Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Văn học đang trở thành tấm bình phong che giấu sự tha hóa

Hiện nay, suy thoái đạo đức diễn ra nhanh và ngày càng bộc lộ những gia tốc chóng mặt. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm diễn tả điều này bằng một khổ thơ khả dĩ nói hộ nhiều điều hơn cái vết thương không thuốc gì cầm máu nổi trong lòng chúng ta:



Hung bạo trên mạng trên sàn diễn, trong lớp học
Hung bạo giữa bàn nhậu, cửa sau công sở, hung bạo đường phố
Tôi thương xót những nhà khoa học không đủ sức chống lại ngọn roi hung bạo...
Đó là những nguyên nhân của suy thoái đạo đức xã hội, nó diễn ra theo quy luật và ngược chiều với hướng đến của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa; biến văn học thành tấm bình phong che chắn mọi diễn biến suy thoái, tự mình làm mình hóa ra đạo đức giả một cách bất tự giác.
Văn học ở Việt Nam được coi là bộ phận cơ hữu của Lễ trị, trong một thực tại suy thoái đạo đức nó không những không thể ngăn cản, mà ở chỗ này chỗ kia, nó lại trở thành một tấm bình phong cho sự suy thoái. Nó tạo ra hình ảnh xã hội đang rất tích cực chống tham nhũng, chống suy thoái đạo đức, chống triệt để và toàn tuyến (rõ thấy nhất là báo chí và văn học) nhưng càng “rầm rộ” thì các vụ án, số tiền tham nhũng mức độ của xấu ác lại càng kinh khủng hơn.
Khoảng dăm năm qua, chúng ta triển khai sâu rộng phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với nhiều tác phẩm lấy báo chí và văn học nhân danh đạo đức của Bác để phê phán những suy thoái chính trị, đạo đức của cán bộ đảng viên phải nói là rất cảm động và sâu sắc. Nhưng hiệu quả thật khiêm tốn, hiện chưa có công trình khoa học nào cho kết luận cụ thể là hiệu quả đến đâu nhưng cảm giác là không được bao lăm.
Vậy liệu có thể chống được/ngăn chặn được suy thoái đạo đức xã hội hay chăng?
Tôi nghĩ là chống được nếu chúng ta đổi mới tư duy hai điều.
Một là thay Lễ trị bằng Pháp trị áp dụng không chừa một ai, một vùng cấm kỵ nào. Tôi nhấn mạnh thế là bởi vì mấy chục năm qua chúng ta không ngớt nói “sống và làm việc theo pháp luật” nhưng thực tế là rất nhiều cấp chức ở trên pháp luật. Một chức cấp quản lý một đơn vị, đơn vị ấy tham nhũng làm thất thoát tiền tỷ, thủ trưởng đơn vị ấy đi tù nhưng cấp chức ấy vẫn hồn nhiên tại vị. Như thế, về mặt pháp luật, cấp chức ấy không hề có cảm giác trách nhiệm chính trị, tức là ở trên pháp luật và về đạo đức cũng không hề cảm thấy mình có lỗi với nhân dân.
Hai là phải nghiền ngẫm thấu đáo nền tảng triết học của đạo đức, của dân tộc và của tinh hoa thế giới. Văn hóa Việt nằm trong thực thể văn hóa phương Đông với đạo đức Khổng – Mạnh và Phật giáo là hai dòng tương tác với bản sắc Việt tình làng nghĩa xóm.
Bà nội tôi dạy cháu: Quỷ thần không ở đâu xa, chúng ở hai vai, sẽ chứng kiến mọi việc xấu cũng như việc tốt của con người để bẩm báo với Diêm vương và Ngọc Hoàng thượng đế. Và dạy con dâu: Nói khẽ thôi, lúc mẹ chết một mình con không chôn nổi mẹ đâu. Lại dạy, cành cây làm vướng ta, hãy đẩy nó cao lên mà chui qua, chớ bẻ gẫy nó, vừa bị chủ cây mắng chửi có khi còn bị đòn vừa có tội sát sinh, vì cây cỏ kiến sâu đều là sinh linh. Có thể nói, tổ tiên chúng ta đã vận dụng thế quyền và thần quyền nhuần nhuyễn để ràng buộc con cháu trong vòng đạo đức.
Vladimir Soloviev, nhà triết học thiên tài Nga (1853 - 1900) có một chuyên luận rất hay về đạo đức. Ông đã đặt đạo đức trong tương quan với pháp quyền, trong tổ chức xã hội chỉnh thể; ông chỉ ra tính hư tưởng của Khổng - Mạnh và cả tôn giáo suy thoái, đặt đạo đức nguyên khởi với lịch sử phát triển cá nhân và tính thống nhất của các cơ sở đạo đức …Hiếm có một nhà triết học có văn phong sáng rõ như Soloviev sở hữu. Ông nói: Có ba chân kiềng của đạo đức cá nhân – xã hội:
Tính biết xấu hổ. Người ta, do có tính biết xấu hổ nên nó không làm việc ác.
Tính khắc kỷ, hiếu thiện. Một người lương thiện và khắc kỷ năm nay 65 tuổi, sống chừng mươi mười lăm năm nữa, mỗi năm ăn hết 50 triệu; như vậy, nếu có 1 triệu đô la, ông ta sẽ mang 300.000 làm từ thiện, 300.000 cho con cháu còn lại mới dành cho mình. Những người đã có hàng chục triệu đô la, mà lại còn cứ vơ vét nữa, người ấy cũng không có đạo đức. Ấy là chưa kể, ông ta đang âm mưu tích lũy để dùng tiền mà thao túng trật tự xã hội theo ý mình - một trật tự có quyền vơ vét và làm điều ác nhưng không bị trừng trị.
Tôn thờ một tôn giáo. Tôi cần nói rõ điều này, tôi chống mê tín dị đoan. Với truyền thống gia đình ông nội theo đạo Nho, ông ngoại xướng xuất và quyên góp xây chùa làng; ở trong tôi có tất cả mọi ưu điểm và khuyết tật của hai tôn giáo ấy; những khuyết nhược được văn hóa thuần Việt níu giữ giúp tôi ghét cả mê tín dị đoan lẫn đạo đức giả.
Tôi cũng không sợ bị buộc tội quảng bá dị đoan bởi chính Karl Marx trong cuốn “Phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” đã nói: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức. Là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện Vladimir Soloviev coi ba cơ sở của đạo đức là quan hệ thống nhất, hữu cơ; là cái kiềng giữ cho đạo đức xã hội ở cả thể chế chính trị dân chủ tư sản hay dân chủ XHCN. Tôi chống cái ác, ngợi ca sự tử tế trên cái kiềng của Vladimir Soloviev, viết không mệt mỏi bởi thi thoảng lại được nghỉ ngơi dưới bóng mát có tên là Tình Yêu nơi con người vĩ đại này.của nhân dân”.
Những người chuyển dịch Marx không hiểu do vô tình hay cố ý, đã chỉ dẫn câu cuối cùng và biến tư tưởng hợp tác với thần quyền của ông thành thuần túy coi tôn giáo là nguy hiểm cần dẹp bỏ? Tôi chợt nhớ câu nói vui của Bác Hồ (đại ý): Trung ương bảo các chú tiết kiệm, nhưng văn bản về đến địa phương, nó lại thành tiết canh và mạn phép đặt lời Bác làm lời bình luận về sự chuyển dẫn này.
Vả lại, khi bàn về tôn giáo, Soloviev có nhắc đến tư tưởng của Khổng Tử. Khổng Tử, khi học trò hỏi về “sự sống” sau khi chết, ông đã gạt đi: “Chuyện người còn bàn chưa thấu đáo, thì bàn chi chuyện ma quỷ”. Khi học trò gặng hỏi là chết thì còn hay hết, ông nói: Bảo còn thì không có chứng cứ. Nhưng nếu bảo hết thì vừa không có chứng cứ lại vừa ác, có khi con cái còn bỏ mặc bố mẹ già.
Nhà thần học Nguyễn Khắc Dương, em ruột bác sỹ Nguyễn Khắc Viện khi tặng tôi cuốn Tân ước, kèm theo lời đề tặng, như sau: Nếu lương tri bạn nghĩ rằng: Thiên Chúa không hiện hữu, thì bạn phải nói rằng Thiên Chúa không hiện hữu, thế mới đẹp lòng Thiên Chúa. Còn Đức Phật thì bảo học trò rằng các ngươi đừng có thiêng hóa lời ta, hãy đập nó như thợ kim hoàn đập quặng, nấu chảy xem nó là vàng hay là đất thó. Vâng, với tôi, Đức Phật tổ là nhà vô thần vĩ đại, cũng vĩ đại như tôn giáo của Ngài.
VĂN CHINH (NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét