Trang

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Những câu chuyện huyền bí về suối cá thần ở Thanh Hóa

Suối cá thần ở Thanh Hóa là nơi cư ngụ của hàng nghìn con cá lớn nhỏ, nặng 2-8 kg, đặc biệt có con nặng tới 30 kg (cá chúa).

Tọa lạc tại ba mảnh đất khác nhau, hằng ngày, ba suối cá thần ở Thanh Hóa thu hút hàng ngàn lượt khách thăm quan. Những câu chuyện bí ẩn về loài cá nơi đây vẫn chưa được lý giải Thanh Hóa là tỉnh sở hữu ba suối cá tự nhiên kỳ lạ, thu hút hàng ngàn du khách thăm quan mỗi năm. Suối cá thứ nhất nằm ở thôn Lương Ngọc (Cẩm Lương, Cẩm Thủy); suối cá thứ hai cũng ở huyện Cẩm Thủy nhưng ở thôn Dùng, Cẩm Liên; suối thứ ba ở thôn Chiềng Ban (Văn Nho, Bá Thước).

Huyền bí về đàn cá thần
Suối cá ở thôn Lương Ngọc là nơi cư ngụ của hàng nghìn con cá lớn nhỏ, nặng 2-8 kg, đặc biệt có con nặng tới 30 kg (cá chúa).
Cá ở đây chỉ bơi quanh quẩn tại một đoạn suối dài hơn 100 m và không bơi ra xa hơn. Chiều tối, chúng lại rủ nhau về hang trú ẩn. Ngoài ăn lá cây rơi rụng từ trên cao, đàn cá còn được đội bảo vệ nơi đây cho ăn rau muống 1 hoặc 2 lần/tuần.
Theo cán bộ địa phương, đàn cá ở suối Cẩm Lương là cá giốc (còn được gọi là cá dốc), thuộc bộ cá chép và có tên trong sách đỏ Việt Nam. Giống cá màu xanh thẫm này có hai bên mép đỏ tươi, mỗi khi bơi phát ra những luồng ánh sáng lấp lánh như ánh ngọc đẹp mắt.

Đàn cá thần ở suối Cẩm Lương.
Người dân trong vùng tin rằng đây là giống cá thần hiếm có và sự sung túc của đàn cá sẽ đem lại bình yên no ấm cho cuộc sống của người dân địa phương.
Là một người sống gần khu suối cá hơn 80 năm nay, cụ Đinh Trọng Tâm cho hay, nguồn gốc của loài cá bắt đầu từ một truyền tích về thần rắn. Theo đó, xưa có vợ chồng tuổi đã cao vẫn chưa có con. Một hôm người vợ đi xúc cá vô tình xúc được một quả trứng lạ.
Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm thấy gà cục tác, bà ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng quá hai vợ chồng mang rắn ra suối Ngọc để thả. Kỳ lạ thay, cứ thả thì tối lại thấy rắn về nhà. Như một cơ duyên, hai vợ chồng quyết định nuôi rắn.
Từ khi có rắn trong nhà, ruộng đồng có đủ nước cấy cày, cảnh hạn hán kéo dài trong vùng không còn. Chàng rắn sống với gia đình và bản làng người Mường trong cảnh thanh bình, no ấm… Bỗng một đêm trời mưa to, sấm chớp ầm ầm, sáng ra dân làng thấy xác chàng rắn nằm chết dạt vào chân núi Trường Sinh.

Đến thờ Rắn nằm ngay cạnh cửa hang suối cá thần Cẩm Lương.
Thương tiếc rắn, dân làng chôn chàng ngay dưới chân núi và lập đền thờ ngay trên mộ chàng. Sau đó dân làng được thần linh báo mộng cho biết, chàng đã đánh nhau với thủy quái về phá hoại bản làng và được Thượng đế phong thần hiệu “Tứ phủ Long Vương”… Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền thờ có đàn cá cả ngàn con ngày đêm về chầu và người dân trong vùng không bao giờ ăn cá suối Ngọc.
Xung quanh suối cá kỳ lạ này có rất nhiều câu chuyện huyền bí khác. “Có một đôi vợ chồng làng khác vì đói quá nên đã đến suối bắt “cá thần” về nấu ăn. Nhưng khi nấu lên không thấy cá đâu mà chỉ thấy một nồi nước trong veo, vợ chồng họ hoảng sợ quá nên mang lễ vật đến đền Ngọc thờ “Tứ phủ Long Vương” để xin thần cá cùng trời đất ân xá”, cụ Tâm nhớ lại.
Lại có câu chuyện đồn rằng có một đôi thanh niên từ thành phố lên xem “cá thần”. Sau đó vì tò mò họ đã dùng đá đập chết một con cá, trên đường quay trở về, hai thanh niên đã gặp nạn. Những người dân trong bản đều tin rằng nếu ai trêu đùa, làm hại cá thần hay làm bẩn nước, nhẹ sẽ bị ốm, còn nặng sẽ bị “mất mạng”.
Dù là những câu chuyện chưa được kiểm chứng nhưng việc người dân trong bản luôn xem loài cá này là “thần” và không dám ăn cá là sự thật.
Lính Pháp cũng phải lập bàn thờ cá
Cách Cẩm Lương hơn ba cây số, đàn cá thần thứ hai sống tại hang suối Đóng thuộc xã Cẩm Liên. Ban ngày, đàn cá từ theo dòng nước bơi ra đùa giỡn ở nơi suối Đóng, ban đêm, chúng lại bơi vào tổ trú ngụ.
Ông Xứng (66 tuổi, người dân địa phương kể), suối cá Cẩm Liên đã tồn tại hàng trăm năm nay. Loài cá này được người dân Mường gọi là “cá phốc” có hình thù mình tựa cá trắm, căng tròn ở phần giữa thân, vẩy như vẩy cá chép, lưng hơi sẫm, môi có màu phớt hồng, vây và đuôi có chấm đỏ.
Suối cá thứ ba nằm tại thôn Chiềng Ban (xã Văn Nho, Bá Thước), người dân địa phương cho hay, khu vực suối cá từng là nơi đóng quân của thực dân Pháp. Lính Pháp không những không đánh bắt cá ăn mà còn chăm sóc, lập bàn thờ chúng.
“Không biết vì lý do gì mà lính Pháp lại không đánh bắt cá ở suối cá này, ngược lại, họ còn đối đãi và chăm sóc cho cá. Họ còn lập bàn thờ trong một hang động nằm phía trên suối cá khoảng 10 mét để thờ loài động vật này”, một người dân kể.

Ông Xứng, người dân địa phương giới thiệu về đàn cá thần trước mặt.
Câu chuyện về đàn cá thần thứ ba lưu truyền hàng trăm năm ở địa phương, một người dân kể lại, trong thời gian đóng quân ở quanh suối cá, một vài lính Pháp tử vong sau khi bắt loài cá này ăn. “Từ đó, họ không ăn nữa và đã lập bàn thờ cá”, cụ Tâm kể.
Không chỉ vậy ở suối cá này còn có những câu chuyện mang tính tâm linh nhưng hoàn toàn có thật. Ông Hà Văn Thân, người trông coi, bảo vệ suối cá và cũng là người có nhiều hiểu biết về suối cá này cho biết:
“Trước đây ở địa phương có một thanh niên đã bắt cá thần trong suối về ăn sau một thời gian anh ta đã bị điên, đi chữa trị đâu cũng không khỏi. Người dân trong vùng cho là anh ta đã bị thần cá ‘trả thù’, sau đó gia đình anh ta đã mang lễ vật đến để xin thần cá tha tội và chỉ ba ngày sau người thanh niên này đã khỏi bệnh”.
Theo dòng nước ra ngoài không phải là cá, mà là những đàn rắn lạ. Loài rắn này rất hiền, không cắn người. Dân làng cúng tế lớn lắm, đàn rắn mới đi hết.
Theo ghi chép của cụ Phạm Minh Đức, 83 tuổi, người làng Lương Ngọc (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), thì suối “cá thần” xuất hiện vào khoảng thế kỷ XI.
Chuyện rằng, vào một ngày nọ, trời bỗng mưa to gió lớn, tạo thành một trận lụt. Khi nước rút, những đàn cá gặp môi trường sinh sống thuận lợi đã ở lại trong hang động dưới chân núi Trường Sinh, không theo dòng nước đi xa nữa.

Du khách xem “suối cá thần” rất đông.
Ngày nay, trong hang động nằm sâu trong lòng núi có hàng trăm, hàng nghìn con cá lớn bé, có con nặng tới 10kg. Ban ngày chúng ra suối nô đùa với khách du lịch, ban đêm bơi vào hang trú ẩn. Những ngày đẹp trời cá ra nhiều tạo thành một dòng suối ngập cá.
Theo các nhà ngư học, đàn cá hàng trăm ngàn con trong suối gồm nhiều loài, nhưng chủ yếu là cá dốc, thân hình giống cá trắm, mồm giống cá trôi, vây đuôi giống cá chép, mình nhiều hoa văn, màu sắc. Loài này thuộc bộ cá chép, nằm trong sách đỏ Việt Nam.
Người dân nơi đây thường truyền tai nhau câu thơ diễn tả vẻ đẹp của loài “cá thần”: “Hang sâu sắc cá bừng hang lửa/ Mỗi chiếc vây in hình mặt trời”.


Điều lạ kỳ là, vào ngày 5/5 và 30 Tết, bà con sống trong thôn cho gạo nếp vào thùng mang xuống suối ngâm, cá chỉ bơi lội xung quanh mà không dám ăn. Chỉ những hạt rơi vãi ra ngoài chúng mới ăn.
Theo các cụ cao niên trong làng, do tác động của địa chấn, nên cửa hang, nơi ra vào của đàn cá đã bị thu hẹp lại, giờ chỉ còn những con cá nhỏ chui qua được.
Sâu trong động núi có độc đạo dẫn tới một khu vực hang động rộng mênh mông. Muốn vào được bên trong phải lên lưng chừng núi, vào động Cây Đăng, nơi có những nhũ đá với đủ loại màu sắc. Lối đi vào hang động, nơi có hàng trăm ngàn con cá sinh sống đã bị bịt lại vì đường xuống quá nguy hiểm.

Đường xuống hang động trong lòng núi, nơi loài “cá thần” trú ngụ.
Theo ông Phạm Minh Đức và một số người trong thôn, ngày xưa, nơi đây du lịch chưa phát triển, người dân trong làng vẫn thường xuyên xuống hang đãi vàng.
Ông Đức kể, ngày thanh niên, ông đã từng xuống hang. Đường xuống hang rất nguy hiểm. Muốn vào bên trong, chỉ có cách là nằm xuống bò vào bên trong. Đến một cái vực, người to khỏe giữ chặt dây thừng cho người khác bám tụt xuống khu vực rộng đến cả sào ruộng với nhiều nhũ đá đẹp kỳ lạ những khe nước trong xanh tinh khiết.

Thạch nhũ trong động.
Ngày động cá chưa bị bịt lại, ông Đức thường xuyên xuống rất sâu. Dưới đó, nghe rõ tiếng thác nước chảy rất mạnh, nhưng lại không nhìn thấy. Từ ngách hang sâu đùn lên một dòng nước, cung cấp nước cho đàn cá sinh sống và bà con nơi đây sinh hoạt, cày cấy hàng năm.
Theo cuốn “Tản mạn văn hóa xứ Thanh”, năm 1949, địa phương đã cử người đổ dầu hỏa xuống nhiều con nước đầu nguồn rồi canh gác ở cửa hang mấy ngày nhưng không hề thấy dấu tích của dầu hỏa đâu. Sau đó, nhân dân đã thay dầu hỏa bằng vỏ trấu nhưng kết quả cũng tương tự, không thấy vỏ trấu chảy ra suối cá. Có lẽ, nước ở “suối cá thần” không phải từ thượng nguồn, mà đùn lên từ lòng đất.

“Cá thần” chui từ trong động ra qua khe hẹp này.
Theo cuốn sách mà ông Phạm Minh Đức ghi lại, ngày xưa, có hai vợ chồng dân tộc Mường, quê ở Hòa Bình, ông Quách Văn Hai và bà Bùi Thị Út, vào gần khu vực suối cá kiếm kế sinh nhai, thấy có dòng suối trong mát, hàng ngày có đàn cá hiền lành không sợ người. Hai vợ chồng nghĩ đây là điềm lành nên lập miếu thờ mong sao cho dòng nước không bị cạn và thần cá phù hộ cho mùa màng tươi tốt, đời sống no ấm.
Sau khi lập miếu, mùa màng trở nên tươi tốt, một số người nơi khác cũng di cư về đây chung sống và đặt tên là làng Lương Ngọc.
Cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng, làng Lương Ngọc lại tổ chức lễ hội Khai Hạ để cảm ơn trời đất, thần núi, thần cá đã phù hộ cho dân làng.
Theo một số cụ cao niên trong làng, trước đây, dưới suối xuất hiện một con cá rất lạ, có hai vành vàng bên mang rất đẹp, nặng chừng 6 đến 7kg. Mọi người gọi nó là cá chúa. Cá chúa chỉ xuất hiện một thời gian ngắn rồi biến mất. Từ đó đến nay không thấy con nào như vậy nữa.

Loài cá lạ nhiều màu sắc.
Chuyện ngôi miếu bên suối cá thần cũng kỳ lạ. Ba lần dân làng xây dựng, thì cả ba lần, trước khi khánh thành, đều xuất hiện giông tố, mưa lốc, khiến miếu chỉ còn là đống đổ nát. Năm 1958, trận giông tố kèm theo lở đá, khiến đất đá và cây quân cổ thụ lao xuống đè bẹp miếu.
Sau sự cố đó, nhân dân làng Lương Ngọc đã xây dựng lại một ngôi miếu lớn hơn, bằng đá khối rất vững chãi, không gió lốc nào phá nổi.
Ông Đức kể, năm cây quân cổ thụ đổ vào ngôi miếu, thời tiết hạn hán kéo dài. Để tìm nguồn nước, nhân dân đã đào cửa hang rộng hơn, thì thấy hai khẩu súng (người Mường gọi là “trọ”), là vật thầy mo dùng để cúng tế. Trọ rất nặng, có mầu đen, mài vào đá thì thành màu vàng, sau một lúc lại chuyển về màu đen như cũ.
Theo cuốn sách do ông Phạm Minh Đức ghi, vào những năm 50 thế kỷ trước, gần hai năm liên tục nước suối tự nhiên chảy rất mạnh. Theo dòng nước ra ngoài không phải là cá, mà là những đàn rắn lạ. Loài rắn này rất hiền, không cắn người. Dân làng cúng tế lớn lắm, đàn rắn mới đi hết.
Còn rất nhiều câu chuyện bí ẩn, linh thiêng nữa, liên quan đến suối cá thần, hang động trong núi Ngọc Linh, mà ông Đức đã và đang ghi chép.
Vẻ đẹp và sự linh thiêng của “suối cá thần” đã gắn liền với người dân Lương Ngọc. Họ coi đây là tài sản chung và ngày đêm bảo vệ. Không ai dám bắt cá ăn. Nếu một con cá nào lỡ lạc đường bơi ra đồng, sẽ được bà con nâng niu đem về suối để thả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét