Trang

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Bài thu hoạch đạo đức HCM chủ đề năm 2015: “Trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh”

      ĐẢNG BỘ CÔNG TY                             ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TNHH MTV KTCT THỦY LỢI

BÀI THU HOẠCH
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2015-2016

Họ và tên                           :   
Chức vụ - đơn vị công tác :   
Sinh hoạt tại chi bộ            : Văn phòng
     Sau khi học tập chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chủ đề năm 2015: “Trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi xin trình bày những vấn đề thu hoạch được về nhận thức, tự liên hệ bản thân và phương hướng phấn đấu rèn luyện của bản thân như sau :
I.VỀ NHẬN THỨC :
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực, “nói thì phải làm”
- Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân chính. Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp nhận gian dối trong bất kì việc gì. Trung thực làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn gắn liền với trách nhiệm.
- Trung thực, trước hết là sự trung thực với chính mình, nghiêm túc với chính mình, trung thực với người khác, không được “nói mà không làm”, “hứa mà không làm”. Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, Đảng viên” Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, Đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh (…), phải thật thà nhúng tay vào việc”. Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng phải luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đàng”. Đảng phải luôn tự đối mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.
- Trung thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người Cộng Sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hi sinh, cống hiến cả cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Trong công việc, trung thực phải luôn gắn bó với trách nhiệm.
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm
- Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái thác. Trách nhiệm là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý thực trách nhiệm của mỗi cá nhân là sự tự ý thức về các công việc phải làm, “Nhận rõ trái, phải, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “ Có tinh thần trách nhiệm cao”.
- Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực và trách nhiệm là lời nói đi đôi với làm. Đó là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương châm hoạt động, là biểu hiện sinh động, cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Trung thực, trách nhiệm là phải nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa thanh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng; để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Trung thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng, cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực; nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.
2.Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân bắt nguồn từ quan niệm của Người coi nhân dân là nguồn gốc của mọi sức mạnh. Người viết: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân". " Cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người".
- Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với nhân dân có nguồn gốc từ truyền thống dân tộc, từ những tình cảm tự nhiên, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam, từ những quan niệm: "Trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức", "tướng sĩ một lòng phụ tử", "khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc", "chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Phát huy truyền thống dân tộc, năm 1955, Người viết: "...với sự đoàn kết nhất trí của tất cả những người xứng đáng là con Lạc cháu Hồng - Mặt trận nhất định sẽ thành công trong việc đánh tan âm mưu Mỹ và bè lũ tay sai của chúng và thực hiện hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước Việt Nam yêu quý của chúng ta".
- Tư tưởng gắn bó với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ tổng kết kinh nghiệm của phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới. Người chỉ ra nguyên nhân không thành công của các phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là do chưa tập hợp đông đủ quần chúng nhân dân tham gia. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ cách Mỹ và cách mạng Pháp là cuộc cách mạng "không đến nơi", bởi kết quả cuối cùng là chính quyền rơi vào tay một thiểu số người và bảo vệ lợi ích của một nhóm ít người đó. Hồ Chí Minh nghiên cứu về cách mạng Nga và rút ra nhiều bài học về huy động, tập hợp lực lượng từ nhân dân, gắn bó với nhân dân và luôn bảo vệ lợi ích của đa số quần chúng nhân dân.
- Với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định phải bắt đầu từ giác ngộ, tổ chức tập hợp quần chúng. Truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, khơi dậy chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tập hợp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng là những nhân tố vô cùng quan trọng, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Khi nói về thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh khẳng định: "Nhất là vì lực lượng của cuộc toàn dân đoàn kết. Tất cả các dân tộc, các giai cấp, các địa phương, các tôn giáo đều nổi dậy theo lá cờ Việt Minh để tranh giành lại quyền độc lập cho Tổ quốc.
- Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết. Không ai chiến thắng được lực lượng đó". Khi nói về công việc "Kháng chiến kiến quốc", Người hỏi: "Ai thực hiện kháng chiến kiến quốc?" Và trả lời: "Trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân".
- Sự gắn bó với nhân dân trong những năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài và sau khi về nước không chỉ thể hiện quan điểm xuyên suốt gần dân, gắn bó với dân của Hồ Chí Minh, mà còn là một trong những nguyên nhân thành công trong cuộc đời cách mạng rất phong phú và nhiều gian nan của Người. Hai lần bị địch bắt và bị giam trong tù, Người chia sẻ những nỗi đau của bạn tù, của người nhà họ, của người dân những nơi Người bị áp giải đi qua. Tập thơ Nhật ký trong tù đã thể hiện rất sâu sắc điều đó. Trong những năm đầu đấu tranh giành chính quyền, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hi sinh, gian khổ, Người sống cùng dân, được nhân dân hết lòng hết sức giúp đỡ, chở che, nhân dân luôn ở bên Người, là nguồn lực, niềm tin vào lý tưởng vào cách mạng.
- Khi trở thành lãnh tụ của Đảng và Nhà nước, Người vẫn sống cuộc sống bình thường, ở trong ngôi nhà dành cho những người lao động. Dù bận giải quyết nhiều công việc hệ trọng, Người vẫn quan tâm sâu sắc trong cuộc sống hằng ngày của các tầng lớp nhân dân, phát hiện và thưởng hơn 5.000 huy hiệu Hồ Chí Minh cho những người tốt, việc tốt. Trong 10 năm (1959 - 1969), ở độ tuổi 70, Người đã có trên 700 lần đi xuống cơ sở thăm và tìm hiểu cuộc sống của nhân dân.
- Sự quan tâm đến con người, đến mọi tầng lớp nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong bản Di chúc, lời căn dặn và tâm nguyện cuối cùng của Người. Trong những lời căn dặn, Người yêu cầu Đảng, Nhà nước quan tâm thường xuyên đến mọi tần lớp nhân dân, không quên một ai, kể cả những người "lầm đường, lạc lối" hay những người là "hậu quả của chế độ cũ để lại". Người dặn Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân để xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới, bởi đây là "cuộc chiến khổng lồ", chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào dân.
- Tấm gương suốt đời gắn bó với nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn của một anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cách mạng thế giới, một nhà văn hóa kiệt xuất.
3.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
- Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh có tới 400 bài nói và viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật của Người là: "Đoàn kết làm ra sức mạnh"; "Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta"; "Đoàn kết là thắng lợi"; "Đoàn kết là then chốt của thành công". Đoàn kết là điểm mẹ. "Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt". "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".
- Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng.
- Đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết chặt chẽ, đoàn kết thực sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người nhấn mạnh, phải "thật thà đoàn kết". Với phương châm "cầu đồng tồn dị", Người nêu rõ: "Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, tầng lớp nhân dân" (...).
- Phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ.
- Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc (...).
- Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hào thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc.
- "Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thực sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau, phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân".
- Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, có trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.
Nội dung đoàn kết xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung ở các điểm sau:
+ Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là do sự đoàn kết trong Đảng đem lại, bởi nhờ đoàn kết trong Đảng mà dẫn tới đoàn kết toàn dân. Người viết: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ" mà "Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
+ Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Khi đã trở thành truyền thống thì mọi thế hệ cách mạng đều phải có trách nhiệm duy trì và bảo vệ. Trong Di chúc, Người căn dặn: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
+ Để thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là dân chủ và phê bình, tự phê bình. Người căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.
+ Để có sự đoàn kết thực sự, không chỉ cần thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà cần tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẻ với nhau. Năm 1966, Người bổ sung vào bản Di chúc cụm từ: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".
+ Trong điều kiện đảng cầm quyền Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức trong Đảng, chống lại can bệnh "quan liêu", tham nhũng, lãng phí", "xa dân". Theo Người, đảng cầm quyền có nhiệm vụ to lớn là lãnh đạo nhân dân xây dựng xã hội mới, tiến hành một "cuộc chiến đấu khổng lồ", xóa đi những gì đã cũ kỹ hư hỏng, xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi. Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn với bốn chữ "thật": "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm kiêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân".
II.VỀ LIÊN HỆ BẢN THÂN :
Là một đảng viên bản thân tôi phải thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như sau :
1 Ưu điểm
* Về ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên
Trong công tác, trong cuộc sống hàng ngày cũng như tại nơi cư trú tôi luôn luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng trong sáng, chân chính; luôn làm gương cho gia đình , quần chúng nhân dân noi theo.
* Về ý thức trách nhiệm, tâm huyết với công việc
Luôn tận tâm và trách nhiệm nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chấp hành tuyệt đối sự phân công của tổ chức; luôn tự giác học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lí luận chính trị để đáp ứng tốt  nhất yêu cầu nhiệm vụ được giao nhất là trong thời hội nhập, WTO...
* Về chống chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, thực hiện theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng, tôi đã và đang tránh được các bệnh nguy hiểm như: lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa, mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tích kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của cách mạng, của nhân dân, chỉ lo cho lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích của tập thể, suy bì, kiêu căng, kèn cựa, lãng phí, tham ô, trục lợi, thích địa vị, quyền hành...
Về tính trách nhiệm tôi luôn làm việc siêng năng, sáng tạo, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm, tiết kiệm thì giờ và tiền của dân, , luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, không tham địa vị, tiền tài, sung sướng, không ham người tâng bốc mình, thích quang minh chính đại, thẳng thắn, không tự cao tự đại, luôn học tập cầu tiến bộ, không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; khiêm tốn, đoàn kết, không dối trá lừa lọc...
* Giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống người đảng viên, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân với  tập thể, với đồng chí, đồng nghiệp và nhân dân nơi cư trú
Về bệnh quan liêu, tôi đã tránh được các bệnh như: nói nhiều hơn làm, kém kiến thức và năng lực đối với công việc được giao, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng, tạo ra và tìm ra cách hưởng quyền lợi...
Về tham nhũng, tôi không ăn cắp của công làm của tư, không đục khoét của dân, chi tiêu ít mà khai nhiều, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể.
* Ý thức tổ chức, kỷ luật, thực hiện tự phê bình và phê bình theo tấm gương Hồ Chí Minh
Bản thân đã thực hiện tốt tự phê bình và phê bình ở chi bộ một cách thẳng thắn, trung thực với tư cách là đảng viên có tinh thần tự phê bình và phê bình cao, luôn ý thức xây dựng được một tập thể vững mạnh có sự thẳng thắn trong phê bình - tự phê bình, từng cá nhân đều sống và làm việc theo pháp luật.
* Gương mẫu và giáo dục các thành viên trong gia đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá
Đối với gia đình, tôi luôn tâm niệm là một người luôn có đạo đức chân chính, luôn phấn đấu là một tấm gương tốt để hoàn thiện mình theo lý tưởng Chân, Thiện, Mỹ cho con cái học tập, luôn nêu gương từ việc lớn đến việc nhỏ, từ  đạo đức trong công việc tới đạo đức hàng ngày...
2. Nhược điểm
Đấu tranh phê bình chưa khôn khéo nên hiệu quả không cao; chưa mạnh dạn và kiên quyết trong công tác đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, quan hệ quần chúng chưa thường xuyên, ……
3. Phương hướng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh
+ Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức -  Phải luôn phấn đấu cho lời nói phải đi đôi với việc làm, tránh nói nhiều làm ít, nói mà không làm, nói một đằng, làm một nẻo, phải phấn đấu góp phần nhỏ của mình để làm sao cho xã hội ta không còn những kẻ đạo đức giả, và càng không cho phép những kẻ đạo đức giả đi dạy dỗ người khác về đạo đức. Về việc nêu gương, phải tự đặt ra cho mình một nguyên tắc rất cơ bản là phải nêu gương về đạo đức như tôi đã  thấy ở Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm gương đạo đức trong sáng tuyệt vời.        
+ Xây đi đôi với chống. Muốn xây dựng đạo đức cùng với việc rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, nhất thiết phải chống những biểu hiện sai trái xấu xa, trái với những yêu cầu của đạo đức mới. Do đó  bản thân tôi phải kiên quyết tránh xa các tệ nạn, những tiêu cực, những sự thái hóa biến chất, v.v...đang diễn ra hàng ngày trong một bộ phận cán bộ đảng viên công chức hiện nay.
            Là một cán bộ, Đảng viên, tôi nghĩ rằng rèn luyện theo tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh cô đọng bằng các tiêu chí sau đây:
- Yêu nước, đoàn kết
- Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư
-Tích cực hội nhập và hội nhập với kết quả thiết thực.
- Đấu tranh với chính mình.
- Học phải đi đôi với hành.
- Cần học tập thường xuyên, lâu dài.
- Dũng cảm tự phê bình và biết phê bình.
- Luôn phải tự soi lại chính mình.
- Dân chủ và kỷ luật, phục vụ hiệu quả hơn cho sự nghiệp xây dựng giáo dục mà trước tiên là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình rthuyr lợi Gia Lai đã đề ra .
Học tập gương đạo đức của Người trước hết cần đấu tranh với chính mình trước những cám dỗ của cuộc sống thường nhật, của những ham muốn bẩm sinh của con người. Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chiến thắng chủ nghĩa cá nhân là rất khó khăn, nhưng nếu thấm nhuần đạo đức của Bác Hồ thì chúng ta sẽ dần dần khắc phục và chiến thắng. Cùng với tập thể, với đồng chí, đồng nghiệp, với quần chúng, thông qua sinh hoạt, học tập, phê bình và tự phê bình, chúng ta phải thẳng thắn chân tình, trên tinh thần xây dựng tập thể, không vì lợi ích riêng của bản thân mình mà ảnh hưởng tới toàn bộ tập thể. Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" mỗi chúng ta phải có một chương trình hành động cụ thể, gắn học những lời Bác dạy, với sửa chữa, tu dưỡng phẩm chất, hành động hằng ngày. Mỗi cán bộ, đảng viên, người giữ những chức vụ quan trọng càng cần phải thực hiện nghiêm túc hơn, chuyển biến rõ rệt hơn và thực sự là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo./.
                                                                        Gia Lai, ngày 7 tháng 12 năm 2015
                                                                                    Người viết thu hoạch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét