Trang

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2016

Nguồn gốc nói trại

Người Đàng Trong kỵ húy các chúa Nguyễn nên đọc biến âm một số từ ngữ:
+Tên chúa Tiên là Hoàng nên đổi họ Hoàng thành Huỳnh, chữ "hoàng" cũng đọc là "huỳnh" (lưu huỳnh)
+Nguyễn Phúc Khoát là "Vũ Vương", nên người họ Vũ ở Đàng Trong đổi thành họ Võ.
+Chữ "Phúc" đọc thành "Phước" để tránh chữ "Phúc" trong họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn.
+Chữ "Cảnh" là tên Nguyễn Phúc Cảnh (con cả Nguyễn Ánh, người được Ánh đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh Tây Sơn) đọc là "kiểng", nên "cây cảnh" gọi là "cây kiểng"
+Chữ "Kính" là tên Nguyễn Hữu Kính, người khai lập Sài Gòn phải đọc chệch là "kiếng" nên "tấm kính" gọi là "tấm kiếng"
+Chữ "Tông" là tên Nguyễn Phúc Miên Tông, tức vua Thiệu Trị (cháu nội Nguyễn Ánh), phải đọc là "tôn". Do đó một loạt sử sách chép miếu hiệu các vua như Lý Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Trần Thái Tông, v.v... đều ghi là Lý Thánh Tôn, Lê Thánh Tôn, Trần Thái Tôn, v.v... Đến tận sau này một số sách sử thời hiện đại vẫn bị ảnh hưởng này và chép miếu hiệu các vua từ "Tông" thành "Tôn". Các tên đường phố tại miền nam Việt Nam, mà tên gọi là miếu hiệu các vị vua, hiện nay cũng đa phần ghi Tông thành Tôn. Chẳng những thế, một dòng họ hoàng tộc, cũng vốn phải đọc là "Tông Thất", nhưng vì kiêng húy chữ Tông này nên phải đọc thành "Tôn Thất".
+Chữ "Thì" là tên thời nhỏ Nguyễn Phúc Thì của vua Tự Đức nên đọc thành Thời
+Chữ "Nhậm" là tên chữ Nguyễn Phúc Hồng Nhậm của vua Tự Đức nên đọc thành Nhiệm
+Ngoài ra còn nhiều chữ kiêng húy nữa nhưng ít ảnh hưởng đến đời sống xã hội hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét