Trang

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

BÀN VỀ LINH HỒN CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Linh hồn của con người như ngọn lửa trong cây đèn. Vậy chúng ta hãy thử đi tìm xem ngọn lửa đó ở đâu, linh hồn đó ẩn nấu ở đâu trong con người chúng ta.

Trong tinh thần con người lần lượt tính từ ngoài vào sâu bên trong, đầu tiên là: Ý thức, tiềm thức, rồi vô thức. Trong vô thức thì được chia làm hai. Một là tâm linh ở bên ngoài. Hai là ở trong cùng được gọi là tâm thức.

Ý thức là lý trí, lý tính. Nó chính là vật chất của tinh thần. Là cảnh sát, là những quy tắc kiểm soát xã hội, và kiểm soát mọi hành vi của con người. Nó không thiện không ác. Vì nguồn gốc của thiện ác không nằm ở đây.

Ý thức là phòng khách, là nơi tiếp nhận liên tực mọi thứ từ bên ngoài tràn vào. Từ sự học tập, từ quan sát, nói chung là kiến thức và hình ảnh là chính. Khi tất cả những cái này tràn vào ý thức xong, nhưng vì càng ngày càng nhiều nên chật chội quá, thì nó liền sắp xếp phân loại mọi thứ cho gọn gàng, và nó cũng còn nằm đó luôn.

Ý thức luôn chiếm một chổ rất lớn và quan trọng trong tinh thần con người, vì nó làm nên cả đời sống huy hoàng này. Do đó nó cũng là gánh nặng cho tinh thần. Nhưng không có nó chúng ta sẽ lạc đường sống sót trên đời. Phật giáo gọi cái trí tuệ ở đây là rác, là trí tuệ thế tục. Nhưng nó là một thứ rác sạch chưa bốc mùi tham, sân, si….

Tiềm thức nằm ở bên trong liền kề ý thức. Cái tiềm thức này còn lớn hơn gấp trăm ngàn lần ý thức nữa. Nếu cái gì được nhận ở ý thức là một, thì nó sẽ dội vào trong tiềm thức đến ngàn vạn lần nhiều hơn chính nó. Vì nó chính là cái bóng của ý thức mà. Nó là cái phòng ngủ chật chội được treo đèn kết hoa, và rác rưởi đầy nhóc là tùy ở mỗi người. Nó là phần chìm của kiến thức khi đã được đẩy vào đây. Và khi tất cả kiến thức hay hình ảnh gì đó được lưu tại đây, thì nó rất lộn xộn ngược lại với ý thức hết. Vì thế tâm hồn người phương tây phần nhiều là ở đây, là siêu hình học. Là cội nguồn sáng tạo bùng nổ cũng là đây. Là rác trong sình lầy trong tinh thần con người. Từ đây mà cái rác này là nguồn gốc tạo ra nặng lượng tâm lý hết. Cái năng lương này tạo ra tham sân si, là động lực thúc đẩy con người đi lên hay đi xuống đều là nằm ở đây hết.

Tiềm thức là cái kho chứa hổn hợp các thứ, nhưng nó không sạch sẽ như ở ý thức, mà nó do lâu ngày dồn nén quá, nên sình thúi rồi sinh ra một thứ “hơi ga” rất mạnh. Cái này gọi là cảm xúc, là hơi thở của rừng rú đầm lầy. Nhưng cảm xúc này vẫn còn thô chưa qua xử lý, nên chủ yếu vẫn là tham sân sy. Cho nên nó luôn là nguồn cơn đau khổ vô biên lồng lộng của kiếp người. Nhưng nếu ai chú ý đến chổ đau đớn này của mình, và tìm cách xử lý nó, giải quyết nó, chắc lọc nó đem ra làm tác phẩm thì đó là nghệ thuật. Và nghệ thuật đẹp nhất, mê hoặc nhất ở đây gọi là siêu hình. Cái nghệ thuật này là duy mỹ vượt qua các ngưỡng đạo đức phương đông. Nghệ thuật ở đây hình thành bởi sự lấp lánh mờ ảo, lung linh khác lạ, là do những cảm xúc bị kìm nén được bùng nổ thăng hoa thành cái đẹp đẻ kỳ ảo rất quyến rũ, ám ảnh vô cùng. Một số nghệ sỹ phương tây đã khai thác nơi đây, mà trở thành những hiện tượng bất hủ trên thế giới. Như nhà văn Henri Miler chẳng hạn.vv. Tác phẩm nghệ thuật của ông có sức bùng nổ rung động mãnh liệt làm mờ cả lý trí người xem. Vì đó là một hiện thực mới huy hoàng, với những sự vật, con người khung cảnh trời biển, hòa chung vào nhau đến kinh ngạc. Mà tất cả đều lộn ngược hết trơn với hiện thực mà ta xác nhận bằng ý thức ngoài kia. Nên nó đã gây nên những hiệu ứng tâm lý lạ lùng rất mạnh. Họa sư Savado Đaly cũng đã thành công với loại hình nghệ thuật siêu thực này. Vì ông đã mê hoặc người xem bằng những bức tranh đẹp kinh hoàng huyền diệu của mình.

Tiềm thức chủ yếu chứa cảm xúc và thú hoang. Và cũng từ đây nó làm nên tâm hồn con người, nhưng đó chỉ là một con đường lầy lội ghập ghềnh bùn nhão lấm lem mà thôi. Nó thô thiển vì có đau buồn, si mê, yêu thương mù quáng trong các quan hệ tình yêu thế tục bình thường mà ai cũng có. Chứ nó chả có sự thiêng liêng cao cả gì hết. Nếu từ đây con người theo Chúa đi lên là người tốt. Còn ở đây mà theo quỷ dữ đi xuống thì trở thành tội phạm thôi.

Thế giới cảm xúc siêu hình nơi đây là nguồn cảm hứng sinh ra các loại phù thủy trong văn chương phương tây gần đây. Nó có thiện có ác như nhau. Vì nơi đây luôn gây cho chúng ta một nỗi nhưng nhớ dai dẵng vế quá khứ thông qua thời gian buồn bả lâu dài từng trãi. Cho nên cái sản phẩm đó chúng ta gọi là văn hóa. Nhưng văn hóa ở đây là bậc thấp thôi. Vì càng đi sâu vào trong tinh thần con người, thì nó mới đến gần với Chúa hơn. Lúc đó gọi là văn hóa tâm linh có màu sắc tôn giáo rồi.

Nằm sâu trong tiềm thức nữa là vô thức. Vô thức có chứa tâm linh và tâm thức. Vậy ở đây chúng ta nên xét tâm linh trước vì nó ở ngoài, còn tâm thức thì ở trong nên chúng ta sẽ xem xét nó sau.

Vậy tâm linh là gì? Và nếu như tiềm thức là một cái nồi nấu rượu cứ sôi sục cả đêm cả ngày, làm cho chúng đau đớn bức xúc vui buồn hỷ nộ ái ố. Nên có khi chúng ta bị nó đẩy tới chổ bấn loạn tinh thần luôn. Vì nó là cội nguồn của năng lượng tâm lý sẽ tạo ra ý chí mà. Đồng thời nguồn năng lượng này, người ta còn gọi là nội công khí lực vận hành trong cơ thể con người. Nếu như nó được giải quyết, thì tự nhiên ý thức sẽ có ngay tri thức sáng suốt tinh chất nhất. Còn nó không thoát ra được, thì nó sẽ như một cơn bão bị nhốt trong lòng, luôn tạo ra một thứ uất khí thô bạo mang tính bạo lực.

Vậy cái nồi nấu rượu này chủ yếu là như thế đó. Và khi luồng khí uất, là năng lượng tâm lý này được thoát lên là nó đi đâu. Nó chính là cái hơi rượu tạo ra cảm giác ở tâm linh. Vì thế tâm linh là cái kho chứa rất nhiều cảm giác thánh thần nhất. Nơi đây tận cùng là ánh trăng rằm xinh đẹp nhất. Và người nào đã chứng ngộ thành tựu được ở đây như Osho, thầy Thích Nhất Hạnh, Bồ Đề Đạt Ma, Long Thọ vv. Đều được gọi là các đạo sư trăng tròn cả.

Cảm giác tâm linh là sự cảm nhận của tâm lý đối với thực tại rất chính xác, với những gì là vô hình trong hiện tại và tương lai. Cũng như nó nắm bắt được thế giới âm hồn bằng con mắt ngoại cảm. Vì ở đây là sự huyền khải sẽ được ban bởi chúa tể bóng đêm, đối với bất cứ ai đã đặt chân được tới đây. Lúc đó họ sẽ thấy trần gian là thật đẹp, luôn khoác một màu lý tưởng lung linh huyền ảo như một đêm trăng rằm. Vì thực tế nơi đây là bạn đã qua gần hết sa mạc hoang vu rồi. Bạn đã thấy những hóa thành, những ảo ảnh sa mạc đẹp tươi rực rỡ. Bạn đã có dầu hõa được lấy lên từ đây, làm năng lượng, làm sức mạnh cho mình với rất nhiều vàng bạc được ban tặng, bởi các thần linh luôn tán thán ca ngợi bạn dọc đường. Nói chung nơi đây là đêm trăng rằm êm ả mát diệu, vì bạn đã vượt qua hết hầm hố khổ đau rồi. Tuy nhiên chúng ta cũng biết đó, trăng rằm thì cả tháng mới sáng tỏ một lần, cũng như vẫn còn bị mây xám che khất. Vì thế có khi nó cũng sáng cầm chừng leo lét yếu ớt thôi, và cũng có khi nó sáng trưng rất tuyệt đẹp vô cùng…

Từ chổ tâm linh này mà sinh ra cái gọi là linh hồn. Vì linh hồn chỉ đi trong bóng đêm hay dưới trăng mà thôi. Chứ nó chả xuất hiện vào ban ngày được, từ đó mà có ma quỷ với thần thánh. Linh hồn là có thiện có ác. Linh hồn quỷ ma thì đi trong bóng đêm mù mịt suốt đời, nhưng nó cũng dễ trở thành thần thánh trong chóc lát nếu như nó chịu thay đổi. Và đó chẳng qua là những suy nghĩ, toan tính, đau khổ, độc ác, yếu hèn của con người thôi. Còn những suy nghĩ thiện lành yêu thương là thánh thần đang thức dậy trong tâm hồn chúng ta đó.

Vậy căn bản nếu ai khám phá tinh thần mình đến đây, thì đều thấy linh hồn, và đều công nhận nó là có thật là không sai. Nhưng nên nhớ: Linh hồn là còn có ác có thiện. Có nghĩa là còn chấp ngã, sân si, tranh đấu đúng sai phải trái om xòm. Cho nên chúng ta luôn thấy thế giới thần linh luôn đấu tranh với ma quỷ là vậy. Cho nên chính quyền hãy để nhân dân cầu cúng như vậy, là đúng với cái cuộc đấu tranh của chúng đi. Vì đó là sự thật trong thế giới âm binh vô hình, cũng như là sự thật trong tâm lý dân gian. Vì thế nói linh hồn có này có kia tức là nói nó cũng có giới hạn. Có giới hạn có nghĩa là nó phù hợp với nhận thức của con người trần gian. Vì linh hồn cũng có chết đi sống lại hồi sinh đầu thai trong kiếp sống của nó y như xã hội chúng ta vậy. Còn cái nào đi qua nó mới là chổ của Chúa, của Đức Phật. Vì đó là nơi tận cùng của tâm thức, mà Phật giáo gọi là Phật tánh. Cái này không thiện không ác, và là một điều chưa bao giờ xuất hiện trong nhận thức, hay đầu óc của con người thế gian. Vậy cái Phật tánh đó là gì?

Nếu bạn đi sâu tới Phật tánh rồi, mà trong bài này tôi gọi là thần thức. Thì sẽ thấy tất cả những cái phía bên ngoài đều là giả tạo hết. Bạn sẽ thấy tâm hồn, linh hồn, trần gian này toàn là giả tạo. Lúc đó bạn có thể viết một cuốn sách và gọi là “Linh hồn không có thật” như trưởng lão Thích Thông Lạc đã làm, nhưng chả ai tin ngài cả, và bảo ngài là khùng điên quái đãn hoang tưởng. Nhưng tôi thì biết ngài đã nói đúng không sai. Mà cái sai của ngài là chấp không. Có nghĩa là ngài chả tin tưởng chút gì vào cái thực nữa, mà suốt ngày cứ phủ nhận nó riết thôi. Như thế có thể nói rằng ngài cũng còn cực đoan.

Thế giới cảm giác tâm linh của linh hồn là rất rộng lớn xinh đẹp khác thường. Vì cảm gíac ở đây là vô tận. Cái hướng của nó là đi sâu khám phá vào các ngõ ngách linh hồn của con người, của thế giới tâm linh. Nó luôn được trình bày trên một không gian bề mặt rất rộng rãi và hấp dẫn thanh thoát. Người chứng quả vị đến đây là một ông tiên có thần thông mê hoặc loài người. Là thiên tài có khả năng sống mãi trong ký ức con người cả ngàn năm. Tuy nhiên sự mê hoặc ám ảnh ở đây là cảm giác còn chủ quan của ý chí. Là sự cảm nhận mê hồn trận, là thần trận,tiên trận, thiên trận. Là sự xác nhận, sự trình bày trong chuyễn động cái dòng chảy thế giới hiện tượng của thực tại. Nó rung động mãnh liệt linh hồn chúng ta, nhưng nó cũng chả biết giải thoát chính nó, cũng như cho người khác thoát khỏi sinh tử luân hồi. Vì so với thần thức thì con mắt cảm giác vẫn còn giới hạn và mù mịt lắm. Vì tâm linh tận cùng là lý tưởng, và cũng chỉ là sản phẩm vô minh của ý chí con người tạo ra thôi.

Vậy con người đầu thai chuyễn kiếp gì cũng dừng lại ở chổ linh hồn này thôi. Và nhân quả gây tạo gì cũng đều luôn sinh ra hằng giây hằng phút tại ý thức (nạp vào) và tiềm thức (xào nấu) tạo ra nghiệp lực đen hay nghiệp lực lành. Nhưng cuối cùng cũng sẽ được đầu thai thành người hoặc là thú, đều được quyết định tại tâm linh hết. Nhưng khi bạn giác ngộ thành Phật rồi, thì có nghĩa bạn đã thoát khỏi luôn hồi sanh tử. Vì thần thức nằm ngoài tâm linh mà. Lúc đó là bạn đã bước vào thế giới tràn ngập ánh sáng thiên thượng tốt lành mênh mông bát ngát bất tận của nước trời. Vì đây là vương quốc của ánh sáng và bạn chính là vua của cái vương quốc đó. Từ đó bạn nhìn thấy thế gian rõ ràng ràng từng hạt bụi. Là ánh mắt nhìn xuyên thấu cả thời gian không gian hang tỷ năm trong vũ trụ bao la. Là bàn tay Phật nắm bắt cái bóng tối vô hình còn lại trong vũ trụ, và biết cách giải thích nó như một công thức toán học. Là bàn tay mà chả có một kẻ nhân gian nào chạy thoát khỏi nó. Và nó luôn biết cách lột đi tấm màn nhung che lấp sự bí ẩn huyền hoặc trong tư tưởng con người. Cho nên sau tấm màn nhung nặng nề này, nó sẽ nhìn thấy hai căn bệnh vô minh của loài người. Thứ nhất là luôn cắm đầu lý giải những thứ mù mịt cho tới cùng trong thế giới vô hình. Thứ hai là cố tình tạo ra những thứ luật lệ rắc rối lung tung để trói buộc mình. Vì thế, những gì không cần thiết, những gì phiền toái rối ren cuộc sống, thì đức Phật sẽ không nói, không trả lời vì nó vô ích quá. Nhưng mệt ở chổ, xưa nay con người là luôn mắc phải trong tấm lưới vô minh này, và tự giam hãm chính mình như một tên tù tự nguyện đau khổ triền miên. Vì đó chính là tà kiến của trí óc lý tưởng, và tình yêu nhãm nhí tào lao vô bổ tham sân sy.

Cho nên khi bạn đã giác ngộ thành Phật rồi, là bạn đã thoát khỏi nghiệp lực của ý chí tà kiến. Cũng như hết bị mấy cái tình cảm nhãm nhí thế tục trần gian đánh lừa. Vì những lâu đài tri thức tà kiến này luôn giam hãm con người trong u mê lầm lạc, nó luôn bày ra những ảo tưởng hoang đường với một hiện thực xa vời ngoài tầm tay. Vì tận cùng của sức mạnh ý chí là sẽ đưa bạn xuống địa ngục. Nó là con đường đưa nhân loại vào khổ đau trầm luân mãi mãi mà thôi. Vì sức mạnh của ý chí, nó luôn đòi vượt thoát cả trí óc và trái tim chúng ta nữa. Cho nên thất bại của con người là không sao kiểm soát nó được nó trong chính số phận của mình. Và từ đó cứ tưởng nó là sức mạnh của thánh thần, nhưng khi bạn tới địa ngục rồi thì tức nhiên ma quỷ sẽ ra đón chào bạn thôi. Nó có thể đưa bạn lên tới đỉnh cao của quyền lực danh vọng, với một cuộc sống được hưởng thụ sung sướng như bạn muốn. Song khi bạn ăn uống no say rồi, thì nó sẽ dắt bạn đi xuống địa ngục thôi. Nhưng khi đắc đạo bạn đã thoát khỏi ý chí, thoát khỏi sức mạnh của nguồn nghiệp lực tạo ra số phận đau khổ này, thì bạn có khả năng xoay chuyễn tình thế rất nhanh. Vì căn bản, bạn đã sáng suốt, và không còn đõng đãnh trong các cảm giác tự ti mặc cảm, hay kiêu ngạo kiêu sa gì nữa…

Một dân tộc tan tành khói lửa, là vì nghiệp lực đen trong lịch sử của nó quá lớn tạo ra. Dù có một ai đó, thông minh lãnh đạo đất nước gì cũng không thể nào gở được đâu. Đó chính là cái ác trong ý chí điên rồ hung tàn của dân tộc tính có sẳn lâu rồi. Vì ý chí vốn là không có giới hạn nào, mà không có giới hạn, thì tốt hay xấu gì thì cuối cùng cũng sẽ thất bại thôi. Nhưng nếu dân tộc đó biết lắng nghe lời Chúa chỉ dẫn, thì có thể thoát được hiểm nguy chồng chất trước mặt, nhưng phải biết tranh thủ thời gian. Nếu cứ để lình xình thì Chúa cũng bó tay. Vì nghiệp lực đen nó như bão tố vậy đó….

Vậy nói chung mấy cái như linh hồn, tâm hồn mà chúng ta đã vượt qua nó rồi, thì chúng ta sẽ thấy nó là giả dối hết. Từ đó chúng ta nhận thấy rằng: Thân xác này là không có thật với một mớ cảm xúc tham dục do các gíac quan tạo ra. Cũng như cảm giác thánh thần gì đó của tâm linh cũng vậy. Vì trước giờ chúng ta cứ tưởng nó là tinh thần. Từ đó mà ta cũng thấy tất cả cá hiện tượng như vật chất, trần gian, nhân gian, tình yêu lý trí gì gì đó trong thực tại cũng không thật luôn. Tới đây chúng ta có thể kết luận rằng: Linh hồn hay tôn giáo, giáo chủ thánh thần quỷ quái gì cũng chả có thật trên đời như Maxr đã nói. Vì nó có ở trần gian cũng chỉ là một hệ thống hình tướng giáo quyền, lợi quyền vây bộc đời sống con người như một thành phần của xã hội mà thôi. Do đó tôi khẳng định rằng, tôn giáo cũng chỉ là một hình thức của xã hội, và nó nhất thiết phải do chính quyền kiểm soát. Tuy nhiên chính quyền không thể gò ép nó được, vì nó không có tham gia vào chính trị.

Vậy thì khi vào tận cùng bên trong tâm thức chúng ta sẽ thấy gì? Và câu trả lời rằng: Trong đó không có gì cả. Vì nó là cuội nguồn của tinh thần con người. Là niết bàn tịch diệt vắng lặng. Là toàn bộ phần tối trong vũ trụ tạo ra thế giới này. Và ở đây trên tinh thần thiền định người ta gọi nó là hư không. Và tôi thấy từ hư không này là ổn nhất theo nghĩa tâm hồn bên trong của nó. Nhưng ở bài này tôi gọi là thần thức. Vì tôi viết nó trên một thứ ngôn ngữ đời sống thông thường chứ không phải tôn giáo. Tuy nhiên, cái chổ Phật tánh tận cùng này là không có một từ ngữ nào có thể diển tả nó được hết, vì điều này Lão Tử đã nói rồi. Nhưng chúng ta cũng biết, ông Lão Tử quan niệm là xuất thế lên trời ở. Còn tôi muốn nhập thế cải tạo trần gian. Nên tôi dùng chử thần thức để nói về nó, không thôi cũng chả biết nói làm sao luôn.

Vậy thần thức là gì? Thần thức là nguồn tinh thần vĩ đại của thượng đế tạo ra vũ trụ này. Nó sinh ra trước thế giới hiện tượng vật chất của thực tại, Và từ đó mà nó sinh ra thực tại. Nó không thiện không ác. Nó sinh ra muôn loài và con người. Nó là vô hình, nhưng nó có sức mạnh vô hạn điều chuyễn và thu hút tất cả. Nó yên tỉnh thiên thu như mặt hồ phẳng lặng gọi là niết bàn. Nó có khả năng ứng hiện vào mọi sự thay đổi của vạn vật trong thực tại, một cách sinh động kì diệu xinh đẹp như thiên nhiên hùng vĩ mà chúng ta đã thấy. Cái đó gọi là vạn pháp vô ngã, là tỳ lô giá na.

Vậy qua đây chúng ta phải biết rằng, tất cả mọi sự vật trên đời, dù hữu tình hay vô tình, dù cây cỏ hay con người, thì bên trong nó đều có chứa tinh thần cả. Nếu như con người và thú vật luôn luôn thay đổi kiếp sống cho nhau, thì cây cỏ, núi rừng, sông hồ biển khơi, hư không mây nước cũng vậy. Và sự luân hồi của các loài vô tình này là theo khoa học thì dể biết hơn. Nói một cách khác, linh hồn của vật chất, của chúng sanh vô tình là năng lượng vật lý. Còn linh hồn của chúng sanh hữu tình (động vật) là năng lượng tâm lý. Cho nên tôi khẳng định lại một lần nữa. Những lời tôi nói đây, nếu để giải thích về thực tại, thì nó sẽ đúng chính xác với khoa học thực nghiệm. Còn những gì tôi nói về linh hồn, về thần thức, thì nó sẽ đúng với thuyết nhân quả đầu thai của Thích Ca.

Ngày nay chúng ta đã biết như vậy đi, và đừng có nghĩ cái gì mới nữa. Vì cái mới luôn sinh ra từ sự chuyễn động của thực tại. Mà thực tại thì vô thường nên nó cũng chả tồn tại được lâu đâu. Và tôi cũng xin nói rõ rằng, tư tưởng của tôi là chả có gì mới hết, cho dù nó là đỉnh đó nha. Là vì nhân loại ngày nay đã khám phá thế giới gần như tận cùng rồi, và có quá nhiều thứ dư sài rồi, nhưng chả biết sài cái nào, hay biết cách sắp xếp thứ tự trước sau của nó ra sao. Vậy thì tôi sẽ cố gắng sắp xếp và hệ thống nó lại cho hợp tình hợp lý, hợp cảnh hợp thời, rồi tôi sẽ chỉ cách cho các bạn. Vì chúng ta hãy nhớ rằng: Những cái đã qua đều có ích hết, nếu chúng ta biết sử dụng nó đúng với hoàn cảnh, và nói đúng ngữ cảnh của nó, thì lúc đó nó sẽ là hữu ích. Còn ngược lại là sụp đổ thôi. Cho nên bây giờ loài người muốn bước đi tới nữa thì sẽ biết cách thu xếp hành trang lên đường nhé…
Kính chúc cuộc lên đường nhẹ nhàng, toàn thắng….
……………………………………….
Chánh pháp như sấm nổ giữa trời. Khi Phật ngôn xuất hiện thì tất cả sách của thế gian sẽ bốc cháy..
Nguồn: Bài của Hung Ha Facebook

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét