Trang

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

HỒ CHỨA IAM'LAH-KRÔNG PA

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI HỒ CHỨA IAM'LAH-KRÔNG PA   
   Hồ chứa Ia Mlah-huyện Krông Pa là công trình thuỷ lợi cấp 3, được khởi công xây dựng từ năm 2004, chặn dòng (sông Ia Mlah) năm 2007, có dung tích toàn bộ 54,15 triệu m3, dung tích hữu ích 48,64 triệu m3 nước, diện tích lưu vực 110 km2, diện tích mặt hồ (ứng với mực nước dâng bình thường): 404,3 ha (cao trình 215m), ứng với MNGC: 420ha (cao trình 215,9m), ứng với mực nước chết: 125ha (cao trình 196,8m). Đập đất dài 403m, cao 34,20m, đỉnh đập rộng 6m, cao trình đỉnh đập 217m, cao trình đỉnh tường chắn sóng 218,1m. Cao trình đỉnh tường hào 216m. Diện tích tưới theo thiết kế 5.150ha. Vị trí công trình và vùng hưởng lợi nằm trong toạ độ 13o08'00''-13o18'00'' vĩ độ Bắc, 108o35'00''-108o52'00'' kinh độ Đông, lòng hồ và đầu mối công trình thuộc địa giới hành chính xã Ia Mlah và xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Lòng hồ Ia Mlah chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu Đông Trường sơn. Công trình hồ chứa thuỷ lợi này được Ban QLDA Thuỷ lợi 8-Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho công ty KTCT thuỷ lợi Gia lai quản lý khai thác tại “Biên bản bàn giao quản lý sử dụng lòng hồ và vận hành thiết bị đóng, mở cửa tràn xả lũ và cống lấy nước” ký ngày 24/9/2008.
Tràn xả lũ Ia M'lah khi chưa xây dựng hoàn thiện
Thông số kỹ thuật chính:
+Diện tích lưu vực 110 km2
+Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT (cao trình 215m): 404,3 ha
+Diện tích mặt hồ ứng với MNDGC (cao trình 215,9m): 420 ha
+Diện tích mặt hồ ứng với MN Kiểm tra (cao trình 216,6m): 450 ha
+Diện tích mặt hồ ứng với MN chết (cao trình 196,8m): 125 ha
+Dung tích toàn bộ: WTB = 54,15 triệu m3ứng với cao trình MNKT
+Dung tích hữu ích: WHI = 48,64 triệu m3ứng với cao trình MNDBT
+Dung tích chết: WC = 5,51 triệu m3ứng với cao trình MN chết
Đập đất
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Ký hiệu
Trị số
-Cao trình đỉnh tường chắn sóng
m
Ñ 
218.10
-Cao trình đỉnh đập đất
m
Ñ 
217.00
-Chiều rộng đỉnh đập
m
6.0
-Chiều dài theo đỉnh đập
m
403
-Chiều cao đập lớn nhất
m
34.20
-Hệ số mái đập thượng lưu
h/s
1:3,0; 1:3,5
-Hệ số mái hạ lưu
h/s
1:2,75; 1:3,5; 1:2
-Cao trình đỉnh tường hào
m
Ñ 
216.0
Tràn xả lũ
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Trị số
-Lưu lượng xả lũ thiết kế (P=1%)
m3/s
725
-Lưu lượng xả lũ kiểm tra (P=0,2%)
m3/s
827
-Cao trình ngưỡng tràn
m
207.00
-Cột nước tràn Max
m
8.90
-Khẩu độ đập tràn: n x (B xH)
3 cửa x (5 x 8)m
-Chiều rộng dốc nước
m
18
-Chiều dài dốc nước
m
95.0
-Độ dốc dốc nước
%
10
-Chiều rộng kênh xả
m
25
-Cao độ đáy kênh xả
m
178.00
-Cao độ hố xói tiêu năng
m
167.40
Cống lấy nước
Thông số kỹ thuật
Đơn vị
Trị số
-Lưu lượng thiết kế cho tưới
m3/s
4.2
-Lưu lượng thiết kế cho dẫn dòng TC
m3/s
4.35
-Cao trình ngưỡng cống
m
193.80
-Mực nước hạ lưu khi tưới
m
194.60
-Khẩu diện cống
+Đoạn trước tháp: Hộp BTCT M200
m
1.5 x 2
+Đoạn sau tháp: Ông thép tròn
mm
Æ1500
-Kích thước hành lang kiểm tra
m
3.1 x 3
-Chiều dài cống
m
149.8
-Độ dốc đấy cống
1:1000
3
I - Mt vài nét vđặc đim t nhiên
1/ V trí địa lý:
     Hồ chứa thuỷ lợi Ia Mlah thuộc huyện Krông Pa Tỉnh Gia Lai, nằm trên lưu vực sông Ia Mlah, từ xã Ia Mlah đến xã Phú Cần (nơi sông Ia Mlah nhập vào sông Ba), có vị trí địa lý nằm cách thành phố Pleiku 130 km về phía Đông-Nam, cách thị xã Tuy Hoà Tỉnh Phú Yên 65km, cách thị trấn Phú Túc 17 km về phía Đông Bắc. Vị trí công trình đầu mối, lòng hồ và vùng hưởng lợi nằm trong toạ độ 13o08'00''-13o18'00'' vĩđộ Bắc, 108o35'00''-108o52'00'' kinh độ Đông. Khu đầu mối và lòng hồ thuộc địa phận hành chính hai xã Ia Mlah và Đất Bằng. Khu hưởng lợi nm ở hai bên sông Ia Mlah, từ công trình đầu mối đến sông Ba thuộc địa phận các xã Ia Mlah, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và Thị trấn phú Túc. Hồ Ia Mlah được tính toán thiết kế theo chế độ điều tiết nhiều năm nhằm tăng hiệu quả của công trình. Lòng hồ Ia Mlah có dạng thung lũng hẹp bằng phẳng xen giữa các dãy núi cao. Nguyên là rừng nhiệt đới khá tốt, nhưng hiện tại một phần lớn đã được dân khai phá làm nương rẫy. Tính từ đập đất theo sông Ia Mlah lòng hồ dài 2.800m, rộng trung bình 1.000m.
Giới cận lòng hồ:
- Phía Đông giáp:  
- Phía Tây giáp :   
- Phía Nam giáp :   
- Phía Bắc giáp :   
2/Khí hu-Khí tượng
- Hồ Ia Mlah chịu ảnh hưởng khí hậu Đông trường sơn. 
- Lượng mưa trung bình nhiều năm nhỏ (1.230mm), phân bố không đều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5, 6 sau đó giảm ở tháng 7 đến cuối tháng 8 tăng dần lên và kết thúc vào cuối tháng 11. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới 85% lượng mưa cả năm, lượng mưa ngày lớn nhất 285,7mm, mùa khô là các tháng còn lại, lượng mưa rất nhỏ có khi 2, 3 tháng liên tục không có mưa, nhiệt độ trung bình 2506, nhiệt độ cao nhất vào tháng tư 4007C, nhiệt độ thấp nhất 8,50C, độ ẩm không khí trung bình năm 77%, tốc độ gió trung bình 1,5m/s
- Hồ Ia Mlah thuộc vùng khí hậu chịu ảnh hưởng 2 chếđộ gió mùa rõ rệt (Gíó mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10, Gíó mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4)
3/Địa chất-Thuỷ văn
Nước mặt: Tồn tại ở sông Ia Mlah và các khe suối nhỏ, về mùa mưa nước thường đục do có lượng phù sa lớn. Về mùa khô nước vàng, nhạt đục, không mùi vị, ít cặn lắng. Tổng độ khoáng hoá từ 0,12g/l là loại nước nhạt Clorua Bicabonat Natri. Nước mặt có quan hệ thuỷ lực với nước ngầm trong tầng phù sa tàn tích ở khu vực dự án. Về mùa mưa nước mặt là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm và về mùa khô ngược lại nước ngầm lại cung cấp nước cho nước mặt. Mực nước và thành phần hoá học của nước thay đổi theo mùa.
Nước ngầm: Trong khu vực dự án có hai phức hệ chứa nước ngầm chính
+Nước ngầm trong các bồi tích và trong tầng phù sa tàn tích và phong hoá hoàn toàn của đá gốc, phân bố ở độ sâu từ 5-6m kể từ mặt đất, chủ yếu là nước nhạt Clorua Bicabonat Natri, tổng khoáng hoá M – 0,1g/l, nước vàng nhạt, đục, ít cặn lắng. Nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, về mùa khô thường cạn kiệt và thường xuất lộ ở gianh giới giữa tần phủ và đá gốc.
+Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc: Đây là loại nước ngầm chủ yếu trong khu vực nghiên cứu của vùng dự án. Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 6-10m, thành phần hoá học chủ yếu là nước Clorua Bicabonat Natri. Nước vàng, nhạt đục, ít cặn lắng, nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt vào mùa mưa. Về mùa khô đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho nước sông. Nhìn chung nước chỉ tập trung ở trong khe nứt nên nguồn nước nghèo nàn, mực nước và thành phần hoá học của nước ngầm thay đổi theo mùa.
   Trong quá trình khảo sát xây dựng đã tiến hành lấy mẫu thí nghiệm (1 mẫu nước mặt và 1 mẫu nước ngầm) đi đến kết luận nước ngầm và nước mặt trong khu vực dự án có tính ăn mòn kim loại và khử kiềm.
4/Tài nguyên đất đai:
   Tổng diện tích tựnhiên khu vực lòng hồ Ia Mlah UBND huyện Krông Pa thu hồi xây dựng công trình và được Ban quản lý dự án thuỷ lợi 8 giao cho công ty Khai thác công trình thuỷ lợi Gia lai quản lý sử dụng: .........Trong đó bao gồm diện tích mặt hồ và diện tích khu vực công trình đầu mối và vùng bán ngập lòng hồ 
5/Tim năng mt nước, cht lượng nước:
- Mt nuc:      + Ứng với cao trình 215m (MNDBT) : 404,3 ha
                         + Ứng với cao trình 196,8m (mực nước chết) : 125 ha
- V cht lượng nước:
     Kế thừa kết quả phân tích nước năm 2001-2002 của Liên đoàn ĐCTV- ĐCCT Miền Trung và kết quả phân tích gầnđây của Qui hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Gia Lai đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Viện Qui hoạch Bộ thuỷ sản Lập tại khu vực hồ chứa Ia Mlah-Krông Pa, cho thấy có thể nhận xét và so sánh các chỉ tiêu lý, hóa tính, chỉ tiêu thủy sinh vật, chỉ tiêu hàm lượng: Fe2R; Fe3+, SO42 , NO2, Cl, HCO3, Ca++, Mg++, K+, Na+, A5, Hg, Zn, Pb, CN, PO34, BOD và chất rắn lơ lửng v.v... đều nằm trong giới hạn A và B của (TCVN 5942 - 1995). Giá trị PH thay đổi từ 6,1 - 7,5. Ôxy sinh hóa BOD thay đổi trong khoảng 15 - 47 có hàm lượng  25mg/l, chỉ số chất rắn lửng lơ < hơn tiêu chuẩn cho phép trong giới hạn B. Hàm lượng sắt dao động từ 0,1-0,2mg/l. Hàm lượng Nitơ < 1mg/l. Các hàm lượng thủy ngân, chì, kẽm, đều nằm trong giới hạn cho phép (TCVN 5942-1995).
       Qua kết quả trên cho thấy nguồn nước tại hồ chứa Ia Mlah, xã Ia Mlah, huyện Krông Pa đảm bảo chất lượng cho nhu cầu sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.
II/Sơ lược tình hình kinh tế-xã hi trong vùng  
1/ Din tích t nhiên - Dân s- Lao động:
                           (nguồn niên giám thống kê huyện Krông Pa năm 2007)
1.1 Din tích:
*Xã Ia Mlah có diện tích tự nhiên 108,90km2
*Xã Đất Bằng có diện tích tự nhiên: 125,44 km2
1.2 Dân số:
*Xã Ia Mlah hiện có 648 hộ (dân tộc kinh 157 hộ, dân tộc Ja Rai 491 hộ) 3.190 người (kinh 616 người, Ja Rai 2.574 người), mật độ dân số 29,2 người/km2. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu sốchiếm 80,7%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%. Nam 50,5%, nữ 49,5%.
*Xã Đất Bằng có 730 hộ (38 hộ kinh, 692 hộ dân tộc Ja Rai) 3.705 người (kinh 195 người, Ja Rai 3.078 người. Khác 432 người), mật độ dân số 29,4 người/km2. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu sốchiếm 80,7%, dân tộc Kinh chiếm 19,3%. Nam 50,2%, nữ 49,8%.
1.3 Đơn v hành chính:
*Xã Ia Mlah có 8 thôn làng (2 thôn người kinh, 5 buôn người dân tộc)
*Xã Đất Bằng có 9 thôn làng (0 thôn người kinh, 9 buôn người dân tộc)  









































   C.TY TNHH KTCTTL GIA LAI      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG IAM’LAH              Độc lập – Tự do -  Hạnh phúc
           Số: 01/PA-XN                                                                   
                                                              IaM’lah, ngày 20 tháng  04 năm 2012   
PHƯƠNG ÁN
PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI IAM’LAH
-  Thi hành pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội  Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 04 tháng 4 năm 2001.
-  Nhằm tăng cường công tác tổ chức, quản lý, bảo vệ công trình Hồ chứa thuỷ lợi IaM’lah. Xí Nghiệp Thủy Nông IaM’lah lập phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi IaM’lah gồm các phần sau:
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I – ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI IAM’LAH:
1/ Vị trí địa lý, đặc điểm tình hình, khí hậu:
1.1/ Vị trí địa lý : Công trình thuỷ lợi IaM’lah nằm trong toạ độ:
   13008’    -:-    13018’                             Vĩ độ bắc.
  108035’     -:-  108052’                          Kinh  độ đông.
    Hồ chứa nước IaM’lah nằm trên sông M’lah về phía đông bắc huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai,là một chi nhánh của sông Ba.Vị trí công trình nằm cách thành phố PleiKu khoảng 130 km về phía đông nam cách Thị xã Tuy hòa 65 km về phía tây bắc và cách đường quốc lộ 25 về phía bắc khoảng 15 km.
1.2/ Địa hình : Công trình thuỷ lợi IaM’lah thuộc địa hình miền núi,  đường sá nhiều đèo dốc, đi lại khó khăn, nhất là vùng lòng hồ và vùng phụ cận lòng hồ.
1.3/ Khí hậu :
- Vùng lòng hồ: Chịu ảnh hưởng khí hậu Đông Trường Sơn.
- Khu tưới: Khí hậu Đông Trường Sơn.
- Lượng mưa vùng lòng hồ trung bình 1.230,0 mm.
- Lượng mưa khu tưới: 1.029,0 mm.
- Nhìn chung Công trình thuỷ lợi IaM’lah thuộc vùng khí hậu chịu ảnh hưởng hai chế độ gió mùa rõ rệt.
 - Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
 - Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4.
         - Mùa mưa bắt đầu từ tháng V, tháng VI sau đó lượng mưa lại giảm ở tháng VII, đến cuối tháng VIII, lượng mưa tăng dần lên và kết thúc vào tháng XI, chiếm khoảng 85% lượng mưa cả năm. Mưa lớn nhất vào tháng IX, tháng X. Mùa khô từ tháng I đến tháng IV.
2/ Quy mô, tính chất công trình:
2.1/ Quy mô:
+ Công trình đầu mối
-         Cấp công trình: Cấp III.
-         Diện tích lưu vực: 110 km2, sông chính dài 27,5km.
-         Dung tích hồ chứa ở mực nước dâng bình thường: 54,15.106m3.
-         Diện tích mặt hồ mực nước bình thường: 4,043 km2 .
-         Dung tích hồ đến mực nước gia cường: 58,76. 106m3.
-         Diện tích mặt hồ mực nước gia cường: 4,445 Km2 .
-         Diện tích mặt hồ đến mực nước chết 1,3 Km2 ( ngập vĩnh viễn ).
-         Đập đất: Dài 403m, chiều cao đập 34,2m, đỉnh đập rộng 6 m.
-         Cao trình đỉnh đập: 217.00m.
-         Cống lấy nước  Æ =150, ống thép dài 149,8m.
         QTK = 4,2 m3/s năng lực tưới trên, dưới 5.150 ha.
- Tràn xã lũ 3 cửa cung B x H = 5m x 8m, Qmax = 714 m3/s.
- Cao trình ngưỡng tràn: 207m, cột nước cao 8,90m.
- Xả lũ về sông Ba thượng nguồn của đập Đồng Cam, Tỉnh Phú Yên.
 + Hệ thống kênh:
-        Kênh chính dài 17,5 km, năng lực tải nước 4,13 m3/s, công trình trên kênh 151 công trình.
-         Kênh cấp I dài 59,1km.
-         Kênh có diện tích < 150 ha tổng chiều dài 93,5 Km.
2.2/ Tính chất :
-  Công trình thuỷ lợi IaM’lah là công trình thuỷ lợi cấp III, đồng thời cũng là công trình trọng điểm của Tỉnh về kinh tế -  xã hội có tầm quan trọng đặc biệt.
3. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của công trình:
3.1. Kinh tế:
    Công trình thuỷ lợi IaM’lah được xây dựng từ tháng 5/2005, công trình vừa xây dựng vừa phục vụ sản xuất hưởng lợi theo công trình, Nhà nước đầu tư làm 17,5 km đường bêtông từ thị trấn Phú túc vào đầu mối. Đến cuối năm 2009 công trình bắt đầu tưới phục vụ sản xuất, cho đến nay (6/2011) công trình đã cơ bản hoàn thiện cụm đầu mối, kênh chính và kênh N1+ kênh N13 + N11 phục vụ tưới cho lúa, hoa màu và phục vụ nước sinh hoạt cho hàng ngàn hộ dân trong khu vực. Đồng thời góp phần giải quyết an ninh – an toàn xã hội khu vực và cân đối lương thực cho toàn Tỉnh Gia Lai.     
3.2. Xã hội:
-  Hồ chứa nước IaM’la góp phần quan trọng trong việc điều tiết lũ cho vùng hạ lưu sông IaM’lah, sông Ba.
-  Xoá đói giảm nghèo, định cư ổn định sản xuất lúa nước cho một bộ phận lớn đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong khu tưới của công trình.
-  Thu hút thêm hàng ngàn lao động từ các nơi khác đến sản xuất và sinh sống tại khu vực thuộc cánh đồng IaM’lah.
-  Khi công trình hoàn thiện tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động và với trên dưới 5.150ha lúa, hoa màu, cây công nghiệp được tưới từ công trình đã cải thiện đáng kể đời sống và môi trường sống cho nhân dân.
II TÌNH HÌNH LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH – TRẬT TỰ VÀ SỰ BỀN VỮNG CỦA CÔNG TRÌNH:
1. Tình hình liên quan đến an ninh - trật  tự :
    Hồ chứa nước trên sông IaM’lah, thuộc xã IaM’lah và hệ thống kênh cấp I đi qua Xã Đất Bằng. Công trình đầu mối cách thị trấn Phú túc 17km về phía đông bắc. Khu hưởng lợi dọc hai bên sông M’lah, từ công trình đầu mối đến sông Ba, thuộc các xã: IaM’lah, Đất Bằng, Chư Gu, Chư Ngọc, Phú Cần và Thị trấn Phú Túc của Huyện Krông Pa. Riêng công trình đầu mối nằm trên địa bàn 02 xã Đất Bằng và xã IaM’lah, là 02 xã thuộc vùng căn cứ cách mạng, dân cư sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, dân trí còn thấp, vẫn còn chịu tác động của cơ sở xã hội cũ. Do đó xã IaM’lah, xã Đất Bằng là trong những xã trọng điểm của Tỉnh.
Trong những năm qua bọn lâm tặc đã lợi dụng để khai thác gỗ ở rừng phòng hộ đã xảy ra nhiều vụ việc gây mất trật tự ở khu vực đầu mối công trình.
  -  Gần đây một số hộ dân đồng bào dân tôc thiểu số ở địa phương đã định canh, định cư xong, quay trở lại sinh sống và sản xuất trong vùng bán ngập lòng hồ gây thêm phức tạp về trật tự xã hội.
  -  Bảo vệ an toàn công trình đầu mối là bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ sản xuất cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng của công trình.
2. Tình hình liên quan đến sự bền vững của công trình :
  -  Hiện nay rừng thuộc lưu vực sông IaM’lah nói chung và rừng khu vực phụ cận lòng hồ nói riêng đang bị tác động mạnh bởi nhiều nhân tố, ảnh hưởng đến nguồn nước và sự bồi lấp lòng hồ có nguy cơ làm giảm tuổi thọ của công trình.
  -  Hệ thống kênh mương một số khu vực có khả năng bị xâm hại của người dân như : tự ý cho xe trọng tải lớn đi trên bờ kênh chính, lấn chiếm đất trong chỉ giới bảo vệ công trình để xây dựng công trình dân dụng trái phép, tự ý đục phá bờ kênh, trộm cắp thiết bị vận hành của công trình trên kênh.
+ Hậu quả nếu sự bền vững của công trình bị xâm hại :
  -  Bảo vệ công trình an toàn, bền vững không chỉ là nhiệm vụ cụ thể, chủ yếu của Công ty TNHH-MTV Khai Thác Công Trình Thuỷ Lợi Gia Lai mà là trách nhiệm chấp hành pháp luật của toàn dân. Nếu công trình đầu mối , hồ chứa, vùng ngập lụt, rừng phòng hộ không được bảo vệ tốt, các hành vi kích động, chống đối, phá hoại không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời gây mất an toàn trong khu vực, cụ thể :
  -  Nếu công trình xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của hàng  ngàn dân trong khu vực hạ du, làm thiệt hại tài sản của nhà nước, nhân dân hàng ngàn tỷ đồng và hậu quả sẽ kéo dài nhiều năm.
  -  Nếu bảo vệ vùng ngập lụt, rừng phòng hộ, mặt hồ không tốt sẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của đập, cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nước, thay đổi cân bằng sinh thái môi trường, khu vực.
   -  Hệ thống kênh và các công trình trên kênh nếu bị phá hoại, hư hỏng, xuống cấp sẽ làm giảm năng lực tưới phục vụ sản xuất của công trình. Nếu để vỡ kênh chính còn sinh ra úng lụt, xói mòn đất, hư hại đường sá, kênh cấp dưới gây thiệt hại cho Nhà Nước và nhân dân hàng chục tỷ đồng.
   - Nếu để công trình bị các thế lực thù địch, phản động phá hoại hậu quả sẻ không lường hết được.
PHẦN II
NỘI DUNG – BIỆN PHÁP BẢO VỆ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I- MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Mục đích:
    -  Bảo vệ an toàn tuyệt đối và bảo đảm sự bền vững của công trình.
2. Yêu cầu:
    -  Bảo vệ công trình thuỷ lợi IaM’lah là trách nhiệm chung của xã hội của các cấp uỷ Đảng - Chính quyền Huyện,  xã có liên quan, các cơ quan chức năng và nhân dân trong toàn Tỉnh, địa bàn có liên quan.
    -  Công trình thuỷ lợi IaM’lah là công trình trọng điểm của Huyện KrôngPa nói riêng và của Tỉnh nói chung nên công tác bảo vệ phải được định ra một cách toàn diện, có hệ thống và đảm bảo an toàn trong bất cứ tình huống nào.
II- NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO VỆ:
1. Các hạng mục công trình cần bảo vệ: (Được xác định cả phạm vi, chỉ giới theo quy định)
    1.1 -Công trình đầu mối: Gồm các hạng mục đã nêu ở phần trên (quy mô tính chất công trình).   
    1.2 - Hệ thống kênh chính. (đã đưa vào sử dụng 15km so với 17,5km sắp hoàn thành)
    1.3 - Hệ thống kênh cấp I. (đã đưa vào sử dụng 8,4 km kênh N1, 13,5 Km kênh N11 và 1,1 km kênh N13)
    1.4 - Hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và vùng phụ cận lòng hồ.
2. Nội dung công tác bảo vệ :
    2.1 -  Bảo vệ an toàn tuyệt đối các hạng mục công trình đầu mối, hệ thống kênh chính, trong đó đặc biệt là đập đất, không để các thế lực thù địch và bọn phản động phá hoại, xâm hại và sự cố do thiên tai gây ra, không để người dân lấn chiếm chỉ giới công trình.
    2.2 -  Bảo vệ an toàn hệ thống kênh cấp I, vận hành, điều tiết, phân phối nước ổn định.
    2.3 - Bảo vệ mặt hồ, nguồn nước, chống việc thải các chất độc gây tác hại nghiêm trọng đến người, gia súc, sản xuất nông nghiệp và các dịch vụ khác.
     2.4 - Bảo vệ rừng đầu nguồn, đẩy mạnh công tác trồng rừng nhằm đảm bảo lượng nước ngầm và chống xói mòn, bồi lấp lòng hồ.
3. Các lực lượng tham gia bảo vệ:
     3.1 - Lực lượng tham gia bảo vệ trực tiếp:
  -  Công ty TNHH-MTV Khai Thác Công Trình Thuỷ Lợi Gia Lai mà trực tiếp là Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah, các đơn vị tham gia khai thác tổng hợp khu đầu mối công trình và trên lòng hồ và các địa phương có công trình đi qua.
III - BIỆN PHÁP BẢO VỆ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
A/ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN BÌNH THƯỜNG :
1/ Địa phận bảo vệ:
  -  Trong địa phận quản lý của Xí nghiệp gồm có : Khu vực bán ngập lòng hồ (dưới cao trình 215.90) thuộc địa phận 02 xã IaM’lah và Đất Bằng, hệ thống kênh chính và kênh cấp I, cấp II thuộc địa bàn 5 xã, 1 thị trấn -  Huyện Krông pa.
2/ Lực lượng bảo vệ:
-  Đơn vị quản lý chính là Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah gồm Ban giám đốc và 3 đơn vị trực tiếp gồm:
+ Phòng Tổng hợp.
+ Trạm Đầu mối - Kênh chính.
+ Trạm Quản lý Thủy nông kênh cấp I
a/ Phòng tổng hợp (gồm 03 lao động):
Nhiệm vụ cụ thể:
-  Trực tiếp bảo vệ khu vực khối văn phòng và phối hợp cùng các trạm  trong công tác bảo vệ an toàn công trình và an ninh khu vực trong toàn hệ thống.
b/ Trạm Đầu mối - Kênh chính:
Nhiệm vụ cụ thể:
  -  Trực tiếp quản lý khu vực lòng hồ, đập đầu mối và hệ thống kênh chính được chia làm hai cụm quản lý bảo vệ công trình.
Cụm đầu mối: Gồm 04 lao động được chia là 02 ca trực làm việc 24/24 h tại công trình.
  -  Nhiệm vụ: Bảo vệ an toàn tuyệt đối cho công trình, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi, vi phạm đến an toàn cho công trình như chặt phá cây rừng đầu nguồn, dùng chất nổ đánh bắt cá trong khu vực lòng hồ, có những hành động gây mất an toàn cho công trình đập đầu mối và an ninh khu vực.
  -  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm đối với các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
  -  Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên các hành vi vi phạm trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
Cụm kênh chính: Gồm 04 lao động trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh chính và các công trình trên kênh cụ thể :
  -  Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.
  -  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
  -  Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên đối với các hành vi vi phạm trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
c/ Trạm kênh cấp I gồm 08 lao động
Nhiệm vụ cụ thể:
  -  Trực tiếp quản lý bảo vệ hệ thống kênh cấp I gồm N1+ Kênh N13 + N11 và các công trình trên kênh cụ thể:
  -  Bảo vệ an toàn cho công trình kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm lấn gây mất an toàn cho công trình như đào phá kênh mương, lấy cắp thiết bị cơ khí, dùng phương tiện vận tải lớn lưu thông trên bờ kênh, xâm hại hành lang chỉ giới công trình như xây dựng nhà tạm, trồng cây lâu năm trong hành lang, xây dựng các chuồng động vật trong hành lang và xả chất thải vào lòng kênh gây ô nhiễm nguồn nước.
  -  Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương nơi công trình đi qua trong việc xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm các hành vi trong công tác bảo vệ an toàn cho công trình.
  -  Kịp thời xử lý và báo cáo trực tiếp về cấp trên đối với các hành vi, vi phạm trong bảo vệ an toàn cho công trình để có biện pháp xử lý tiếp theo.
B/ PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH TRONG MÙA MƯA BÃO:
  1. Mục đích và yêu cầu :
* Mục đích:
 - Làm cơ sở cho đơn vị quản lý chủ động triển khai thực hiện trong mùa mưa bão hoặc khi có sự cố xảy ra.
* Yêu cầu:
 - Đơn giản chính xác, đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty và công trình.
 - Phương án dựa trên nguyên tắc 04 tại chỗ của công tác PCLB.
 - Các tập thể, cá nhân tham gia vào lực lượng PCLB phải nêu cao tinh thần trách nhiệm,bình tĩnh tự tin khi xử lý sự cố, khắc phục hậu quả lụt bão.
  1. Công tác chuẩn bị :
2-1. Chỉ huy: Xí nghiệp thành lập ban chỉ huy PCLB công trình IaM’lah gồm 07 thành viên do Giám đốc Xí nghiệp làm Trưởng ban, Phó Giám đốc Xí nghiệp làm Phó ban thường trực, mời đại diện UBND huyện KrôngPa (Phòng NN&PTNT) làm thành viên, đại diện UBND xã IaM’lah, xã Đất Bằng làm thành viên, đại diện Xí Nghiệp Kinh Doanh Khai ThácTổng Hợp Thủy Lợi Gia Lai làm thành viên, đại diện Trạm Thủy Nông KrôngPa làm thành viên. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB công trình thuỷ lợi IaM’lah tại Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah.
2-2. Lực lượng: Lực lượng tại chỗ gồm toàn bộ CNV Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah. Tổng số 20 người có danh sách kèm theo.
 - Trưởng ban PCLB công trình chia lực lượng thành các tổ, nhóm và phân công người phụ trách để tiện hoạt động, vị trí tập kết tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah.
*  Ban chỉ huy: Gồm 01 Trưởng ban và 01 Phó ban thường trực.
* Tổ thông tin cảnh giới, quan trắc, vận hành tràn xả lũ: Gồm 04 người, Nhiệm vụ: Thu thập xử lý và truyền đạt thông tin trước, trong và sau lũ. Theo dõi cảnh báo tình hình diễn biến thời tiết cũng như các yếu tố liên quan đến an toàn công trình. Thông báo đến các địa phương triển khai di dời các hộ dân sống trong vùng trũng dễ ngập, và ven sông, suối đến nơi an toàn trước mùa mưa bão. Cảnh giác kẻ địch lợi dụng phá hoại công trình, kiểm tra các hiện tượng thẩm lậu, mạch đùn, rò rỉ và vẽ biểu đồ thấm. Vận hành tràn theo quy trình khi có lệnh.
* Tổ hậu cần: Gồm 02 người, Nhiệm vụ: Phục vụ ăn uống cho toàn công trường trong thời gian xử lý sự cố.
* Tổ xử lý sự cố: Gồm 06 người, Nhiệm vụ: Triển khai công tác xử lý sự cố khi có lệnh .
* Tổ vận chuyển vật tư – vật liệu: Gồm 06 người, Nhiệm vụ: Khi có lệnh điều động phải nhanh chóng vận chuyển vật tư – vật liệu đến vị trí xử lý sự cố.
 - Khi nhận lệnh huy động đi ứng cứu, các cá nhân phải mang theo dụng cụ sẵn có của mình như : cuốc, xẻng, xà beeng, búa, kìm, dao…
- Lực lượng cứu ứng (kể cả lực lượng địa phương) có mặt tại hiện trường sau khi Ban PCLB chia tổ, phân công nhiệm vụ tập trung tại vị trí quy định để dễ điều động.
Khi chưa thực hiện nhiệm vụ tuyệt đối không được đi lại lộn xộn trong khu vực công trình nhất là trên mặt đập (cũng như trong phạm vi an toàn của đập).
2-3. Vật tư, vật liệu, thiết bị:
 - Tập kết tại hiện trường theo số lượng đã có và yêu cầu bổ sung tại bảng dự trù cấp trang thiết bị vật tư PCLB công trình thuỷ lợi IaM’lah.
2-4. Hậu cần:
 - Hàng năm vào mùa mưa lũ Công ty làm thủ tục tạm xuất cho Xí nghiệp từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng để Ban PCLB công trình IaM’lah chủ động trong công tác PCLB, nếu không thực hiện sẽ hoàn trả lại sau mùa mưa lũ, nếu thực hiện thì làm thủ tục thanh toán theo thủ tục tài chính - kế toán.
3. Phương án PCLB:
3 - 1 Phương án PCLB:
 * Báo động cấp 1 ( cảnh giới ): Trưởng ban PCLB công trình IaM’lah điều hành. MN trong hồ bằng cao trình MN dâng bình thường, tràn xả lũ xả tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.
Triển khai công tác PCLB:
 - Tại công trình đầu mối tổ chức trực 24/24h trong ngày.
 - Tổ vận hành tràn xả lũ tiếp tục trực và điều tiết theo quy trình và theo lệnh chỉ huy.
 -  Quan trắc: Triển khai quan trắc khu vực hạ lưu đập, kiểm tra các hiện tượng thấm, rò rỉ, thấm qua đập…
 - Kiểm tra thiết bị vận hành, đo và vẽ biểu đồ thấm…..
 - Khi chưa triển khai nhiệm vụ, ca nô, thuyền phải neo, đậu nơi an toàn.
 - Thông tin cảnh giới thực hiện nhiệm vụ: Cảnh giới người lạ vào khu vực đầu mối, cảnh giới gỗ trôi nỗi trong lòng hồ, quan trắc mực nước hồ báo về ban phòng chống lụt bão Công ty ngày 01 lần vào lúc 7 h .
 - Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt.
 - Các lực lượng còn lại của Xí Nghiệp Thủy Nông IaM’lah hoạt động bình thường, chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh huy động ứng cứu.
 * Báo động cấp 2: (Khẩn cấp). Trưởng Ban PCLB Công trình IaM’lah điều hành.
 - Mực nước hồ lớn hơn mực nước dâng bình thường từ 0,3m đến 0,5m tràn xả lũ xả tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.
Triển khai công tác phòng chống lụt bão.
 - Duy trì các nội dung công việc báo động cấp 2 huy động lục lượng của các trạm tập trung tại trụ sở Xí nghiệp IaM’lah. Thông báo cho lực lượng PCLB các cơ quan Xí Nghiệp đóng chân trên địa bàn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cá nhân, tập kết tại đơn vị chờ lệnh điều động.
 - Đo vẽ biểu đồ thấm và mực nước hồ ngày 03 lần.
 - Báo cáo ngày 03 lần về ban PCLB Công ty TNHH-MTV KTCT Thủy Lợi Gia Lai vào lúc 7h và 13h và 17h.
 * Báo động cấp 3 (Nguy hiểm). Trưởng ban PCLB Công ty trực tiếp chỉ đạo Ban PCLB công trình IaM’lah, điều tiết mực nước hồ bằng mực nước dâng gia cường, tràn xã lũ xã tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.
 - Triển khai công tác PCLB : Duy trì các nội dung công việc như báo động cấp 2, huy động lực lượng PCLB còn lại của các cơ quan Xí nghiệp tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah. Thông báo cho các lực lượng đơn vị Xí nghiệp trực thuộc Công ty chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cá nhân tập kết tại Công ty chờ lệnh điều động.
 - Lực lượng ứng cứu của địa phương (nếu có) Tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah, chịu sự phân công của trưởng ban PCLB Công ty Công ty TNHH-MTV KTCT Thủy Lợi Gia Lai.
 - Bổ sung thêm lực lượng, tổ quan trắc và tổ thông tin cảnh giới.
 - Cứu hộ, cứu nạn sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
 - Đo vẽ biều đồ thấm và mực nước hồ ngày 04 lần.
 - Báo cáo ngày 03 lần về Ban PCLB tỉnh lúc 7h, 13h và 17h.
 * Báo động cấp 4 (Đặc biệt nguy hiểm). Trưởng ban PCLB Công ty trực tiếp chỉ đạo Ban PCLB công trình IaM’lah điều tiết mực nước hồ thấp hơn đỉnh đập 0,5m, tràn xả lũ xả tối đa, thời tiết tiếp tục diễn biến xấu.
Triển khai công tác PCLB:
 - Duy trì các nội dung công việc như báo động cấp 3, huy động lục lượng các đơn vị Xí nghiệp thuộc Công ty tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah chờ nhận nhiệm vụ.
 - Bổ sung thêm lực lượng cho các tổ.
 - Thông báo tình hình cho vùng hạ lưu công trìnhđể đồng bào chuẩn bị di dời.
 - Đo vẽ biểu đồ thấm và mực nước hồ ngày 06 lần, báo cáo 03 giờ một lần về Ban PCLB Tỉnh.
3-2. Chống lụt bão :
 - Khi có sự cố xảy ra tại công trình, sẽ triển khai thứ tự theo phương án PCLB.
 - Nếu hư hỏng ở mức độ nhỏ, không ảnh hưởng đến an toàn của công trình, Trưởng Ban PCLB công trình chủ động tổ chức xử lý đồng thời báo cáo tình hình cụ thể về Ban PCLB Công ty.
 - Nếu xảy ra trường hợp hỏng nặng, ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình, Ban PCLB tổ chức lực lượng tại chỗ, báo cáo khẩn cấp để nhân dân vùng hạ lưu có kế hoạch di dời và tham gia xử lý đồng thời báo cáo về Ban PCLB Công ty để có sự hỗ trợ kịp thời.
3-3. Khắc phục hậu quả lụt bão:
 - Sau khi hết lụt bão, Ban PCLB công trình IaM’lah, phân công kiểm tra hiện trạng công trình và hạng mục công trình, đánh giá mức độ thiệt hại và báo cáo về ban PCLB Công ty chậm nhất là 02 ngày kể từ ngày hết lụt bão. Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo Ban PCLB công trình huy động lực lượng tu sửa, nạo vét những hư hỏng có khối lượng nhỏ để kịp thời phục vụ sản xuất.
C/ PHƯƠNG ÁN DI DÂN VÙNG HẠ LƯU HỒ CHỨA NƯỚC IAM’LA.
- Căn cứ vào đặc điểm về vị trí địa lý của công trình Hồ chứa nước IaM’la, vật liệu, kết cấu đập, đặc điểm nền đập, hiện trạng chất lượng đập, năng lực xả lũ, đặc điểm về kinh tế, an ninh, quốc phòng, vùng hạ du đập để dự kiến các tình huống phương án dối phó như sau:
1. Trường hợp xả lũ kiểm tra qua công trình xả lũ kiên cố:
- Thông báo xả lũ dự kiến mực nước đến cao trình xả lũ trước 05 ngày và kết hợp với thông tin đại chúng của Huyện Krông Pa,các xã và thị trấn thông báo rộng rãi đến các hộ dân sinh sống ven sông IaM’lah.
- Kiểm tra bảo dưỡng các hệ thống điện, hệ thống máy đóng mở trước khi vận hành tràn xả lũ.  Tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập
- Kiểm tra toàn bộ tuyến đập và khu vực tràn xả lũ trước khi xả lũ.
- Trong quá trình xả lũ Tổ thông tin, cảnh giới có nhiệm vụ đi dọc ven sông IaM’lah kiểm tra thông tin đến các hộ dân đang sinh sống gần vùng ảnh hưởng di chuyển đến nơi an toàn.
2. Trường hợp khả năng xả lũ của hồ chứa nước IaM’la không đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra: (như báo động số 04)
3. Trường hợp khả năng xả lũ của hồ đáp ứng tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành, tình huống vỡ đập được tính với lũ kiểm tra: (như báo động số 4)
4. Xác định tuyến lũ quét và phạm vi ngập lụt theo các tình huống xảy ra:
- Tuyến lũ quét dự kiến là nhân dân sinh sống vên sông IaM’lah cách lòng sông 50m dọc sang 2 bên tính từ lòng sông. Phạm vi ngập lụt ảnh hưởng là rất lớn đối với nhân dân các xã Đất Bằng, xã IaM’lah, Xã Phú cần và Thị Trấn Phú Túc.
5. Đề xuất phương án chủ động đề phòng, đối phó giảm nhệ thiệt hại, khắc phục hậu quả:
- Khi có báo động cấp 4 (đặc biệt nguy hiểm) duy trì các nội dung công việc như báo động
cấp 3, huy động lục lượng các đơn vị Xí nghiệp thuộc Công ty tập trung tại trụ sở Xí nghiệp Thủy Nông IaM’lah chờ nhận nhiệm vụ.
- Huy động phương tiện di dân của các lực lượng quân đội, công an và các doanh nghiệp đống quân trên địa bàn Huyện KrôngPa để sẵn sàng ứng cứu và sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra.
- Phối hợp với chính quyền địa phương huy động lực lượng sử dụng vật liệu tại chỗ đắp đê bao phòng lũ tại các vị trí nguy hiểm, vùng trũng.
- Phối hợp với lực lượng cán bộ y tế tai địa phương chuẩn bị sẵn sàng sơ cứu người bị thương và những tình huống tai nạn bất ngờ trong quá trình phòng chống lũ.
- Khi có báo động cấp 4 (đặc biệt nguy hiểm) Ban Phòng chống lụt bão Xí nghiệp sẽ thông báo về Ban Phòng Chống lụt bão của Công ty và Ban phòng chống lụt bão của địa phương, Ban phòng chống lụt bão của Huyện để gấp rút thông báo rộng rãi đến nhân dân trong phạm vi ảnh hưởng sẵn sàng di tản đến nơi an toàn.
 - Bổ sung thêm lực lượng cho các tổ đặc biệt là các độ dân quân tự vệ ở các địa phương.
 - Đo vẽ biểu đồ thấm và mực nước hồ ngày 06 lần, báo cáo 03 giờ một lần về Ban PCLB Tỉnh.
6. Phương án sơ tán dân:
- Phối hợp với lực lượng bộ đội, công an và các lực lượng dân quân tự vệ của địa phương sử dụng các phương tiện quân đội và cano của Xí nghiệp thủy sản hướng dẫn nhân dân sơ tán lên vùng triền núi cao và các nhà cao tầng, trường học và UBND xã sao cho an toàn và nhanh nhất.
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức công tác hậu cần cung cấp thực phẩm, lương thực cho nhân dân trong thời gian sơ tán và đợi nước rút.
- Ban PCLB của Xí Nghiệp sẽ xin ý kiến chỉ đạo của Ban PCLB Công ty sau đó phối hợp với Ban PCLB của Huyện Krông Pa và các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, kết hợp với thông tin đại chúng của Huyện Krông Pa,các xã và thị trấn thông báo và hướng dẫn toàn bộ dân cư đang sinh sống ở các Xã IaM’lah, Đất Bằng, TT Phú Túc, Phú Cần di chuyển lên các triền núi cao dọc theo sông IaM’lah.
- Khi có khả năng xảy ra sự cố ban phòng chống lụt bão của xí nghiệp tiếp tục báo cáo lên Ban PCLB Công ty để xin tăng cường thêm phương tiện và đội cứu hộ cứu nạn để đưa dân vùng còn bị kẹt về  nơi trú ẩn an toàn ./.
  CÔNG TY TNHH KTCTTL GIA LAI          XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG IAM’LAH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét