Trang

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Lịch sử tỉnh Thanh Hóa-Họ Tống-Tống Sơn - Hà Trung.

1. Tài liệu lịch sử về Tống Sơn - Hà Trung.
Huyện Hà Trung được hình thành từ rất sớm, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt Nam: Thời thuộc Hán, là miền đất thuộc huyện Dư Phát.
Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc triều, là miền đất thuộc huyện Kiến Sơ. Thời Tuỳ - Ðường, là miền đất thuộc huyện Nhật Nam và một phần thuộc huyện Sùng Bình. Thời Trần - Hồ, huyện Hà Trung thuộc Châu Ái, trấn Thanh Ðô; phần đất phía Bắc huyện Hà Trung ngày nay nằm trong huyện Tống Giang, thuộc châu Ái. Thời thuộc Minh, là phần đất chủ yếu của huyện Tống Giang. Thời Lê, đổi Tống Giang thành Tống Sơn và đặt phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc, Nga Sơn. Trong đó, huyện Tống Sơn là huyện Hà Trung ngày nay.
Thời Nguyễn, huyện Tống Sơn do phủ Hà Trung kiêm lý. Tống Sơn là đất xuất tích của triều Nguyễn. Năm Gia Long thứ 3, Tống Sơn được gọi là quý huyện, Gia Miêu được gọi là quý hương. Về sau, huyện Tống Sơn được đổi thành phủ Hà Trung. Sau năm 1945, phủ Hà Trung được đổi thành huyện Hà Trung. Năm 1977, sáp nhập hai huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn. Năm 1982, lại tách thành hai huyện như trước đây và lấy lại tên huyện Hà Trung, tách một phần đất của huyện để thành lập thị xã Bỉm Sơn, trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
2. Lịch sử tỉnh Thanh Hóa.
Từ thời kỳ dựng nước cho tới hiện đại, Thanh Hóa là đơn vị hành chính có số lần phân tách và sát nhập ít nhất của Việt Nam.
Thời kỳ dựng nước 
* Thanh Hóa xưa là bộ Cửu Chân và bộ Quân Ninh của nước Văn Lang. Thời Bắc thuộc 
* Nhà Hán: Thanh Hóa thuộc quận Cửu Chân. 
* Thời Tam quốc, nhà Đông Ngô trực tiếp cai trị, tách quận Cửu Chân thành hai quận: Cửu Chân và Cửu Đức. Quận Cửu Chân gồm đất Thanh Hóa ngày nay và một phần phía nam Ninh Bình. Cửu Chân được chia làm 7 huyện: Tư Phố, Di Phong, Cư Phong, Trạn Ngô, Kiến Sơ, Phù Lạc, Thường Lạc, Tùng Nguyên. 
* Thời nhà Lương: Lương Võ đế đổi Cửu Chân làm Ái Châu. 
* Nhà Tùy gọi là Cửu Chân quận. Mùa xuân 542, Lý Bí - mẹ đẻ là người Cửu Chân, khởi nghĩa thắng lợi, lập ra nước Vạn Xuân xưng là Lý Nam Ðế. Nhà Lương đàn áp. Lý Thiên Bảo là anh ruột Lý Bí rút về Dã Năng (huyện Bá Thước ngày nay) xưng là Ðào Lang Vương tiếp tục kháng chiến. Sau đó Thiên Bảo mất, Lý Phật Tử lên thay tức là Hậu Lý Nam Ðế. Năm 556, Lý Phật Tử đánh nhau với Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục - người tiếm ngôi của Lý Bí và là người đánh bại quân đội nhà Lương ở đầm Dạ Trạch - Quang Phục thua Phật Tử, chết ở cửa biển Lạch Trào (tức Cửa Hới ngày nay). Thời Đinh, Tiền Lê, Lý 
* Nhà Đinh và Tiền Lê gọi là đạo Ái Châu 
* Nhà Lý thời kỳ đầu gọi là trại Ái Châu, về sau vào năm Thuận Thiên 1 thì gọi là Phủ Thanh Hóa (Thanh: trong sáng; Hóa: biến hóa). Năm 1111, Cửu Chân đổi làm phủ Thanh Hoá. Tên Thanh Hoá bắt đầu có từ đây (Thanh: trong sạch; Hoá: biến hoá), dời lỵ sở từ Ðông Phố đến Duy Tinh (vùng đất các xã Văn Lộc, Mỹ Lộc, Thuần Lộc huyện Hậu Lộc ngày nay). Ruộng đất Thanh Hoá bắt đầu bị nhà vua lấy ban cho các đại thần dưới dạng phong ấp. Ðó chính là chế độ phong kiến hình thành ở nước ta. Thời Trần, Hồ Năm 1242 vua Trần Thái Tông đổi 24 lộ đời Lý thành 12 lộ, trong đó có Thanh Hóa phủ lộ. Năm Quang Thái thứ 10 (Trần Thuận Tông - năm 1397) đổi làm trấn Thanh Ðô. Trấn Thanh Ðô lúc này gồm 7 huyện và 3 châu (mỗi châu có 4 huyện). Trong đó, 7 huyện là: 
1. Huyện Cổ Ðằng: một phần đất huyện Hoằng Hóa ngày nay. 
2. Huyện Cổ Hoằng: một phần đất huyện Hoằng Hóa ngày nay. 
3. Huyện Ðông Sơn: là huyện Ðông Sơn ngày nay 
4. Huyện Cổ Lôi: huyện Thọ Xuân và một phần đất huyện Thường Xuân ngày nay. 
5. Huyện Vĩnh Ninh: là huyện Vĩnh Lộc ngày nay. 
6. Huyện Yên Ðịnh: là huyện Yên Ðịnh ngày nay. 
7. Huyện Lương Giang: là huyện Thiệu Hóa ngày. nay (dọc hai bờ sông Chu) cùng một phần đất của huyện Thọ Xuân thuộc tả ngạn sông Chu. 
Ba châu bao gồm: 
1. Châu Thanh Hóa gồm: huyện Nga Lạc (là huyện Ngọc Lặc và một phần đất huyện Thọ Xuân ngày nay); huyện Tế Giang (là vùng đất phía Tây huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Yên Lạc (là phía Ðông huyện Thạch Thành ngày nay); huyện Lỗi Giang (là huyện Cẩm Thủy và Bá Thước ngày nay). 
2. Châu Ái gồm: huyện Hà Trung (phần lớn huyện Hà Trung và phía Tây thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Thống Bình (tương đương với huyện Hậu Lộc ngày nay); huyện Tống Giang (tương đương phía Bắc huyện Nga Sơn, Ðông Bắc huyện Hà Trung và phía Ðông thị xã Bỉm Sơn ngày nay); huyện Chi Nga (tương đương phía Nam huyện Nga Sơn ngày nay). 
3. Châu Cửu Chân gồm: huyện Cổ Chiến (tương đương huyện Tĩnh Gia ngày nay); huyện Kết Thuế (tương đương phía Bắc huyện Tĩnh Gia và phía Nam huyện Quảng Xương ngày nay); huyện Duyên Giác (tương đương phía Bắc huyện Quảng Xương, bao gồm cả Bố Vệ, ngày nay); huyện Nông Cống (bao gồm các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyện Triệu Sơn ngày nay). Năm 1397, Trần Thuận Tông đổi làm trấn Thanh Đô, gồm 3 châu và 7 huyện: châu Thanh Hóa (gồm Nga Lạc, Tế Giang, Yên Lạc, Lỗi Giang); châu Ái (gồm: Hà Trung, Thống Bình, Tống Giang, Chi Nga);châu Cửu Chân (gồm: Cổ Chiến, Kết Thuế, Duyên Giác, Nông Cống); huyện Cổ Đằng; huyện Cổ Hoằng; huyện Đông Sơn; huyện Vĩnh Ninh; huyện Yên Định; huyện Lương Giang; huyện Cổ Lôi. Năm 1430, Hồ Hán Thương đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương. Sách "Ðại Nam nhất thống chí" chép: "Phủ này (tức phủ Thiên Xương) cùng Cửu Chân và ái Châu làm "tam phủ" gọi là Tây Ðô". Thời thuộc Minh, trấn Thanh Ðô đổi thành phủ Thanh Hóa (năm 1407 - theo Ðào Duy Anh). Sách "Ðại Nam nhất thống chí" cũng ghi: "Thời thuộc Minh lại làm phủ Thanh Hóa, lãnh 4 châu là Cửu Chân, ái Châu, Thanh Hóa, Quỳ Châu và 11 huyện". Trong đó, 11 huyện là Yên Ðịnh, Nông Cống, Vĩnh Ninh, Tống Giang, Cổ Ðằng, Nga Lạc, Lương Giang, Lỗi Giang, Ðông Sơn, Yên Lạc, Cổ Lôi. Thuộc Minh Nhà Minh đổi lại làm phủ Thanh Hóa như cũ, đặt thêm hai huyện: Lôi Dương, Thụy Nguyên. Về địa giới vẫn không đổi. Thời Lê, Nguyễn 
* Năm Thuận Thiên thứ nhất (năm 1428), chia nước làm 5 đạo, Thanh Hóa thuộc Hải Tây đạo 
* Năm Quang Thuận thứ 7 (năm 1466) đặt tên là Thừa Tuyên Thanh Hóa 
* Năm Quang Thuận thứ 10 (năm 1469) đổi là Thừa Tuyên Thanh Hoa, tên Thanh Hoa có từ đây. Thanh Hoa Thừa Tuyên theo "Thiên Nam dư hạ tập" lãnh 4 phủ, 16 huyện và 4 châu. 
* Nhà Lê, Thanh Hóa là thừa tuyên Thanh Hóa, gồm phần đất tỉnh Thanh Hóa ngày nay và tỉnh Ninh Bình (thời kỳ đó là phủ Trường Yên, trực thuộc) và tỉnh Hủa Phăn (Sầm Nưa) của Lào (thời kỳ đó gọi là châu Sầm). 
* Năm 1802 (năm Gia Long 1), gọi là trấn Thanh Hóa. 
* Năm 1831 (năm Minh Mệnh 12), đổi trấn thành tỉnh, bắt đầu gọi là tỉnh Thanh Hoa (Hoa: tinh hoa). 
* Năm 1841 (năm Thiệu Trị 1), lại đổi thành tỉnh Thanh Hóa (Nhiều địa danh miền Nam tránh gọi chữ Hoa như Chợ Đông Hoa đổi thành chợ Đông Ba, người dân không gọi hoa mà thay bằng bông, cầu Hoa cũng đổi thành Cầu Bông. Tên Thanh Hóa không đổi từ đó cho tới ngày nay. Như vậy, Huyện Tống Giang Tống Sơn mới xuất hiện vào thời Trần (Trần Thuận Tông - năm 1397), huyện Tống Sơn mới xuất hiện vào thời Lê và năm 1545 Chúa Nguyễn Hoàng mới được vua Lê cho vào trấn thủ ở Thuận Hóa. Như vậy, nếu nói lấy tên núi làm tên họ thì Tống ở Việt Nam xuất hiện rất muộn. Tuy nhiên, trong lịch sử nước ta đã có Tống Phúc Lâm 宋福林 (Tống Đức Lâm, 1456-?) người xã Nhất Trai huyện Thiện Tài (nay thuộc xã Minh Tân huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh), đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 15. Năm 1484 làm Hàn lâm viện Thừa chỉ đời vua Lê Thánh Tông, tức là họ Tống đã có trước khi Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam ít nhất phải trên 100 năm và Tống Phúc Lâm cũng không phải ở Huyện Tống Sơn thì lấy họ Tống ở đâu? Hơn nữa, rất nhiều địa danh, họ của người Việt đều lấy theo người Trung Quốc vì chúng ta chịu ảnh hưởng rất lớn của nền văn minh Hoa Hạ nên việc họ Tống xuất phát từ Trung Quốc cũng không có gì là lạ và việc tranh cải xem thủy tổ của chúng ta ở đâu không phải là vấn đề lớn lắm bởi chúng ta đã sinh sống ở nước Việt này hàng trăm năm rồi; ngay như tôi cũng đã là đời thứ 6 ở Đông Sơn, còn những cụ sinh ra cụ 6 đời của chúng tôi cũng đã sinh sống ở Việt Nam rồi. Vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Nước non này đã nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta hình hài, tiếng nói và văn hóa ứng xử nên đương nhiên Việt Nam là của chúng ta và chúng ta đích thị là người Việt Nam. Việc ngược dòng về thời cổ đại của tôi chỉ là muốn nói đến thủy tổ nguồn gốc và cũng muốn nói rằng: Tất cả con dân họ Tống ở khắp trăm miền, ở nơi sơn cùng thủy tận hay đô thị phồn hoa, ở châu Á, châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu ÚC hay đang lưu lạc tại Bắc cực, Nam cực cũng đều từ một nguồn cuội mà ra vì vậy cần phải thương yêu nhau, chia sẻ với nhau, đùm bọc nhau để cùng xây dựng một cộng đồng họ Tống an hòa, phát triển và cường thịnh. Anh có đồng ý với tôi không? Thưa anh, năm 2009 tôi đã có một dịp vào Tiền Giang công tác và có ghé qua TP Bến Tre quê anh chơi một hôm vì có mấy anh chị ở Bến Tre mời qua chơi. Tôi thực sự rất ấn tượng với đất và người quê anh, trong khi đó cũng chỉ mới là những người gốc ở nơi khác, còn anh vừa là người Bến Tre vừa là người gốc Thanh Hóa - nơi quê hương của tôi - vậy thì không có lý do gì mà tôi không quý mến anh nhiều hơn những người tôi đã gặp! Tôi hy vọng sẽ có một ngày nào đó anh ra Thanh Hóa để làm cuộc hành trình về với cuội nguồn, khi đó hãy thông báo cho tôi, tôi sẽ rất hân hạnh được đón tiếp anh và đưa anh về quê hương Gia Miêu - Ngoại Trang, về với Tống Sơn.
                                                                (Sưu tầm)

9 nhận xét:

  1. Tôi là người sinh sống nhiều năm ở Bỉm Sơn, có rất nhiều bạn họ Tống ! Họ đều nói rằng họ Tống cả xã Hà Lan và Hà Bắc hay nhiều nơi trong nước Việt cùng họ và cùng họ nhưng khác gốc ! Vì sao vậy ?! Tôi đã từng đọc trước đây có tài liệu nói rằng ; Thời Trần , khi đó bên Trung Quốc là triều Nam Tống đang bị quân Mông Cổ sắp thôn tính, triều Trần lúc bấy giờ có mối quan hệ cả hai bên Mông- Tống! Gs Trần Đại Sỹ có dẫn trong "Anh hùng Đông A Dựng cờ Bình Mông, hay Sách lược Trấn Bắc, Anh Hùng Bắc Cương" .... thì Trần Thủ Độ ... Có mối quan hệ với nhà Mông, (Liệu lịch sử có như vậy không hay chỉ là Dã Sử của Tg)- cha mẹ ông là Trần Thủ Huy và công chúa Lý Đoan Nghi đã từng sống bên Mông Cổ. Vũ Uy vương- con trai đầu của vua Trần Thái Tông lấy một người phụ nữ- người xuất thân từ dân dã nên không được lập làm Thái tử- là cha mẹ Trần Quốc Toản - người lấy công chúa Triệu Ngọc Hoa là có cơ sở - từng dẫn quân sang giúp nhà Tống chống lại quân Nguyên- Mông. Hiện nay con cháu các vị này bên TQ rất nhiều và đều coi VN là tổ quốc gốc ! ......Thế thì khi nhà Tống mất , trong đoàn quân và người TQ chạy sang Việt Nam lánh nạn thì có hoàng tử Tống- Triệu Trung đã được Trần Nhật Duật thu nhận làm gia tướng và đã từng tham chiến chống Nguyên trong trang phục Tống triều ! Tất cả những người chạy sang Việt Nam đều được cho ớ vùng xã Hà Lan ngày nay - cũng thuộc vùng trấn thủ của Trần Nhật Duật ! Vì để nhớ đến cố quốc mà họ đều đổi thành họ Tống ! Rất nhiều bạn của tôi mang họ Tống đều nói trùng với một số tài liệu tôi đã đọc. Tôi đang tìm lại mà chưa thấy ! Tôi rất yêu thích tìm hiểu về lịch sử nên có chút hiểu về vẫn đề này . Đây những mong là một thông tin cho con cháu họ Tống hay người yêu lịch sử tìm hiểu thêm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thông tin của cụ rất hay, nhưng tiếc là không có nguồn tham khảo.

      Xóa
  2. Suy nghĩ của bạn rất có lý, bạn có thể tìm hiểu thêm về địa danh Tống Sơn, Địa danh Gia Miêu, chúa Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng để rõ hơn về nguồn gốc Họ Tống;

    Trả lờiXóa
  3. Chào bạn, mình đang tìm hiểu về dòng họ Tống ở Làng Bùi Xá, Tổng trung Bạn, Huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, bạn nào có tư liệu hãy gửi qua mail: quynhem99@gmail.com giúp mình. Cảm ơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  4. Xin anh cho biết bài "Lịch sử tỉnh Thanh Hóa-Họ Tống-Tống Sơn - Hà Trung" anh sưu tầm là ở blog nào giúp tôi. Thực ra bài viết này do tôi viết trên blog của minh nhưng đến nay tôi ko nhớ địa chỉ, trên blog đó tôi đang viết dở về gia phả của gia đinh nhưng vì có 1 biến cố nên dừng lại, đến nay muốn viết tiếp thì ko tìm thấy địa chỉ blog nữa. Mong anh giúp đỡ. Xin chân thành cám ơn anh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cũng thấy đúng là tác giả copy thôi, nhưng chả sao đâu ạ. Blog và bài viết của tác giả có tác dụng lan truyền thông tin, vậy tốt rồi.

      Xóa
  5. Tôi là Tống Quang Hưng quê ở Bình Lục Hà Nam (tôi là 14 đời). Nghe các cụ kể lại, thì trước nữa là gốc ở Hà Trung Thanh Hóa. Thanks!

    Trả lờiXóa
  6. Các cụ hẳn giờ đã đều dùng facebook. Vậy mời các cụ tham gia và chia sẻ thông tin trên nhóm facebook "Kể sử làng" do em thành lập. Em là con cháu họ Tống ở Bắc ninh và luôn tìm kiếm thông tin về lịch sử dòng họ cũng như lịch sử các địa phương nói chung ạ

    Trả lờiXóa
  7. Nhóm facebook của em ở địa chỉ https://www.facebook.com/groups/623669691496437/

    Trả lờiXóa