Trang

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Giờ Tối Thiện: Quý Nhân Đăng Thiên Môn

Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
 Lời giới thiệu
Bài viết dưới đây của VinhL là thành viên nghiên cứu của Trung tâm. Bài viết này đưa ra phương pháp tìm ngày "Quý Nhân Đăng Thiên Môn". Chúng tôi nhận thấy tính hợp lý  và sâu sắc của bài viết này. Cho nên có thể có một vài điểm  chưa đồng thuận nhưng có thể nói đây là những ý tưởng có giá trị. Xin trân trọng giới thiệu tới quý vị quan tâm.
Thiên Sứ
Phương pháp này xuất xứ từ môn Lục Nhâm Đại Độn, là một trong Tam Thức (Thái Ất, Kỳ Môn Độn Giáp, Lục Nhâm Đại Độn). Nếu các bạn đã có nghiên cứu các sách Hán và Việt về môn Trạch Cát thì cũng biết rằng hầu hết các sách đều không dần giải rõ ràng phương pháp tìm giờ này. Thường thì họ chỉ liệt kê các giờ trong bảng, hoặc giải thích nguyên lý. Trong quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì chỉ giải thích sơ qua nguyên lý, nhưng không chỉ dẫn rõ ràng phương pháp tìm giờ như thế nào. người viết có nghiên cứu qua các môn Tam Thức, nay đúc kết lại và dẫn giải phương pháp tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn để các bạn nào thích có thể nghiên cứu mà sử dụng (Đây cũng được coi là một giờ linh trong Kỳ Môn Độn Giáp).
Trong Lục Nhâm 12 Thiên Tướng theo thứ tự là:
Quý Nhân, Đằng Xà, Chu Tước, Lục Hợp, Câu Trần, Thanh Long, Thiên Không, Bạch Hổ, Thái Thường, Huyền Vũ, Thái Âm và Thiên Hậu.
Cát Tướng
1 - Quý Nhân Kỷ Sửu Thổ
2 - Lục Hợp Ất Mão Mộc
3 - Thanh Long Giáp Dần Mộc
4 - Thái Thường Kỷ Mùi Thổ
5 - Thái Âm Tân Dậu Kim
6 - Thiên Hậu Nhâm Tý Thủy
Hung Tướng
1 - Đằng Xà Đinh Tỵ Hỏa
2 - Chu Tước Bính Ngọ Hỏa
3 - Câu Trần Mậu Thìn Thổ
4 - Thiên Không Mậu Tuất Thổ
5 - Bạch Hổ Canh Thân Kim
6 - Huyền Vũ Quý Hợi Thủy
Quý Nhân được chia làm 2 nhóm, Trú (ngày) Dạ (đêm), hay còn gọi là Đán (Sáng Sớm) Mộ (Chiều Tối), tức Quý Nhân Ngày (Quý Ngày) và Quý Nhân Đêm (Quý Đêm). Quý Ngày thuộc Dương, và Quý Đêm thuộc Âm. Quý Ngày cư ở các giờ ban ngày, và Quý Đêm cư ở các giờ ban đêm. Giờ ban ngày là từ Mão đến Thân, giờ ban đêm là từ Dậu tới Dần. Đặc biệt cho trường hợp giờ Mão và Dậu, vì là trục phân ngày đêm, nên 2 giờ này theo sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” được dùng cho cả ngày và đêm.
Ngoài vấn đề ngày và đêm, Quý Nhân còn căn cứ vào Nhật Can, và Nguyệt Tướng.
Theo bộ sách “Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành” thì:
Quý Nhân Khởi Lệ
Canh Mậu Kiến Ngưu Dương, Giáp Quý Mùi Sửu Tường,
Ất Quý Thân Tý Thị, Kỷ Quý Thử Hầu Hương
Bính Quý Dậu Ngọ Chước, Đinh Quý Trư Kê Phương
Quí Quý Tầm Tỵ Mão, Nhâm Quý Thố Xà Tàng
Lục Tân Phùng Hổ Mã, Đán Mộ Định Âm Dương.
Chú Thích:
Cách an Quý Nhân
Canh Mậu thấy Sửu Mùi, Giáp Quý Mùi Sửu rõ
Ất Quý Thân Tý đấy, Kỷ Quý Tý Thân hương
Bính Quý Dậu Ngọ vào, Đinh Quý Hợi Dậu phương
Quí Quý tìm Tỵ Mão, Nhâm Quý Mão Tỵ nương
Sáu Tân gặp Dần Ngọ, Sớm Chiều định Âm Dương
Theo như vậy thì ta có:
Canh Mậu, Sửu Mùi
Giáp, Mùi Sửu
Ất, Thân Tý
Kỷ, Tý Thân
Bính, Dậu Hợi
Đinh, Hợi Dậu
Quí, Tỵ Mão
Nhâm, Mão Tỵ
Tân, Dần Ngọ
(Mồi câu có hai chữ Địa Chi, chữ đầu là thuộc Quý Nhân Ngày, chữ sau là thuộc Quý Nhân Đêm)
 
Nhật Can chữ đỏ là thuộc Quý Ngày, Nhật Can chữ xanh là thuộc Quý Đêm.
Quý Đêm và Quý Ngày đối xứng với nhau qua trục Thìn Tuất, cho nên các bạn chỉ cần nhớ vòng Quý Ngày thì có thể suy ra vòng Quý Đêm
Quý Nhân Ngày thì theo bảng trên ta có
Ngày Giáp tại Mùi, ngày Ất tại Thân, ngày Bính tại Dậu, ngày Đinh tại Hợi (Quý Nhân không vào Thìn Tuất, Thiên La, Địa Võng), ngày Mậu, Canh tại Sửu, ngày Kỷ tại Tý, ngày Tân tại Dần, ngày Nhâm tại Mão và ngày Quý tại Tỵ.
Quý Nhân Đêm thì theo bảng trên ta có
Ngày Giáp tại Sửu, ngày Ất tại Tý, ngày Bính tại Hợi, ngày Đinh tại Dậu (Quý Nhân không vào Thìn Tuất), ngày Mậu Canh tại Mùi, ngày Kỷ tại Thân, ngày Tân tại Ngọ, ngày Nhâm tại Tỵ và ngày Quý tại Mão.
Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng
Tháng 1 Kiến Dần, Tiết Lập Xuân, Khí Vũ Thủy
Tháng 2 Kiến Mão, Tiết Kinh Chập, Khí Xuân Phân
Tháng 3 Kiến Thìn, Tiết Thanh Minh, Khí Cốc Vũ
Tháng 4 Kiến Tỵ, Tiết Lập Hạ, Khí Tiểu Mãn
Tháng 5 Kiến Ngọ, Tiết Mang Chủng, Khí Hạ Chí
Tháng 6 Kiến Mùi, Tiết Tiểu Thử, Khí Đại Thử
Tháng 7 Kiến Thân, Tiết Lập Thu, Khí Xử Thử
Tháng 8 Kiến Dậu, Tiết Bạch Lộ, Khí Thu Phân
Tháng 9 Kiến Tuất, Tiết Hàn Lộ, Khí Sương Giáng
Tháng 10 Kiến Hợi, Tiết Lập Đông, Khí Tiểu Tuyết
Tháng 11 Kiến Tý, Tiết Đại Tuyết, Khí Đông Chí
Tháng 12 Kiến Sửu, Tiết Tiểu Hàn, Khí Đại Hàn
Khí Vũ Thủy, Tiết Kinh Chập, Hợi Tướng (Đăng Minh)
Khí Xuân Phân, Tiết Thanh Minh, Tuất Tướng (Hà Khôi)
Khí Cốc Vũ, Tiết Lập Hạ, Dậu Tướng (Tòng Khôi)
Khí Tiểu Mãn, Tiết Mang Chủng, Thân Tướng (Truyền Tòng)
Khí Hạ Chí, Tiết Tiểu Thử, Mùi Tướng (Tiểu Cát)
Khí Đại Thử, Tiết Lập Thu, Ngọ Tướng (Thắng Quang)
Khí Xử Thử, Tiết Bạch Lộ, Tỵ Tướng (Thái Ất)
Khí Thu Phân, Tiết Hàn Lộ, Thìn Tướng (Thiên Cương)
Khí Sương Giáng, Tiết Lập Đông, Mão Tướng (Thái Xung)
Khí Tiểu Tuyết, Tiết Đại Tuyết, Dần Tướng (Công Tào)
Khí Đông Chí, Tiết Tiểu Hàn, Sửu Tướng (Đại Cát)
Khí Đại Hàn, Tiết Lập Xuân, Tý Tướng (Thần Hậu)
Cung Càn Hợi thường được gọi là Thiên Môn trong Lý Học Đông Phương, nên Quý Nhân Đăng Thiên Môn tức là đem Quý Nhân lên cung Hợi của 12 cung Địa Chi theo phương pháp Lục Nhâm Đại Độn.
Trước hết ta xem Can của ngày là gì, sau đó muốn tìm Quý Nhân Ngày hay Quý Nhân Đêm. Dùng Can ngày xem coi Quý Ngày hay Quý Đêm ở cung nào. Từ cung Quý Nhân đếm tới cung Hợi coi cách mấy cung, đếm thuận (hay đếm nghịch cũng được). Sau đó bắt đầu từ cung Nguyệt Tướng cũng đếm thuận (hay nghịch) mấy cung. Dừng tại cung nào thì coi cung đó nằm trong giờ ban ngày hay ban đêm. Nếu tìm Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban đêm thì kể như ngày đó không có Quý Nhân Ngày Đăng Thiên Môn vậy. Nếu tìm Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn mà giờ rơi vào ban ngày thì kể như hôm đó không có giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn vậy.
Giờ ban ngày (Dương Quý) là Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, (Dậu)
Giờ ban đêm (Âm Quý) là Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, (Mão)
Thí dụ:
Ngày Giáp, khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày
Ngày Giáp Qúy Ngày tại Mùi, Khí Vũ Thủy Hợi Tướng. Từ Mùi đếm thuận đến Hợi (Thiên Môn) là 4 cung, vậy từ Hợi (Nguyệt Tướng) đi thuận 4 cung là giờ Mão. Vậy ngày Giáp, giờ Mão là giờ Quý Nhân Đăng Thiên Môn.
Thí dụ:
Ngày Ất, cũng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Qúy Đăng Thiên Môn ban ngày
Ngày Ất Quý Ngày cư Thân, từ Thân đếm tới Hợi được 3 cung. Vậy từ Hợi (khí Vũ Thủy Hợi Tướng), đếm thêm 3 cung là cung Dần, nhưng giờ Dần là thuộc về giờ ban đêm nên Ngày Ất không có giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban ngày vậy.
Thí dụ:

Ngày Mậu, cũng khí Vũ Thủy, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày (Dương Quý)
Ngày Mậu Quý Ngày ở cung Sửu, từ Sửu đếm nghịch tới Hợi được 2 cung. Khí Vũ Thủy Hợi Tướng, vậy từ Hợi đếm nghịch thêm 2 cung là Dậu. Giờ Dậu, theo lẻ là giờ ban đêm không dùng, nhưng theo quyển “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” thì Mão Dậu là trục phân định ngày đêm, nên cả hai giờ Mão và Dậu đều được dùng cho cả ngày lẫn đêm. Cho nên giờ Dậu vẫn là giờ Quý Đăng Thiên Môn ban ngày, vì giờ Dậu có thể coi là ngày lẫn đêm. Tương tự với giờ Dậu thì giờ Mão củng vậỵ
Thí dụ:
Ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn Sửu Tướng, muốn tìm giờ Quý Đăng Thiên Môn cho ban đêm.
Ngày Đinh Quý Đêm cư cung Dậu, từ Dậu đếm thuận tới Hợi được 2 cung, vậy từ Sửu đếm thuận thêm 2 cung là giờ Dần, Dần thuộc giờ ban đêm, nên hợp lý. Vậy ngày Đinh, tiết Tiểu Hàn, giờ Dần là giờ Quý Nhân Đêm Đăng Thiên Môn.
Phụ Chú:
Phương pháp an Quý Ngày Quý Đêm trong nhiều sách thì không đồng nhất. Trong quyển Bí Tàng Đại Lục Nhâm thì Quý Ngày Can Giáp ở Sửu, Quý Đêm ở Mùi, Ngày Đêm bị đảo nghịch so sánh với sách “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư”, “Lục Nhâm Dị Tri”, và “Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư”. Căn cứ vào sự giống nhau về phương pháp của ba sách đã nói, người viết thấy phương pháp trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư có phần chính xác, chỉ ngoại trừ giờ Mão và Dậu được dùng cho cả ngày lẫn đêm, tức Quý Ngày hay Quý Đêm.
Trong Tử Vi, 2 sao Thiên Khôi, Thiên Việt hình như chính là Thiên Ất Quý Nhân. Thiên Việt là Quý Ngày, Thiên Khôi là Quý Đêm, nhưng phương pháp an hai sao này trong Tử Vi có phần khác biệt.
Phần Phụ:
An 12 Thiên Tướng
Như nếu chỉ muốn an vòng Thiên Tướng vào 12 cung điạ chi, thì chỉ cần lấy cung Nguyệt Tướng đếm thuận đến giờ xem, được bao nhiên cung thì lấy cung Quý nhân cũng đếm thuận bao nhiêu cung thì an Quý Nhân. Sau đó coi Quý Nhân an tại cung nào, thuộc cung Thuận hay Nghịch để biết phải an 11 Thiên Tướng còn lại theo chiều thuận hay chiều nghịch (kim đồng hồ) như sau:
Quý Thuận: Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn
Quý Nghịch: Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất
Tức là khi Quý Nhân an vào các cung Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, thì vòng 12 Thiên Tướng được an thuận theo chiều kim đồng hồ. Khi Quý Nhân an vào các cung Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, thì vòng 12 Thiên Tướng được an nghịch chiều kim đồng hồ.
VinhL
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Vu-tru-khoi-nguyen-Thai-Cuc/13/2232/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét