Trang

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Mỹ dỡ bỏ 4 đập thủy điện để phục hồi nguồn cá

MT&ĐS – Bốn trong số sáu con đập đang án ngữ hàng trăm năm nay trên sông Klamath, con sông chạy từ cao nguyên phía đông bang Oregon tới bờ biển phía bắc bang California (Mỹ) đã được lên kế hoạch phá dỡ vào năm 2020.
Hy vọng về việc khôi phục dòng chảy con sông với nguồn cá hồi phong phú này sẽ không còn là điều xa vời khi các thỏa thuận mới giữa chính quyền và các nhà vận hành đập cùng các các bên liên quan đã được thông qua.
Điều này đã chính thức được Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ bà Sally Jewell khẳng định vào ngày 6/4 vừa qua, ngay bên bờ sông Klamth. Bà cho hay thỏa thuận này mở ra viễn cảnh tươi sáng cho việc khôi phục dòng sông bằng dự án loại bỏ đập thủy điện lớn nhất lịch sử  Hoa Kỳ.
Theo thỏa thuận, Tập đoàn PacifiCorp sẽ loại bỏ ba con đập ở California (gồm Copco 1, Copco 2 và Iron Gate) và đập John C. Boyle ở Oregon ra khỏi thị trường.
Tập đoàn này cũng ký thỏa thuận cam kết hỗ trợ nông dân và chủ trang trại ở thượng nguồn con sông bằng các hỗ trợ tài chính và giúp khôi phục đường đi của cá.
Đập John C. Boyle ở Nam Oregon là một trong bốn đập trên sông Klamath sẽ được gỡ bỏ vào năm 2020 (Ảnh: Bob J. Galindo)
Đập John C. Boyle ở Nam Oregon là một trong bốn đập trên sông Klamath sẽ được gỡ bỏ vào năm 2020 (Ảnh: Bob J. Galindo/ecowatch.com)
Mặc dù cá hồi Chinook mùa xuân và mùa thu chưa được xác nhận là chính thức tuyệt chủng trên sông Klamath nhưng số lượng loài cá này đã suy giảm nghiêm trọng trong nhiều năm. Kể từ năm 1997, loài cá hồi Coho trên sông Klamath đã bị liệt kê vào danh sách các loài bị đe dọa theo Đạo luật Các loài nguy cấp của Mỹ.
Dự kiến dòng di cư của cá hồi trên sông Klamath năm nay sẽ đạt mức thấp nhất trong lịch sử vì hạn hán và các tác động khác của biến đổi khí hậu làm gia tăng tác động của tình trạng thiếu nước do các đập gây ra.
Theo ông Craig Tucker, chuyên gia vận động chính sách bảo tồn, thành viên bộ tộc 4.000 người Karuk, việc loại bỏ các đập thủy điện sẽ giúp khai mở hàng trăm dặm môi trường đẻ trứng cho cá hồi và cải thiện đáng kể chất lượng nước sông Klamath.
Các tộc người Karuk, Yurok và các sắc tộc khác sống trong lưu vực đều là người theo đạo Hồi. Văn hóa, kinh tế, tôn giáo của họ đều dựa cả vào sự trở lại của cá hồi. Loại bỏ bốn con đập là bước cần thiết đầu tiên để khôi phục môi trường sống cho cá hồi, bên cạnh các việc khác cần phải làm như phục hồi các đầm lầy và vùng đất ngập nước trong lưu vực.
Nguồn cá hồi hiện khan hiếm khiến nhiều người dân Karuk phải thay đổi chế độ ăn uống theo kiểu phương Tây hiện đại, dẫn đến tỉ lệ người mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì ở các bộ tộc vượt quá mức trung bình. “Nghiên cứu cho biết trước đây mỗi người Karuk tiêu thụ 1,2  pound cá hồi mỗi ngày. Bây giờ, một người được ăn 4 pound cá hồi một năm đã là may mắn.” – ông Tucker nói.
Sự biến mất của cá hồi cũng ảnh hưởng tới các hoạt động tôn giáo của bộ tộc, trong đó có buổi lễ gắn với sự xuất hiện lần đầu tiên vào mùa xuân của cá hồi mùa xuân Chinook. Loài cá này có lẽ là loài bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc chặn dòng con sông. Người dân không thể tiến hành tế lễ mà không thấy bóng dáng con cá hồi nào.
“Loại bỏ những con đập là hành động khôi phục lớn nhất có thể làm trên Klamath…Đây cũng là dự án phục hồi cá hồi lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”- ông Tucker nhận định.
Đập John C. Boyle ở Nam Oregon là một trong bốn đập trên sông Klamath sẽ được gỡ bỏ vào năm 2020 (Ảnh: Bob J. Galindo)
Trong một xu thế ngược lại, tốc độ xây dựng thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông đang gia tăng ở mức độ đáng báo động, kéo theo hàng loạt hiểm họa phía sau về môi trường, xã hội, sinh thái và sinh kế của người dân trên lưu vực. Dòng sông có nguồn thủy sản nội địa lớn nhất thế giới này chứa đựng những giá trị kinh tế và xã hội quan trọng, cung cấp thực phẩm và sinh kế cho hàng triệu người hiện đang bị đe dọa trong một cuộc đua phát triển thủy điện.
“Người bị hại chính là cộng đồng và các hệ sinh thái. Những mất mát này không gì có thể đánh đổi. Cộng đồng ven sông là những người rõ hơn ai hết tầm quan trọng của dòng Mê Kông, nhưng dường như họ không có tiếng nói trong các hội nghị hoặc quá trình ra quyết định phát triển các đập thủy điện. Các chính phủ đang đưa ra các quyết định quan trọng nhưng không có trách nhiệm giải trình và coi nhẹ những tổn thất thực sự về môi trường và xã hội của các dự án này, và khiến các cộng đồng sống phụ thuộc vào dòng sông phải chịu chịu rủi ro và hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.” – Bà Pianporn Deetes, Giám đốc Chương trình Thái Lan của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế bình luận trên một bài viết đăng trên Bangkok Post”.
Bích Ngọc (Theo ecowatch.com)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét