Trang

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

Sông Mê Kông đang bị các công trình thuỷ điện xâm hại

Hình ảnh những con đập thuỷ điện đã và đang được xây dựng ở thượng nguồn sông MekongThượng nguồn sông Mê Kong

Đập thuỷ điện Tiểu Loan cao 292m, dung tích 15 tỷ m3 nước, công suất 4.200 Megawatt,

Đập thủy điện Tiểu Loan cao 292 mét. Ảnh internet





Đoạn sông được chặn dòng xây dựng đập Tiểu Loan

Đập thủy điện Tiểu Loan cao 292 mét. Ảnh internet

Hình ảnh con sông bị các công trình thuỷ điện chặn dòng-Internet


Đập thuỷ điện Mạn Loan

      Theo TS. Tô Văn Trường Ban chủ nhiệm chương trình KC08/06-10 (Nguồn Hội đập lớn Việt Nam)
Trên công luận gần đây cả trong và ngoài nước có nhiều thông tin báo động  lo lắng về việc các nước thượng lưu sông Mê Công, đặc biệt là Trung Quốc đã và đang xúc tiến việc xây dựng 1 loạt các đập thủy điện sẽ tác động lớn đến các nước ở hạ lưu.
      Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ  m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
SỰ PHÂN BỐ DÒNG CHẢY TRONG LƯU VỰC SÔNG MEKONG
Nước
Tỷ lệ diện tích lưu vực (%)
Tỷ lệ dòng chảy đóng góp (%)
Trung Quốc
21
16
Myanmar
3
2
Lào
25
35
Thái Lan
22
18
Campuchia
20
18
Việt Nam
9
11
Đây là nơi sinh sống của trên 65 triệu người và có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước ven sông. Lưu vực sông Mê Công có tiềm năng thuỷ điện rất lớn và phát triển thuỷ điện ở khu vực này có khả năng sẽ tăng lên đáng kể trong những thập kỷ tới.
Trên công luận gần đây cả trong và ngoài nước có nhiều thông tin báo động  lo lắng về việc các nước thượng lưu sông Mê Công, đặc biệt là Trung Quốc đã và đang xúc tiến việc xây dựng 1 loạt các đập thủy điện sẽ tác động lớn đến các nước ở hạ lưu.
      Sông Mekong là một trong mười con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có chiều dài hơn 4.800 km, diện tích lưu vực 795.000 km2, lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 15.000 m3/s và tổng lượng dòng chảy hàng năm 475 tỷ  m3 tại châu thổ, chảy qua lãnh thổ của 6 quốc gia là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Sông Lancang (thượng nguồn Mê Công) trên địa phận tỉnh Vân Nam của Trung Quốc có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trong lưu vực sông Lancang được bắt đầu tiến hành từ những năm 1980, có 25 bậc thang trên dòng chính với tổng công suất lắp máy là 25.870 MW và 120 trạm thuỷ điện trên các dòng nhánh với tổng công suất lắp máy là 2.600 MW. 
Hiện nay, có 8 công trình thủy điện chính trên sông Lan Thương (TQ gọi sông Mekong là sông Lan Thương) đã và đang xây dựng gồm: Đập thủy điện Cống Quả Kiều cao 105 m, theo kế hoạch trữ nước vào tháng 6/2011. Đập thủy điện Tiểu Loan (Xiaowan) cao 292 m, công suất 4.200 MW sẽ đưa vào hoạt động tháng 10/2009. Đây là đập lớn thứ 2 sau đập Tam Hiệp khổng lồ trên  sông Dương Tử. Dưới đó là đập Mãn Loan (Man Wan) cao 132 m, dung tích 920 triệu m3, công suất 1.500 MW  hoàn thành 1993. Đập Đại Triều Sơn (Dachaoshan) cao 118 m, dung tích 940 triệu m3, công suất 1.350 MW hoàn thành cuối năm 2003. Tiếp đó là đập Cảnh Hồng (Jinghong)  cao 108 m, công suất 1.500 MW hoàn thành 2009.  Ngoài ra, còn 3 đập khác đang trong quá trình xây dựng là Nọa Trát Độ (Nouzhadu),  đập Cảm Lâm và đập Mãnh Tống nằm ở đoạn hạ lưu sông Lan Thương. Ngoài ra, Lào có kế hoạch nghiên cứu xây dựng 23 đập thủy điện, trong đó có đập Ban Koun công suất lớn nhất khoảng 2000 MW. Thái Lan ngoài 2 con đập Sakamen 1 và 3, đã có kế hoạch tái khởi động xây dựng các  đập trên sông Mê Công dự kiến công suất 4.000 MW. Phía Campuchia cũng nghiên cứu 2 đập thủy điện là  Sambor và Stung Treng có công suất khoảng 3.600 MW.
Theobaoquangngai.com.vn/ channel/2031/2009/08/1716568/ (QNĐT)-Mekong Là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, chảy qua 6 nước, Mekong được ví như một dòng sông Mẹ. Song dòng sông ấy đang khẩn thiết kêu cứu, bởi những dự án thuỷ điện quy mô nơi thượng nguồn đang làm đảo lộn quy luật tự nhiên của dòng sông.
Mekong- Con sông dài thứ 12 thế giới:
Sông Mekong là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Tính theo độ dài Mekong là con sông có chiều dài đứng thứ 12 thế giới  (thứ 7 tại Châu Á), còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới (lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu m³). Lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa nước lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. 
Lưu vực của Mekong rộng khoảng 795.000 km² (theo số liệu của Ủy ban sông Mê Kông) hoặc hơn 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004), với chiều dài 4.800km. Lưu vực sông Mekong rộng gần bằng nước Pháp và Đức cộng lại.  
Từ thượng nguồn đến hạ nguồn:
Sông Mekong xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi vào Việt Nam. Con sông được xem là tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho những nước mà nó chảy qua.
Người Tây Tạng cho rằng thượng nguồn sông Mekong chia ra hai nhánh: nhánh tây bắc (Dzanak chu) và nhánh bắc (Dzakar chu). Nhánh tây bắc được biết đến nhiều hơn, vị thế gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75 km. Nhánh bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5.224 m - , gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12 km và 89,76 km. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây. 
Năm 1994, một phái đoàn Trung Quốc và Nhật Bản đã đến nguồn phía Bắc đồng lúc phái đoàn Pháp, do M. Peissel cầm đầu, đến nguồn mạch phía tây với cùng một mụch đích: chứng minh nguồn mạch chính của sông Mekong. Sau đó, những cuộc thám hiểm kế tiếp cho đến năm 1999 dưới sự hợp tác các nước Trung Hoa, Mỹ và Nhật Bản đã chính thức xác minh nguồn mạch sông Cửu Long thuộc nhánh bắc.  
Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, ở đó đoạn đầu nguồn nó được gọi là Dza Chu trong tiếng Tây Tạng tức Trát Khúc và nói chung được gọi là Lan Thương Giang,  có nghĩa là "con sông cuộn sóng". Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc tạo ra Lan Thương Giang. Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500 m so với mực nước biển.
Sau đó, đoạn sông Mekong dài khoảng 200 km tạo thành biên giới giữa hai nước Myanma và Lào. Tại điểm cuối của biên giới, con sông này hợp lưu với sông nhánh Ruak tại Tam giác vàng. Điểm này cũng là điểm phân chia phần thượng và phần hạ của Mekong. 
Sông Mekong sau đó tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào. Nó được người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong (Mènam nghĩa là "sông"). Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung. Ngoài ra một nhánh nhỏ thượng lưu sông Mekong bắt nguồn từ Điện Biên, đó là sông Pa Thơm do sông Nậm Rốn thung lũng Mường Thanh và sông Nậm Lúa nhập làm một, khi sang đất Lào nó gặp nhánh sông Mêkông ở BanChum.
 Bình minh Mekong - đoạn chảy qua Pakbeng, Lào (Ảnh flickr) 
Khoảng sông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước sâu khoảng nửa mét vào mùa khô. Nó mở rộng ra ở phía nam Luang Prabang, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét.
Con sông này sau đó lại làm biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn, sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào. Ở đoạn này có chi lưu chính hữu ngạn từ Thái Lan đổ vào: Mènam Mun dài 750 km. Nó bao gồm cả khu vực Si Phan Đôn (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18m khá hùng vĩ và gần như không thể vượt qua đối với giao thông bằng đường thủy.
Tại Campuchia, con sông này có tên là sông Mékông hay Tông-lê Thơm (sông lớn).  Ở phía trên Phnôm Penh nó hợp lưu với Tông-lê Sáp, con sông nhánh chính của nó ở Campuchia. Vào mùa lũ, nước chảy ngược từ sông Mê Kông vào Tông-lê Sáp.
Bắt đầu từ Phnôm Pênh, nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Ba Thắc (sang Việt Nam gọi là Hậu giang hay sông Hậu) và bên trái là Mekong (sang Việt Nam gọi là Tiền giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Tại Việt Nam, sông Mêkông còn có tên gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
Con sông nuôi sống hàng triệu người:
Nguồn tài nguyên quan trọng và dồi dào nhất của lưu vực Mekong là nước và đa dạng sinh học. Sự đa dạng sinh học của các loài động thực vật của lưu vực Mekong chỉ xếp sau lưu vực Amazon ở Nam Mỹ. Dòng chảy của sông Mekong rất dồi dào nuôi dưỡng vùng đất ngập nước và rừng rộng lớn, vận chuyển và cung cấp vật liệu xây dựng, thuốc và lượng thực và là môi trườngsinh sống cho hàng ngàn loài động thực vật. 
Nguồn thuỷ sản của lưu vực Mekong rất dồi dào với tổng sản lượng cá đánh bắt hàng năm lên tới 1,45 tỷ đô la Mỹ. Trong lưu vực Mekong có nhiều khoáng sản như thiếc, đồng, quặng sắt, khí ga tự nhiên, Kali Cacbonat và đá quí.
Vùng hạ lưu vực sông Mekong thuộc 4 nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam là quê hương của 60 triệu người với trên 100 dân tộc khác nhau sinh sống làm thành một trong những vùng đa dạng văn hoá nhất trên thế giới.  
Nông dân trong lưu vực sản xuất một lượng lúa đủ nuôi sống 300 triệu người trong 1 năm. Khoảng 85% dân số trong lưu vực làm nông nghiệp và ngư nghiệp. Nông dân trong lưu vực Mekong đã bắt đầu canh tác ruộng nước từ thế kỷ thứ nhất. Ngày nay, hàng ngàn nông dân đã có cơ hội canh tác 2 đến 3 vụ trong một năm trên vùng đất do khoảng 12.500 hệ thống cấp nước tưới. 
Lưu vực sông Mekong là một trong những vùng có sản lượng cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Trong lưu vực có trên 1300 loài cá sinh sống và chế độ dòng chảy dao động theo mùa đã cung cấp môi trường và thức ăn cho các loài động vật thuỷ sinh của lưu vực. Ước tính người dân trong lưu vực tiêu thụ khoảng nửa triệu tấn cá một năm. Ngành thuỷ sản không chỉ mang lại việc làm và thu nhập cho ngư dân mà còn là còn mang lại việc làm cho hàng ngàn người khác làm các nghề liên quan đến thuỷ sản như sản xuất thức ăn cho cá, làm lưới và công cụ đánh bắt, sửa chữa tàu thuyền,…
Ngoài ra, các công trình thuỷ điện trong lưu vực Mekong sản xuất ra 1600 MW điện cung cấp cho dân sinh kinh tế không chỉ trong mà còn cả ngoài lưu vực. Theo ước tính trữ lượng thuỷ điện vùng hạ lưu vực sông Mekong là 30.000 MW đủ cung cấp nhu cầu tiêu thụ điện của vùng trong thập kỷ tới. Tuy nhiên các hồ chứa, công trình thuỷ điện cũng là một đề tài có nhiều tranh cãi trong thập kỷ qua và các Chính phủ đang vật lộn với bài toán cung cấp năng lượng cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Những hiểm họa đe doạ sông Mêkông:
Ngày 21/5/2009 trong một báo cáo LHQ nhận định: Việc xây dựng hàng loạt con đập ở Trung Quốc trên đầu nguồn sông Mekong là hiểm họa lớn nhất đối với tương lai của sông Mekong.

Đập thủy điện Tiểu Loan cao 292 mét. Ảnh internet
Hiện Trung Quốc đang xây 8 đập nước khổng lồ trên dòng chính của sông Lan Thương- tên Trung Quốc của sông Mekong. Sau khi đưa vào vận hành ba đập thủy điện lớn là Mạn Loan, Cảnh Hồng và Đại Chiếu Sơn, vào tháng 9 tới đây Trung Quốc  sẽ đưa đập thủy điện Tiểu Loan vào hoạt động. Đập này cao 292 mét, gần bằng tháp Eiffel ở Paris, công suất dự kiến 4.200 Megawatt, hơn gấp ba lần công suất của ba nhà máy  thủy điện đang vận hành.
Điều đáng lo ngại hơn cả là dung lượng cực lớn trong hồ chứa của đập Tiểu Loan  lên đến 15 tỉ mét khối nước, gấp năm lần tổng dung lượng của ba con đập đã hoàn thành trước đó cộng lại. Từ mùa hè năm nay, đập sẽ bắt đầu thực hiện nhiệm vụ chặn đứng dòng lũ lớn đổ về từ dãy núi Himalaya và giữ lại lượng nước từ những cơn mưa lớn và tuyết tan trong hồ chứa dài 105 dặm. Đập sẽ chính thức sản xuất điện vào năm sau và dòng điện sẽ vươn tới tận những thành phố xa xôi như Thượng Hải cách đó 1.200 dặm về phía Đông.

Đập thuỷ điện Mạn Loan
Song song  với Tiểu Loan, một con đập khác lớn hơn cũng đang được Trung Quốc  ráo riết thi công là đập Nuozhadu, với hồ chứa lên tới gần 23 tỉ mét khối nước, dự kiến hoàn thành vào năm 2014.
Tổ hợp tám đập này có khả năng giữ lại một nửa lưu lượng của sông Mekong khi sông rời Trung Quốc và chảy xuôi dòng xuống Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Trong tương lai, những đợt lũ hàng năm sẽ được xả thường xuyên khi các turbine đi vào hoạt động. Khi đó, mực nước trên sông sẽ dâng và hạ theo ý thích bất chợt của các kỹ sư hơn là tự nhiên.
Nguy cơ nước sông Mekong bị các đập thủy điện Trung Quốc  ở đầu nguồn hút hết với những hậu quả khôn lường đối với các nước nằm ở hạ lưu là một trong những vấn đề từng được các nhà nghiên cứu  đề cập nhiều vài năm nay.
Vào tháng 5-2009, một công trình nghiên cứu  giữa Cơ quan  Bảo vệ Môi trường  Liên hợp quốc (UNEP) và Viện Công nghệ  học châu Á  (AIT) đã cảnh báo kế hoạch  xây dựng tám con đập trên thượng nguồn có thể trở thành mối đe dọa đáng kể cho dòng sông và nguồn tài nguyên  thiên nhiên đến từ sông Mekong, đặc biệt là nguy cơ đối với Việt Nam  và Campuchia.
Đối với Việt Nam, lưu lượng nước sông Mekong giảm do ảnh hưởng các đập thủy điện Trung Quốc  sẽ làm gia tăng hiểm họa triều cường tại vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), một phần diện tích đất đai bị hóa phèn sẽ không trồng trọt được. Cộng thêm với nguy cơ mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu, các diện tích canh tác rộng lớn có thể sẽ bị ngập lụt, buộc hàng triệu người dân  phải di cư. 
Đối với Campuchia, tình hình cũng không sáng sủa hơn. Mực nước sông Mekong bị giảm sẽ đe dọa đến vựa cá của toàn vùng là Biển Hồ khiến cho kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân bị tổn hại. Tác động của các đập do Trung Quốc xây sẽ phụ thuộc vào cách vận hành nó. Nhưng theo quan trắc của những nhà thủy văn phương Tây, những con đập này sẽ làm giảm 1/4 lưu lượng nước ở hạ lưu sông Mekong, đủ để làm giảm một nửa lượng nước lũ ở Phnom Penh. 
Các nhà thủy văn đang tranh cãi liệu việc này có đặt dấu chấm hết cho dòng chảy ngược của Tonle Sap hay không. Tuy nhiên, chắc chắn là nó sẽ làm giảm lượng nước của các khu rừng ngập nước với nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với ngành thủy sản Mekong.
Trung Quốc chặn dòng chảy của sông mà không hề bàn thảo trước với các nước láng giềng. Năm 1995, Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan đã thành lập Ủy ban Sông Mekong như một diễn đàn để bàn luận về tương lai của dòng sông này. Trung Quốc chưa bao giờ tham gia và cũng chưa bao giờ đưa việc xây đập ra để bàn bạc với ủy ban này. 
Chúng ta rất cần pháp luật quốc tế bảo vệ những nước khu vực hạ lưu sông. Đây là điều Liên Hiệp Quốc đã nhất trí một thập kỷ trước nhưng chưa bao giờ thực hiện. Hơn nữa, chúng ta cũng cần sự ủng hộ của quốc tế để bảo vệ sự toàn vẹn sinh thái trên những con sông hoang dã cuối cùng. Hãy bắt đầu từ sông Mekong.
H.L (tổng hợp)
Cá heo sông Mekong sắp tuyệt chủng
Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) vừa cho hay loài cá heo nước ngọt Irrawaddy ở sông Mekong có nguy cơ sắp tuyệt chủng khi số lượng cá thể loài này chỉ còn từ 64 đến 76, theo AFP. Nguyên nhân dẫn đến mối nguy này được cho là các chất độc được thải trên sông. Trong hơn 50 cá thể chết từ năm 2003, người ta đã tìm thấy dư lượng thuốc trừ sâu, thủy ngân và các chất ô nhiễm khác trong cơ thể chúng. WWF cũng tin rằng mức độ thủy ngân cao được tìm thấy trong cơ thể những con cá heo chết có thể xuất phát từ các hoạt động đào vàng. Cá heo Irrawaddy sinh sống tập trung ở khu vực sông Mekong đoạn giữa Lào và Campuchia

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét