Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

ẢNH HƯỞNG CỦA MỒ MẢ, ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI NGƯỜI SỐNG

Từ ngàn xưa, khoa Địa-Lý đã hiểu rõ mối tương quan giữa địa linh và nhân kiệt, mối tương quan vật lý giữa đời sống của sinh vật giới và môi trường chung quanh; cũng như các tương tác về sinh cơ giữa sinh vật này với sinh vật khác. Nhờ sự quan chiêm thực nghiệm về sự liên tục của sinh cơ và các biến thái của sinh cơ, khoa Địa-Lý đã nắm vững về sự liên quan siêu vật lý giữa mồ mả tổ tiên với số mệnh của con cháu. Cho nên, “làm thầy địa lý sai lầm thì hại cả một dòng họ ! “Người bình dân cũng nói: “Không mả, con bà đứa nào làm nên"

Trải qua hàng ngàn năm, khoa Địa-Lý đã chứng tỏ vô vàn những chứng tích phi thường. Chỉ cần một lời chỉ dẫn của Trạng-Trình Nguyễn-Bỉnh-Khiêm: “Hoành-Sơn nhất đái, vạn đại dung thân,” mà  Chúa Nguyễn-Hoàng đã dựng nên đế nghiệp kế thế bao đời.
Theo sách Việt-nam Thông-Giám, mộ ông nội kết phát ở huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình, đã phát sinh một cháu nội thiên tài là nhà bác học Lê-Qúi-Đôn. Đất “bút nghiêng” ở Hà-Tĩnh là nơi xuất thân của thi hào Nguyễn-Du, Nguyễn-Công-Trứ, Phan-Bội-Châu, Phan-Đình-Phùng. Đất kết làng Hành-Thiện, tỉnh Nam-Định là nơi phát sinh nhà ái quốc Nguyễn-Thế-Truyền, phó đề đốc Đặng-Cao-Thăng và Đặng-Xuân-Khu, tức Trường-Chinh. Làng này dưới triều Nguyễn, có 88 vị cử nhân, và 7 vị phó bảng tiến sĩ. Trong thế kỷ 20, Hành-Thiện là sinh quán của hơn 120 bác sĩ, 50 dược sĩ, 100 k sư. (Tài liệu báo Người-Việt tháng 10/1999.) Cũng ở Nam-Định, thế đất dữ “Nghịch Nữ Kình Ba” đã phát sinh các nhân vật Cộng-Sản như Lê-Đức-Thọ, đại tướng công an Mai-Chí-Thọ, trung tướng, bộ trưởng Đinh-Đức-Thiện. Thế đất “Đầu Mâu vi bút, Hạc-Hải vi nghiêng” ở làng Lệ-Thủy, tỉnh Quảng-Bình đã xuất phát tổng thống Ngô-Đình-Diệm, Võ-Nguyên-Giáp và thiếu tướng Đỗ-Mậu. Đất kết ở Quảng-Nam đã phát sinh “Ngũ phụng tề phi”, gồm 3 tiến sĩ, 2 phó bảng trong cùng một khóa thi dưới triều vua Thành-Thái (1901). Địa danh Gò-Nổi ở Quảng-Nam là quê hương của tổng đốc Hoàng-Diệu và nhân tài Phạm-Phú-Thứ. (Tiến-sĩ triều vua Minh-Mạng). Đất “Nga mi tác án” ở Gò-Công là quê hương của Nam-Phương Hoàng-Hậu và phu nhân của tổng thống Nguyễn-Văn-Thiệu. Đất  kết ở làng Kim-Liên của Nguyễn-Tất-Thành, phát sinh Hồ-chí-Minh.  Đất kết ở làng Tri-Thủy, dưới chân ngọn núi Dao, trong dãy Mặt-Qy, tỉnh Phan-Rang, đã phát sinh tổng thống Nguyễn-Văn-Thiệu ...
Tuy nhiên, vĩ đại nhất trên thế giới vẫn là đất “Minh châu cận hải” ở tiểu bang Virginia, Hoa-Kỳ. Đây là sinh quán của 8 vị tổng thống, chẳng những lừng danh thế giới mà còn ảnh hưởng đến sự lập quốc của Mỹ cũng như cuộc diện thế giới nữa:
1. George Washington: Tổng thống thứ nhất (1789-97)
2. Thomas Jefferson:    Tổng thống thứ 3 (1801-09)
3. James Madison:        Tổng thống thứ 4 (1809-17)
4. James Monroe:         Tổng thống thứ 5 (1817-25)
5. William Henry Harrison: Tổng thống thứ 9 (1841-
6. John Tyler:               Tổng thống thứ 10 (1841-45)
7. Zachary Taylor:        Tổng thống thứ 12 (1849-50)
8. Thomas Woodrow Wilson: Tổng thống thứ 28 (1913-21)
Đất kết ở Virginia được nhìn thấy qua minh đường thủy tụ ởù phía cực Nam của thủ đô Richmond, sát biên giới của North Carolina, là hồ Drummond, một cái hồ thiên nhiên lớn nhất của nước Mỹ. Hồ Drummond tròn như một điều thần bí, sáng ngời như một viên kim cương đã được mài thật đều. Từ phía Bắc là tiểu bang Maryland đi xuống, đầu tiên là sông Rappahannock, đến con sông dài nhất tiểu bang là James, rồi tới York. Cả 3 con sông đều chảy ra biển ở phía Đông như đa số sông ngòi ở Việt-Nam. Hình dáng 3 con sông như những lá cờ đuôi nheo của thống soái đang tung bay trong gió, và hồ Drummond là cái trống đồng thúc quân ra trận.?
Đến nay, khoa địa lý bị một s người cho là mê tín dị đoan, mặc dù nó rất thực nghiệm. Mồ mả ông bà tổ tiên đương nhiên có hiệu ứng tiếp truyền trên đời sống của hậu duệ qua sự kết tinh và vận chuyển của địa khí siêu vật chất. Khi vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ chuẩn bị  cất quân đi đánh châu Ung và châu Khâm (tức Quảng-Đông và Quảng-Tây bên Tàu). Thầy địa lý Tàu đã lập mưu tìm qua đốt phá vùng núi đá vôi cạnh ngôi mộ thân sinh của Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Huệ, Nguyễn-Lữ, chôn trên đèo giữa đường Qui-Nhơn lên Pleiku. Lửa cháy, núi sập. Ở Bắc-Hà, anh hùng Nguyễn-Huệ bị bạo bệnh đột ngột băng hà vào năm 1792, lúc ấy Ngài mới 39 tuổi! Ngôi mộ của dòng họ Ngô-Đình bị sét đánh trước năm 1963, báo hiệu sự sụp đổ và thảm trạng đã xảy ra cho gia đình sau đó. Cuối năm 1974, giông bão nổi lên làm sụp đổ ngọn núi Dao ở Phan-Rang, báo hiệu sự cáo chung quyền hành 9 năm của ông  Nguyễn-Văn-Thiệu. Có tin đồn là ngôi mộ làng Tri-Thủy đưc một thiếu tá Địa phương quân cùng đại úy Lầy là người nhà của Ông Thiệu canh giữ, nhưng Cộng-Sản đã cho người nằm vùng bắn lén máy bay Mỹ, để cho máy bay này bắn rocket  sụp núi, làm tán khí long mạch? Điều này chúng tôi đang chờ đọc hồi ký (nếu có) của Ông Thiệu để biết hư thực ra sao về lời đồn. Ngôi mộ của Tổng thống Washington có thể nói là “mả tổ” của  nước Mỹ, đã được đặt vào một cuộc đất lớn nhất và đẹp nhất theo phong thủy. (Sẽ có bài  khác luận rõ về  phong thủy của ngôi mộ này). Cho nên, nói gì thì nói, làm gì thì làm, nước Mỹ vẫn là nước lãnh đạo thế giới.
A/  NHỮNG TRƯỜNG HỢP XẤU:
1. Mộ chôn gần cây cổ thụ, để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị mổ xẻ, bại liệt, đui mù, câm điếc, giảm thọ.
2. Mộ chôn gần freeway, đường xe lửa, bến tàu, hay nhà máy kỹ nghệ nặng, làm nhiễu  động âm phần: Con cháu gian xảo, buôn gian bán lận, cờ bạc, hút xách.
3. Mộ chôn chỗ quanh năm ngập nước phèn, hay sình lầy: Con cháu bị bịnh phì mập, phù thủng, đau thận, đau lưng, hư răng hay mục răng.
4. Triệt địa là đào ao nuôi cá, khai mương nước, làm đường xe lửa, xây xa lộ trên đầu mộ: Long mạch bị cắt đứt! Chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
5. Mộ chôn ở diên địa (đất có pha quặng chì), bị phá khí thái cực, gây điên đảo âm dương, nên con cháu có người bất phân phái tính, bán nam, bán nữ. Đồng tính luyến ái.
6. Quan quách mà đóng đinh sắt, thép hay chôn theo vàng bạc, châu báu: Con cháu điên khùng, ung thư.
7. Quan tài bằng đá hay kim khí, thì con cháu ngỗ nghịch, dâm đãng, giang hồ, tâm thần loạn trí, phạm pháp.
8. Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm, sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. Khi nhục thể bắt đầu thối rữa,  phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
9. Bia mộ để dưới chân: Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn. (Rất may, hầu hết các nghĩa địa ở Mỹ đều để bia trên đầu, như Rose Hill, Peek family,Westminster Memorial Park, Chúa Chiên Lành...)
10. Dùng quế, trầm, tro, củi tẩm liệm: Con cháu bị bệnh  lở lói, phung cùi, xấu xí.
11. Dùng lụa tơ tằm để tẩm liệm hài cốt. Bỏ nhiều giấy vàng bạc có  bột kim khí thì con cháu hay trở thành đồng cô cốt cậu, chồng con lận đận. Bỏ hột xoàn hay vàng vào miệng người chết để phạn hàm, thì đời sau tuyệt tự, không con trai nối dõi.
12. Long hổ giao nhau. Núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường: Loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôí!)
13. Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao: Con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
14. Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc. (Nghĩa trang Mạc-Đĩnh-Chi ở Sài-Gòn khi bị Cộng-sản giải tỏa, nhiều ngôi mộ nằm ở tầng trên mà lại kết thủy đầy nước trong veo, trong khi mộ ở tầng dưới không kết tốt, lại thấy khô ran)
15. Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm. Nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết.
16. Người Khmer thường xây mộ bằng đá ong, dùng tà thuật chôn theo người chết những tượng sa thạch, và an táng trên họa địa hay thiết địa, (đất khô cứng vì có quặng kim khí) nên con cháu tàn ác dã man, chết vì  gươm đao, súng đạn, suýt bị diệt chủng. (“Cánh đồng chết” với những núi sọ người đã làm cả thế giới hãi hùng!).
17. Người Do-Thái và người Nhật ngày xưa, có tập tục hỏa thiêu rồi giữ lại hài cốt mà không chịu chôn cất. Hậu qủa là thế hệ sau làm nạn nhân của lò thiêu Hitler và bom nguyên tử. Trong đại chiến thứ 2, Đức-quốc-Xã của Hitler muốn tiêu diệt người Do-Thái nên đã tập trung họ lại rồi lùa ï vào lò thiêu. Còn người Nhật ở Mã-Đảo và Trường-Kỳ bị thiêu hủy vì 2 trái bom nguyên tử. (Đây là một thứ nhân quả vật lý, khác với nhân qủa của nhà Phật. Ví dụ bà mẹ lận đận chồng con hai ba đời. Con gái sau đó cũng trắc trở hai ba đời chồng. Trong gia đình có người chết trôi, phải lo đoạn nghiệp, vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa. Cha chết bất đắc, con cũng chết thảm như gia đình Kennedy)
B/  NHỮNG TRƯỜNG HỢP TỐT:
1. Phù địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. (Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu)
2. Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.
3. Mộ kết: Là một điểm trong long mạch có mật độ siêu vật chất cao nhất và động nhất; đồng thời có cảm trường siêu vật lý đi qua thường trực và cao diệu. Cảm trường siêu vật lý phân giải và làm tê liệt tà vật, tà khí, vi sinh vật hủ hóa, nên hài cốt không bị tiêu hủy và bề mặt sinh cơ còn tiếp tục sinh sản dưới một hình thức khác lạ của sinh vật hạ đẳng như là nấm mốc, mối đùn, thủy tụ.
*Nấm mốc: Làm di hài còn nguyên vẹn và bên ngoài được bao bọc bởi một mạng tơ trắng hay xanh, vàng, do ngoại bì biến thái.
*Kết mối: Là mối (termite) tập họp, tạo thành một lớp keo bảo vệ hài cốt kiên cố như xây xi măng. (Tin đồn rằng mộ ông nội của tổng thống Thiệu ở làng Tri-Thủy ở Phan-Rang kết mối).
*Kết thủy: Hay thủy tụ là hài cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác. Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã màu đen. (Thầy địa lý cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê-Quý-Đôn ở huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình, kết thủy ?)
C/  TẠI SAO PHẢI MAI TÁNG ?
Dù là địa táng như thường thấy ở Việt-Nam, thiên táng là sét đánh, trời trồng, núi lở, đất sụp, không thiên di hài cốt được; thủy táng như thả xuống sông Ganges ở Ấn-Độ, điểu táng là chia thành nhiều mảnh nhỏ cho chim ăn như ở Tây-Tạng... cũng đều cùng chung một mục đích: “Của THIÊN trả ĐỊA” để tấm thân tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hòa cùng vũ trụ. Bởi vậy, đã thiêu thì phải rải xuống nước, hay đem chôn xuống đất mới đúng với quy luật tự nhiên, ngỏ hầu tránh cho con cháu đại họa bom đạn, hỏa hoạn, động đất về sau. (Vì lý do nhân qủa vật lý như đã nói ở phần trên)
Đức  Chúa Trời phán rằng: “Con người sinh ra bằng cát bụi, phải trở về với cát bụi mà thôi.”
Trăm năm còn có gì đâu ?
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
Truyện Kiều, Nguyễn-Du)
Kim sanh Thủy (Kim khí nấu chảy ra nước). Thủy sinh Mộc. (Nước nuôi cây đâm chồi nẩy lộc). Mộc sinh Hỏa (Cây cháy phát ra lửa). Hỏa sinh Thổ (Lửa cháy tàn rụi ra tro đất). Cho nên, chưa “hạ Thổ” là chu luân sanh, trụ, hoại, diệt chưa hoàn tất. Nghĩa là người chết chưa đi hết hành trình sinh diệt! Thánh Gandi, người đã tranh đấu cho nền độc lập Án-Độ, sau khi hỏa táng, một số ngân hàng đã lưu trữ tro cốt của Ngài. Mới đây, hậu duệ của Ngài đã đấu tranh đòi lại để rải nốt xuống bể. Những gia đình có thờ tro cốt trong nhà, con cháu thường bệnh hoạn, ly tán, bất hòa, tình duyên trắc trở. Người Hời, người Chàm hay khoét lổ, nhét xác chết vào một khúc cây, bịt kín 2 đầu rồi đem dựng vào góc nhà mà thờ. (Chúng  ta gọi là ma xó). Kết qủa, dân tộc này đã bị diệt vong.
Người xưa nói: “Sống cái nhà, già cái mồ” là muốn khi chết được mồ yên mả đẹp. Động mồ, động mả là điều đại kỵ. Cho nên, chỉ có xá lợi của Phật là một thứ ngọc rất quý, kết tinh bởi tinh, khí, thần mới đáng để chiêm bái thờ phượng mà thôi. Còn tro cốt của người phàm nào làm trái với quy luật tự nhiên, tự nó sẽ gây ra nhân qủa vật lý có hại mà không ai có thể chối cãi được.
Nguồn:
MO-MA-DAT-DAI-DOI-VOI-NGuOI-SONG.html

Kiến thức phong thuỷ về m, m

Người xưa coi trên mặt đất là dương, dưới mặt đất là âm. Nơi ở của người sống gọi là dương trạch, nơi chôn người chết gọi là âm trạch.
Linh hồn của người chết yên ổn thì con cháu thịnh vượng, vì vậy các thầy phong thủy coi trọng âm trạch hơn dương trạch rất nhiều lần, nội dung chủ yểu của phong thủy là âm trạch, sách vỡ viết về âm trạch cũng nhiều hơn.
Ở giai đoạn đầu, con người chưa có hành vi mai táng. "Mạnh Tử, Đằng Văn Công thượng" viết "... không chôn người thân... chồn cáo ăn xác". Sau này dần dần mới có hành vi chôn cất, nhưng chưa chú ý đến thời gian, địa điểm, hình dáng mộ.
Đến xã hội nguyên thủy, hưởng chôn người có xu hướng nhất trí: 114 ngôi mộ thời đồ đá mới. phát hiện được ở Hà Nam (Trung Quốc) đều hướng về nam hơi lệch về tây, 250 ngôi mộ Văn hóa Ngưỡng Thiều đều hơi lệch về tây...
Cùng với việc chôn cất được quy hoạch hóa, đã xuất hiện tình huống xây mộ cho người sống, chọn đất mà chôn với mong muốn tạo phúc cho đời sau. Mồ mả do vậy có nhiều tên gọi:
- Phần, vốn là đống đất, sau này được dùng để gọi mồ mả.
- Mộ, là tên gọi đất chôn bậc vương giả ngày xưa.
- Gò, vốn là đất núi. Thời Xuân Thu gọi mộ là Gò (khưu).
- Chủng (mộ). vốn nghĩa là đỉnh núi. Sau này gọi mộ cao là chủng.
- Lăng, vốn nghĩa là núi đất lớn. đời sau gọi mộ đế vương là lăng.
Những người thống trị các đời nước, nói chung đều xây dụng lăng tẩm rất đồ sộ. Như Kim tự tháp ở Ai Cập. hoặc như Lăng mộ Tần Thủy Hoàng huy động tới 70 vạn dân phu, xây dựng trong 40 năm. Thứ nữa là dùng các loại hình thức trang sức mồ mả, như khắc động vật bằng đá, làm cột đá, bia đá, khắc tượng người bằng đá, khắc động vật bằng đá có các con sư tử, ngựa, lợn, rùa, voi, dê, hổ, hươu, bò, kỳ lân, lạc đà, tê giác...
Đến thời Đông Hán, khắc đá trước mộ đã rất phổ biến trở thành một loại mộ chế. Vật khắc đá được bày hai bên thần đạo, thể hiện rõ sự tôn nghiêm.
Tẩm vốn là nơi nhà vua và gia tộc ăn uống cư trú. Ðến đời Tần Hán đã đưa vào trong lăng mộ, vì người xưa cho rằng, linh hôn người chết vẫn ăn ở trong lăng tẩm.
Trong lăng tẩm có trồng cây, khắc bia đá.
Bia vốn dùng để quan sát bóng mặt trời. Sau dùng để khi hạ huyệt, kéo lôi quan tài xuống. Rồi có người khắc chữ trên hìn, và thế là thành bia mộ. Trên bia quần thần, con cháu thường khắc chữ ca ngợi công đức của vua, cha nhằm để cho đời sau biết.
Trước mộ thiên tử trồng cây thông, mộ chư hầu trồng cây bách, mộ đạo phu trồng cây loan, mộ sĩ phu trống cây hòe. mộ dân thường trồng cây liễu.
Theo các nhà phong thủy thì dựa vào ngày sinh, ngày mất  ta có thể tra cứu Trạch Quẻ để xác định 4 hướng tốt, 4 hướng xấu, chọn các ngày tốt giờ tốt để di quan, hạ huyệt, để mong người chết lưu phúc lại cho con cháu.
1. Những trường  hợp chôn mộ nơi xấu:
- Không chôn mộ nơi có dòng nước đọng lại, có nghĩa là long mạch phải chảy, không bị cắt đức, con cháu sẻ bị thận, hư răng, đau lưng, những bệnh không vận động sẽ phát sinh, chết bất đắc hay tuyệt tự, không con trai nối dõi.
- Không chôn mộ gần các cây lớn để rễ cây đâm vào hài cốt thì con cháu bị động, đau ốm có thể năm này thì rể cây chưa ăn vào nhưng các năm tiếp theo có thể bị,
- Không chôn gần các nơi công cộng, khu vui chơi, bến xe, bến tàu, khu công nghiệp nặng, phần âm trạch sẽ bị nhiễu, con cái hư hỏng, học hành không đến nơi đến chốn, tù tội.
- Không nên đóng đinh, sắc thép vào quan tài, hoặc nếu nút áo của người chết bằng xương thú hay kim khí, cũng phải cắt bỏ, chứ không để nguyên như vậy mà chôn theo người chết. Con cháu điên khùng, ung thư.
- Mộ xây bằng bê tông cốt sắt mà bít kín mặt nấm sẽ tạo ra áp lực của nước, của khí. khi nhục thể bắt đầu thối rữa, phát sinh ra nhiệt, khiến con cháu bị huyết áp cao, tiểu đường, hay cholesterol.
- Bia mộ để dưới chân, Con cháu ngu đần, vất vả cơ hàn, nghèo đói.
- Long hổ giao nhau, núi đồi bên trái mộ và những gò đồi bên tay phải mộ, đụng vào nhau ở tiền án hay minh đường thì loạn luân, anh em dòng họ lấy nhau. (Như ngôi mộ nhà Trần kết phát 200 năm, nhưng gia tộc ruột thịt lấy nhau, vì sợ mất ngôi).
- Mộ nghịch long, tức là đầu mộ để dưới thấp, chân hướng về tổ sơn trên cao, con cháu loạn thần tặc tử, bất hiếu, bất trung.
- Mộ đang kết khí, kết thủy, kết mối mà bốc mộ dời đi: Con cháu suy sụp, chết bất đắc.
- Trùng táng hay trùng huyệt, tức là chôn nhằm chỗ mà trước đây đã có người chôn rồi; hoặc có xương thú như voi, trâu, bò: Con cháu bị bệnh nan y và chết trùng tang liên táng. Nghĩa là nhiều người chết liên tục trong vòng 3 năm.
- Trong gia đình có người chết trôi, chết nước phải lo đoạn nghiệp , vì sợ về sau sẽ có người chết chìm nữa.
Địa lý âm trạch (về mồ mả) những trường hợp đặt sai hướng mộ, đặt sai huyệt vị, đặt sai ngày giờ, hoặc phạm xung sát… đều phát tác rất nhanh, có trường hợp phạm nặng, phát tác ngày trong vòng 3 ngày sau khi đặt mộ, chậm nhất sau 3 năm cũng đã phát tác. 
Trường hợp mộ bị động do thay đổi địa chất, rễ cây đâm vào, trâu bò đánh phá hoặc do nhiều tác nhân khác, chỉ cần tu sửa lại, sắm bát cơm quả trứng, chai rượu, vàng mã, quần áo mã và con ngựa mã, trầu nước hương đăng (có điều kiện thì lễ lớn hơn) tạ lễ thổ thần là được.
Nếu muốn đổi vận phát tài phát phúc cho gia đình, phải chọn được ngôi đất mới thích hợp, Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu điểm trúng kết huyệt, tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, lại phải biết tuổi người chết có hợp để phù hộ lưu phúc cho con cháu hay không.
Tuyệt đối không nên động chạm nếu không gặp trường hợp phải di dời cho dự án chẳng hạn, không nên “Ma ngủ lại rủ ma dậy”.
2. Lựa chọn những nơi đất chôn mộ tốt:
- Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới. Khí đất của huyệt tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 60,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là vùng núi cao thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
- Kỵ nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm. Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Màu sắc của nước trong xanh, mùi thơm, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng, ruộng thì kỵ không có nước ở dưới huyệt.
- Ở các vùng nghĩa trang nơi quy tập nhiều mộ, thường bị tình trạng quá tải về diện tích, các mộ chen lấn nhau. Tránh huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm, hoặc nằm án ngữ ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đắc cách(tốt). Trường hợp đất đai quá hiếm không chọn được huyệt có phía trước thoáng rộng thì tối thiểu cũng phải có một khoảng đất trống nằm ngay phía trước huyệt mộ.
Quan sát cẩn thận hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì gia chủ bị bại không thể dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng tối kỵ chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt(hai đồi núi ôm lấy nhau, mộ ở phần giữa), phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…
Các bạn lưu ý rằng, nên nhờ một thầy chuyên gia có kinh nghiệm Phong Thuỷ chính tông tiến hành xem xét cẩn thận trước khi chôn, nếu không biết mà tự ý tiến hành thì sẽ dẫn đến những hậu qủa khó lường.
Nếu đã có nghĩa trang của dòng họ được thiết kế sẵn từ trước thì việc này rất đơn giản vì khi lập nghĩa trang đã có các Phong thủy sư tính toán cho rồi.  
- Tầm Long tróc mạch- Xác định Huyệt Khí-Mua cuộc đất đã tìm được- Tính toán, phân kim sẵn, bao gồm các bước như xác định Loan đầu,Thiên Môn, Địa hộ, xác định vị trí kết Huyệt- Tính toán thời gian đặt mộ, độ sâu và phương đặt để đạt được Huyệt Khí Bảo Châu...
- Nhiều khu vực vì đã có đất hay nghĩa trang từ trước nhưng không tụ đủ Khí phải thực hiện việc dẫn Long về để tụ Khí tại cuộc đất đã chọn. Nói tóm lại những điều nói trên rất phức tạp và là chuyên môn của các Phong Thủy Sư. Một việc rất quan trọng là phải cân được phúc đức của dòng họ của mình. Phúc phận của dòng họ đó như thế nào phải đặt vào khu Địa Huyệt có năng lượng tương đồng mới có kết quả. Không vì khu đất kết Huyệt quá to , quá mạnh, quá nhiều đời mà đặt vào khi phúc phận của dòng họ chưa đủ.Thông thường những gia đình bình thường về phúc phận chỉ cần một con giun cũng đủ cho một cuộc sống bình an, ổn định, đâu có cần tới những con Long, những Huyệt kết đắc địa. Những Huyệt lớn chỉ sử dụng cho những vị to lớn, những dòng họ đã đủ phước báu do Thiên định mà thôi (như Võ Nguyên Giáp chẳng hạn).
- Phù Địa: Là mạch đất chỗ chôn mộ ngày càng nổi lên cao, do thủy tụ làm cho đất nở trương ra. ( Khác với phù sa là đất bồi do hiện tượng xâm thực của cuồng lưu.)
- Đất xốp: Nhẹ và mịn màng gần ao hồ, sông, bể. Huyệt đào lên thấy đất đỏ mịn như tròng đỏ hột gà.
- Mộ kết: là mộ đã thụ được Linh Khí của Long mạch, tụ khí lại trong mộ và làm cho con cháu trong dòng họ đó làm ăn thuận lợi, gia đình , dòng họ thuận hòa và mạnh khoẻ. Có nhiều cách để kiểm tra mộ kết như bằng các phương pháp Cảm xạ, ngoại cảm, cảm nhận trường Khí...Có thể quan sát bằng mắt thường sẽ thấy ngôi mộ đó càng ngày càng nở ra do được tích tụ Linh khí của Long mạch, giống như những cái gò thường nổi lên do hiện tượng dư khí của Long mạch trên cánh đồng. Trên các ngôi mộ kết thường cỏ mọc rất nhanh và xanh tốt. Tại Hà Tĩnh, có ngôi mộ kết khi người nhà đi thăm mộ, khi về vứt bỏ những đoạn thân của bó hoa cúc ra ven mộ, vài ngay sau những đoạn thân đó đã mọc ra những cây cúc hết sức tươi tốt. Người xưa cũng dùng phương pháp này để xác định Huyệt kết. họ cắm những cành cây khô vào những cuộc đất nghi có mộ kết, nếu những cành khô đó nẩy mầm xanh tốt thì gần như chắc chằn nơi đó có Huyệt kết. Một quan sát khác nữa là nhìn những viên đá , bia mộ tại Huyệt, nếu mộ kết tức là làm cho những viên đá, bia mộ đó bóng loáng lên như được lau chùi bằng dầu bóng.Khi gặp trường hợp Mộ kết, tốt nhất là để nguyên không được dịch chuyển vì sẽ gây ra vô vàn rắc rối trong cuộc sống của dòng họ.
- Kết mối: Là mối (termite) tập hợp, tạo thành một lớp tường bảo vệ hài cốt kiên cố khỏi bị xâm phạm của tà khí. (Tin đồn rằng mộ ông nội của tổng thống Thiệu ở làng Tri-Thủy ở Phan-Rang kết mối)
- Kết thủy: Hay thủy tụ là hài cốt được một lớp nước trong bảo vệ qua nhiều chục năm như một thứ nước ướp xác. Nếu bốc mộ thì nước sẽ nhanh chóng hóa đục và hài cốt tức khắc ngã nàu đen. (Thầy địa lý cho rằng mộ ông nội của tiến sĩ Lê-Quý-Đôn ở huyện Duyên-Hà, tỉnh Thái-Bình, kết thủy?)
3. Thời gian cải táng và quy tập mộ: 
Theo tất cả các sách từ xưa để lại, thời gian tốt nhất trong năm là từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm. Không ai cải táng , quy tập mộ đầu năm cũng như sau Đông Chí . "Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Theo phong tục của người Việt Nam, người mất sau 3 năm thì cải táng, cũng là lúc con cháu mãn tang, tức là hoàn toàn hết để tang vong linh. Vì thế, việc cải tháng thường được tiến hành sau 3 năm chôn hung táng. Tuy nhiên, hiện nay thực tế môi trường địa lý và khí hậu có nhiều thay đổi, các hoá chất được sử dụng nhiều trong đất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hiện tượng sau 3 năm xác người chết chưa phân huỷ diễn ra khá phổ biến, nên nhiều gia đình lựa chọn giải pháp là để thời gian cải tháng lâu từ 4 đến 5 năm để tránh hiện tượng trên.Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của trưởng nam trong nhà, vì khi vong đã mất thì mọi sự may rủi đều gánh trên vai của người trưởng nam. Năm để tiến hành cải táng cũng phải được phù hợp với tuổi của người trưởng nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét