng hơn kéo dài hơn, cách bỏ gồm nhiều loại nhưng cái cần thiết là người muốn bỏ phải biết tên họ tuổi thật hay có hình của người mình muốn bỏ! bùa yêu cũng có chánh tà 2 loại , loại chánh dùng để phu thê hoà hiệp, làm cho chồng bỏ vợ bé, làm vợ bỏ kép quay về với chồng. Còn những loại quỷ tiên tà pháp, hát yêu ái pháp v.v...... thì làm miễn được việc thì thôi, không có cấm kỵ thiện, ác gì cả
     Người bị bỏ bùa ở cấp độ nặng là khi đã bị cho uống bùa cùng những loại dơ bẩn từ nội tiết của người đầu độc bằng bùa qua bàn tay trợ giúp của ông thầy nào đó ....! đại khái là ông thầy sau khi khấn cột 2 tên họ tuổi sẽ vẽ cấp cho người đến nhờ 3 lá bùa, kêu người đó dùng kim chích máu từ ngón tay giữa (nam tả, nữ hửu) thấm 3 giọt lên mỗi lá bùa rồi lừa cơ hội đốt cho đương sự ăn hoặc uống, những chất mà làm cho bùa phát huy thêm mạnh là cafe sửa và chè đậu đen, sau đó người bị bỏ bắt đầu mong nhớ muốn gặp người kia, khoảng 1 vài tuần là lậm vô cơ hồ thiếu vắng là không được, nôn nao bứt rứt không yên, hay vào trạng thái thẩn thờ, ngó mông lung, buồn ủ rủ và đương nhiên sẽ nổi cáu, gây gổ với người phối ngẩu (nếu đã có gia đình), sẳn sàng ly dị bỏ vợ bỏ con để chạy theo người đã hạ thủ .....đó là còn nhân tính 1 chút, còn nếu độc hơn vừa bỏ bùa yêu vừa cộng thêm thuốc mê như con nhện ôm trứng (có thai), con bửa củi (cộng nhiều vị khác v.v.....) hiệp nhau hỏa tán cho uống vài lần nạn nhân sẽ mê lậm, lú lẩn (với kẻ ra tay thôi) con chó chạy ngang mà nói con mèo cũng sẽ gật đầu, thứ này khó mở lắm, phải nhờ pháp sư cao tay làm phép giải cho uống và đưa hình cho pháp sư đó tụng chú kim cang giám sát thổi vào nhiều đêm hòng trục phá tà thuật từ người hại, nhưng khổ nổi như kẻ say rượu đâu bao giờ nhận là mình say, người bị bỏ bùa không bao giờ nghỉ là mình bị bỏ, cho đến khi tiền bạc trong băng không cánh mà bay, nhà cửa bán sạch, vợ con bỏ mặc, không còn gì thì kẻ dã tâm kia mới buông tha, lúc đó tỉnh ra thì sự đã rồi... bị bùa bỏ nhẹ thì 6 tháng đến 1 năm sẽ hết, nặng thì 1, 2 năm có thể đến điên loạn chẳng bao giờ tỉnh cả, cái đó tuỳ thủ đoạn của người bỏ, phải kiếm cách chửa đừng bỏ mặc ỷ y
      Cho nên người có thân nhân bị bỏ bùa nên nhẩn nại, đừng tranh cải với nạn nhân ráng nhịn nhục, tìm phương cứu gỡ, cho uống mật con chó mực cũng là 1 cách giải nhưng chỉ hữu hiệu ở cấp độ nhẹ thôi, còn khi đã bị nặng nên nhờ pháp sư cứu chữa, hay đến các chùa Nam tông phật giáo của người Miên, Lào, Thái đa số các sư trụ trì những nơi đó đều biết pháp thuật mong họ giúp cho.
Bùa Phép trước khi dùng phải được Thầy truyền ấn (3 lần), rồi tuyên thệ, rồi giữ giới cấm, kiêng ãn, rồi ăn chay...(có thời gian tôi ăn chay trường 3 năm, một ngày cúng luyện 3 lần). Phải khổ luyện ấn mới có power được (Vì thế mới có câu: “Thầy cao tay ấn”).
     Tại hạ có bí phương sư phụ truyền dùng để mở thư, mở ếm, mở thuốc độc, bùa yêu tất cả v.v........nhưng hiềm vì có 1 vị khó tìm với những ai không biết về huyền bí, nhưng có thể để người quen ở việt nam kiếm được, đi đến bất cứ ông thầy nào về ngải bên đó xin thỉnh ngải nàng thâm, chỉ cần 2 chỉ thôi (ngải luyện rồi hay chưa cũng được) phương thuốc này rất thần hiệu tại hạ từng mở cho nhiều người lắm, nay viết ra đây cống hiến quý vị để có ai cần thì dùng, từ khi có tuổi một chút tại hạ chuyên tâm phật chú nhiều hơn, không có nuôi ngải như lúc còn trẻ nên không giúp đến cùng được, thôi thì tuỳ duyên vậy !
-xuyên đại hoàng 1 lạng
-bạch giới tử 5 chỉ
-đại qui phiến 1 lạng
-tả diệp 1 lạng
-chỉ xác 1 lạng
-ngải nàng thâm 2 chỉ
 Tất cả hiệp tán thành bột cho uống mỗi lần 5 chỉ, mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm bụng đói, hoà nước âm ấm mà uống.
Người xaì bùa ngải không có cách nhìn, chỉ có người luyện bùa ngải thì nhìn có thể biết thôi: mắt sáng quắc, ăn cơm, uống rượu hay vái lầm thầm, ăn uống kiêng cử những thứ như: chó trâu mèo khỉ, dấp cá, ngò om, khế, khi đang ngủ say có ai đến gần đầu nằm tự nhiên bật dậy, tỉnh giấc.
Thông thường khi dùng bùa ngải là ít nói tới chuyện tính số mạng, ông thầy cũng ít khi từ chối những chuyện chánh đáng lắm, nếu những người giả dạng hiền nhân như huynh nói đây cũng khó qua mặt pháp sư lắm, dù cho vị pháp sư đó có dốt lắm về lỉnh vực bói toán đi chăng nữa, bởi vì những chuyện thương thiên hại lý khi nào tổ thầy lại làm ngơ? bằng nhiều cách cảm ứng có thể cản ngăn vị thầy đó làm bậy giúp lầm !
Về cách luyện Ngải của người Mường qua theo dõi băng ghi âm và ghi hình,  dienbatn thấy đơn giản hơn rất nhiều. Lễ nghi cúng tế, luyện Nèm, làm Ngải cũng rất đơn giản. Có lẽ còn đơn giản hơn cả chuyện giỗ chạp của người Kinh chúng ta.
mamay
07-01-2008, 11:49 AM
Đêm đã về trên bản làng người Mường. Xung quanh ngôi nhà, một làn sương mù bao phủ, làm cái nhà Thày Thục như một con tàu bồng bềnh trôi trên biển khơi, khí Trời se lạnh, con người như muốn tìm đến nhau, đem cho nhau chút hơi ấm của cơ thể. Khí hậu này, Trời đất này, trách gì Thày Thục có đến 13 đứa con, chết hết 5 đứa, chỉ còn lại 8 người con đặt tên ÔM - EM - BỘI - THU - PHÚ - QUÝ - TRỌNG - TRẠCH. Thấy Thày không nói gì đến mình, lại sãn cơn buồn ngủ, dienbatn trèo lên giường ngủ tít. Khuya lắm rồi, có lẽ phải hơn 11 giờ, sau khi đã làm được một giấc đẫy (Ở đây người ta đi ngủ rất sớm), bỗng dienbatn thấy Thày Thục, khăn áo chỉnh tề nhè nhẹ đánh thức dậy. Lúc này sương trắng phủ mù mịt, hơi lạnh trên núi như cô đặc lại. dienbatn chân thấp, chân cao theo Thày sang bên căn nhà thờ được xây gần nhà. Không biết Thày Thục dậy từ lúc nào mà đã thấy trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, gà luộc, hoa quả đã tề chỉnh trên bàn thờ. Thày kêu dienbatn ra bể nước rửa chân tay cho sạch rồi hai Thày trò trèo lên cái phản gỗ lim kê ngay dưới bàn thờ. Thày Thục lên hương hết khoảng 15 bát hương trên bàn thờ và lầm rầm khấn vái. Cố gắng nghe, dienbatn thấy thày khẩn cầu Ngài Quan linh cửa suối, Hai ông Thang ngài, Các ông Thần làng Mịn, làng Sang ..Các vị Thần sông: Sông Dân, Sông Nứa, Sông Dày, sông Thao, vái cha của Thày là cụ HOÀNG VĂN CƯ ...Thày khấn đại loại như có thằng Đệ tử, tên.. tuổi... Địa chỉ, nay có lòng học tập Pháp thuật của người Mường, Cầu xin các Quan chứng giám để cho nó học tập bằng anh, bằng em, không làm hổ danh của các Quan ngài...Có một bài Thỉnh Quan rất hay tiếng Mười gọi là bài Thai Luyện Ông Quân, dienbatn chép câu được câu mất như sau: Ở trong giếng Lấp (giếng Lạng) ngàn quân, Đến cơn Phong vụ rần rần ...Năm trăm đóng ở vòng trong, Cờ bay san sát đóng trong vòng ngoài...Chung quanh quân ta nghiêm làm sao. Những Tướng hung hào mụ gót áo len. Cầu Phật tôi lại cầu Giời...Tóc tươi hơn hớn lại có Nhật Nguyệt Tam tinh. Ông hóa làm Vua Thiên hạ giới, Con thỉnh Ngài Sông Dân, Sông Nứa, Sông Dày, Sông Thao...Ngài tín chủ sợ bệnh bất an Bệnh nhân thân thế, cơm không thấy nhá, cá không thấy ăn,
Thấy khi trầm, khi mạt, khi thăng, khi giáng, khi đầy khi vơi, khi ngơi, khi nghỉ.
Nay cung thỉnh các Quan lai lâm giáng hạ...Sau khi làm thủ tục cung thỉnh Thần linh xong, Thày Thục ngồi xếp bằng trên phản, ung dung đốt thuốc lào, uống trà và tận tình, cặn kẽ chỉ cho dienbatn những bí quyết của thuật Nèm người Mường. Một Thày, một trò say sưa giảng và học, mải mê ghi chép quên cả cái giá lạnh ngoài kia. Thấm thoắt đêm dài đã qua đi, ngoài kia gà rừng và gà nhà đã đua nhau gáy vang, báo hiệu một ngày mới lại bắt đầu. Thày Thục gói cho dienbatn một ít chân hương và một ít tro ở các bát hương trên bàn thờ để đem về nhà lập bát hương mở một Chi nhánh mới của xứ Mường. Hai thày trò trở về nhà lặng lẽ ngồi ăn cơm nếp với Thịt gà do cô con dâu dọn lên rồi uống trà. Lúc này mọi người mới lục tục trở dạy để bắt đầu một ngày mới trên xứ Mường vừa quen lại vừa lạ này. Về thuật nèm của người Mường khi thực hiện phải theo những quy củ và lễ nghi chặt chẽ lắm. Khi đọc chú (Có khi dài đến hơn một trang giấy), phải đọc một mạch, không được nghỉ, nếu giữa chừng bị đứt đoạn phải làm lại từ đầu. Khi đọc, chỉ lầm thầm trong miệng và tuyệt đối không được để lưỡi va vào rằng là mất linh. Sau khi niệm đủ 3 lần bài chú, mà cuối mỗi bài bao giờ cũng có 3 lần câu Úm Ta Ha Khất, phải dùng hơi dài mà phả vào thứ cần Nèm theo một kiểu rất đặc biệt: Hà, hà, hà.......Hất. Làm đúng phép tắc như vậy thì vật nèm mới được Linh nghiệm. Thường chỉ trong 3 ngày, chậm nhất là một Tuần là sự việc xẩy ra đúng như ý. Phép Nèm cũng có nhiều điều kiêng kỵ. Khi truyền dạy cho người khác phải chọn đúng ngày, giờ, mỗi năm chỉ có một số ngày mới được phép truyền dạy. Có những bài Nèm chỉ được thực hiện vào lúc chập tối hay nửa đêm. Nèm xong phải quay về hướng Tây để thở. Nếu mủa ếch nhái kêu thì có truyền dạy đúng bài bản cũng không thể Khất (không linh nghiệm).
Thuật Nèm có thể làm được rất nhiều việc. Xin thử thống kê những việc dienbatn đã học, đã thấy để các bạn tham khảo:

1/ Làm cho vợ chồng thương yêu nhau phải mượn muối, lá rau răm, các cây đũa.
2/ Nèm làm cho 2 người ghét nhau: mượn lông chó và lông Mèo.
3/ Nèm cho người khác phải yêu: mượn khăn tay, mượn cành lá, mượn bàn tay đọc chú vào rồi vỗ vai người cần Nèm. Mượn ánh mắt: Miệng đọc chú và liếc mắt nhìn đưa tình vào người cần Nèm làm cho đối phương phải thương phải nhớ.
4/ Có thể đọc chú làm cho con chó người lạ cũng phải vẫy đuôi khi nhìn thấy mình.
5/ Bị đứt tay, chảy máu, đọc chú vào thì vết thương tức khắc liền lại mà không để lại sẹo.
6/ Vẽ một vòng tròn trên vách nhà, đọc chú nhốt muỗi vào trong đó
7/ Nèm nương để cho người khác không ăn cắp hoa màu ở nương rãy của mình.
8/ Nèm chữa bệnh cho người và gia súc.
9/ Nèm để kêu người khác phải về.
10/ Nèm giúp cho những người khó sinh sản: Riêng bài Nèm này có cả một đoạn tiếng Kinh như sau: Nước chảy làng làng - Ta mượn chàng bắt nước - Ta bước qua sông - Ta đây là Rồng A cái - Mắt ta có câu liêm - Tay ta có liêm ngoạt - Ta bắt đứa nào, thằng nào - Bất cứ không ra - Ta chém làm ba - Ta pha làm bảy - Ta nạy cái đầu xuống sông ....
11/ Nèm đòi nợ
Có rất nhiều việc có thể Nèm mà người viết không thể kể ra hết được.
Để có thể nghiên cứu một cách tường tận thực hư về chuyện BÙA- NGẢI XỨ MƯỜNg, một lần nữa chúng tôi lại lên đường. Thành phần của Đoàn vẫn như lần trước, chỉ có lái xe khác. Địa điểm khảo sát kỳ này là tại xóm Dùng - Xã Thạch kiệt - Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú thọ. Nơi mà chúng tôi đến lần này là nhà của Thày Mo HOÀNG VĂN NHẺO (Nhẻo chứ không phải Nhẽo như bài viết của Phóng viên HOÀNG ANH XƯỚNG viết). Theo đánh giá của mọi người hiểu biết, thày Mo Nhẻo là một thày Mo có nhiều uy tín vì đã làm được nhiều việc và có nhiều thân chủ. Nhà Thày Mo Nhẻo cách nhà Thày Thục khoảng 7 Km, trên đường đi Thu cúc. Qua UBND Xã Thạch Kiệt một đoạn, có một cây cầu bê tông, rẽ phải đi khoảng hơn 1 Km nữa, qua một con suối là đến xóm Dùng. Thày Mo Nhẻo ở trên một cái nhà sàn rộng mênh mông, trên lưng một quả đồi. Khu vực này khá đông dân, chủ yếu là người Mường. Cạnh nhà thày Mo Nhẻo cũng có một con suối rất đẹp, ôm vòng từ phía tay Hổ qua tay Long. Khi chúng tôi đến, Thày Nhẻo đi cúng cho người ta cách đó hơn chục Km chưa về. Thấy cảnh quá đẹp, người viết liền rủ ông bạn già mang máy ảnh đi săn hình. Bản làng người Mường ở khu vực này chủ yếu là nhà sàn, có một vài hộ có vẻ khá giả thì làm nhà xây kiểu mái bằng. Trong bản cũng có vài sạp bán thịt lợn lửng, cháo lòng, lòng lợn luộc, bia tươi có ướp lạnh hẳn hoi. Lâu lâu có một số người Mán đi bẫy thú rừng, mang thú về đây bán các loại như con Cúi (giống một loại chuột lớn), tê tê, sóc... Chiều về trên bản Mường thật đẹp. Một số trẻ em chăn trâu trở về, cho trâu tắm ở suối cười đùa nhộn nhịp làm cho ông bạn già của người viết tốn hết mấy cuộn phim. Một số trẻ khác thì lên rừng kiếm cây, đứa nào ở bụng cũng sề sệ một con dao để trong vỏ gỗ, chặt được cây rồi, chúng bó lại và thả theo suối về tới bản. Đằng trước bản là một cánh đồng lúa vàng rực lên dưới ráng chiều. Cuộc sống của dân bản ở đây có vẻ sung túc hơn khu vực nhà Thày Mo Thục. Trong thời gian Thày Nhẻo đi vắng, hàng chục chiếc xe đã đến và khách ngồi chờ Thày chật cả căn nhà sàn rộng lớn. Họ ngồi uống nước, cười nói râm ran. Trông qua, có vẻ đa phần là khách quen của Thày vì họ tỏ ra rất thông thuộc nhà Thày. Người viết liền xà vào đám đông và tranh thủ phỏng vấn họ. Những người lên nhà Thày rất đa dạng và ở rất nhiều nơi: Hà nội, Hải phòng, Hải dương, và có người ở tít tận Lâm đồng. Đa phần họ là những người đang có khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, làm ăn, tình duyên....đến để nhờ Thày giúp đỡ. Trong số đó có một vài người, sau khi công việc được thành công thì lên tạ Thày. Cũng có một số người vì sao đó, phải lên tới lần thứ hai, lần ba?? Tới gần tối thì Thày Mo Nhẻo mới về đến nhà. Với cái tuổi 75, trông Thày còn khỏe mạnh và cường tráng lắm. Nét đặc biệt khi nhìn Thày, là đôi mắt tinh anh và đôi lông mày rất rậm. Thày có dáng đi rất nhanh nhẹn và có vẻ thâm trầm hơn Thày Thục. Theo lời Thày Nhẻo thì Thày có tới gần hai chục bà vợ ở khắp nơi chứ không chỉ có mười bà như Phóng viên HOÀNG ANH XƯỚNG đã viết. Xung quanh bản Mường Thày ở, đa phần là nhà các bà vợ và con cháu Thày. Thày còn có một trại ruộng cách đó gần chục Km. Nghe người viết tự giới thiệu và có lá thư của Phóng viên HOÀNG ANH XƯỚNG đưa ra, con mắt của Thày nhìn người viết trọng thị hẳn. Thày bảo: Anh là người nhà, để tới đêm xong mọi việc tôi sẽ nói chuyện với anh, bây giờ tôi phải làm cho đám người kia trước đã nhé. Người viết xin phép được ngồi xem Thày làm việc và xin phép ghi âm, chụp hình. Thày chỉ đồng ý cho hai việc, còn ghi âm thì tuyệt đối không. Sau đó, Thày kêu người nhà trải chiếu khắp cả cái nhà sàn. Hàng chục chiếc chiếu được trải ra, mội nhà một chiếc, ngồi thành từng cụm một. Giữa nhà, một mâm cơm, rượu được bày ra dài sọc. Thôi thì đủ thứ mồi, rượu của Liên hiệp quốc do những người khách mang đến, bày la liệt. Mọi người ngồi thành hai hàng bên bếp lửa đốt giữa nhà ăn nhậu, cười nói râm ran.
 
mamay
07-01-2008, 11:53 AM
Tan cuộc nhậu, nhà nào đi về chiếu của nhà đó. Thày Mo Nhẻo lần lượt làm cho từng nhà một. Cái khác của Thày Nhẻo so với Thày Thục là Thày Nhẻo sử dụng rất nhiều loại lá cây rừng để làm Nèm. Có một loại lá cây rừng là cây cỏ Rác được thày sử dụng nhiều hơn cả. Đây là một loại cây cỏ trông hơi giống như lá rau răm, nhưng không có mùi, mọc rất nhiều quanh nhà Thày. Cây cỏ Rác được Thày sử dụng làm Nèm ăn nói, ngoại giao cho người khác cảm mến, làm Nèm đòi nợ..
Có một loại Ngải gọi là Ngải vàng, theo như cách gọi trong giới Bùa Ngải miệt Châu đốc - An giang được gọi là Ngải Nàng Thâm. Thày Nhẻo dùng củ Ngải vàng làm Nèm yêu và Nèm Cầu tài. Củ Ngải vàng được gọt vỏ và thái ra từng lát mỏng. Tuỳ theo công việc và mức độ năng nhẹ của công việc mà Thày dùng 7 lát hay 9 lát, đọc Chú vào và thả vào trong chai nước sạch cho thân chủ mang về sử dụng. Thày liên tục dùng hai đồng tiền cổ để xin Âm - Dương xem công việc định làm có hanh thông hay không. Công việc làm đến đâu, kết quả sẽ như thế nào, Thày đều báo trước cho thân chủ biết.

Trong thời gian thày Nhẽo mải làm nèm. Người viết tranh thủ hỏi chuyện những thân chủ của thày để biết công việc có hiệu quả đến đâu. Có một gia đình ở Hải phòng, có một cô con gái mới 18 tuổi, rất xinh đẹp. Nhà mải buôn bán lại giầu có nên mặc sức cô bé ăn chơi, bỏ cả học hành. Chẳng may, trên đường Thiên lý, vô phúc lại gặp một tên nghiện xì ke. Cô bé mê hắn như điếu đổ, luôn trộm tiền nhà cung phụng cho hắn. Lần cuối cùng, cô bé gom một mẻ lớn và theo người tình xì ke vào tận Sài gòn lập một mái lều tranh với hai trái tim vàng, thêm một xấp tiền Đô chôm của Bà già. Nghe có người chỉ, bà lặn lội lên tận xứ Mường này nhờ Thày Nhẽo làm Nèm kêu về. Chỉ chưa đầy một tuần sau, cô bé bỏ người tình xì ke quay đầu hồi cố hương. Lần này bà lên Thày, một mặt để cảm tạ Thày, một mặt xin Nèm làm ăn để bù vào chỗ hao hụt trong cơn bão vừa qua. Cuộc đời của Thày Mo Nhẻo cũng hết sức kỳ bí. Từ nhỏ, Thày đã được học nghề của bà cô trong gia đình, chuyên về các loại cúng tế, Nèm, chài. Trong các khoa cúng Linh, thày rất rành về các loại cúng Ma chữa bệnh. Mỗi khi có người bệnh, Thày liền đến xem, tìm hiểu xem là ma gì: Ma mỏ đỏ, Ma đồi, Ma suối, Ma cây cao bóng cả (Cây Đa, Cây Si), Ma Yêu tinh, Ma Thấp Nhan  Là ma chết ở trên đồi), Ma May hay làm cho người điên rồ...Ma trùng tang liên táng, chết không thối...Thày lăn lộn khắp nơi để tìm Thày học nghề. Từ Suối Rút Hòa bình đền Điện Biên Phủ, nơi nào Thày cũng đã ở qua. Hết học Nèm của người Mường lại đến học Chài của người Mán (Người Mán có Thuật Chài rất ghê sợ). Họ có thể Chài sắt, Chài Đinh vào bụng nạn nhân. Có khi, với chỉ hai mảnh đóm tre, đọc chú vào và chôn hai bên cổng nhà kẻ thù, thì gia đình đó khuynh gia, bại sản. Thày học cả hai chiều: Chài và giải Chài, nèm và giải Nèm. Qua nghiên cứu, người viết thấy những Huyền thuật này tương tự những Huyền thuật của người Thượng trên Cao nguyên.
THAY LỜI KẾT.
dienbatn xin nhường lời kết cho Phóng viên HOÀNG ANH SƯỚNG:
Cần sự lý giải về một hiện t­ượng tâm linh của văn hoá M­ường
Trở lại với nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, ng­ười đã có hàng chục công trình nghiên cứu về văn hoá M­ường Thanh Sơn. Trao đổi với chúng tôi tại tư­ thất ở Khu tập thể Di Lâu, thành phố Việt Trì về vấn đề: có hay không sự linh nghiệm của phép thuật nèm chài, nhà văn khẳng định: “Chài nèm là có thật”. Theo “Cổ sử Việt Nam” của Đào Duy Anh thì Vua Hùng chính là ng­ười Lạc Việt có nhiều phép thuật, quyền năng, phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xư­ng là Hùng Vư­ơng. Xứ Mư­ờng Thanh Sơn, đất bản bộ của Vua Hùng còn in đậm phong tục tập quán, lễ nghi tín ngư­ỡng, chế độ thổ tù lang đạo, ruộng đất nhà lang..., đặc biệt, những truyền thuyết dân gian về vua Hùng, về Thánh Tản Viên còn rất nhiều. Pháp thuật thần bí của người Lạc Việt mà sử sách thời Trang Vư­ơng bên Tàu gọi là phư­ơng thuật hay Việt phương nay còn sót lại ở xứ M­ường chính là nèm chài, bùa mê ngải lú... Cách đây bốn năm, trong hội nghị giữa nhóm các nhà khoa học của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia với Sở văn hoá Phú Thọ bàn về vấn đề “nghiên cứu văn hoá M­ường Phú Thọ”, nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn đã tha thiết đề nghị cần nghiên cứu sớm phư­ơng thuật của ngư­ời Mư­ờng để làm sáng tỏ bức màn tâm linh kỳ bí này song rất tiếc, cho đến nay, vẫn ch­ả ai đoái hoài tới. Riêng tôi, lặn ngụp mấy ngày ở xứ Mư­ờng Thanh Sơn để viết phóng sự này, không có ý tuyên truyền về những điều nhảm nhí, mê tín dị đoan... mà đơn giản chỉ là kể một cách trung thực những điều mắt thấy tai nghe đang l­ưu truyền trong dân gian để các nhà khoa học và bạn đọc tham khảo. Chuyện thuật nèm chài linh nghiệm đến đâu, cần phải tiếp tục nghiên cứu, đối chứng, tìm hiểu trong thực tế...
H.A.S
ĐÔI ĐIỀU ƯỚC VỌNG .
Chuyện Bùa - Chú, Ngải nghệ thực là xưa như trái đất. Tuy nhiên chính vì cái "Xưa" đó mà người viết đã cố công tìm hiểu, mong tới ngọn nguồn. Nọc rắn rất chi là độc, nhưng nếu không nghiên cứu tường tận về rắn, đến khi bị rắn mổ rồi lấy ai cứu đây. Nhân - Duyên, Nghiệp - Quả thì ai mà chẳng biết. Nhưng nếu chỉ vì Nhân - Duyên , Nghiệp - Quả mà khi gặp bệnh không chịu chữa trị - Nằm chờ trái sung Nghiệp - Quả rụng thử hỏi có nên không? Mặt khác nữa, chính những cái đó cũng là một phần Bản sắc Văn hóa của từng vùng, truyền trong dân gian hàng mấy nghìn năm - Của cải và kinh nghiệm của ông cha để lại - Liệu có nên vội chụp cho nó cái mũ Mê tín dị đoan không ???
Kết qủa, tỷ lệ thành công của việc dùng Bùa - Chú, Ngải - Nghệ như thế nào ??? Chưa có ai thống kê và nghiên cứu tường tận cả. Chỉ cần biết rằng: cái gì tồn tại lâu dài, dai dẳng cả mấy nghìn năm - Tự bản thân nó đã là một sự hợp lý rồi.
Nếu chúng ta chỉ vì cái mũ Mê tín - Dị đoan mà không nghiên cứu vấn đề này cho tường tận, những nước khác họ đầu tư nghiên cứu, và nếu họ thành công trong phương diện điều khiển con người từ xa - Thì quả thật là nguy hiểm. Trong các phim ảnh giả tưởng của nước ngoài- Vấn đề điều khiển ý nghĩ và hành động của con người từ xa đã được nêu ra rất cụ thể và thực ra đã rất gần gũi với những cách dùng trong Huyền thuật rồi. Người viết, bỏ công sức, tiền bạc, lăn lộn từ Nam ra bắc, Tử Lào tới Miên,.... không phải nhằm tuyên truyền cho Huyền thuật hay sử dụng Huyền thuật vào mục đích riêng mà chỉ có mong mỏi ghi chép lại những Bí thuật cổ xưa - Hy vọng đến một lúc nào đó có sự quan tâm, nghiên cứu tường tận về vấn đề này của các nhà Khoa học.

Cứu một mạng người bằng xây mười cái Chùa. Gặp chết mà không cứu - Cứ đổ cho Duyên - Nghiệp thì thà chẳng có Đạo còn hơn.
Vài dòng tản mạn - Hiểu biết còn Thô lậu - Nếu có gì không phải - Mong mọi người bỏ quá và chỉ giáo cho
                          Thân ái .
BÙA NGẢI XỨ MƯỜNG - PHẦN 3: GỠ THƯ YẾM
dienbatn và Sư phụ HT.VIÊN MINH Viện chủ Tổ đình Bửu Long - Trưởng ban Phật giáo Nam tông viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Tổ đình đang xây dựng.
    Một buổi chiều, gọi theo số điện thoại mà Thày Chàm đã cho, dienbatn hẹn gặp được chị Q.C tại nhà. Từ TP.HỒ CHÍ MINH, chỉ sau khoảng gần một giờ, dienbatn đã có mặt tại nhà chị, xung quanh là một khu vườn cây chôm chôm, sầu giêng, măng cụt... mát rượi. Vừa dừng xe hơi ngoài ngõ, dienbatn đã thấy rất đông người ngồi chờ trên những băng đá ngoài hàng ba. Ngay trước sân là một ban thờ có thờ tượng của Phật bà trông thật rực rỡ. Bước qua hàng ba vào một căn phòng khá rộng, một đầu đặt các ban thờ Phật, Gia tiên, đầu kia kê một cái bàn mặt đá khá rộng là nơi làm việc của chị Q.C.
    Chị Q.C là một phụ nữ khoảng gần 60 tuổi, nhưng trông rất trẻ và hao hao giống chị Năm Nghĩa. Chị có cách giao tiếp rất giản dị, mộc mạc và rất Nam bộ. Sau khi tự giới thiệu và nói mục đích của mình, chị tươi cười mời dienbatn ngồi vào chiếc ghế tựa ngay cạnh chị để xem chị làm việc với điều kiện không được quay phim, chụp ảnh (Híc - Tiếc quá).
    Khách đến với chị từ khắp các nơi trong cả nước, từ Yên Bái xa xôi đến những người dân sống tại miền Đông hay Tây của Nam bộ. Thôi thì đủ mọi thành phần: Cán bộ, dân làm ăn, buôn bán và cũng có một vài Thày bà hành nghề ở đâu đó bị trúng thư trúng ếm đến nhờ chị giải cho. Theo lời chị, hầu như khó có ai có thể tránh được khi người ta làm việc ác độc là thư ếm họ. Bị Thư ếm, nhẹ thì làm ăn thất bại, gia đình xào xáo, đổ vỡ, nặng thì có thể bệnh tật ốm đau rề rề, thuốc thang mãi không khỏi, để lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ngày trước, dienbatn cũng chỉ nghĩ là người ta phải căm thù nhau lắm mới dùng đến thuật Thư yếm để hại người, nhưng khi tận mắt trông thấy, dienbatn mới biết chuyện Thư ếm lẫn nhau là "chuyện thường ngày ở Huyện". Thôi thì đủ mọi lý do người ta có thể thư ếm hại nhau: Cạnh tranh làm ăn, tranh giành chức tước, muốn chiếm đoạt tài sản hay vợ con người khác, thậm chí chỉ vì ghét nhau lời ăn tiếng nói người ta cũng đi kiếm Thày để Thư ếm hại nhau. Tại khắp nơi, đâu cũng có những ông bà Thày vì tiền mà thực hiện việc thư ếm người khác cho thân chủ của mình. Mới chỉ có một buổi chiều mà dienbatn đã tận mắt chứng kiến biết bao nhiêu hình thức Thư ếm hại người ta. Có loại dùng ba lá bùa Lỗ Ban vẽ trên vải vàng, chữ đỏ thư vào trong bụng người khác khiến cho họ mệt mỏi, đau đớn, làm ăn thất bại, gia đình xào xáo như trong nhà có ma có quỷ. Loại thư này có những ký hiệu hẹn ngày, thường là 30, 50 hay 100 ngày tự nhiên phát bệnh mà chết. Có loại thư bằng đinh sắt 7 hay 10 phân, loại này thông thường khi lấy ra phải có đủ 3 chiếc mới là hết. Có loại thư bằng tóc rối vào trong bụng , thật kinh khủng khi lấy ra từ trong bụng người ta cả một nắm tóc rối to tướng còn dính lẫn máu. Một loại khác thì dùng những con bọ xít, bọ hung thư vào bụng người ta, lúc lấy ra khỏi thân thể người ta chúng hãy còn ngo ngoe sống. Một loại khác ác độc hơn là dùng những mũi kim gút thư vào người. Những mũi kim nhỏ xíu này theo đường máu chạy khắp cơ thể nên lấy được ra rất vất vả, có đi siêu âm cũng khó phát hiện vị trí chính xác vì nó không ở một chỗ cố định. Có thật là nhiều cách để người ta có thể thư ếm hại nhau, xin các bạn chớ có coi thường vì không biết lúc nào, chính mình lại là nạn nhân của thuật thư ếm đó. Để rộng đường hiểu biết, dienbatn xin trích bài viết sau của một Huynh đệ là Tamandieungo của THEGIOIVIHINH.COM về vấn đề này:
  "Tà thuật trù ếm và nguyền rủa có thể được sử dụng để hại người trực tiếp và gián tiếp. Người bị trù dập sẽ bị ốm đau, tai nạn, hay kể cả thiệt mạng. Trù ếm là một trong những tà thuật ghê sợ nhất, và rất ư là thông dụng ở dân gian. Mục đích trù ếm là để trả thù, hoặc để trấn an, bảo vệ một linh địa, một địa điểm chôn cất bảo vật hay nghĩa trang. Lời trù ếm có thể có hiệu lực ngay tức khắc, hoặc ngấm ngầm nhiều năm tháng. Có những lời trù ếm ám hại đến vài ba thế hệ, ảnh hưởng cả một đại gia tộc— chẳng hạn như Nhà Kennedy?
    Phương pháp trù ếm thông dụng nhất là dùng một hình nộm, tức là một tiêu biểu đại diện cho người bị trù. Hình nộm có thể được cấu tạo bởi sáp, đất sét, gỗ, vải hay giấy (những con rối nộm). Hình nộm sẽ được tác tạo giống hệt người bị trù ếm. Hình nộm càng giống đối tượng, càng có hiệu quả mãnh liệt. Người bị trù sẽ chịu chung số phận với hình nộm của họ, khi bị đánh đập, hành hạ, xúc phạm, hủy diệt qua những hình thức đốt, đâm, bẻ gãy, nhận nước, xúc phạm bởi đồ dơ bẩn hoặc chôn xuống đất.
    Tà thuật trù ếm, nguyền rủa, còn được những phù thủy, thầy bùa, thầy phép mang ra chợ đời buôn bán. Những người này có quyền năng đặc biệt để mua bán tà thuật hại người cũng như để giúp người. Họ có thể ban phép miễn phí hay đòi hỏi phải có giá trả, có khi giúp ích cho công lý, có khi tạo thêm nghiệp ác.
    Rất nhiều người có khả năng sử dụng tà thuật trù ếm, nhưng tác động và hậu quả còn tùy thuộc bản lĩnh và quyền năng của từng phù thủy, thầy bùa, thầy phép được chiêu cầu. Phải là hạng cao tăng, sư thầy, giáo chủ, với đầy đủ quyền lực huyền bí mới thật sự đạt tới công lực cực kỳ lợi hại và nguy hiểm. Thông thường những người nghèo khổ, bệnh hoạn, bất hạnh nhất của xã hội là những người hay cầu thầy để tìm công lý hay sự trả thù. Tự họ cũng có thể trù ếm nguyền rủa người khác, hiệu lực ghê gớm nhất là lúc họ trăng trối trước khi chết.
    Khi đối tượng bị trù ếm biết rằng họ đang bị ếm, sức khoẻ và tâm thần họ cảng bị suy sụp trầm trọng. Chính sự lo sợ của người bị trù ếm khiến cho họ đau khổ và hoang mang gấp bội. Tuy nhiên, trong trường hợp bị phù thủy cao tay ấn dùng tà thuật ếm, dẫu đối tượng không biết mình bị trù dập, kết cuộc cũng có thể bi đát y như họ biết. Nếu đối tượng cảm nhận rằng họ bị ếm, họ có thể tìm đến các thầy phép khác để gỡ bùa, diệt trù, và thường thì phải hao tốn một số tiền lớn để đối phó. Có khi người thầy mà họ cầu, chính là người đã trù ếm họ. Nếu là hai lực lượng khác nhau đối chọi, một cuộc chiến tà thuật gay go có thể xảy ra. Bên nào quyền thế hơn sẽ chiếm ưu vị. Phương pháp gỡ bùa, diệt trù rất ư là quyền biến, không thể bàn hết ở đây. Một điểm đặc biệt lưu ý, những đêm rằm sáng trăng là lúc quyền năng trù ếm mãnh liệt nhất. Ngược lại, những đêm trăng khuyết là lúc để đối phó trừ diệt bùa phép, trù ếm, hiệu lực nhất.
    Nói về bùa ngải người ta thường nói kèm theo là thư, ếm vậy thư ếm là gì? Thư là thường dùng hương, dùng bút, họa bùa để chữa bệnh hoặc đôi khi vì 1 mục đích nào đấy người ta sử dụng để hại người.
   Còn ếm, người ta dùng các vật dụng của thân chủ hay người bị hại thổi vào đấy 1 thần lực hoặc một ma lực để chữa bệnh hoặc hại người. Thông thường ếm có thể được gửi lên mây, xuống mép nước, theo ngọn gió, trong bờ cỏ, dưới ngọn cây, v..v. Hoặc còn được làm vào gia súc như gà, chó, lợn, v..v. Những người làm được thư ếm thật ra phải là những thầy có công lực thật sự mới có thể thực hiện được vì thế việc giải thư ếm là cả 1 vấn đề và phải được 1 người thầy có đủ công lực của Phật pháp mới có thể giải ra được không phải ai cũng có thể làm được điều này. Để giải thư ếm chủ yếu người ta dùng pháp cầu Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Thất Cu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.
...Còn "thư" trong huyền môn là dùng linh phù sai khiển thần phù đưa vật vào trong người của đối tượng, làm cho đối tượng bị đau đớn lần hồi mà chết. Vật thư thường dùng là kim loại như kim, đinh, hiếm khi dùng đến lưỡi lam. Những vật thư khác như da trâu... thường có liên quan đến ngãi. (Còn ếm, người ta dùng các vật dụng của thân chủ hay người bị hại thổi vào đấy 1 thần lực hoặc một ma lực để chữa bệnh hoặc hại người. Thông thường ếm có thể được gửi lên mây, xuống mép nước, theo ngọn gió, trong bờ cỏ, dưới ngọn cây, v..v. Hoặc còn được làm vào gia súc như gà, chó, lợn, v..v. Những người làm được thư ếm thật ra phải là những thầy có công lực thật sự mới có thể thực hiện được vì thế việc giải thư ếm là cả 1 vấn đề và phải được 1 người thầy có đủ công lực của Phật pháp mới có thể giải ra được không phải ai cũng có thể làm được điều này. Để giải thư ếm chủ yếu người ta dùng pháp cầu Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc Thất Cu Chi Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương Bồ Tát.

    Thật ra, không cần vật dụng, thậm chí không cần biết tên tuổi của đối tượng pháp sư vẫn ếm được như thường. Việc ếm đối, không phải thổi vào đấy thần lực hay ma lực, pháp sư vận dụng ngũ hành sanh khắc hoặc lợi dụng vòng quay của từ trường thông qua linh phù và những phương pháp diệu dụng để "xử lý" đối tượng mà thôi. Người có đủ sức thực hiện phép ếm thường là mang sắc Hạ sư trở lên.
    Phép ếm, bùa ếm là tên gọi chung. Phương pháp ếm thì đa dạng không lường, hình thức nào cũng độc cả: ếm lư hương, ếm bếp lò, ếm ngã ba đường, ếm nghĩa địa, ếm cột nhà, ếm bụng cá, ếm miệng chim... Tùy theo khả năng, mục đích, tâm địa của ông thầy và bổn mạng nguyên thần của đối tượng như thế nào thì cách ếm sẽ biến đổi như thế ấy...
    Sở dĩ pháp sư sử dụng đến phép ếm là vì hám của, vì oan gia trái chủ, vì tự ái cá nhân, vì muốn khẳng định mình... tất cả không vượt ngoài cái TA quá lớn của mình.
    Việc làm này vô cùng tổn âm đức. Những người thầy nào dụng tâm bất chính, sử dụng phép ếm để hại người, trong tương lai không xa sẽ gánh chịu hậu quả vì những điều mình tác tạo.
    Phương pháp giải ếm cũng khá đa dạng... nhưng không ngoài quy luật ngũ hành sanh khắc. Riêng phép ếm bụng cá, ếm miệng chim thì phải nhờ đến Hà Bá, Sơn Thần giúp đỡ.
Tamandieungo .

(Nguồn: thanbihocdongtay.com).
    Trên bàn làm việc của chi Q.C rất đơn giản: Một sấp giấy đỏ và giấy trắng cắt sẵn thành những rẻo bằng 2 ngón tay, dài khoảng 20 cm để vẽ phù. Một chai nước phép để sẵn bên cạnh, một con dao Thái cán vàng dùng để mổ trứng. Tất cả chỉ có vậy. Những người bị trúng thư ếm thông qua điện thoại hoặc khám trực tiếp sẽ được sàng lọc ra và chỉ giữ lại những người nào đúng là bị trúng thư ếm mới ở lại, những bệnh khác không nhận chữa. Người bị thư ếm trước khi đến chị thì ghé đâu đó mua 3 quả trứng gà sống và mang theo. Khi đến lượt người nào, chị Q.C viết cho 3 lá bùa và đưa họ, bảo quấn xung quanh 3 quả trứng đã đem theo rồi lăn khắp người (Lăn qua cả quần áo). Sau khoảng 10 phút, chị lấy mấy quả trứng đó từ tay bệnh nhân săm soi và đặt lên một mảnh ni lô ng trên bàn, lấy chai nước phép đổ lên quả trứng và dùng con dao Thái cán vàng đâm thủng vỏ quả trứng. Chỉ một phút sau, chị đã lôi ra từ trong quả trứng gà sống đó lúc thì đinh sắt, lúc thì tóc rối, lúc thì Bùa Lỗ Ban.....Những thứ đó đã xỉn màu khi nằm trong cơ thể người ta. dienbatn ngồi bên cạnh cố căng mắt ra xem có trò ảo thuật nào không hay chị có giấu đồ trong tay như người ta hay làm ảo thuật hay không. Tuyệt nhiên không vì chị mặc áo ngắn tay và thao tác trước mắt của cả chục khán giả ngay bên cạnh .
    Sau khi lấy ra xong, chị bảo người bị thư ếm mang trứng và những đồ thư ếm ra sông chỗ nước xiết thả trôi đi.
    dienbatn có tranh thủ làm mấy cuộc phỏng vấn mini những người đến chữa bệnh. Theo một chị bị thư đinh thì trước đó, chị luôn thấy bị đau nhói ở vùng ngực, đi khám và chụp MRI thì không phát hiện được điều gì. Nghe người ta chỉ, chi lên nhờ chi Q.C chữa và lấy trong người chị ra ba cây đinh mười phân. Mà thật lạ, tận mắt chứng kiến, dienbatn thấy mấy cái đinh dài hơn quả trứng, không biết làm sao nó lại chui vào trong đó được ???? Ngay sau khi lấy đinh ra, người bệnh thấy hết đau hẳn.
    Một người khác cho biết, do mâu thuẫn trong làm ăn nên anh ta bị người ta thư liên tục và anh trở thành khách "Mối" của chị Q.C. Hầu như cứ vài tháng anh lại phải chạy lên nhờ chi gỡ giúp.
    Hoàng hôn đã dần buông xuống trên những tàng cây trong vườn, lúc này đã hết khách nên dienbatn tranh thủ hỏi chuyện chị Q.C. Chị chỉ tay ra xung quanh tường, lúc này dienbatn mới để ý thấy rất nhiều những tấm liễng của những người bệnh khắp nơi gửi đến tri ân chị đã chữa cho khỏi thư ếm. Chị cho biết công việc rất bộn bề, chị mới sang Thái Lan, Hồng công, Cam Pu chia để giúp cho người ta. Qua tâm sự mới biết gia cảnh chị rất khổ: Chồng bị tai biến mạch máu, con trai thì hơi bị khìn khìn, đứa thì gặp tai nạn giao thông. Nghiệp lực và các đấng, các cõi trong vô hình như muốn thúc ép bắt chị phải đầu hàng không cho hành sự cứu đời nữa. Khuôn mặt chị chợt thoáng một nét buồn và chỉ giây lát sau, chị đã lấy lại được sự bình thản trên khuôn mặt. Chữa bệnh cứu người bị thư ếm phải chăng đố với chị là một THIÊN MỆNH?

Vén Bức Màn Bí Mật Của Bùa Ngải!
Theo thạc sỹ dân tộc học Nguyễn Tri Hùng, Phó Ban dân tộc - miền núi tỉnh Quảng Nam, người có hơn 20 năm nghiên cứu các dân tộc tại vùng miền núi Quảng Nam khẳng định rằng: Chuyện ngải yêu là có thật. Lâu nay đồng bào Cơ Tu, Xê Đăng, Bhnoong… còn có nhiều ngải với nhiều công dụng khác nhau. Sống giữa rừng núi thâm sâu, chuyện bùa ngải cứ như là phép màu, là sức mạnh của đồng bào.
Ngoài yếu tố tâm linh, nhiều loại bùa ngải còn có thể giải thích theo cách của khoa học. Nhiều phân tích khoa học chứng minh rằng, những cây bùa ngải mà người đồng bào thường dùng là những cây dược liệu sống trong rừng. Các cây này được bà con sử dụng, bào chế theo phương pháp bí truyền. Vì không giải thích được bằng lý thuyết khoa học, đồng bào hiển nhiên xem đó là những cây thuốc của trời, của thần linh và của riêng họ. Giống như cây thuốc giấu của đồng bào Xê Đăng trên đỉnh Ngok Linh, mãi đến sau này cán bộ ngành y tế của Khu 5 nghiên cứu mới phát hiện là cây sâm Ngok Linh hay còn gọi là cây sâm K5 có công dụng chữa bách bệnh.

Có nhiều loại ngải khác nhau, nhưng chung qui lại có hai tác dụng là ngải dùng để cứu người hoặc hại người. Riêng chuyện bùa yêu, theo giải thích của ông Hùng, có lẽ loài cây Ameer cùng loại với cây gừng, cây nghệ này hẳn đã có chất kích thích tình dục. Có khi người ta say đắm nhau bởi mùi vị, hương liệu đã được kích thích. Hay chỉ là yếu tố tâm lý. “Nhưng đó chỉ là chất xúc tác ban đầu của hai người khác giới, còn về sau, có lẽ cuộc sống chung *****ng hôn nhân gia đình, sợi dây “yêu” đã kết nối họ lại với nhau chứ chẳng là chuyện bùa ngải” – ông Hùng giải thích trên cơ sở khoa học về tâm lý.

Chung quanh chuyện bùa ngải, cũng có không ít chuyện rắc rối bởi nhiều người đã lợi dụng yếu tố tâm linh, ma thuật để trục lợi. Chuyện gần đây nhất, có một ông thầy cúng ở tận Trà Bồng (Quảng Ngãi), sau khi được người bà con mời ăn đám giỗ ở Tam Trà (Núi Thành), bỗng dưng đồn đại rằng một cán bộ xã Tam Trà là người có ngải khiến nhiều người địa phương khiếp vía rồi tin như thật. Và cũng từ niềm tin này, ông thầy cúng kia đã dở trò trục lợi bằng cách hù doạ rằng, bà con nào muốn thoát được chuyện bỏ ngải, cứ mời thầy về “yểm bùa” là xong.
Tất nhiên những chuyện như thế này cơ quan chức năng đã sớm phát hiện và kịp thời ngăn chặn. Và, cũng theo lời ông Hùng, không hiếm những vụ án ly kỳ liên quan đến chuyện bùa ngải đã được ngành chức năng giải quyết. Chỉ tiếc một điều, những loài thảo dược mà bà con sử dụng vào việc bùa ngải từ rất lâu, khoa học có thể phân tích được, nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào để giải mã, và biết đâu, loại thảo dược trên có giá trị cao vẫn mãi mãi là điều bí mật.

Rời làng Tà Vàng, cầm lá ngải thương ngải nhớ, tôi chợt rùng mình khi xuống núi, bởi trong tôi luôn bị ám ảnh bởi cái nhìn u ám và khuôn mặt dị tướng của bà Ria Thị Điệp khi vò nát thứ lá cây mà cả đời bà lặng lẽ giữ gìn như một báu vật, và là thứ vũ khí lợi hại của người phụ nữ vùng cao này.
Phóng sự của nhà báo Hoàng Anh Sướng trên báo ANTG!
Tôi đã từng nghe người ta kể nhiều về phép thuật nèm, chài (bùa mê, ngải lú) thần bí của những ông thầy mo Mán, Mường trên rừng xanh núi đỏ. Rằng chỉ với một dúm muối, một đôi đũa, một nhành cây..., họ có thể “bó” cho đôi vợ chồng nọ đang đứng trước nguy cơ tan vỡ trở nên quấn quyện, khăng khít như thuở ban đầu.
Có thể chia rẽ cặp tình nhân đang say nhau như điếu đổ kia bỗng chốc trở nên hờ hững, lạnh lùng để rồi ... chia ly đôi ngả. Thậm chí, chỉ với một chiếc kim, một mảnh sắt quấn sợi chỉ ngũ sắc, họ có thể giết chết kẻ thù địch bằng những lời chú bí hiểm... Để “bảo lãnh” cho tính xác thực của những câu chuyện rùng rợn ấy, có người còn lôi ra những lời thề rất độc địa khiến kẻ tò mò, đa nghi Tào Tháo là tôi cứ nhấp nhổm không yên. Và rồi, mặc cho cơn áp thấp nhiệt đới hoành hành, tôi vẫn xé gió, đội mưa lên xứ Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) quyết vén bức màn tâm linh kỳ bí này. "
Những câu chuyện huyền hoặc và hành trình đi tìm lá bùa yêu
Buổi trưa hôm ấy, tôi và nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, người đẫm mình mấy mươi năm trong nền văn hoá xứ Mường Phú Thọ, dùng cơm trưa ở nhà khách UBND huyện Thanh Sơn.
Anh Tạ Văn Ngọ, trưởng phòng văn hoá huyện tay rót rượu mời khách, miệng xởi lởi: “Chuyện bùa mê ngải lú tôi cũng nghe nhiều rồi, thực hư thế nào, tôi chưa dám kết luận. Riêng chuyện nèm chữa bệnh cho người và gia súc, nhất là nèm chữa bệnh trâu bò bị dòi bọ, nèm chữa hóc, nèm trừ sâu hại hoa màu... thì tôi tin”.
Rồi anh kể: cách đây vài năm, một gia đình cùng xóm với anh có con trâu bị bệnh dòi, chữa bao nhiêu thuốc cũng không khỏi. Chị vợ bèn đến nhà ông thầy mo trong làng nhờ chữa bằng bùa chú. Ông thầy mo ngồi xếp bằng, thủng thẳng hỏi: trâu bị bệnh lâu chưa? loét chỗ nào? rồi bảo “khổ chủ” về đi, về mà nhặt dòi bọ. Chị nọ bán tin bán nghi, chân thấp chân cao chạy. Về đến nhà thì eo ôi, dòi từ vết loét ở cổ trâu nhung nhúc chui ra hàng vốc. Vài ngày sau, lành tịt. Hai vợ chồng sướng rơn, vội vàng sắm sanh chút lễ mọn đến tạ ơn thầy.
Chuyện nữa: anh Hoàng Bá Tân, con của “nhà bùa chú” nổi tiếng Hoàng Bá Huân ở xã Tân Phú có những bài nèm chữa một số bệnh hiểm nghèo. Đứt tay chảy máu, nhọt sưng mưng mủ, anh chỉ cầm con dao cùn hà hơi niệm chú rồi chí chí vào đó, vài ngày nhọt to như cái chén xẹp ngay. Mới đây, anh niệm thần chú chữa khỏi bệnh viêm gan nặng cho một người ở làng Hoàng Xá. Nhờ đó, anh được mời đi báo cáo điển hình về cách chữa bệnh bằng phương pháp dân gian ở Hội nghị y học dân tộc tỉnh Phú Thọ.
Nhà văn gầy gò Nguyễn Hữu Nhàn thì nhỏ nhẻ góp một chuyện khá rùng rợn. Chuyện rằng: ông có một người bạn đồng hương quê Tứ Xã (Lâm Thao) dạy học nhiều năm ở xã Lai Đồng (cách Tân Phú 30 km). Một lần chứng kiến một anh Mường có vợ lâm bệnh trọng chết. Thay vì lo ma chay, anh này cứ dí mũi xuống xác vợ... hít lấy hít để. Hỏi dân làng mới biết, anh này vì xấu xí, lại nghèo nên phải nhờ người nèm mới lấy được vợ.
Do bỏ bùa mê thuốc lú để lấy cưỡng bức nên khi một người chết thì người kia sẽ phải chết theo do chưa biết hoặc chưa kịp đón thầy đến “ké nèm” (giải bùa chú). Sau này, ông được cụ Hoàng Đức Sin, 80 tuổi, người Mường xã Tân Minh giảng giải thêm rằng: Nếu nèm để lấy vợ mà sống yêu thương nhau thì không sao. Còn nếu nèm để cưỡng bức nhau sẽ bị quả báo tức thì. Vì vậy, khi một người đột tử thì người kia phải hít hơi tử thi cho đến khi thầy đến cởi cho mới thoát.
Cuộc đời cụ Sin là cả một pho huyền sử về phép thuật nèm chài. Cụ vốn là thầy cúng nổi tiếng cả vùng, đã từng được cấp sắc chánh thượng thừa, cấp bậc cao nhất trong nghề thầy cúng. Muốn lên được cấp bậc này phải qua các sắc tiểu thừa, trung thừa, đại thượng thừa và trung thượng thừa.
Là người ăn to nói lớn, cụ cứ choang choang kể: “Ngày xưa, bác là cán bộ xã, làm chủ nhiệm HTX nhiều năm đấy. Vì làm cán bộ, không được đi cúng, không được nói đến chài, nèm nên có lão giở trò ma nèm vợ bác, khiến bà ấy bỏ chồng, bỏ con đi theo hắn. Giận quá, bác gọi hắn đến nhà vãi (bố mẹ vợ) vỗ ngực, chỉ mặt hắn: “14 tuổi tao đã là thầy cúng. Mọi pháp thuật người Mường tao không lạ. Nếu ngươi không đón người ké nèm để tao phải ra tay thì chớ có trách...” Kẻ cướp vợ mặt xanh đít nhái quỳ sụp xuống, lạy cụ như tế sao.
Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn hỏi: “Thế cụ có giận cụ bà không?” Cụ Sin xua tay cười hớ hớ: “Ô không! Đấy là nó nèm cho mê mẩn mà theo nó thôi. Khi bà ấy về, khóc lóc xin tha thứ, bác không mắng nửa lời, vẫn sống tốt với nhau đến tận bây giờ đấy”. Nhà văn lại hỏi: “Người Mường xưa có thể nèm cho trai gái yêu nhau. Vậy có thể nèm cho nhân tình nhân ngãi, bồ bịch bất chính chán nhau không hả cụ?” “Được chứ!” Cụ Sin nói rồi vỗ vỗ vào vai nhà văn: “Hôm nào đến đây bác dạy cho bài ké nèm mà về xuôi cứu nhân độ thế cho vợ chồng không bỏ nhau”."
Phần 2 :
Biết tôi có ý định tìm hiểu phép thuật nèm chài, Thuỷ, cô gái Mường có nước da đen giòn với nụ cười hoa tươi tắn lúng liếng bảo: “Anh đến đúng ổ bùa ngải của người Mường chúng em rồi đấy. Đẹp giai thế này, không sợ bọn em bỏ bùa mê cho mất đường về quê mẹ sao anh?”. Tiếng cười ré lên.
Cậu thanh niên Mường tên Khoẻ, xã Mỹ Thuận, phô hàm răng bàn cuốc gắt gỏng: “Chúng mày có im đi không! Cứ đùa để anh ấy sợ”. Quay lại phía tôi, Khoẻ trùng giọng: “Nèm chài của người Mường chúng em là có thật, lưu truyền từ đời xửa đời xưa. Mẹ em cũng biết nèm đấy, nhưng cụ chẳng làm bao giờ cả. Cụ bảo, làm cái đó thất đức lắm.
Bữa trước, có mấy anh nhà báo dưới Hà Nội lên đây tìm hiểu viết bài. Hỏi han linh tinh vài câu rồi về phịa cả một trang báo dài. Toàn bịa đặt, xuyên tạc cả. Lại còn riết róng tố cáo người Mường chúng em loè bịp, chặt chém khách moi tiền, rồi thì mê tín dị đoan khiến dân tình bất bình lắm.
Nếu anh thực sự muốn tìm hiểu phép thuật thần bí này, em sẽ đưa anh đi”. Thấy tôi còn bán tin bán nghi, Khoẻ căn vặn: “Anh chưa tin phải không? Thế em hỏi anh nhớ, đôi vợ chồng nọ vừa chiều qua đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Vợ tru tréo chửi chồng, chồng vác dao rượt đuổi vợ, tưởng chém giết nhau đến nơi. Đùng một cái, sáng hôm sau, lại thấy cô vợ hớn hở quay về, ríu rít anh anh, em em như chưa từng có chuyện đánh đấm. Thế không nèm thì là gì?
Hay như cô S. Thị Nở ở cầu Mịn kia kìa. Xấu người, lại xấu cả nết. Lấy chồng, đẻ được 2 đứa con gái, chồng chán, nó bỏ. Thế mà anh Tuấn, chủ thầu xây dựng dưới Hà Nội, đẹp trai, lắm tiền, vợ đẹp như tiên, lại chết mê chết mệt S. Hai đứa ăn ở với nhau như vợ chồng. Năm ngoái, lại còn bỏ tiền xây dựng cho S. một ngôi nhà 2 tầng thênh thếnh ở mặt đường. Chuyện này, cả huyện Thanh Sơn biết. Em hỏi anh, thế không phải nèm thì là gì?”.
Tôi gật gù lia lịa. Khoẻ hứng chí bảo: “Kể tên những người biết nèm ở đây thì đầy dẫy. Này nhé: Bà Nhàn ở xóm Bưng , thầy mo Thục, thầy Cửu, thầy Thắng, bà Phúc, bà Chối, bà Miến , thầy Hà Văn Bày , ông Hà Văn Bằng, ông Hoàng Bá Huân ... Ôi dào! Nhiều lắm! Nhưng theo em, nổi tiếng nhất vẫn là thầy mo Thục. Thầy cao tay lắm. Ngày nào cũng có người đón thầy đi cúng giải hạn, cúng đàn chay phá ngục cho những nhà chết trùng tang, làm bùa ghét, bùa yêu...
Đùi gà gia chủ lễ tạ, cả nhà thầy ăn chẳng hết. Hôm nọ, vợ chồng anh Tân ở Mỹ Thuận có đôi lợn nái xổ chuồng, táo tác đi tìm cả ngày chẳng thấy. Bí quá mới đến nhờ thầy Thục. Ông Thục nhận lời, thắp hương, khấn vái rồi đi bộ lên trên dãy núi Cụt trước mặt anh kia kìa. Ông ấy lầm rầm đọc thần chú rồi hú lên mấy tiếng. Ngay chiều hôm ấy, đôi lợn ở đâu ủn ỉn mò về. Chuyện này, cả làng đồn rầm rĩ, em không nói sai”. Tôi sốt sắng hỏi đường đến nhà ông Thục để xin lá bùa yêu. Khoẻ bảo: “Anh là người lạ, đến nhà, thầy không làm đâu. Để em dẫn đường cho”. Tôi sướng rơn, luýnh quýnh thế nào bỏ quên cả mũ bảo hiểm ở quán.
Phần 3 :
Nhà thầy mo Thục nằm chon von trên lưng chừng đồi. Trời mưa, đường trơn nhầy nhụa, xe cài số 1, ì ạch mãi mới lên đến nơi. Căn nhà gỗ, lợp mái gianh, rộng thênh thếnh như cái đình, ồn ào tiếng nói cười. Ngày mai, cậu con út của thầy vào Nam lập nghiệp, gia đình làm bữa liên hoan. Thầy không có nhà.
Vợ thầy bảo: Thầy ra chợ thị trấn mua “canh” (thức ăn). Tôi ngồi chờ. Anh con trai cả tủm tỉm: “Chú đến đây là đúng địa chỉ rồi. Yên tâm đi. Bất cứ chuyện gì cần, thầy cũng có thể giúp chú được”. Rồi anh kể, có một cậu thanh niên ở tận Sơn Tây, vợ bỏ đi theo giai, lên khóc lóc van vỉ nhờ thầy cứu giúp. Thầy nhận lời, làm cho một lá bùa. Ba ngày sau, cô vợ trở về. Anh chàng mừng rơn. Cảm tạ tấm lòng của thầy, anh đã biếu thầy 3 triệu.
Tháng nào anh ta cũng lên đây một lần để thầy yểm bùa cho tình cảm vợ chồng thêm bền chặt. Mới đây, có một bà tận Gia Lai – KonTum lặn lội ra đây. Chồng làm giám đốc, bồ bịch lăng nhăng. Bà vợ đánh ghen, chửi bới, rồi khóc lóc, nỉ non... đủ hình đủ kiểu mà anh chồng vẫn chứng nào tật ấy. Nhờ bùa của thầy tôi, cô ấy đã giành lại được chồng. Hôm kia, cô ấy gửi biếu thầy tôi 5 triệu nhưng thầy chỉ nhận 3 triệu thôi. Cụ cao tay lắm”.
Khoảng 5 giờ chiều, thầy Thục mới về. áo trắng, quần âu, trông thầy phong độ lắm so với cái tuổi thất thập. Bắn một điếu thuốc lào, lim dim nhả khói, thầy hất hàm: “Anh từ đâu tới? Có việc gì?”. Tôi liền giả bộ rầu rĩ: “Con là thầy giáo dạy văn dưới Hà Nội. Vợ con đang lăng nhăng với người khác. Con muốn xin thầy một lá bùa để kéo vợ con về”.
Thầy cười khùng khục: “Anh nói thế nào ấy chứ. Trông anh đẹp giai lồng lộng, lại hào hoa thế kia, vợ bỏ theo giai sao được”. Tôi rơm rớm nước mắt, van vỉ: “Bẩm thầy! Con đâu dám nói dối. Xin thầy mau ra tay giúp con, thầy cứu con không thì con chết mất”. Miệng nói, tay rút tờ năm chục, tôi dúi vào túí thầy. Bộ mặt tôi lúc đó trông chắc thảm thương lắm nên thầy hạ giọng: “Thôi được rồi, thầy sẽ giúp. Bây giờ, anh ghi tên tuổi của anh và vợ anh vào tờ giấy này. Nhớ phải ghi thật chính xác, nếu không bùa sẽ mất linh”.
Ngừng lời, chiêu một ngụm nước, thầy chép miệng: “Gớm! Các cô cậu dưới ấy bây giờ no lưng ấm cật nên giậm giựt chân tay. Ngoại tình, bồ bịch khiếp quá. Chẳng riêng gì anh đâu. ối người làm giám đốc, vụ trưởng mà vẫn cứ bị vợ cắm sừng cho như chơi ấy chứ. Đấy, vừa chiều qua, một cô sồn sồn tô son trát phấn, người núc nỉu những nhẫn, dây chuyền đến cầu xin tôi làm nèm cho... 4 ông bồ không ông nào được rời ra. Dâm đãng đến thế là cùng”. Đang cặm cụi viết, tôi cũng phải bật cười cùng tiếng ồ lên của mấy chục con mắt đang tò mò nhìn tôi từ nãy đến giờ.
Đón nhận tờ giấy trên tay tôi, thầy Thục khẽ khàng đặt lên ban thờ. Rót đầy ba chén nước, thắp ba nén nhang, thầy phủ phục xuống phản lầm rầm khấn. Gieo quẻ xong, thầy sai bà Thục ra vườn hái mấy cái lá và xúc bát muối lên cho thầy. Quay mặt về phía ban thờ, thầy bắt đầu niệm chú. Cả nhà im phăng phắc. Tôi cố tập trung cũng không nghe được gì, chỉ thấy môi thầy mấp máy như máy khâu.
Khuôn mặt thầy đỏ bừng như lên đồng. Niệm xong, thầy đưa nhúm lá và bát muối lên sát miệng, hà hơi 3 lần vào đó. Đưa tôi “bùa yêu” đã được gói ghém cẩn thận, thầy dặn: “Nhúm lá này anh về chia làm đôi. Một để trong gối anh, một để gối vợ. Còn gói muối, hàng ngày nấu canh, anh cứ cho vào, cả nhà cùng ăn. Đảm bảo chỉ một tuần sau, vợ anh sẽ hết tơ tưởng lăng nhăng đến người khác”.
Phần 4 :
Nhiều đoàn công nhân đến ở đây bị người Mường nèm trêu nấu cơm không chín, nấu nước không sôi. Mọi bài nèm đều đọc bằng tiếng Mường. Riêng bài nèm này lại nói bằng tiếng Kinh.
Nguyên văn như sau: “Mày làm đồng hay mày làm đáy. Tao xó xáy cho mày không lên hơi. Mày lên hơi thì tao chém. úm ta ha khất”. Muốn cho cơm chín thì niệm thần chú: “Mày làm đồng hay mày làm đáy. Tao xó xáy cho mày lên hơi. Mày không lên hơi thì tao chém. úm ta ha khất”.
Bà Huân giảng giải: “Người ta nín hơi đọc thần chú rồi phì hơi ra mảnh đóm, vờ vào bếp xin lửa nhưng khua khoắng mảnh đóm quanh nồi và dưới chôn nồi. Lửa dẫu có đốt đùng đùng cơm cũng chẳng chín được”....
....Thôi, để hôm nào bác biểu diễn cho anh xem bài nèm ráo ướt. Khi ở trên bờ niệm thần chú thì người chống bè, bơi thuyền chốc chốc lại ngã ùm xuống sông, làm cho quần áo vừa ráo lại ướt ngay”. Rồi ông hào hứng kể chuyện làm nèm để bó lại một số cặp vợ chồng khỏi bị tan vỡ.
Ông kể chi tiết chuyện anh Khê ở Tân Phú đã có với vợ những 4 mặt con. Tí tởn thế nào lại cưới thêm cô vợ lẽ, suốt ngày òm ọp đánh chửi vợ con. Cụ Bằng ở xóm thấy thế đến nhờ ông Huân “bó” lại cho gia đình họ đoàn tụ. Hẹn một ngày anh em nhà ấy ăn uống họp gia đình để lựa lời khuyên nhủ, chị dâu anh Khê kín đáo giấu 3 đôi đũa của vợ cả, vợ hai và của anh Khê vừa ăn xong không rửa đưa cho ông đem về bó nèm.
Ông còn kể chuyện bó nèm cho vợ chồng anh Dũng ở xóm Mịn. Nghe xong, tôi hỏi: “Cháu sẽ viết báo nêu tên thật của họ, liệu có bị kiện không?” Ông Huân cười xoà: “Cả làng biết đấy, kiện gì. Hơn nữa, bác làm phúc đức cho gia đình họ. Bây giờ trong ấm ngoài êm, hiểu ra, họ chỉ biết ơn bác thôi”.
Bà Huân vội nói chen vào, giọng lo lắng: “à! Suýt nữa thì quên. Hôm trước đến đám ma nhà anh Thọ. Bà Xuân gọi tôi ra nói nhỏ là về nhờ ông, nếu “nèm tơm thăm” hay “nèm bó đũa” thì làm ơn cởi giúp kẻo một người chết thì cả nhà chết theo”. Ông Huân bảo: “Không sao. Nhà bà Xuân, mẹ anh Huy ở xóm Quyết Tiến, tôi nèm bằng muối không sợ nguy hiểm như bó đũa, tơm thăm nên không phải cởi”.
Nói đoạn, ông liền bảo Thuỷ, cậu con út vào buồng mở hòm lấy ra bó đũa cho tôi xem. Đây là 2 đôi của vợ chồng anh Dũng nhờ ông nèm hồi năm ngoái. Bốn cái đũa được bó bằng hai mối buộc chỉ đỏ và chỉ trắng. Ông Huân giải thích: “Muốn nèm bó đũa phải dùng hai loại chỉ khác màu bó chặt đôi đũa ăn cơm của những người đang “ông chẳng bà chuộc”. Bó đũa ấy phải đem về nhà mình cất kỹ. Sau 3 năm khi vợ chồng đã khăng khít, phải đem bó đũa đó ra niệm thần chú bài “ké nèm” (giải) rồi tháo chỉ cho đũa rời ra. Có như thế thì một người chết, người kia sẽ không hề hấn gì”.
Còn “nèm tơm thăm” là lấy được mảnh áo hoặc quần của 2 người đã mặc, niệm thần chú vào rồi cất kỹ. Đây là cách nèm khá bền chặt nhưng cũng khá nguy hiểm. Lời bài chú rất dài, người khoẻ, đọc một hơi mới hết. Khi vợ chồng đã gắn bó, để tránh nguy hiểm, phải nèm cởi ra. Đọc lời chú bài ké nèm, hà hơi vào 2 mảnh vải, đem ra sông, suối, chỗ nước quẩn, rồi thả một mảnh ở dòng nước chảy xuôi, một mảnh ở dòng nước chảy ngược. Hai mảnh vải cuốn đi hai nơi sẽ không còn nguy hiểm cho người bị nèm....
Phóng Sự Kỳ 2: Cách Luyện Bùa Ngãi
Nhiều thày pháp bất lương luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu (hay bùa mê, thuốc lú). Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình.
Trong thế giới của những thầy pháp thời cổ đại tồn tại nhiều bí kíp kỳ lạ. Bùa ngải là một trong số đó. Ngày nay khoa học đã cho thấy đó là những điều hoang đường, tuy nhiên những câu chuyện đồn đại xung quanh chúng vẫn là những điều đầy hấp dẫn và nhuốm màu huyền bí.
Thuật luyện những giống thực vật đặc biệt và truyền cho chúng những khả năng siêu nhiên để đoán biết tương lai, cải tạo số phận, hay chữa trị bệnh nan y... thời xa xưa khá thịnh hành ở nhiều nước châu Á như **********, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Người ta gọi đó là luyện ngải và tin rằng ngải giúp con người chế ngự sức mạnh huyền bí.
Những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện "công lực". Họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người... Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền "công lực" sang. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ, qua đó đánh giá tài cao thấp.
Theo những câu chuyện lưu truyền, loại ngải quý hiếm nhất là Phù phấn ngải. Đây là một loại thực vật giống hoa lan đất nhưng có bộ rễ lớn hơn, thường mọc trong rừng thẳm. Loại ngải này có một lớp bột mịn phủ trên lá, nếu ai vô ý đụng phải sẽ thấy ngứa ngáy khó chịu, sau đó toàn thân sưng phù, đau đớn trong khoảng 100 ngày sẽ chết nếu không được các vị cao tăng cứu chữa. Loại ngải này rất hiếm, được gọi là "Phù phấn ngải" vì lớp bột rất độc trên lá. Nhưng nếu được tôi luyện đúng cách, nó sẽ trở thành một loại ngải cứu người rất quý.
Những cao tăng muốn tìm được loại ngải này phải vào sâu trong rừng thẳm. Khi tìm được, phải loại bỏ lớp phấn độc bên ngoài một cách rất khéo rồi đem trồng vào chậu đất nung, cho các chất tượng trưng cho Ngũ hành vào (gồm có đất núi, diêm sinh, sắt, gỗ mục, muối biển).
Sau khi nuôi trồng, người ta đặt ngải lên bàn thờ và bắt đầu luyện bằng các quyền phép của bản thân. Khi ngải được luyện xong, trong nó sẽ có 2 phần được gọi là thiên năng (năng lực tự nhiên) và linh phù (năng lực của người luyện). Các tay luyện ngải cao cấp còn nuôi ngải bằng trứng gà, hoặc máu gà. Họ cho rằng làm như vậy ngải sẽ mạnh hơn. Nhưng với những người non tay, cách luyện này có thể gây nguy hại cho chính họ. Phù phấn ngải luyện xong dùng để trị bệnh mất trí, hoảng sợ, thậm chí có thể tìm được người bị mất tích.
Một loại ngải còn quý hiếm hơn và đã bị thất truyền hàng trăm năm là Bạch đại ngải. Người ta cho rằng Bạch đại ngải mọc ở đâu thì các loài thú dữ đều hoảng sợ và không dám sinh sống ở quanh đó. Nếu ai đó trồng loại ngải này mà không biết về tu luyện thì sẽ nguy hại cho bản thân. Trước khi nhổ cây, phải ngâm một bài bùa chú, đại khái: "Nhiệm màu thay, nhiệm màu thay/Bạch đại ngải, Bạch đại ngải...". Nếu loài ngải này mà được một cao tăng luyện thì sẽ có thể giúp con người cải tử hoàn sinh.
Những pháp sư chạy theo vụ lợi cá nhân thường luyện một loại ngải hại người, đó là ngải yêu hay bùa mê, thuốc lú. Đó là thứ ngải để "lừa tình". Ai bị trúng ngải đó là tâm thần mê man, không biết gì về đạo lý, bỏ nhà cửa chạy theo tiếng gọi của ái tình. Những người bị trúng ngải yêu có dáng điệu luôn suy tư, hờ hững với xung quanh.
(cái này đúng với bạn thân của hiếu quá, nó cũng bị chúng bùa yêu, đến giờ vẫn chưa giải đc)
Loại Mê tâm ngải có tác dụng tương tự. Cây mê tâm lá màu xanh sẫm to bản, hình cái kiếm, hoa màu tím đen có đốm trắng, có mùi hắc rất khó chịu. Người trúng ngải này sẽ mất ăn mất ngủ, tâm thần bất loạn. Những kẻ muốn dùng ngải mê tâm hại người bắt buộc phải biết tên tuổi của nạn nhân thì mới thành công. Những tay nuôi loại ngải này thường bị dân làm ngải coi thường, liệt vào loại mờ ám.
Một loại ngải khác có tên khá kinh dị là Huyết nhân ngải. Nó mọc trong các khu rừng có thú dữ. Muốn tìm được Huyết nhân ngải, phải đợi vào đêm, khi ngải ửng lên màu đỏ như máu mới có thể nhìn thấy và nhổ được vì ban ngày lá cây màu xanh như bình thường. Hoa của loài ngải này nhỏ li ti và có màu đỏ như những giọt máu.
Tương truyền, loài hổ báo sau khi ăn thịt những người tuổi Dần sẽ bỏ lại quả tim của nạn nhân, từ quả tim bỏ lại đó sẽ mọc lên Huyết nhân ngải. Khi nhổ loài ngải này, phải đọc thần chú, luyện để nó hội đủ khí âm dương trong hàng năm trời. Củ của Huyết nhân ngải nếu đem ngậm một lát nhỏ sẽ giúp nhịn đói 1 tuần mà sức lực không suy giảm. Ngải này giúp người dùng có thần giao cách cảm, đoán biết được những sự kiện nghìn trùng xa cách.
Tại Trung Hoa có một loài thực vật rất quý hiếm mọc trong rừng sâu, trên những thân cây gỗ mục. Có những pháp sư cả đời đi tìm không thể thấy, nhưng nếu ai có duyên sẽ gặp được, đó là loại Mai hoa xà vương ngải. Theo những tài liệu về bùa ngải thì loài này có thân mềm mại, lá xanh đốm vàng trông như rồng cuốn. Hoa nở sắc vàng, hồng rực rỡ, có mùi hương vô cùng quyến rũ. Xung quanh cây có nhiều rắn chúa Mai hoa đến ở mới có tên như vậy.
Mai hoa xà vương ngải nếu luyện được thành công, khi ngậm vào miệng sẽ giúp thân thể cứng rắn như thép, dao chém không đứt. Nếu chẳng may ngải chết, người luyện phải làm lễ ma chay rất trang trọng và đem chôn trên vùng núi cao thoáng mát.
Ngày nay khoa học phát triển, không còn đất cho các pháp sư hành nghề luyện ngải nữa. Tuy vậy, những câu chuyện đậm màu huyền bí vẫn là đề tài hấp dẫn những người hiếu kỳ trong lúc "trà dư, tửu hậu". Mặt khác, các nhà Đông y học đang tiếp tục nghiên cứu những loài thực vật rất quý hiếm vốn được dùng làm ngải để dùng cho việc chữa bệnh.
Ví dụ: ngải quyến khách (loại này tên khoa học là auttum crosscus có bán ở các chợ ươm cây, trồng cây kiểng trên xứ Mỹ)

Sưu tầm trên Internet!!
Nguồn:http://blog.xalo.vn/1547240077T1229497980000+-849992890/land_s_blog_ven_buc_man_bi_mat_cua_bua_ngai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét