Trang

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Vài trận chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử dân tộc Việt

Vài trận chiến nổi tiếng nhất trong lịch sử dân tộc Việt

1. Trận Bạch Đằng, 938
Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam ta – thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức – do Ngô Quyền chỉ huy đập tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng nhờ kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ 2Trước chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối, và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc.
Quân dân Việt dưới sự lãnh đạo của Ngô Quyền Sau chiến thắng vang dội này, vị danh tướng Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị “vua của các vua” trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông. 
Về Ngô Quyền: Ngô Quyền, người làng Đường Lâm (nay là xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Tây) cùng quê với Phùng Hưng.Ông sinh năm 897, con trai thứ sử Ngô Mân, một hào trưởng địa phương. Được truyền thống địa phương hun đúc, được cha dạy bảo, từ tấm bé Ngô Quyền đã tỏ ra có ý chí lớn. Thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, chăm rèn võ nghệ. Sử cũ miêu tả ông “vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có chí dũng, sức có thể nhấc vạc dơ cao”.Năm 920, Ngô Quyền đi theo Dương Đình Nghệ, một tướng của họ Khúc ở đất ái Châu (Thanh Hóa). Dương Đình Nghệ là anh hùng dân tộc từng có công đánh đuổi giặc Nam Hán, chiếm được thành Đại La năm 931, thúc đẩy bước tiến của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Dương Đình Nghệ lên cầm quyền, tự xưng Tiết độ sứ, giao cho Ngô Quyền cai quản Châu ái. Yêu mến tài năng và nhiệt huyết cứu đời, giúp nước của Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ đã gả con gái cho ông. 
Hoàn cảnh trận chiến
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán – một trong 10 nước thời Ngũ đại Thập quốc nằm liền kề với Tĩnh Hải quân – giành lại quyền tự chủ cho người Việt ở Tĩnh Hải quân, tự xưng là Tiết độ sứ.Năm 937, Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ. Con rể và là một tướng khác của Đình Nghệ là Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng ra đánh Công Tiễn để trị tội phản chủ.Công Tiễn sợ hãi, bèn sai người sang cầu cứu Nam Hán. Vua Nam Hán là Lưu Nghiễm nhân cơ hội đó bèn quyết định đánh Tĩnh Hải quân lần thứ hai.Lưu Nghiễm cho rằng Dương Đình Nghệ qua đời thì Tĩnh Hải quân không còn tướng giỏi, bèn phong con trai thứ chín là Lưu Hoằng Tháo làm “Bình Hải tướng quân” và “Giao Chỉ vương”, thống lĩnh thủy quân. 
Diệt nội phản trước: Năm 938, sau khi tập hợp các hào kiệt trong nước đứng về phía mình, Ngô Quyền mang quân từ Ái châu ra thành Đại La đánh Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô lập không chống nổi, trông chờ viện binh của Nam Hán.
 
Ngô Quyền bàn kế với các tướng lĩnh Vua Hán Lưu Nghiễm cho con là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao Vương, đem 2 vạn quân sang với danh nghĩa là cứu Công Tiễn. Lưu Nghiễm hỏi kế ở Sùng Văn hầu là Tiêu Ích. Ích nói: “Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến.” – Sùng Văn Hầu Tiêu ÍchVua Hán đang muốn hành quân nhanh để đánh chiếm lại Tĩnh Hải quân, nên không nghe theo kế của Tiêu Ích, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào. Lưu Nghiễm tự mình làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.Trong khi vua Hán đang điều quân thì Ngô Quyền đã tiến ra thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Công Tiễn bị cô thế không đủ sức chống lại nên thành nhanh chóng bị hạ. Lúc đó quân Nam Hán vẫn chưa tiến vào tới biên giới. 
Mượn cọc nhọn và thuỷ triều: Vùng cửa sông và vùng hạ lưu sông Bạch Đằng được Ngô Quyền chọn làm chiến trường quyết chiến. Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng. Dân gian ở đây đã có câu ca dao:
Con ơi nhớ lấy lời cha Gió to sóng cả động qua sông Rừng
Sông Rừng thường có sóng bạc đầu nên mới có tên gọi Bạch Đằng giang. Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển Đông vào nội địa nước ta. Cửa biển Bạch Đằng to rộng, rút nước từ đồng bằng Bắc Bộ đổ ra Vịnh Hạ Long. Từ cứa biển ngược lên gần 20km là đến cửa sông Chanh. Phía hữu ngạn có dãy núi đá vôi Tràng Kênh với nhiều hang động, sông lạch và thung lũng. Hạ lưu sông Bạch Đằng chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạ n h . Lúc triều dâng, nước trải đôi bờ đến vài kilômét. Lòng sông vừa rộng, vừa sâu từ 8-18m. Khi triều xuống, vào độ nước cường, nước rút đến hơn 30cm trong một giờ, ào ào xuôi ra biển, mực nước.

Vị trí trận chiến Bạch Đằng 938
Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, ông bảo với các tướng tá rằng : “Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại, đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.” – Ngô Quyền.

 
Chiến thuyền của Ngô Quyền
Ngô Quyền đã huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông Bạch Đằng. Khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến.
 
Ngô Quyền đã huy động quân dân vào rừng đẵn gỗ, vót nhọn, bịt sắt
Vào một ngày cuối đông năm 938, trên sông Bạch Đằng, vùng cửa biển và hạ lưu, cả một đoàn binh thuyền của do Hoằng Tháo chỉ huy vừa vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng.Quân Nam Hán thấy quân của Ngô Quyền chỉ có thuyền nhẹ, quân ít tưởng có thể ăn tươi, nuốt sống liền hùng hổ tiến vào. Ngô Quyền ra lệnh cho quân bỏ chạy lên thượng lưu. Đợi đến khi thủy triều xuống, ông mới hạ lệnh cho quân sĩ đổ ra đánh. Thuyền chiến lớn của Nam Hán bị mắc cạn và lần lượt bị cọc đâm thủng gần hết. Lúc đó Ngô Quyền mới tung quân ra tấn công dữ dội. Quân Nam Hán thua chạy, còn Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ.Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành “thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui” (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên “Cung” của ông là xấu.Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
 
Quân ta mai phục
Sau này trong Trận Bạch Đằng, 1288, Trần Hưng Đạo đã vận dụng lối đánh này để đánh thắng quân Nguyên Mông. 
Điều kiện thành công Chiến thuật quân sự của Ngô Quyền rất độc đáo và đúng như nhận định của Lê Văn Hưu: “Mưu giỏi mà đánh cũng giỏi” hoặc “mưu tài đánh giỏi” như trong Đại Việt Sử ký Toàn thư. Tuy nhiên, theo các nhà quân sự, việc áp dụng chiến thuật lấy cọc nhọn đâm thuyền địch muốn thành công cần có sự kết hợp chặt chẽ với một số mưu mẹo khác.Chúng ta sẽ đi sâu phân tích nghệ thuật quân sự trong trận chiến này.Vậy Ngô quyền đã sử dụng mưu kế gì trong trận đánh này? Có thể nói Ngô quyền đã sử dụng “liên hoàn kế” cụ thể là: “phao bác dẫn ngọc”“thượng tầng trừu đê” tức lên lầu rút thang.Đầu tiên Ngô Quyền giả thua trận rút lui vào cửa sông Bạch Đằng để dụ Hoằng Tháo đuổi theo, song việc dụ thế nào để quân địch đuổi theo cũng là một vấn đề, từ đây chứng tỏ rằng Ngô Quyền hiểu rất rõ về quân địch, đặc biệt là Hoằng Tháo – người cầm đầu của quân Nam hán. Để Hoằng Tháo mắc mưu, đuổi theo quân của mình thì việc giả thua cũng không hề đơn giản. Phải làm thế nào cho quân địch tin rằng mình thua thực sự và rút lui là một điều tất yếu, đồng thời cũng không được để cho quân địch biết được quân ta có phục kích! Dựa vào tâm lí muốn đuổi giết tới cùng mà Ngô Quyền đã dụ được quân Nam Hán vào cửa sông đó là kế“phao bác dẫn ngọc” 
Quân Nam Hán tiến vào xâm lược nước ta
Kế “lên lầu rút thang” là chỗ tinh tuý nhất của trận chiến, để áp dụng được kế này đòi hỏi người dùng nó phải nắm chắc được những điều dưới đây: 
Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng bãi cọc đã đóng giăng bẫy khi thuỷ triều còn cao, bãi cọc chưa bị phát lộ. 
Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thuỷ triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới bãi cọc rồi, thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.Chỉ khi có đủ hai điều kiện trên, mưu kế mới phát huy tác dụng. Nếu nước triều rút quá sớm so với dự định, bãi cọc sớm phát lộ, thuyền địch sẽ biết và tránh xa cảnh giác, như vậy mưu sự hỏng. Không những thế, rất có thể chính các thuyền phía quân mình sẽ bị vướng cọc, thành“gậy ông đập lưng ông”.Nếu nước triều rút quá muộn so với dự định, thuyền chiến của địch cứ thế vượt qua, không có trở ngại gì, coi như bãi cọc đóng xuống vô tác dụng. Đây chính là trường hợp mà các nhà quân sự Việt Nam đã ghi lại của trận Bạch Đằng, 981, quân Tống đã vượt qua bãi cọc để vào được đất liền mà không bị trở ngại (tuy nhiên sau đó vẫn bị mắc mưu Lê Hoàn và đại bại).

 
Quân và dân ta phản công
Vì vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọn một cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng lộ trình mình muốn và đến vào thời điểm mình muốn mang ý nghĩa quyết định. Mưu sự thành công có thể quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi và Ngô Quyền đã thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên.Người vận dụng lại mưu kế này là Trần Hưng Đạo trong trận Bạch Đằng, 1288 cũng biết cách kết hợp áp dụng chính xác như vậy nên lại lập đại công phá quân Nguyên. Đời sau nghe chuyện dùng cọc đâm thuyền địch có vẻ dễ dàng, nhưng khi áp dụng cụ thể mới thấy không hoàn toàn dễ dàng để có thắng lợi như sử sách đã ghi. Không phải ngẫu nhiên mà cả Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều được xem là danh tướng trong lịch sử Việt NamÝ nghĩa của trận đánh này“Lưu Cung tham đất đai của người, muốn mở rộng bờ cõi, đất đai chưa lấy được mà đã hại mất đứa con của mình và hại cả nhân dân, tức như Mạnh Tử nói: “Đem cái mình không yêu mà hại cái mình yêu” vậy chăng?” – Ngô Sĩ Liên“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đến, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.” – Ngô Sĩ LiênTrận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN – 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
 
Chiến thằng Bạch Đằng 938
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc dụ mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc…, nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: “Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục” (theo Đường thư).Từ đầu công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sát nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.Ngô Quyền – người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 – trở thành vị vua có “công tái tạo, vua của các vua” theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là “vị tổ trung hưng” của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các nhà Lý, Trần, Lê.
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá: “Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu” – Việt sử tiêu án – Ngô Thì SĨ.
2. Trận Như Nguyệt, 1077 – Lý Thường Kiệt phạt Tống
Trận Như Nguyệt là một trận đánh lớn diễn ra ở một khúc sông Như Nguyệt (hay sông Cầu) vào năm 1077, là trận đánh có tính quyết định của cuộc Chiến tranh Tống – Việt, 1075-1077, và là trận đánh cuối cùng của triều Tống của Trung Quốc trên đất Đại Việt. Trận chiến diễn ra trong nhiều tháng, kết thúc bằng chiến thắng của quân Đại Việt do Lý Thường Kiệt chỉ huy và thiệt hại nhân mạng lớn của quân Tống, đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của họ, buộc họ phải thừa nhận Đại Việt là một quốc gia.
Lịch sử nước ta từ cổ chí kim thường chống giặc ở tư thế tự vệ khi địch đã xâm phạm bờ cõi. Duy chỉ có Lý Thường Kiệt dám nghĩ tới việc “Tiên phát chế nhân”, ông khẳng khái tâu Vua: “Ngồi im đợi giặc không bằng chủ động đem quân ra trước để chặn thế mạnh của giặc”. 
Bối cảnh của cuộc chiếnTháng giêng năm 1072, triều đình nhà Lý “lục **c”. Vua Lý Thánh Tông băng hà, vua Lý Nhân Tông 6 tuổi nối ngôi. Phe theo Thái hậu Thượng Dương và Thái sư Lý Đạo Thành, phe kia theo Thái phi Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt. Tuy Thái hậu Thượng Dương và Thái sư Lý Đạo Thành xét về vị trí chức tước trong triều thì hơn hẳn Thái phi Ỷ Lan cùng Thái úy Lý Thường Kiệt nhưng “vị thế” lại không bằng. Vì lẽ: Thái phi là thân mẫu của vua Lý Nhân Tông còn Thái úy thì nắm giữ quân đội. Việc tranh giành quyền lực tột độ đã nảy sinh sự biến. Đại Việt sử ký toàn thư viết, Thái phi Ỷ Lan nói với vua trẻ: “Mẹ già đã khó nhọc nuôi nấng con, mới có ngày nay. Bây giờ đã được phú quý thì người khác giành mất chỗ, biết đặt mẹ già vào chỗ nào”. Vua Lý Nhân Tông bèn sai giam Thái hậu Thượng Dương và 72 thị nữ rồi ép phải chết theo vua Lý Thánh Tông. Lý Đạo Thành bị giáng chức làm Tả Gián nghị đại phu phải ra coi châu Nghệ An. Ỷ Lan trở thành Thái hậu nhiếp chính còn Lý Thường Kiệt được phong làm Phụ Quốc Thái úy, trông coi cả việc văn lẫn việc võ trong triều.
Bị giáng chức “đày” ra Nghệ An, Lý Đạo Thành lập Viện Địa tạng trong thờ tượng Phật và vị hiệu vua Lý Thánh Tông.Xưa nay, ngẫm lịch sử: Cứ mỗi khi nội bộ triều chính của nước ta “bất hòa” thì mối nguy họa ngoại xâm phương Bắc là điều rất dễ xảy ra. Vào thời điểm những năm sau 1072 này, nhà Tống quyết định thôn tính nước ta vì mấy nguyên nhân sau: Thứ nhất, việc mất đoàn kết trong triều đình nhà Lý khiến thế nước suy giảm. Thứ hai, nhà Tống lo ngại việc thay đổi “nhân sự” trong triều đình Đại Việt sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của họ. Và điều thứ ba còn quan trọng nữa: Tháng 2 năm 1075, nước Liêu đe dọa biên giới phía Bắc nước Tống. Liệu thế không cự nổi, Tể tướng Vương An Thạch hiến kế với vua Tống cắt 700 dặm đất Hà Đông biếu nước Liêu để hòa hoãn, tiếp đó, tập trung binh lực đánh Đại Việt để tăng cường thế mạnh áp đảo lại nước Liêu. Đó cũng là kế sách đẩy mâu thuẫn từ bên trong ra bên ngoài của Vương An Thạch khi bị các phe phái khác trong triều công kích… Trước khi động binh, nhà Tống “xúi giục” Chiêm Thành quấy nhiễu phía Nam nước ta.Trước tình cảnh này, Thái hậu Ỷ Lan và Thái úy Lý Thường Kiệt đã làm được một điều vĩ đại mà ít người nhắc đến: Hòa hợp phe phái, đoàn kết nhân tâm cùng nhau bàn cách chống họa ngoại xâm.Thái úy Lý Thường Kiệt nhận mệnh vua đích thân vào Nghệ An phong chức Thái Phó, Bình chương quân quốc trọng sự cho Lý Đạo Thành và mời ông trở lại kinh đô. Chức quan này của Lý Đạo Thành trông coi tất cả việc triều chính trong nước. Còn với Lý Thường Kiệt, ông nắm quân đội lo việc đối phó với giặc ngoại xâm.Nhà Tống, Trung Quốc vào thế kỷ 11 có ý định xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ, nhằm giải quyết một số khó khăn về đối nội và đối ngoại, đồng thời trả thù lần thất bại trong cuộc chiến tranh Tống-Việt lần 1 trước đó. Họ ra sức chuẩn bị cho việc tiến công Đại Việt: xây dựng đường giao thông, cơ sở chứa lương thực, huấn luyện binh sĩ, cho quân đóng trại sát biên giới Tống-Việt.Nhà Lý sớm nhận ra ý định này của nhà Tống nên đã thực hiện một chiến dịch đánh đòn phủ đầu vào cuối năm 1075 đầu năm 1076, phá hủy các căn cứ hậu cần chuẩn bị cho chiến tranh của nhà Tống. Nhà Tống vẫn quyết tâm tiến hành chiến tranh, vua Tống Thần Tông cử Quách Quỳ chỉ huy, Viên ngoại lang Bộ Lại Triệu Tiết làm phó tướng cho cuộc tấn công thay đổi kế hoạch và chuẩn bị kỹ hơn cho cuộc tiến quân. Họ điều động cả bộ binh lẫn thủy binh nhằm chuẩn bị đánh Đại Việt.
Trước binh lực mạnh của nhà Tống, Lý Thường Kiệt quyết định chọn chiến lược phòng thủ ông dùng các đội quân của các dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc nhằm quấy rối hàng ngũ của quân Tống. Các tướng Lưu Kỹ, phò mã Thân Cảnh Phúc, Vi Thủ An đem quân hãm bước tiến quân Tống ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, đồng thời chặn một bộ phận thủy quân của nhà Tống từ Quảng Đông xuống… Sau khi chặn đánh quân Tống không thành tại vùng núi phía Bắc, Lý Thường Kiệt lui quân về phía nam Sông Cầu. Được sự giúp sức của nhân dân, Lý Thường Kiệt đã xây dựng một phòng tuyến trên sông Như Nguyệt (Một đoạn của khúc sông Cầu) để biến nơi đây là nơi diễn ra trận đánh quyết định của cả cuộc chiến. 
Lực lượng: Quân Tống huy động khoảng 100.000 quân chiến đấu (45.000 binh từ biên giới với Liêu Hạ, số còn lại là binh trưng tập), 10.000 ngựa, 200.000 dân phu, đồng thời có sự hỗ trợ từ lực lượng thủy binh. Quân đội có kinh nghiệm chiến đấu dày dạn trang bị tốt với máy bắn đá và hỏa tiễn. Chỉ huy là Quách Quỳ và phó chỉ huy là Triệu Tiết cùng với nhiều tướng khác được điều về từ miền bắc Tống. Trong số này 4,5 vạn là quân rút từ miền biên giới Liêu Hạ, do 9 tướng chỉ huy. Số còn lại là trưng tập ở các lộ, đặc biệt là các lộ dọc đường từ kinh đô đến Ung Châu.
 
Trận đánh trên sông Như Nguyệt diễn ra hết sức ác liệt
Bô phận quân chủ lực của nhà Lý gồm thủy binh và bộ binh phòng thủ và chiến đấu tại sông Như Nguyệt có 60.000 quân và một số lực lượng không tham gia trực tiếp vào trận đánh dùng để hãm chân và quấy rối tiếp vận phía sau có tầm trên 15.000. 
Chiến trường: Đoạn sông Như Nguyệt mà Lý Thường Kiệt chọn lựa xây dựng phòng tuyến có vị trí mang tính chiến lược: có núi ở cả hai bên bờ, đoạn sông có chiều dài khá rộng lên hơn 100 mét, vắt ngang con đường dễ dàng nhất để vượt qua sông Cầu, con sông chặn mọi đường trên bộ có thể dùng để tiến quân vào Thăng Long. Khu vực phòng thủ mà Lý Thường Kiệt xây dựng chạy dài từ chân núi Tam Đảo (khoảng Đa Phúc) với nhiều chỗ núi ăn sát bờ sông hoặc rừng cây có mật độ dày đặc. Địa hình này có thể được lợi dụng để ngăn việc vượt sông dễ dàng, tạo điều kiện cho quân nhà Lý không cần phải xây dựng một chiến tuyến dài hết nam sông Như Nguyệt mà chỉ cần xây ở các khu vực đường giao thông, quan trọng nhất là đoạn Như Nguyệt, Thị Cầu và Vạn Xuân.
 
Lược đồ trận chiến Như Nguyệt
Chiến lũy của phòng tuyến được xây dựng bằng đất có đóng cọc tre dầy mấy tầng làm dậu. Dưới bãi sông được bố trí các hố chông ngầm tạo thành một phòng tuyến rất vững chắc. Quân của nhà Lý đóng thành từng trại trên suốt chiến tuyến, mà quan trọng nhất là ba trại ở Như Nguyệt, Thị Cầu, Phấn Động. Mỗi trại binh có thể có thêm thủy binh phối hợp. Quân chủ lực do chính Lý Thường Kiệt chỉ huy đóng ở phủ Thiên Đức, một vị trí có thể cơ động chi viện nhiều hướng và khống chế mọi ngả đường tiến về Thăng Long.Quân Tống cũng đóng dọc theo hai bờ sông, tập trung ở các vị trí quan trọng: phó tướng Triệu Tiết đóng tại khu vực mà ngày nay là thôn Mai Thượng, xã Mai Đình, Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khoảng đối diện bến Như Nguyệt; quân chủ lực do Quách Quỳ chỉ huy đóng tại phía đông cách Triệu Tiết chừng 30 km khoảng đối diện với Thị Cầu. Một bộ phận khác đóng tại các vị trí cần thiết, các ngọn núi quan trọng như núi Phượng Hoàng và núi Tiên, phòng trường hợp bị quân nhà Lý tiến công hoặc có thể tổ chức vượt sông nếu hoàn cảnh cho phép.

 
Nhân dân đóng cọc tre ngăn quân thù trên sông Như Nguyệt 
Trận đánh Quân Tống tấn công lần thứ nhất: Quân Tống dưới sự chỉ huy của Quách Quỳ tiến tới bờ bắc sông Như Nguyệt không khó khăn lắm. Quách Quỳ thấy vậy cũng muốn thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh mà vua Tống đã đề ra. Nhưng vì thủy binh chưa đến, Quách Quỳ quyết định cho quân đóng trại tại bờ bắc sông Như Nguyệt đối diện với phòng tuyến của quân nhà Lý để chờ thủy binh hỗ trợ cho việc vượt sông. Quách Quỳ không hề biết rằng cánh thủy quân do Dương Tùng Tiên chỉ huy đã bị thủy quân Đại Việt do Lý Kế Nguyên chỉ huy đã chặn đánh quyết liệt, liên tục tập kích hơn 10 trận. Đặc biệt với thảm bại tại sông Đông Kênh, thủy quân Tống buộc phải rút lui về đóng án binh bất động ở cửa sông.Sau một khoảng thời gian chờ đợi không thấy thủy quân đến hội sư, khoảng đầu tháng 2 năm 1077, Quách Quỳ dự định tổ chức vượt sông mà không có sự hỗ trợ của thủy quân. Tuy nhiên vì trước trại của Quách Quỳ tại Thị Cầu có một trại quân mạnh của nhà Lý án ngữ khiến ông không dám cho quân vượt sông ở Thị Cầu. Cùng lúc, tướng Miêu Lý đóng tại Như Nguyệt báo với Quách Quỳ rằng quân Lý đã trốn đi và xin lệnh đem binh vượt sông. Quách Quỳ chấp nhận và tướng Vương Tiến bắc cầu phao cho đội xung kích của Miêu Lý khoảng 2.000 người vượt sông.

 
Tranh minh họa Thái úy Lý Thường Kiệt dẫn quân đánh giặc Tống
Lợi dụng được yếu tố bất ngờ, cuộc vượt sông đã thành công, đội xung kích của quân Tống đã chọc thủng được phòng tuyến của quân Lý, sẵn đà thắng, Miêu Lý định tiến nhanh về Thăng Long nhưng đến vùng Yên Phụ, Thụy Lôi thì bị phục kích, bao vây, và chặn đánh dữ dội tại cầu Gạo, núi Thất Diệu. Miêu Lý cùng những binh sĩ còn sống chạy về phía Như Nguyệt nhưng đến nơi thì cầu phao đã bị hủy và gặp quân nhà Lý đón đánh và bị diệt gần hết, dù quân Tống đóng bên bờ bên kia có cố gắng cho bè sang hỗ trợ. Thất bại của Miêu Lý đã làm cho Quách Quỳ hết sức tức giận và định xử tử viên “tướng kiêu” này. Mô tả trận đánh này, một tác giả đời Tống viết: “Binh thế dứt đoạn, quân ít không địch nổi nhiều, bị giặc ngăn trở, rơi xuống bờ sông”.Quân Tống tấn công lần thứ haiSau thất bại này, Quách Quỳ nhận ra quân nhà Lý không bỏ bất cứ đoạn nào trên phòng tuyến, nên ông không dám vượt sông mà không có thủy binh nữa nên buộc phải chờ thủy binh tới. Vì thủy binh quân Tống khi ấy đã bị chặn lại ngoài biển nên không tiến vào được, buộc Quách Quỳ phải tổ chức đợt tấn công lần hai mà không có sự hỗ trợ của thủy binh. Lần này, quân Tống dùng một lực lượng mạnh hơn nhiều so với lần trước và đóng bè lớn với sức chưa khoảng 500 quân để vượt sông.

 
Quân Tống gặp phải sự kháng cự quyết liệt từ quân dân nhà Lý
Quân Tống ồ ạt đổ sang bờ nam nhưng họ phải vừa ra sức chặt lớp trại rào tre, vừa phải chống lại các đợt phải công mãnh liệt của quân nhà Lý mà số binh tiếp viện lại không qua kịp nên quân bị vỡ trận và thiệt hại nặng. Đợt tấn công lần hai lại kết thúc với thất bại. Việc này đã khiến Quách Quỳ thấy rằng, nếu không có thủy binh hỗ trợ sẽ không thể vượt sông được, buộc phải ra lệnh đưa quân về thế phòng thủ và tuyên bố rằng: “Ai bàn đánh sẽ chém!”, phá sản ý định đánh nhanh thắng nhanh của nhà Tống. Họ chỉ dám thỉnh thoảng dùng máy bắn đá bắn sang bờ nam.Với tình thế này, cộng với nhiều khó khăn vì các lý do về tình hình nhà Tống, sự quấy rối của dân binh địa phương, và việc thiếu lương thực do các cơ sở tiếp vận đã bị phá hủy trong cuộc tấn công năm 1075 của Lý Thường Kiệt, và khâu tiếp vận cho 10 vạn lính và 1 vạn ngựa vốn dĩ cần ít nhất 40 vạn phu, quá sức 20 vạn phu mà quân Tống đang có; đã khiến họ trở nên bị động và suy giảm sức chiến đấu. 
Quân nhà Lý phản công: Hai tháng sau đợt tấn công cuối cùng, quân Tống lâm vào tình cảnh tiến thoái lưỡng nan: họ ngày càng mệt mỏi, hoang mang vì tin tức vì chờ mãi thủy binh không thấy thủy binh đâu. Và thêm sự không hợp khí hậu Đại Việt, dù đã có thầy thuốc đi theo nhưng bệnh tật vẫn làm cho nhiều binh sĩ ốm và một số chết, nhưng lại không dám rút lui vì đó là một sự nhục nhã và tội lớn với triều đình nhà Tống. Dù vậy, thế của quân Tống vẫn còn mạnh, họ vẫn cố thủ ở bờ bắc Như Nguyệt tìm cách dụ quân nhà Lý tấn công. Lý Thường Kiệt nhận ra đây là thời cơ tốt để tổ chức tiến công, ông nghiên cứu cách bố phòng của quân Tống và tổ chức các đợt tấn công theo kiểu tập kích chia cắt quân Tống.Vào một đêm, từ đại bản doanh trên núi Thất Diệu (đền Núi, Yên Phong, Bắc Ninh) Lý Thường Kiệt sai người tới ngôi đền thiêng thờ Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) ở ngã ba Xà (nơi hợp lưu sông Cà Lồ, Như Nguyệt) nơi gần đại bản doanh Triệu Tiết, tựa như thần nhân đọc vang lên bài thơ mắng giặc:
Nam Quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phậm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Dịch nghĩa:
Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận tại sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

 
Danh tướng Lý Thường Kiệt
Khí thơ hùng tráng, quật cường này sống mãi trong lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, được coi là Bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước Việt ta.Phút chốc, lời thơ “Thần” như một liều thuốc tinh thần cực mạnh, nhuệ khí quân dân Đại Việt vụt bùng lên, ngược lại, quân Tống thất vía kinh hồn. Quân Đại Việt bất ngờ tập kích.Đầu tiên, ông mở một đợt tấn công vào khối quân của Quách Quỳ đang đóng ở Thị Cầu nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng này dù biết rằng Quách Quỳ có một khối quân khá lớn và bố phòng rất cẩn thận. Ông lệnh cho hai tướng Hoằng Chân và Chiêu Văn dùng 400 chiếc thuyền chở khoảng 2 vạn quân từ Vạn Xuân tiến lên Như Nguyệt. Đoàn thuyền vừa đi vừa phô trương thanh thế nhằm kéo sự chú ý của toàn bộ quân Tống về hướng họ. Quân Lý đổ quân lên bờ bắc tấn công thẳng vào doanh trại quân Tống.Thời gian đầu họ chiếm ưu thế, đẩy quân Tống vào sâu, buộc quân Tống phải huy động hết lực lượng và đem cả đội thân quân ra đánh. Tất cả các thuộc tướng cao cấp của Quách Quỳ như Yên Đạt, Trương Thế Cự, Vương Mẫn, Lý Tường, Diên Chủng đều có mặt trong chiến địa. Thời gian sau, quân Tống lấy lại hàng ngũ tổ chức phản công, đẩy quân Lý lên thuyền để rút đi. Đồng thời quân Tống còn cho máy bắn đá bắn với theo, đánh chìm một số chiến thuyền. Trận này quân Lý thiệt hại nặng, 2 tướng Hoằng Chân và Chiêu Văn cùng mấy nghìn quân tử trận. Tuy nhiên, khi mọi sự chú ý của quân Tống đều đổ dồn về phía trại quân Quách Quỳ, thì Lý Thường Kiệt đích thân dẫn đại quân đánh vào doanh trại của Triệu Tiết.

 
Bức tranh miêu tả trận đánh trên sông Như Nguyệt
Triệu Tiết đóng tại bắc Như Nguyệt trên một khu vực tương đối rộng và quang đãng, chính giữa là trại quân chính gọi là Dinh, hai bên trái phải là khu đất Miễu và Trại, bố trí theo kiểu dã chiến không lũy tường tổ chức phòng ngự tạm. Triệu Tiết có chừng 3 đến 4 vạn quân chiến đấu, nhưng một số đã được điều đi tiếp ứng cho trại quân Quách Quỳ đang bị tấn công. Chính vì vậy, khi cánh quân của Lý Thường Kiệt tập kích, quân của Triệu Tiết nhanh chóng bị đánh bại, thương vong trên một nửa quân số đến gần hết. Số quân Tống chết nằm la liệt cái gò nơi họ đóng quân, về sau cư dân địa phương gọi đó là gò Xác hay cánh đồng Xác. Hai đợt tấn công này đã khiến quân Tống lâm vào cảnh ngặt nghèo, thế phòng ngự bị rung chuyển và có khả năng sẽ bị đánh bại nếu vẫn tiếp tục cố thủ. 
Kết quả: Các nhà nghiên cứu hiện đại đánh giá đây là chiến thắng lớn nhất và là trận chiến ác liệt nhất kể từ sau trận Bạch Đằng năm 938 của dân tộc Việt trong việc chống phương Bắc xâm lược. Chiến thắng này đã đánh dấu sự thành công nhiều chiến thuật chiến tranh phòng thủ và chủ động tấn công của danh tướng Lý Thường Kiệt trước một nước lớn hơn nhiều lần.Quân Tống mất tổng cộng 8 vạn quân và 8 vạn phu. Toàn bộ chi phí chiến tranh ngốn mất 5.190.000 lạng vàng. Thất bại này đã làm cho nhà Tống mất hẳn ý chí xâm lược Đại Việt hay “quận Giao Chỉ” theo cách gọi của họ khi đó.
3. Trận Đông Bộ Đầu, 1258 – Đối đầu với kẻ thù hùng mạnh nhất
Trận Đông Bộ Đầu (1258): trận quyết chiến chiến lược của quân nhà Trần do Vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh tan đạo quân xâm lược Mông Cổ tại bến Đông Bộ Đầu (gần cầu Long Biên, Hà Nội ngày nay), kết thúc khánh chiến chống Mông – Nguyên lần thứ nhất.Trận Đông Bộ Đầu có tác dụng vô cùng to lớn đối với toàn bộ sự nghiệp bảo vệ đất nước thời Trần và để lại nhiều giá trị trong di sản văn hóa dân tộc. Phát huy tinh thần của chiến thắng Đông Bộ Đầu, nhà Trần đã tổ chức và lãnh đạo quân Đại Việt vượt qua mọi thủ thách, gian nguy liên tiếp lập nên chiến thắng của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1287-1288 với kết thúc bằng đại thắng Bạch Đằng Giang lịch sử ngày 9/4/1288, chấm dứt sự tung hoành của đế chế Mông Nguyên trên đại lục Á, Âu.


Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ: Đầu thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải, rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung. Lúc này nhà Tống bên Tàu đã bị quân Mông Cổ đánh tan. Hốt Tất Liệt lên làm vua, đổi tên nước là Nguyên. Nhà Nguyên sai sứ sang đòi Trần Thái Tông phải về hàng. Vua Trần cho bắt giam sứ giả, ra lệnh chuẩn bị kháng chiến.
 
Trần Thái Tông bắt sứ giả giam lại
Đạo quân của Ngột Lương Hợp Thai với khoảng 5000 kỵ binh thiện chiến và 2 vạn quân Đại Lý thông thuộc địa hình núi rừng vùng giáp biên cương với Đại Việt do vua Đại Lý, sau khi đã đầu hàng đế chế Mông Cổ, thống lĩnh. Đạo quân này nhận trách nhiệm đi vòng xuống chiếm Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp mở mũi tiến công bất ngờ đánh vào phía nam nhà Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á.

 
Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất
Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy hơn hai vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.
Tướng Nguyên là Ngột Lương Hợp Thai từ Vân Nam đem quân tràn xuống đánh Thăng Long
* Chủ trương đánh giặc của nhà Trần: thực hiện “vườn không nhà trống”; tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng ;đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địch.Đối đầu với kẻ thù hùng mạnh nhấtVạn sự khởi đầu nan, lần chạm trán đầu tiên của quân Đại Việt cũng do vua Trần Thái Tông chỉ huy với đế chế Mông Cổ tại Bình Lệ Nguyên (thuộc huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc ngày nay) vào ngày 17/1/1258, ta đã thất bại.Chính vua Trần thân chinh cưỡi voi đốc chiến, nhưng trước thế trận ngày càng bất lợi, vua đã nghe lời can hết sức tỉnh táo, mưu trí của dũng tướng Lê Tần: “Nếu bây giờ bệ hạ làm như thế thì chỉ như người dốc hết túi tiền để đánh một tiếng bạc mà thôi. Thần tưởng hãy nên lánh đi, không nên khinh thường mà nghe người khác” để kịp thời theo sông Cà Lồ rút lui, tạm chịu thất bại đầu tiên. Chưa hết, ngày hôm sau (18/1/1258), ta tiếp tục chặn địch tại sông Phù Lộ, nhưng cũng chỉ làm chậm lại bước tiến của giặc về Thăng Long, kịp cho triều đình rút khỏi kinh thành.

Quân Mông Cổ chiếm nước Tàu rồi đem quân sang đánh nước ta và chiếm được thành Thăng Long
Quân dân Đại Việt lần đầu tiên phải đương đầu với một kẻ thù hoàn toàn mới lạ, chưa hình thành được tư tưởng chiến lược nào thật hiệu quả. Thất bại trong trận Bình Lệ Nguyên biểu thị sự lúng túng trong sự đối phó với giặc. Lần đầu tiên trong lịch sử, gần 250 năm sau ngày Lý Thái Tổ định đô Thăng Long, triều đình nhà Trần đã phải bỏ rút khỏi kinh thành Thăng Long để bảo toàn lực lượng, bảo vệ bộ máy đầu não của vương triều. Nhưng kể cả trong hoàn cảnh đó, khi nhiều nhân vật “sừng sỏ” của triều đình có ý quy hàng, thì Thái sư Trần Thủ Độ, vị tướng già mưu lược vẫn thể hiện khí phách kiên định. Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, ông đã khẳng khái trả lời : “Đầu tôi chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo”.

Quân nhà Trần chống không nổi. Trần Thái Tông phải bỏ kinh đô xuống thuyền, chạy về đóng ở Thiên Mạc (Hưng Yên). Đêm khuya, Trần Thái Tông sang thuyền của Khâm Thiên Vương Trần Nhật Hiệu để hỏi ý kiến. Trần Nhật Hiệu lấy tay viết lên mạn thuyền hai chữ "Nhập Tống".

 
"Nhập Tống" nghĩa là chạy vào đất Tống, dựa Tống chống Mông Cổ, vua lại đi hỏi Trần Thủ Độ. Trần Thủ Độ tâu: "Đầu tôi chưa rớt xuống đất, thì xin Bệ hạ chớ lo!" Thấy Trần Thủ Độ nói cứng như vậy, Trần Thái Tông mới quyết tâm đánh giặc.
Chủ động đẩy giặc vào thế bị độngKinh thành Thăng Long bị giặc Nguyên Mông xâm chiếm. Tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai chiếm bến Đông Bộ Đầu – trấn giữ vị trí quan trọng ở phía đông Thăng Long. Lúc này, vua tôi nhà Trần đã thực hiện rút lui chiến lược, xuôi về bãi sông Thiên Mạc (Hưng Yên) để bảo toàn lực lượng. Nhân dân thực hiện vườn không nhà trống, gọi là kế “thanh dã”. Quân địch chiếm được kinh thành, nhưng chỉ là một tòa thánh trống vắng, dân 61 phường của kinh thành cũng đã rút khỏi kinh thành. Lần đầu tiên, quân Mông Cổ chiếm được kinh thành nhưng lại không thể kết thúc thành công cuộc chinh phạt, ta tạm để mất kinh thành nhưng cuộc chiến mới chỉ bắt đầu.Đánh giá đúng địch, ta, xác định chính xác phải phải rút lui và rút lui đúng thời cơĐể tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần đã tiến hành rút lui chiến lược khỏi Bình Lệ Nguyên, sau đó rút lui khỏi cả kinh đô Thăng Long, làm kế hoạch bao vậy, đánh tan quân ta của địch bước đầu bị thất bại.

Tướng Lê Tần vừa bảo vệ cho vua Trần Thái Tông, vừa mở đường máu để rút lui. Chạy tới Lãnh My đã có thuyền chực sẵn. Lê Tần dìu vua xuống thuyền ngay. Sau này Lê Tần được vua đổi tên cho thành Lê Phụ Trần, tước Bảo Văn Hầu.
Để đảm bảo an toàn cho cáclực lượng rút lui, quân Trần đã triển khai các điểm chốt chặn trên các trọng điểm như ở Phù Lỗ, quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần. Đồng thời quân ta sử dụng 1 bộ phận lực lượng cùng các lực lượng dân binh, thổ binh đánh nhỏ lẻ rộng khắp, cả trước mặt, sau lưng, 2 bên sườn địch; kết hợp với kế “thanh dã”, đã gây cho địch từ tập trung phải chuyển sang phân tán đối phó và luôn bị uy hiếp căng thẳng, mệt mỏi, thiếu lương thảo… Khi tới Thăng Long thì chỉ là một kinh thành vắng lặng, chúng nống ra xung quanh cướp phá lương thảo nhưng lại bị đánh trả quyết liệt.

 
Trong khi rút khỏi kinh thành, vua Trần Thái Tông đã nhiều lần bị vây hãm rất nguy kịch. Tướng Phạm Cụ Chích liều mình cản giặc, phá vỡ vòng vây để nhà vua rút lui. Nhưng ông bị tên bắn chết.
Quân ta ngày đêm tổ chức tập kích, quấy rối… vì vậy, địch không dám đóng quân trong thành mà đóng về bến Đông Bộ Đầu dừng lại điều chỉnh chiến lược. Về phía ta, khi tình hình thực tế chưa cho phép diệt địch triệt để, kịp thời thay đổi kế hoạch rút lui để bảo toàn lực lượng là hết sức đúng đắn.Rút lui bí mật, nghi binh tạo bất ngờ cao, bảo toàn lực lượng, giữ vững ý chí chiến đấu, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho tổng phản công.Quân dân nhà Trần chủ động rút khỏi Thăng Long, không những bảo toàn được lực lượng, tranh thủ được thời gian, tạo thời cơ để phản công mà còn đặt địch trước tình thế không thực hiện được chiến lược đề ra. Một trong những tình huống khó khăn và đáng lo ngại nhất của quân Mông Cổ là không biết tình hình và ý
định hành động của quân ta.
.
Trong khi ấy thì vợ Trần Thủ Độ đã lo việc đưa các cung phi cùng vợ con các tướng sĩ (còn ở ngoài mặt trận) đi lánh giặc. Bà còn cho dân chúng dùng thuyền, chuyên chở thóc gạo trong kho về vùng Hoàng Giang (Hà Nam) để giặc không lấy được lương thực.
Quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua TrầnThua trận Bình Lệ Nguyên { Nỗ Nguyên ? }, Thái Tông cho rút quân. Quân thuỷ lui theo sông Hồng, trên bờ có quân kỵ, bộ theo yểm hộ. Phần lớn theo vua và Lê Phụ Trần rút theo đường bộ. Giặc dùng quân kỵ đuổi theo { giống ngựa Hồ của Mông Cổ tuy nhỏ bé nhưng dai sức, đi xa không mệt nên giặc có ưu thế hơn }. Khi quân ta qua cầu Phù Lỗ rồi thì chặt, phá đi khiến giặc đuổi theo đến nơi thì mắc sông không qua được. Đến khi tìm được chỗ nông, qua được sông thì quân ta đã đi khá xa, thẳng đường qua Đông Ngàn, Gia Lâm về Thăng Long. Giặc đuổi không kịp nữa.

 
Quân Mông cổ tiến vào thành Thăng Long. Chúng thấy các kho lương thực trống rỗng. Vào ngục thất thì thấy ba sứ giả Mông Cổ còn bị trói nằm đó. Đến khi cởi dây trói ra thì một tên đã chết. Ngột Lương Hợp Thai giận lắm.
Quân dân Đại việt đã chủ động tạo nên cục diện mới trên chiến trường. Đại quân và triều đình theo sông Hồng rút về xuôi, đóng dọc khúc sông Thiên Mạc. Quân ta dùng thuyền rút theo đường sông nên kỵ binh Mông Cổ nếu truy kích sẽ gặp khó khăn. Mặt khác địch lại không rõ tình hình, ý định của ta nên không dám truy kích. Tại vùng Thiên Mạc, quân ta nhanh chóng củng cố, tăng cường lực lượng. Và khi thời cơ đến, binh thuyền của ta có thể nhanh chóng theo sông Hồng tiến về Thăng Long phản công được thuận tiện.

 
Chiếm được thành Thăng Long rồi, quân lính Mông Cổ vì không hợp thủy thổ nên phát bệnh, nằm la liệt. Thêm vào đó, lương thực cạn nên chúng sợ sẽ bị đói.
Chọn thời cơ tập kích chính xác, kiên quyết, đúng mục tiêu, hướng chủ yếu, vận dụng phương pháp phản công sáng tạo.Trong cuốn “Binh thư yếu lược đã tổng kết về thời cơ như sau: “Thời là cái đến không đầy chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập…”Quân Mông Cổ không dám đánh trong thành Thăng Long, phải cụm lại ở Đông Bộ Đầu trong vòng vây của thế đánh nhỏ lẻ. Sau 1 cuộc hành quân chiến đấu trên quãng đường dài, sinh lực bị tiêu hao, binh lính mệt mỏi và bắt đầu mất hết tinh thần chiến đấu. Sau 9 ngày vào thăng Long, quân Mông Cổ đã mất hết “nhuệ khí ban mai” của 1 đạo quân tiến công như lốc cuốn… Đó là thời cơ để nhà Trần phản công.Cách đánh: Khi đã phản công tập kích thì quân nhà Trần tập kích kiên quyết liên tục… Mặc dù đạo quân chủ lực do vua Trần chỉ huy còn chưa tới, trong đêm nắm lấy thời cơ có lợi, tướng Trần Khánh Dư lập tức hạ lệnh đánh úp… lực lượng địch có khoảng 3 vạn tên được xác định là mục tiêu chủ yếu.Lực lượng phản công của nhà Trần chia làm 2 cánh, 1 cánh theo đường bộ cơ động triển khai trước, cánh chủ yếu theo đường thủy (sông Hồng) đổ bộ lên đánh thẳng vào cụm quân địch. Lợi dụng đêm tối, quân ta quen địa hình, cuộc phản công được vận dụng dưới hình thức 1 trận tập kích lớn, chia cắt người và ngựa quân địch, giành thắng lợi quyết định trong đêm.
 
Lược đồ kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ nhất .
Nghệ thuật rút lui và nghệ thuật phản công trong chiến trận Đông Bộ Đầu thể hiện tính chủ động tiến công địch, thực hiện rút lui chiến lược, tiến công nhỏ lẻ rộng khắp buộc địch co cụm lại. Địch sa vào thế bị động chống đỡ, từ mạnh chúng chuyển thành yếu. Đó là thời điểm để quân ta tập kích đạt hiệu quả cao nhất. Ta từ thế yếu thành mạnh, mạnh chuyển thành thắng thông qua đòn tập kích quyết định.Giặc Mông Cổ có ưu thế về kỵ binh cơ động nhanh nhưng ta đã không cho chúng có dịp phát huy. Tạm lùi 1 bước, tập trung lực lượng, chớp thời cơ có lợi để phản công, xác định hướng chiến lược chính xác, cách đánh úp ban đêm táo bạo, tận dụng được yếu tố bí mật, bất ngờ, hạn chế được sở trường của kỵ binh địch (người tách khỏi ngựa). Tư tưởng chiến lược là “lấy nhàn chờ nhọc” “lấy đoản binh phá trường trận”. 
Câu trả lời dõng dạc nhất trong lịch sử: Chờ cho quân địch mỏi mệt, thiếu lương thực, đêm 28 rạng sáng 29-1-1258, quân dân nhà Trần từ Thiên Mạc chia làm hai cánh thủy bộ phản công. Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cánh quân thủy từ sông Thiên Mạc lên sông Hồng, đổ bộ tiến đánh đại bản doanh của địch ở Đông Bộ Đầu. Tướng tiên phong Trần Khánh Dư chỉ huy kỵ binh chủ động tấn công kỵ binh địch khi hai mũi quân thủy bộ còn đang trên đường tiến đến Đông Bộ Đầu. Sau đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đã hợp sức chia cắt địch ra mà đánh.

 
Trần Thái Tông đem đại quân lên đánh ở Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ bị thua to. Chúng vội bỏ thành Thăng Long. Ngột Lương Hợp Thai cùng phò mã Hoài Đô và con trai của y là A Truật, kéo tàn quân chạy về phương Bắc.
Khi cánh quân tiên phong nhà Trần chớp thời cơ về đến Đông Bộ Đầu giữa đêm, thấy địch “người không kịp mặc giáp, ngựa không kịp đóng yên” đã hạ lệnh tấn công ngay mặc dù chưa đến “giờ G”. Lúc đó, thủy binh và đạo quân chủ lực còn chưa về đến nơi. Khi quân địch tháo chạy.

 
Chạy đến rừng Qui Hóa (thuộc Yên Bái) tàn quân lại bị Hà Bổng cùng thổ dân đón đánh. Những tảng đá lớn, những khúc cây to, từ trên núi cao lăn xuống, khiến quân Mông Cổ thương vong rất nhiều. Bọn sống sót chạy về Vân Nam.
Quan tướng của Ngột Lương Hợp Thai tháo chạy lên Bạch Hạc (Việt Trì) để lên vùng Quy Hóa. Ở đây, lại bị chủ trại Hà Bổng không đợi lệnh, đã chớp thời cơ, dân quân bản bộ bất ngờ đánh tập kích dữ dội, gây cho quân địch tổn thất nặng nề. Quân Nguyên chỉ còn vài nghìn lê về Đại Lý – Vân Nam (Trung Quốc). Hơn hai vạn quân Mông Cổ đã bị đánh bật ra khỏi kinh thành, thành Thăng Long và đất nước được giải phóng.Thế là sau mười ngày bị xâm chiếm, thành Thăng Long đã hết sạch bóng giặc. Tuy nhiên, dấu vết đốt phá vẫn còn. Nhà cửa, cung điện bị xập, gỗ gạch vương vãi khắp nơi. Trong cảnh hoang tàn đó, sáng 29-1-1258, vua Trần Thái Tông và tướng sĩ tiến vào kinh thành trong niềm hân hoan vui mừng của nhân dân.
 
Quân lính nhà Trần kéo vào kinh đô.
Đi đầu là những lá cờ lớn thêu chữ “Trần” rồi tới đoàn quân cưỡi ngựa, đoàn voi trận. Sau đó là các quan văn, võ đi theo xe ngựa của vua Trần Thái Tông. Dân chúng các phường đã kéo về đứng chật hai bên đường để mừng quân ta vừa thắng giặc.Từ năm 1251, Trần Thái Tông đổi niên hiệu là Nguyên Phong. Đến năm 1258 thắng quân Mông Cổ rồi, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng. Trần Thái Tông muốn dạy bảo mọi việc trị nước cho Thái tử.

Từ năm 1251, Trần Thái Tông đổi niên hiệu là Nguyên Phong. Đến năm 1258 thắng quân Mông Cổ rồi, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng
Trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu làm cho địch đại bại. Vó ngựa quân Nguyên Mông chinh phục khắp Á – Âu đến đây gục ngã trước sức mạnh của hào khí Đông A – Đại Việt.Tại Đông Bộ Đầu, năm 1426, còn có một chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn của Lê Lợi, do Trần Nguyên Hãn chỉ huy chống quân nhà Minh (Trung Quốc).


Bến Đông Bộ Đầu
Sách Đại Việt sử ký toàn thư phần chép về chiến thắng Đông Bộ Đầu năm 1258 như sau: “Ngày 24, vua và Thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man ra tập kích, lại cả phá bọn chúng.”Theo các nhà sử học, chùa Hòe Nhai thuộc quận Ba Đình, Hà Nội chính là địa danh Đông Bộ Đầu, nơi diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên – Mông năm 1258 ở ngay cửa ngõ thành Thăng Long.
4. Trận Bạch Đằng (1288) – Cơn ác mộng của quân Nguyên Mông
Nhà Trần nổi tiếng trong lịch sử dân tộc với những chiến tích võ công chói lọi, ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông hung bạo. Có lẽ, đây là triều đại có nhiều võ tướng tài ba nhất: Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, Trần Khát Chân và nhiều võ tướng khác được lịch sử ghi nhận như những bậc anh hùng dân tộc. Trận quyết chiến chiến lược nổi tiếng nhất đó là Trận Bạch Đằng năm 1288 gắn liền với tên tuổi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Trần Hưng Đạo đã biên soạn bộ “Binh Thư Yếu Lược”, và đó chính là tác phẩm khai sinh của nền khoa học quân sự Việt Nam
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 khắc đậm trong ký ức dân tộc ta như 1 chiến công huyền thoại của lịch sử dân tộc. Người Việt Nam qua nhiều triều đại đều tự hào về chiến thắng vẻ vang của tổ tiên và ghi nhận là chiến công đỉnh cao nhất trong 3 lần đọ sức của quân dân Đại Việt đối với quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ 13.

 
Sơ đồ trận đánh trên sông Bạch Đằng
Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến chống quân Nguyên lần 3. Một đạo quân lớn trên 6 vạn người, giàu kinh nghiệm viễn chinh xâm lược, những tên tướng quý tộc, cao cấp thân cận của vua Nguyên Hốt Tất Liệt, sừng sỏ và độc ác như Ô Mã Nhi, Phạm Nhan, Phàn tiếp, Tích Lệ Cơ, Lưu Khuê…. sau mấy lần giày xéo đất nước ta, đã phải đền tội. Đại thắng trên sông Bạch Đằng được xem là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, và là thắng lợi tiêu biểu nhất của Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.
Tình hình trong nước Trần Hưng Đạo vốn là con của An Sinh Vương Trần Liễu. Trần Liễu là anh ruột của Trần Cảnh. Năm lên bảy tuổi, Trần Thủ Độ sắp đặt cho Trần Cảnh cưới vị hoàng đế cuối cùng của triều Lý là Lý Chiêu Hoàng khi ấy cũng lên bảy tuổi. Cùng năm đó, Trần Thủ Độ ép Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Thế là triều Trần được thành lập khi Trần Cảnh lên ngôi lấy miếu hiệu là Trần Thái Tông.Năm 1237, do không sinh được con nên Lý Chiêu Hoàng bị giáng làm công chúa, rồi Trần Thủ Độ ép chị gái Lý Chiêu Hoàng là công chúa Thuận Thiên Lý Thị Oanh lấy Trần Thái Tông. Trớ trêu là khi đó Lý Thị Oanh là vợ của Trần Liễu và đang có mang với Trần Liễu.Vì chuyện này mà Trần Liễu ghi hận trong lòng và nổi binh tạo phản nhưng thất bại. Thái Tông không trị tội và lấy thân mình bảo vệ cho ông trước Trần Thủ Độ. Thế nhưng Trần Liễu vẫn còn ghi hận. Trước phút lâm chung, Trần Liễu trăn trối lại với Trần Hưng Đạo phải báo thù cho ông. Trần Hưng Đạo giả vờ vâng mệnh để cho cha an lòng nhắm mắt nhưng không cho lời cha là phải nên Trần Hưng Đạo đã không làm theo, và còn tỏ ra một lòng trung nghĩa với triều Trần vì lợi ích quốc gia dân tộc.
Lấy dân làm gốc Bàn về chính sách giữ nước, Trần Hưng Đạo là người theo tư tưởng “Dân vi quí”, lấy sức dân làm nền tảng xây dựng sức mạnh của chế độ. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư nhà Hậu Lệ chép:“ Hưng Đạo Vương ốm. Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: “Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào”. Vương trả lời: “Ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế “thanh dã” (tức Vườn không nhà trống), đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh, Lê dùng người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế.Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây. Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy. Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. “Dùng đoản binh chế trường trận” là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được. Vả lại, khoan thứ sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy“.Chủ trươngTrên thực tế, từ 2 cuộc kháng chiến trước chứng minh: giặc bị thua thảm bại, tướng chết quân tàn, phải chạy về nước, nhưng quân Mông – Nguyên vẫn còn quay trở lại nước ta, âm mưu xâm lược của chúng vẫn ngoan cố, dai dẳng. Vì giặc Mông – Nguyên là 1 đế chế lớn, tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, ý đồ mở rộng phạm vi thống trị rất xảo quyệt. Chưa nếm đòn thật đau, thật hiểm thì chúng chưa chịu từ bỏ tham vọng quay trở lại xâm lược nước ta.Bởi vậy Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu kháng chiến tập trung sức lực đánh đòn quyết định tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp. Đó là tư tưởng tiến công, tư tưởng chủ động chiến lược của Trần Quốc Tuấn.

 
Trần Nhật Duật đánh thắng Toa Đô ở trận Hàm Tử. Trần Quang Khải, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão đánh thắng thủy quân Nguyên ở trận Chương Dương. Những chiến thắng liên tiếp làm tinh thần binh sĩ dâng cao
Tình hình chiến trận Trong cuộc kháng chiến lần này, Trần Quốc Tuấn và triều đình rất chú trọng đến chiến trường ven biển đông bắc. Đó là đường tiến của thủy quân và đoàn thuyền lương của giặc. Phó tướng Trần Khánh Dư được tin tưởng giao cho mọi công việc biên thùy ven biển, có nhiệm vụ chặn thủy, tiêu diệt đoàn thuyền lương, làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần của chúng. Chính vì thế, khi được tin Trương Văn Hổ cùng đoàn thuyền lương bị tiêu diệt thì quân giặc rất hoang mang, gặp nhiều khó khăn, lúng túng và buộc phải bàn kế rút lui. Và như vậy đã trúng vào kế sách của Trần Quốc Tuấn.

 
Hưng Đạo Vương cùng các tướng tấn công làm cho quân Nguyên phải chạy rút quân
Kế hoạch rút quân của quân Nguyên Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tý (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy.

 
Tại Vân Đồn trên Vịnh Hạ Long: Trần Khánh Dư cướp được thuyền lương địch làm giặc Nguyên lo sợ nhốn nháo
Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.

 
Đạo quân của Trần Hưng Đạo đánh chặn quân Nguyên Mông. Hưng Đạo Vương chém đầu Toa Đô.
Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui. Chính việc này đã trúng kế của Trần Quốc Tuấn.
Bố trí lực lượng của quân Trần Để bảo đảm thắng lợi thật giòn giã, oanh liệt, Trần Quốc Tuấn đã tập trung cho trận Bạch Đằng một lực lượng quân sự khá mạnh. Không có một tài liệu nào ghi chép cụ thể số lượng quân dân ta tham chiến trong trận Bạch Đằng. Nhưng do vị trí và ý nghĩa chiến lược của trận quyết chiến, chắc chắn Trần Quốc Tuấn đã tập trung về Bạch Đằng một bộ phận quan trọng quân đội chủ lực của triều đình kết hợp với quân đội của các vương hầu dân tộc thiểu số và lực lượng vũ trang của nhân dân.

 
Trần Hưng Đạo động viên tinh thần binh sĩ
Vào đầu thời Trần, quân đội thường trực gồm quân cấm vệ của triều đình và quân các lộ, không quá 10 vạn người. Nhưng trải qua hai cuộc kháng chiến chống xâm lược năm 1258 và 1285, lực lượng quân sự nước Đại Việt đã trưởng thành và lớn mạnh vượt bậc, bao gồm quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các vương hầu và các đội dân binh của các làng xã. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, riêng số quân của bốn con trai của Trần Quốc Tuấn là Hưng Vũ vương, Minh Hiến vương Uất, Hưng Nhượng vương Tảng, và Hưng Trí vương Hiến đem đến hội ở Vạn Kiếp đã lên đến 20 vạn. Và theo bài thơ của vua Trần Nhân Tông thì lúc đó số quân ở Hoan, Diễn (Nghệ An, Hà Tĩnh) có đến 10 vạn (Hoan, Diễn do tồn thập vạn binh, nghĩa là Hoan Diễn còn kia chục vạn quân).
Quân đội chủ lực đời Trần gồm đủ các binh chủng: bộ binh, kỵ binh, tượng binh, thủy binh. Thủy binh của ta thường dùng những thuyền chiến nhẹ, cơ động rất nhanh, dễ dàng. Một sứ giả nhà Nguyên có mô tả thuyền của ta: “thuyền nhẹ và dài, ván thuyền rất mỏng, đuôi giống như cánh uyên ương, hai bên mạn thuyền cao hẳn lên. Mỗi chiếc có đến 30 người chèo, nhiều thì tới hàng trăm người. Thuyền đi nhanh như bay”. Thủy binh là một binh lực mạnh, sở trường của quân ta.
Bên cạnh quân đội chủ lực của triều đình, quân đội của các vương hầu và lực lượng vũ trang của nhân dân các làng xã giữ vai trò chiến lược quan trọng trong kháng chiến. Từ cuộc kháng chiến lần thứ hai, các đội dân binh đã được thành lập rộng khắp các làng xã từ vùng đồng bằng đến miền núi rừng. Các đội dân binh có mặt khắp mọi nơi và mọi lúc đó là cơ sở của cuộc chiến tranh du kích rộng rãi đời Trần làm cho quân địch hao mòn, mệt mỏi và không cướp bóc được lương thực để nuôi quân.Bước sang giai đoạn phản công, nhiều đội dân binh các lộ phủ đã tập hợp lại thành những lực lượng lớn cùng phối hợp chiến đấu với quân đội chủ lực của triều đình. Nhiều trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến lần trước đã có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của những lực lượng dân binh như vậy.
Toàn bộ lực lượng quân sự hùng hậu đó, ngoài bộ phận làm nhiệm vụ bảo vệ hậu phương, cần được tính toán sử dụng hợp lý và thích đáng cho nhiệm vụ uy hiếp căn cứ Vạn Kiếp và hai hướng tiến công đánh vào hai đạo quân rút lui của địch. Trần Quốc Tuấn vừa tập trung lực lượng cho trận quyết chiến Ở Bạch Đằng, vừa phải bố trí một lực lượng cần thiết để sẵn sàng chặn đánh đạo quân bộ của Thoát Hoan gồm hàng chục vạn quân.

 
Nhà Trần điểm binh
Trong số quân đội chủ lực được huy động cho trận Bạch Đằng, ta thấy có phần lớn thủy binh và những lực lưượng bộ binh tinh nhuệ của nhà Trần như đạo quân của Trần Quốc Tuấn, đạo quân của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông, đạo quân tả Thánh Dực nghĩa dũng do Nguyễn Khoái chỉ huy, đạo quân hữu vệ Thánh Dực do Phạm Ngũ Lão chỉ huy…
Đặc biệt trong trận Bạch Đằng, cùng tham gia chuẩn bị và chiến đấu với quân đội chủ lực còn có nhiều đội dân binh, và sự đóng góp hết sức to lớn của nhân dân địa phương. Sử sách không ghi chép bao nhiêu, nhưng tên tuổi của nhiều anh hùng địa phương và sự tích cứu nước của quần chúng vẫn còn được nhân dân vùng Bạch Đằng đời dời ghi nhớ, lưu truyền cùng với một số di tích như đền miếu, bia tượng, tên đất… Những di tích và câu chuyện dân gian đó thường gắn liền với vai trò tổ chức, lãnh đạo và hình ảnh rực sáng của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.
Sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân trong trận quyết chiến Bạch Đằng là sự thực hiện thành công phương châm chỉ đạo chiến tranh của Trần Quốc Tuấn: “cả nước chung sức”. Sự kết hợp đó đã phát huy cao độ sức mạnh tinh thần và vật chất của quân dân ta, là hình ảnh tuyệt đẹp của chiến tranh nhân dân trong lịch sử đất nước.

Nhân dân nhà Trần đóng cọc chuẩn bị
Toàn bộ lực lượng quân sự trên đây đều đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo, có sự tham dự của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Dưới trướng Trần Quốc Tuấn có nhiều danh tướng nhà Trần như: tướng Nguyễn Khoái chỉ huy quân Thánh dực nghĩa dũng, tướng Phạm Ngũ Lão chỉ huy quân Hữu vệ Thánh Dực, nội minh tự Đỗ Hành; có những tướng soái thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần như Trần Quốc Hiện, Trần Quốc Bảo, có nhiều người chỉ huy tài giỏi xuất thân nô tì hay bình dân như Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Xuân và biết bao nhiêu người chỉ huy dân binh mưu trí, dũng cảm.
Chọn nơi quyết chiến Với những chủ trương và quyết tâm chiến lược như trên, khúc sông Bạch Đằng, ở vùng thượng lưu đã được Trần Quốc Tuấn chọn làm điểm quyết chiến chiến lược. Việc xác định không gian và thời gian quyết chiến đều nhằm triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên, phát huy cao độ ưubthế thủy chiến trong điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa thuộc về ta. Trần Quốc tuấn đã nghiên cứu rất tường tận địa hình, sông nước, chế độ thủy triều của sông Bạch Đằng và sử dụng thành công trong việc xây dựng trận địa quyết chiến và bài binh bố trận.Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm điểm quyết chiến, là 1 khu vực hiểm yếu, có đủ những điều kiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu bố trí 1 trận địa mai phục trên sông với quy mô lớn. Địa hình sông Bạch Đằng vốn có thế thiên hiểm với sông sâu và rộng, rừng núi sát ven bờ, nhiều lạnh thoát triều và bãi triều, nhiều nhánh sông đổ vào, nước triều lên xuống rất mạnh.
 
Quân Trần phục kích
Để tăng thêm lợi thế của trận địa mai phục, Trần Quốc tuấn đã kế thừa truyền thống của Ngô Quyền và Lê Hoàn trong kháng chiến chống quân Nam hán (938) và quân Tống (981), đã cho đóng cọc gỗ nhằm cản phá đội hình, chặn đường tháo chạy của thuyền chiến địch, bao vây và tiêu diệt triệt để quân xâm lược.
 
Thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong
Trận địa quyết chiến với bãi cọc ngầm chỉ phát huy được tác dụng khi nước triều xuống, nên nó đòi hỏi ngtười chỉ huy điều hành trận chiến đấu phải biết lợi dụng chế độ thủy triều với cả 1 nghệ thuật dẫn dắt thuyền giặc vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ. Ở đây, yếu tố không gian và thời gian kết hợp chặt chẽ với nhau. Trận đánh phải bắt đầu và kết thúc 1 cách chính xác vào thời điểm có lợi nhất để tận dụng chế độ thủy triều và phát huy được hết tác dụng của bãi cọc.
Sẵn sàng lâm trận Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi …, ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

 
Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh trận Bạch Đằng
Quyết chiến Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng.Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Bình chương Áo Lỗ Xích của Nguyên Mông đã bị bắt sống trong cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Thánh Dực.
 
Trần Hưng Đạo chỉ huy trận đánh quyết chiến cuối cùng.
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông – Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.

 
Các cánh quân đổ về tập trung quyết chiến
Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, “nước sông do vậy đỏ ngầu cả”. Bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến của quân Nguyên bị cháy rụi. . Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt.
 
Thủy quân kết hợp bộ binh nhà Trần tấn công mãnh liệt vào quân Nguyên
Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: “Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn.”
 
Cọc Bạch Đằng
 
Tổng tấn công
 
Thuyền quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số
Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết”. Sông Bạch Đằng nước ròng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số.
. 
Thoát Hoan nghe tin bại trận, dẫn bộ quân chạy về, bị Phạm Ngũ Lão và các tướng khác phục kích đánh tan tành.
Kết cục Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng Nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông. Thượng hoàng đã vui vẻ hậu đãi những viên bại tướng này. Khoảng hơn 4 vạn tướng sĩ Nguyên Mông đã bị loại ra khỏi vòng chiến. Tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết, trong khi một bại tướng khác là Phạm Nhan thì đã bị Trần Quốc Tuấn cho trảm quyết. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.
 
Quân dân nhà Trần vui mừng đón chiến thắng
Chiến thắng vinh quang của quân Đại Việt trong trận sông Bạch Đằng năm 1288 được xem là một trận đánh hủy diệt và thủy chiến lớn nhất trong lịch sử kháng chiến của dân tộc Việt Nam, và cũng được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất của quân Đại Việt trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông.Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc.Hòa trong vũ công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên – Mông của dân tộc ta, trận Bạch Đằng nổi lên như 1 kiểu mẫu của nghệ thuật “dùng đoản binh đánh trường trận” và là đỉnh cao của sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt nam thời đó.
5. Trận Chi Lăng, Xương Giang, 1427 – Bạt vía quân thù
Trận Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 8 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1427 giữa lực lượng khởi nghĩa Lam Sơn của nhà Lê và đạo quân viện binh nhà Minh. Quân Lam Sơn đã giành được chiến thắng quyết định.
Bối cảnh
Sau khi giải phóng được một vùng đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam, nghĩa quân Lam Sơn đã đĩnh đạc bước sang một giai đoạn chiến đấu hoàn toàn mới, với tư thế hiên ngang của đạo quân quyết chí thay đổi cục diện chiến trường: Chủ động tấn công và tiêu diệt quân xâm lăng bằng những trận quyết chiến chiến lược có quy mô lớn để rồi đè bẹp và quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi cùng với các tướng lĩnh, và quân sư: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lai, Cầm Quý, Xa Khả Tham…giành nhiều thắng lợi.
Giai đoạn sau cùng này của Lam Sơn (tháng 9 năm 1426 đến hết năm 1427) gồm rất nhiều sự kiện sôi động và có ý nghĩa hết sức lớn lao. Sau gần 10 năm dựng cờ khởi nghĩa kháng chiến chống quân Minh xâm lược (giữa năm 1427), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Lãnh tụ Lê Lợi, Nguyễn Trãi, tuy Nghĩa quân Lam Sơn đã kiên trì, anh dũng chiến đấu, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.Do vậy, Nghĩa quân quyết định vây các thành (trong đó có Thành Đông Quan) và diệt viện binh địch. Trước tình thế quân đồn trú trong các thành có thể bị tiêu diệt hoàn toàn, Nhà Minh vội điều quân tăng viện, ứng cứu, do Mộc Thạnh và Liễu Thăng chỉ huy tiến vào nước ta theo hai đường Vân Nam và Quảng Tây. Qua phân tích, đánh giá kỹ tình hình, Bộ Thống soái quyết định chọn đạo quân Quảng Tây do Liễu Thăng chỉ huy làm đối tượng tác chiến chủ yếu. Bởi lẽ, đạo quân này tuy có nhiều ưu thế, mạnh hơn, nhưng nếu bị tiêu diệt thì đạo quân Vân Nam dù không bị đánh cũng tự phải rút chạy. Nhiệm vụ đặt ra cho Nghĩa quân lúc này là phải tiếp tục vây hãm các thành, không cho địch hợp quân với viện binh; đồng thời, nhanh chóng chuẩn bị mọi mặt (dựng rào, đắp luỹ); chọn những địa bàn hiểm yếu, “thuận” đối với ta, nhưng lại “nghịch” đối với địch để bố trí lực lượng mai phục; thực hiện nhiều mưu, kế, lừa, dụ địch vào thế trận đã bày sẵn để tiêu diệt.
Lê Lợi rời voi, bước lên đài cao, rút kiếm trỏ lên trời nói: "Thuận Theo ý Trời, đáp lại lòng dân, từ nay trại chủ Lê Lợi sẽ lấy hiệu là Bình Định Vương và cùng các ngươi cương quyết đánh giặc Minh cho tới ngày toàn thắng. Nghĩa quân vây quanh cùng lên tiếng "Dạ" vang trời.
Trước đó, tháng 11 năm 1426, quân khởi nghĩa Lam Sơn đại phá quân Minh trong trận Tốt Động-Chúc Động. 5 vạn quân Minh bị diệt, hơn 1 vạn quân bị bắt sống, chưa kể số chạy qua sông Ninh Giang bị chết đuối. Bản thân Vương Thông bị thương.
Trận Tốt Động - Chúc Động diễn ra trước đó
Kế hoạch dùng 10 vạn quân để phản công của Vương Thông bị sụp đổ khiến viên tướng này phải cố thủ trong thành Đông Quan.

Trận Tụy Động (còn gọi là Tốt Động hay Chúc Động) diễn ra vào tháng Mười năm Bính Ngọ (1426) là trận thắng to lớn nhất của nghĩa quân.
Sau khi bị thua nặng ở Tụy Động, bọn tướng tá nhà Minh cùng rút về giữ thành Đông Quan. Đinh Lễ một mặt vây thành, một mặt cho người về Lỗi Giang báo tin thắng trận. Bình Định Vương mừng lắm dẫn đại quân đến đóng ở Bồ Đề (Gia Lâm) gần thành Đông Quan…

Đinh Lễ cho người về Lỗi Giang báo tin thắng trận với Bình Định Vương
Vương Thông bí thế muốn đầu hàng, bèn viết thư xin giảng hoà để rút toàn quân về. Lê Lợi đã bằng lòng cho, sai người đi làm giao ước. Tuy nhiên lúc đó các tướng người Việt là Trần Phong và Lương Nhữ Hốt sợ khi quân Minh rút về thì bản thân mình sẽ bị giết, bèn nói với Vương Thông:Trước đây quân Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, mang toàn quân quy hàng, Hưng Đạo Vương bằng lòng cho, nhưng lại dùng kế lấy thuyền to chở quân cho về, rồi sai người bơi giỏi sung vào làm phu chở thuyền. Đang đêm ra đến ngoài biển, rình lúc quân Ô Mã Nhi ngủ say, lặn xuống **c thuyền, làm cho những người đã quy hàng chết đuối, không ai sống sót trở về được. Vương Thông nghe hoảng sợ, nghi ngờ Lê Lợi, bề ngoài tuy nói giảng hòa, nhưng bề trong sai người đào hào, rắc chông để phòng thủ và viết thư xin cầu viện vua Tuyên Đức nhà Minh.
Lực lượng
Lực lượng viễn chinh này chia làm hai đạo quân cùng kéo sang nước ta:Đạo thứ nhất do thái tử thái bảo An Viễn hầu Liễu Thăng làm tổng binh, Bảo Định bá Vương Minh làm tá phó tổng binh, đô đốc Thôi Tụ làm hữu tham tướng, tiến theo đường Quảng Tây.Đạo thứ hai do thái phó Kiềm Quốc công Mộc Thạnh làm tổng binh, Hưng An bá Từ Hanh làm tả phó tổng binh, Tân Ninh bá Đàm Trung làm hữu phó tổng binh, tiến theo đường Vân Nam.Đạo viện binh của Liễu Thăng điều động quân các vệ Bắc Kinh, Nam Kinh, ty lưu thủ Trung Đô, hộ vệ Vũ Xương, các đô ty Hồ Quảng, Phúc Kiến, Triết Giang và các vệ nam Trực Lệ. Cùng đi theo với đạo quân này, nhà Minh còn phái những quan lại cao cấp rất am hiểu tình hình nước ta như công bộ thượng thư Hoàng Phúc, thái tứ thái bảo binh bộ thượng thư Lý Khánh làm tham tán quân vụ. Chúng còn điều thêm tên Việt gian hữu bố chính sứ Nguyễn Đức Huân giúp việc.Đạo viện binh do Mộc Thạnh chỉ huy điều động quân từ các vệ Thành Đô, các đô ty Tứ Xuyên, Vân Nam.Cả hai đạo viện binh đó lúc đầu gồm 7 vạn quân. Tháng 4 năm 1427, nhà Minh điều động thêm 1.000 quân ở các hộ vệ Vũ Xương, 1.200 quân ở hộ vệ Thành Đô, 1 vạn quân tinh nhuệ ở vệ Nam Kinh, 33.000 quân từ ty lưu thủ Trung Đô, các đô ty Phúc Kiến, Quảng Đông, Hồ Quảng, Triết Giang, Hà Nam, Sơn Đông. Tất cả trên 45.200 quân tăng cường thêm cho hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh.Như vậy, tổng số quân chính quy bao gồm bộ binh và kỵ binh tinh nhuệ điều động hầu khắp các tỉnh từ Sơn Đông xuống Quảng Tây, từ Quảng Đông sang Tứ Xuyên của nhà Minh tăng viện cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần này tối thiểu cũng đến 115.000 tên. Đó là quân chủ lực được chọn lọc, chưa kể số dân phu chuyển vận lương thực, vũ khí và số thổ binh ở Quảng Đông, Quảng Tây. Nhà Minh sai hình bộ thượng thư Phàn Kính đến Quảng Tây và phó đô ngự sử Hồ Dị đến Quảng Đông đôn đốc việc vận chuyển quân lương.Theo sử cũ nước ta, đạo quân của Liễu Thăng gồm 10 vạn quân và 2 vạn ngựa; đạo quân của Mộc Thạnh gồm 5 vạn quân và 1 vạn ngựa. Tổng số hai đạo quân lên đến 15 vạn. Có lẽ đó là số quân chiến đấu bao gồm quân chính quy và thổ binh mà chưa tính hết số dân phu. Theo Lam Sơn thực lục thì tồng số quân địch là 20 vạn quân. Con số này có lẽ bao gồm cả quân chiến đấu và dân phu.Những tướng cầm đầu hai đạo quân địch đều đã tham gia cuộc chiến tranh xâm lược nước ta trước đây, hoặc là quan chức lâu năm trong chính quyền đô hộ.

Liễu Thăng đã dẫn đoàn quân kỵ mã đi mở đường

Liễu Thăng vốn là tùy tướng của Trương Phụ – kẻ cầm đầu đạo quân xâm lược nước ta năm 1406. Bấy giờ, Liễu Thăng đã đóng quân ở cửa Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên) và đem quân đuổi theo Hồ Quý Ly đến cửa biển Kỳ La (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh).Mộc Thạnh, từ năm 1406 đã giữ chức tả phó tổng binh trong đạo quân Trương Phụ. Mộc Thạnh đã chỉ huy trận đánh chiếm thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây) và đã từng bị nghĩa quân Trần Ngỗi đánh bại ở trận Bô Cô (trên bờ sông Đáy, Ý Yên, Nam Hà) năm 1408.Hoàng Phúc, năm 1406 cũng theo Trương Phụ làm đốc biện quân lương. Khi nhà Minh đặt ách thống trị lên nước ta, Hoàng Phúc kiêm giữ hai chức bố chánh và án sát, tổ chức trấn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta, thực hiện chính sách bóc lột vơ vét của cải và đồng hóa ráo riết. Hắn nắm vững địa hình, hiểu biết tường tận tình hình nước ta. Hai mươi năm nhà Minh thống trị đất nước ta thì Hoàng Phúc đã ở đây đến 18 năm (Minh sử, liệt truyện, truyện Hoàng Phúc).

Từ khi quân Minh cai trị nước An Nam, dân ta khổ cực trăm đường, tiếng oán than kêu ra không hết. Đất Lam Sơn có ông nông dân giàu có tên Lê Lợi. Là một người có chí lớn, ông chiêu tập hào kiệt, bạn hữu, rèn luyện binh pháp rồi nổi lên khởi nghĩa chống quân Minh suốt cả 10 năm.
Việc điều động viện binh lần này với số quân chiến đấu 15 vạn và những tướng dày kinh nghiệm, am hiểu tình hình và quen thuộc chiến trường nước ta, chứng tỏ nhà Minh vẫn giữ quyết tâm xâm lược, dùng bạo lực hòng tiêu diệt phong trào yêu nước của nhân dân ta, lập lại nền thống trị của chúng. Để thực hiện âm mưu đó, chúng phải vượt qua nhiều khó khăn.Minh Tuyên Tông (1426-1436) khi lên ngôi đã phải gánh những hậu quả tàn hại sau cuộc chiến tranh to lớn với phong kiến Mông Cổ mấy năm trước. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với triều đình vẫn còn gay gắt. Biên thùy phía Bắc và phía Tây của nhà Minh vẫn thường bị uy hiếp. Phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu số, nhất là nghĩa quân “áo đỏ” ở vùng Vân Nam đã bùng lên khá mạnh. Nông dân khởi nghĩa do Đường Trại Nhi lãnh đạo khởi phát từ năm 1420 cũng gây nhiều khó khăn cho triều đình. Tình hình trên được Nguyễn Trãi vạch rõ trong thư gửi Vương Thông: “Huống chi ở nước các ngươi, quốc chúa liền năm tử táng, cốt nhục tàn hại lẫn nhau, Bắc khấu xâm lăng, đại thần lấn át; gia dĩ lúa má mất luôn, thổ mộc làm mãi, chính lệnh hà khắc, giặc cướp như ong. Do đó, đầu năm 1427 nhà Minh ra lệnh điều động viện binh mà đến 9 tháng sau, quân tiếp viện mới đến biên giới. Những khó khăn về đối nội, đối ngoại, nhất là phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc đã có tác dụng cản trở việc diều quân, bắt phu, cung cấp lương thực để tiếp tục chiến tranh của nhà Minh và về khách quan, có lợi cho cuộc đấu tranh cứu nước của dân tộc ta.Tuy nhiên nhìn chung, đầu thế kỷ XV vẫn là thời thịnh đạt của triều Minh. Đó là một đế chế lớn mạnh nhất phương Đông hồi ấy. Vì vậy, dù có một số khó khăn, nhà Minh vẫn quyết tâm điều động viện binh, tiếp tục những cố gắng chiến tranh lớn nhất. Khi các đạo quân viễn chinh của Liễu Thăng-Mộc Thạnh chưa sang, nhà Minh đã sai tổng binh Quảng Tây là Trấn Viễn hầu Cố Hưng Tổ đem quân sang ứng viện cho Vương Thông trước.

Nguyễn Trãi bàn kế với Lê Lợi
Đại quân Liễu Thăng-Mộc Thạnh sang tiếp viện lần này có thể làm cho so sánh lực lượng ta, địch thay đổi. Trên 15 vạn quân hợp với số quân hơn 10 vạn ở Đông Quan và các thành khác khiến cho số lượng quân địch tăng lên gấp bội. Nhiệm vụ của viện binh là trước hết giải vây cho thành Đông Quan, rồi sau đó phối hợp với Vương Thông tổ chức phản công mong xoay chuyền lại cục diện chiến tranh.Về lực lượng nghĩa quân, không có tài liệu nào ghi chép số quân cụ thề. Trong các bức thư của Nguyễn Trãi gửi Vương Thông, số nghĩa binh tổng cộng đến 45 vạn. Đó là con số mà Nguyễn Trãi tuyên bố trong bức thư dụ hàng nhằm uy hiếp tinh thần địch. Thực tế, lực lượng nghĩa quân không nhiều đến thế. Việt sử thông giám cương mục ghi chép số nghĩa quân có khoảng 35 vạn. Con số đó có lẽ bao gồm cả nghĩa quân và những đội dân binh, lực lượng vũ trang của nhân dân các làng xã.

Mọi người tài giỏi ở các nơi đều phấn khởi, nô nức kéo về theo Lê Lợi

Kể từ ngày khởi nghĩa đến giờ, thua cũng lắm, được cũng nhiều, nhưng chưa có trận nào thắng giặc lừng lẫy bằng trận Tụy Động. Vì vậy mà mọi người tài giỏi ở các nơi đều phấn khởi, nô nức kéo về theo. Vương thu dùng hết và tùy theo tài năng của họ mà giao cho mọi công việc.Điều chắc chắn là lực lượng nghĩa quân bấy giờ đã trưởng thành đến mức độ giành được quyền chủ động trên toàn bộ chiến trường, ghìm chặt quân Vương Thông, giam chân chúng trong các thành, nhưng sức ta vẫn chưa đủ đề tiêu diệt nhanh chóng bọn bại quân này được. Giữa lúc đó viện binh giặc lại sang.

Bình Định Vương vây thành
Cùng một lúc, nghĩa quân Lam Sơn phải đối phó với ba khối quân địch:- Đạo quân Vương Thông ở Đông Quan.- Đạo viện binh chủ lực lớn nhất từ Quảng Tây tiến xuống.- Đạo viện binh chủ lực từ Vân Nam tiến vào.

Thuận Thiên là thanh kiếm huyền thoại của Lê Lợi
Một cục diện mới sẽ diễn ra trong phạm vi rộng lớn từ rừng núi biên giới phía Bắc đến đồng bằng sông Hồng. Mỗi khối quân địch là một mục tiêu tác chiến to lớn có tính chất chiến lược. Tình thế đó đòi hỏi bộ chỉ huy nghĩa quân phải có kế hoạch đối phó chính xác, chủ động, phối hợp chặt chẽ với nhau trên toàn bộ chiến trường.

Nhiều người đã theo nghĩa quân của Lê Lợi


Trận Chi Lăng
Mười ngày sau chiến thắng hạ thành Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn, tức ngày 8 tháng 10 năm 1427 (18 tháng 9 năm Đinh Mùi), đạo quân của Liễu Thăng đột nhập vào biên cảnh nước ta. Quân ta do tướng Trần Lựu chỉ huy, giữ cửa ải Pha Lũy, thực hiện đúng kế hoạch vừa đánh vừa rút lui nhử địch vào trận địa quyết chiến.Thấy Trần Lựu là tướng cẩn trọng, Nguyễn Trãi chỉ cho tướng Trần Lựu thi hành kế hoạch dụ Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng, “đánh chỉ được thua”, riêng về phía chủ lực thì đã có Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Linh, Lê Thụ đương đầu, song song với các tướng Phạm văn Xảo, Lê Khả, Lê Trung… tiếp ứng và chận các lộ quân tiếp viện từ Vương Thông, Mộc Thạnh.

Lê Lợi bàn việc quân với các tướng lĩnh
Trước khi đánh trận Chi Lăng, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tính toán kỹ về địa đồ. Ải Chi Lăng như một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, dài khoãng 4 cây số theo hướng Bắc Nam, rộng chỉ độ 1 cây số theo hướng đông tây. Phía đông là dãy núi Thái Hoà và Bảo Đài trùng trùng điệp điệp, phía tây là vách núi đá vôi dựng đứng bên dòng sông Thương.Lòng ải đã hẹp lại thêm 5 ngọn núi đá nhỏ, hai phía Bắc Nam mạch núi khép lại tạo thành một điạ hình hết sức là hiểm trở, và phía Nam ải Chi Lăng là ngọn núi Mã Yên, dưới chân núi là cánh đồng lầy lội có cầu bắc ngang qua.Liễu Thăng tiến vào cửa Pha Lũy, Trần Lựu đem quân đánh rất mạnh rồi nhanh chóng lui về giữ Khâu Ôn. Quân giặc lại ào ạt đuổi theo chiếm lấy thành Khâu Ôn. Quân địch vừa chiếm thành này thì Liễu Thăng nhận được thư Lê Lợi xin rút quân về biên giới để xem xét tình hình. Bức thư nêu rõ: 20 năm nhà Minh gây chiến tranh là 20 năm đau khổ cho cả người Trung Quốc mà “cái được không bù nổi cái mất”, “mưu mẹo lo lắng không hàn gắn nổi vết thương nặng”, còn phía nghĩa quân luôn luôn chiến đấu vì nghĩa lớn, thực hiện điều nhân, bọn quan lại và quân đội nhà Minh bị bắt có trên một vạn người đều được thu nuôi đầy đủ đối đãi tử tế. Bức thư có đoạn viết: “Các ông ví xét rõ sự tình thời thế, đóng đại quân lại, rồi đem việc hòa giải của tất cả các quan lại, quân dân nói trên kia làm tờ sớ tâu rõ công việc về triều đình, tôi cũng liền lập tức cho đúc người vàng, mang tờ biểu, tiến cống thổ sản địa phương. Còn các bầy tôi trong triều may ra biết đem đường lối thẳng thắn can ngăn vua: lại làm việc dấy kẻ bị diệt, nối lại dòng kẻ mất gốc mà tránh được việc phi lý dùng binh đến cùng, khoe khoang vũ lực như thời Hán, Đường… Làm như thế thì các ông có thể ngồi yên đó mà hưởng thành công. Mà nước lớn sẽ trọn được đạo “lạc thiên”, nước nhỏ cũng tỏ được lòng thành thực “úy thiên”. Theo thư gửi Kiềm Quốc công Mộc Thạnh thì Lê Lợi gửi thư cho Liễu Thăng khi hắn đến Khâu Ôn.

Nguyễn trãi bàn: "Chưa nên đánh thành ngay. Ta hãy cho nghĩa quân dưỡng sức đợi quân cứu viện đến mới đánh. Quân cứu viện thua thì quân trong thành phải ra hàng. "Lê Lợi nghe theo và cử các tướng Lê Sát, Đinh Liệt đem quân và voi trận phục sẵn ở Chi Lăng.
Nhận được thư, Liễu Thăng không thèm để ý, cứ một mực tiến quân. Trần Lựu rút về giữ ải Lưu. Liễu Thăng lại đuổi theo chiếm lấy ải Lưu (Sử cũ không cho biết cụ thể về địa điểm này. Theo Hoàng Phúc ghi chép trong tập Phụng sứ An Nam thủy trình nhật ký thì từ Khâu Ôn đến ải Lưu phải đi mất một ngày. Từ ải Lưu đến Chi Lăng chỉ đi nửa ngày (tính theo hành trình của Hoàng Phúc). Theo ghi chép của Lý Văn Phượng (Việt kiệu thư) thì đường hành quân của Trương Phụ vào nước ta năm 1406 cũng gần như trên. “Tháng 10 ngày Đinh Mùi, Trương Phụ đến Bằng Tường. Ngày hôm ấy vào Pha Lũy. Ngày mậu thân (hôm sau), đại quân đến Khâu Ôn. Ngày Kỷ Dậu (hôm sau nữa), đi tuần thám đến ải Lưu. Ngày hôm ấy, bọn phiêu kỵ tướng quân tiến phá được cửa quan Kê Linh (Chi Lăng)”. Vậy ải Lưu nằm phía gần Chi Lăng hơn gần Khâu Ôn. Theo hành trình của Hoàng Phúc thì từ Khâu Ôn đến ải Lưu phải đi 1 ngày trên 40 dặm. Vậy ải Lưu phải ở khoảng giữa hai xã Nhân Lý và Mai Sao (thuộc Chi Lăng ngày nay). Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết nhân dân vùng Quang Lang: quân ta nhử giặc Liễu Thăng từ phía bắc sông Kỳ Cùng (quãng thị xã Lạng Sơn) đến vùng Lạng Nắc, rồi nhử giặc từ Lạng Nắc đến ải Chi Lăng. Chúng tôi kết hợp các tài liệu trên cho rằng ải Lưu nằm khoảng Lạng Nắc, hoặc trên đó không xa lắm, vùng giáp giới hai xã Nhân Lý và Mai Sao huyện Chi Lăng ngày nay).

Trần Lựu đang giữ cửa Pha Lũy (Nam Quan) thấy quân nhà Minh đến liền đánh và giả cách thua chạy. Liễu Thăng càng đắc ý đuổi theo.
Trần Lựu rút về Chi Lăng mai phục. Khi Liễu Thăng chiếm ải Lưu, Lê Lợi lại tiếp tục gửi cho Liễu Thăng một bức thư khuyên nên lui binh, không nên đi sâu vào đất người sẽ hối không kịp. Bức thư có đoạn viết: “Các ông là tướng lão luyện của thiên triều, vâng mệnh (đem quân) ra ngoài cõi; công việc ngoài (đô) thành, mình tự chuyên là được rồi. Sao không xét rõ thời nghi, tùy tiện sắp việc, lui quân ra ngoài cõi, sai một viên sứ giả mang thư đến xem hư thực… Nay các ông không nghĩ đến việc ấy, đem quân cô độc đi sâu vào đất người cầu may nên được công việc. Tôi không cho việc làm ấy của các ông là phải. Vả lại con ong cái bọ còn có nọc độc, huống chi trong nước tôi không có người nào là người có mưu kế dũng lược hay sao? Các ông chớ cho nước tôi là ít người mà coi thường. Đến lúc ấy thì lòng thành của nước tôi thờ nước lớn thực có phần thiếu, mà các ông hối lại sẽ không kịp” (Nguyễn Trãi, Toàn tập (phần Quân trung từ mệnh tập), bản dịch đã dẫn, tr.169).Nhận được thư lần này, Liễu Thăng càng tỏ ra chủ quan, khinh thường quân ta và vẫn cứ một mực tiến quân.
Quân Đại Việt xung phong ở Ải Chi Lăng
Ải Lưu vốn là vị trí quân sự quan trọng của Lạng Sơn. Trước đó vào những ngày đầu mới xâm lược, quân Minh đã lập doanh trại, đặt Thiên hộ sở ở đây. Hoàng Phúc nhận xét cửa ải này hiểm yếu hơn cửa ải khác (Hoàng Phúc, tài liệu đã dẫn). Liễu Thăng tiến vào ải Lưu dễ dàng như vào chỗ không người, lại nhận được thư của Lê Lợi, lời lẽ mềm dẻo, nên ra lệnh tiếp tục tiến nhanh về ải Chi Lăng.Bấy giờ nhiều tướng giặc rất lo ngại vì thấy ải Chi Lăng hiểm yếu, sợ có phục binh. Lang trung bộ lại Sử An và chủ sự Trần Dung yêu cầu tham tán quân vụ là thượng thư Lý Khánh phải hết sức can ngăn Liễu Thăng không nên kiêu căng khinh địch, cần đề phòng phục binh. Lý Khánh đang ốm cũng gượng dậy khuyên Liễu Thăng. Đô sự Phan Nhân cũng nhắc lại các trận thất bại ở Cần Trạm, Ninh Kiều trước kia, khuyên Liễu Thăng nên cẩn thận và phái quân đi do thám tình hình. Nhưng Liễu Thăng càng ngạo mạn không nghe những lời khuyên bảo đó.Liễu Thăng là viên tướng đã tham gia nhiều cuộc chiến tranh trong thời Minh Thành Tổ (1403-1425). Y lập nhiều chiến công nên được thăng quan tiến chức rất nhanh. Từ một viên bách hộ chỉ huy vài trăm quân, Liễu Thăng được phong làm đô chỉ huy thiêm sự tham gia đạo quân xâm lược nước ta của Trương Phụ (1406-1407). Sau khi đánh bại nhà Hồ, Liễu Thăng được phong đến An Viễn bá, ăn lộc 1.000 thạch thóc. Rồi sau ba lần tham gia Bắc chinh đánh Mông Cổ, Liễu Thăng lại được phong đến tước hầu, ăn lộc 1.500 thạch thóc, hàm thái tử thái bảo, và trở thành một quan chức cao cấp của triều đình nhà Minh. Chức cao, tước lớn, lại nắm trong tay quyền chỉ huy 10 vạn quân tiến vào nước ta không gặp sự kháng cự nào đáng kể, Liễu Thăng càng hết sức kiêu căng khinh thường quân ta. Nắm được nhược điểm này, Lê Lợi-Nguyễn Trãi lại gửi thư xin Liễu Thăng rút quân, càng làm cho y thêm chủ quan. Thăng ra lệnh tiếp tục tiến quân. Theo lệnh Liễu Thăng, quân Minh cứ ào ạt tiến thẳng về phía ải Chi Lăng trong tư thế “đắc thắng”.Ngày 10 tháng 10 (ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi), Liễu Thăng với tư tưởng chủ quan kiêu ngạo cao độ, đích thân dẫn hơn 100 quân kỵ hung hăng mở đường tiến vào cửa ải (Theo Đông Lý văn tập của Dương Sĩ Kỳ (đầu đời Minh) và Thông giám tập lãm (1767 đời Thanh) thì Liễu Thăng khinh suất, cầm đầu 100 quân kỵ đi trước). Tướng Trần Lựu lại đem quân khiêu chiến rồi “giả vờ thua chạy” để dẫn Liễu Thăng vào trận địa mai phục của Lê Sát.

Liễu Thăng đã dẫn đoàn quân kỵ mã đi mở đường. Vừa ra khỏi trại lại thấy Trần Lựu chặn đường. Liễu Thăng xông vào đánh thì Trần Lựu lại bỏ chạy. Liễu Thăng đuổi theo đến một hẻm núi thì Trần Lựu trốn mất hút.
Từ Pha Lũy đến Chi Lăng, trên chặng đường dài đó, Liễu Thăng chỉ thấy đội quân Trần Lựu vừa đánh vừa chạy. Khinh địch và tức tối, Liễu Thăng thúc quân đuổi theo, bám sát Trần Lựu, tiến vào ải Chi Lăng. Tiền quân của địch tiến theo sau. Đội kỵ binh của Liễu Thăng vượt qua cửa ải phía bắc, tiến đến chân núi Mã Yên.Liễu Thăng định vượt qua cầu, cầu bị hỏng nên không tiến lên được. Đội kỵ binh giặc đã hoàn toàn lọt vào trận địa mai phục của ta. Ngay lúc đó, phục binh ta bốn mặt nhất tề xông ra chiến đấu. Đội quân khiêu chiến của Trần Lựu lập tức quật trở lại, phối hợp tác chiến. Cuộc chiến đấu diễn ra thật bất ngờ, mau lẹ. Mở đầu trận đánh, đội tượng binh cửa ta thúc voi tiến vào trận địa.
Quân ta tiến đánh giặc
Những con voi chiến hùng hổ xông thẳng vào đội hình địch bao vây, chia cắt và dồn chúng vào cánh đồng lầy lội. Kỵ binh của địch bị sa lầy mất sức chiến đấu. Đội kỵ binh tiên phong của địch đang hung hăng tiến quân mở đường bỗng nhiên bị bao vây trong một thế trận nguy hiểm và đội hình bị rối loạn hoàn toàn. Lê Sát và Lưu Nhân Chú đổ ra đánh, voi chiến, kỵ binh và bộ binh của ta cùng một lúc xông ra. Tên tẩm thuốc độc các loại đạn đá, phi tiêu, mũi lao từ bốn phía tới tấp lao vào quân giặc. Tổng binh Liễu Thăng cố chạy thoát ra khỏi cánh đồng lầy nhưng hắn đã bị quân ta phóng lao đâm ở sườn núi Mã Yên. .Tuy nhiên, người chém đầu Liễu Thăng không có chính sử nào chép cả mà chỉ còn một thần phả ghi lại sự việc trên.
Liễu Thăng bị trúng tên của quân ta ở Chi Lăng
Chủ tướng bị giết, cả đội kỵ binh tiên phong của giặc hoảng hốt bỏ chạy tán loạn. Khi đội kỵ binh của Liễu Thăng tiến đến chân núi Mã Yên thì một bộ phận tiền quân địch cũng đã lọt vào ải Chi Lăng. Quân mai phục của ta từ các hang đá, sườn núi trong lòng ải và các bờ thành tiếp tục xông ra tiêu diệt giặc nhằm thực hiện đúng kế hoạch “đập gãy tiên phong”.Sau khi bị quân ta “đập gãy tiên phong”, tiêu diệt 1 vạn quân, giết chết chủ tướng Liễu Thăng, tinh thần và thế tiến công của địch bị giảm sút nhiều. Tuy nhiên, địch vẫn còn đến 9 vạn quân. Chúng còn đủ sức vượt qua ải Chi Lăng để cố tiến về Đông Quan. Về phía mình, quân ta cũng “mở đường” cho quân địch tiến xuống để chúng tự dẫn thân vào các trận địa mai phục ta đã bố trí sẵn, tiếp tục giáng cho chúng những đòn quyết liệt khác. Đoàn phục binh của Lê Sát cùng với Trần Lựu quay lại, thanh toán toàn bộ nhóm Liễu Thăng, xông vào chém giết, tiêu diệt gọn đội tiên phong này.
Trận Chi Lăng, quân ta chém đầu tướng Liễu Thăng
Tuy nhiên, người chém đầu Liễu Thăng không có chính sử nào chép cả mà chỉ còn một thần phả ghi lại sự việc trên.
Tam vị anh hùng
Người dân ở xã An Trạch, huyện Trực Định tổng Thuỵ Lũng tức xã An Bình huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình từ lâu đã biết đến tên tuổi những vị lập nên công trạng đó: Người thứ nhất là Thanh, mỹ tự là Thanh Kiền sau được vua phong làm Hiệp thống Thanh Kiền đại thần quan. Người thứ hai huý là Bạch, mỹ tự là Bạch Thuộc, sau được phong là Bạch Thuộc Chánh lãnh tiền phong đại tướng quân. Người thứ ba huý là Tống, sau được phong là Thống Thánh đốc lĩnh. Cả 3 ông này khôn nhớn “thân dài 7 thước, nặng đến trăm cân”… được vua quý phong tước rồi cấp “một nghìn thuyền rồng và 50 vị tướng giỏi để đi đánh giặc”.Ba ông cùng binh mã cùng “xông thẳng đánh giặc, gặp tướng Liễu Thăng tại đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Quân giặc bốn phía bao vây khắp nơi. Ba ông ngồi trên ngựa vung kiếm xông thẳng vào giữa đồn giặc chém đầu tên phó tướng Nguyễn Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng, còn quân giặc chết nhiều không kể xiết. Ba ông thừa thắng đuổi theo giặc Minh, đuổi đến thành Lạng Sơn thì chém được tướng Liễu Thăng thành 3 mảnh. Quân tướng trong thế chiến thắng trở về uy nghiêm chấn động khắp nơị..”

Chi Lăng - Xương Giang năm 1427


Mai phục Cần Trạm
Ngày 15 tháng 10 (25 tháng 9 năm Đinh Mùi), các tướng Lê Lý và Lê Văn An chỉ huy 3 vạn quân kịp thời lên tiếp ứng cho Lê Sát, Lưu Nhân Chú, … Quân ta lại phối hợp bố trí một trận địa mai phục thứ hai ở Cần Trạm.Cần Trạm nằm dưới chân phía nam của núi Bảo Đài là địa điểm tiếp giáp giữa miền thượng du và trung du, từ vùng rừng núi trùng điệp của Lạng Sơn về vùng trung du của Lạng Giang (nay là vùng Kép và một số xóm phía tây – nam xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang). Khi mới đặt chân lên đất nước ta, quân Minh đã lập doanh trại án ngữ nơi đây và giao cho một viên đô ty chỉ huy.Sau khi tổng binh Liễu Thăng bị chém, phó tổng binh Bảo Định bá Lương Minh lên nắm quyền chỉ huy. Nguyễn Trãi lại viết thư cho Lương Minh, vạch rõ thế thất bại không tránh khỏi của quân địch: “nay các ông đem quân đi sâu vào, chính là bị hãm vào thế trong miệng cọp, muốn tiến không được, muốn lui không xong. Còn ta thì nhân thế chẻ tre, sau khi chẻ được mấy đốt, cứ lạng lưỡi dao mà chẻ đi, thực chẳng khó gì”. Từ đó, Nguyễn Trãi khuyên Lương Minh: “Xin các ông lui ngay quân ra ngoài bờ cõi, ta tự dẹp mở lối về, cho các ông được thung dung đem quân về… Như thế, các ông có thể ngồi hưởng thành công mà Nam, Bắc từ nay vô sự, há chăng hay ư?”. Nhưng Lương Minh cùng với binh bộ thượng thư Lý Khánh, đô đốc Thôi Tụ vẫn ngoan cố, ra lệnh chấn chỉnh lại đội ngũ, tiến về phía Cần Trạm.Trận đánh đã diễn ra trên một chiến trường dài gần 5 km, suốt từ cánh đồng phía đông bắc thành Cần Trạm đến tận phía nam thị trấn Kép ngày nay (cách đây không lâu, nhân dân địa phương thường gọi cánh đồng phía Đông Bắc thành là bãi Chiến và gò đất phía nam Kép gần quốc lộ số 1A là nghè Trận). Từng đội phục binh của ta do các tướng Lê Lý, Lê Văn An chỉ huy, như những lưỡi dao nhằm thẳng quân thù xông tới, chia cắt và tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác. Tên chỉ huy cao nhất, phó tổng binh Bảo Định bá Lương Minh vừa lên thay Liễu Thăng, lại bị phi lao của ta đâm chết tại trận. Bấy giờ cánh quân ta do Lê Sát và Lưu Nhân Chú chỉ huy, cũng đồng thời bất ngờ xông ra tiến công quyết liệt vào một bộ phận quân địch. Sau khi tiêu diệt khoảng 2 vạn tên địch và thu được nhiều lương thực, vũ khí (Những bức thư trong Quân trung từ mệnh tập (những văn kiện mới tìm thấy) ghi chép về thời gian xảy ra trận Cầu Trạm không thống nhất. Thư số 7 nói trận Cần Trạm xảy ra ngày 25 âm lịch, thư số 17 lại nói xảy ra ngày 28 âm lịch. Chúng tôi theo thư số 7, vì thư này phù hợp với Bình Ngô đại cáo: “Ngày 25, Lương Minh trận hãm bỏ thây”. Sách Lê triều thông sử, Lê Sát truyện chép địch bị tiêu diệt 2 vạn tên)…, quân ta đã chủ động thu quân và nhanh chóng vận động theo đường tắt về phía nam để tiếp tục tổ chức một trận đánh mai phục nữa.Như thế là sau hai trận Chi Lăng, Cần Trạm, hai tướng cao cấp nhất của đạo viện binh địch là tổng binh và phó tổng binh đều bị quân ta giết chết. Địch bị thiệt hại nặng, tướng chỉ huy bị chết, tinh thần quân lính do đó càng bị giảm sút. Lực của chúng bị tiêu diệt chưa quá một phần ba, nhưng tnế của chúng thì đã suy sụp và phải chuyển sang chống đỡ một cách bị động.Sau thất bại Cần Trạm, đô đốc Thôi Tụ lên nắm quyền chỉ huy, cùng với binh bộ thượng thư Lý Khánh và công bộ thượng thư Hoàng Phúc, cố sức tập hợp binh sĩ, gượng thúc quân tiến về phía Xương Giang.Ngày 18 tháng 10 (28 tháng 9 năm Đinh Mùi), quân địch tiến đến Phố Cát thì lại bị quân ta đón đánh.
Đánh địch viện tại Phố Cát
Phố Cát nằm trong vùng đồi đất giữa Cần Trạm và Xương Giang, khoảng xã Xương Lâm huyện Lạng Giang, Bắc Giang ngày nay. Tại thôn Lễ Nhượng, xã này hiện còn lưu lại những truyền thuyết về trận đánh quân Minh gắn liền với địa điểm mang tên đồi Mả Ngô – cách ga Phố Tráng 2 km về phía tây nam. Vùng đồi đất Phố Cát thoai thoải, cách thành Xương Giang 8 km về phía bắc. Những dãy đồi từ Cần Trạm kéo về đây thưa dần và đồng bằng men theo đồi đã mở rộng. Đường hành quân của quân Minh đi xuyên qua các thung lũng hẹp và dài, hai bên là đồi thấp.Theo sự bố trí trước của bộ chỉ huy, một bộ phận nghĩa quân đã phục sẵn trên cát chân đồi chờ địch. Vừa lúc quân địch đến, phục binh ta xông ra hình thành nhiều mũi đánh chặn đầu và đánh ngang sườn. Trận quyết chiến xảy ra ác liệt. Theo ký ức dân gian thôn Lễ Nhượng, thời đó quân Ngô từ phía Lạng Sơn tiến xuống đến Ao Mưa, một địa điểm phía đông làng, thì bị quân nhà Lê đổ ra đón đánh. Giặc chạy đến đồi Bổ Hóa, ở phía nam làng, thì bị chặn đánh mãnh hệt. Đồi Bổ Hóa cao và rộng hơn so với các đồi gần đấy, viền quanh là đồng lúa lầy lội. Trận đánh xảy ra rất quyết liệt, giặc bị chết khá nhiều, trong đó có cả tướng cao cấp. Sau trận đánh, thây địch được đưa về đồi này chôn cất – vì vậy mà đồi Bổ Hóa được đổi tên là đồi Mả Ngô.Trong trận Phố Cát, nghĩa quân ghi thêm một chiến công xuất sắc còn địch thì bị thiệt hại nặng nề. Binh bộ thượng thư Lý Khánh giữ chức tham tán quân vụ phần vì ốm nặng, phần vì uất ức sau những thất bại liên tiếp, nặng nề và hoàn toàn tuyệt vọng, đã “kế cùng thắt cổ tự tử”.

Giặc Minh lọt vào vòng mai phục của quân ta

Chiến thắng oanh liệt và liên tục ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát đã nhằm trúng đầu não của viện binh địch. Lực lượng của chúng bị tổn thất rất nặng: khoảng hơn 3 vạn quân bị tiêu diệt, các tướng đầu sỏ nắm quyền chỉ huy lần lượt bị giết chết. Thất bại nhục nhã nối nhau xảy ra trong khoảng 9 ngày đã tác động mạnh mẽ vào tinh thần số quân địch còn lại. Trước kia, chúng hăng hái, tin tưởng bao nhiêu thì bây giờ, mệt mỏi và chán nản bấy nhiêu. Trước kia chúng ngạo mạn, khinh thường ta bao nhiêu thì bây giờ càng hoang mang và hoảng sợ bấy nhiêu. Cái thế tiến công buổi đầu đến đây đã mất sạch. Số lượng quân địch còn lại vẫn nhiều nhưng như một cơ thể to lớn đang bị bệnh bại liệt hoành hành. Nguy cơ thất bại hoàn toàn đang đến với chúng.
Diệt thành Xương Giang
Tuy bị thất bại nặng nề, nhưng đô đốc Thôi Tụ và thượng thư Hoàng Phúc vẫn cố liều chết tiến về thành Xương Giang. Chúng hy vọng có thể phối hợp với quân thành Xương Giang rồi liên hệ với thành Đông Quan, Chí Linh hòng cứu vãn lại tình thế nguy khốn. Nhưng thành Xương Giang đã bị quân ta chiếm từ trước, chặn đường tiến quân của địch và chia cắt hoàn toàn, tách hẳn đạo viện binh của địch với các thành Đông Quan, Chí Linh.Thôi Tụ, Hoàng Phúc đến gần Xương Giang mới biết thành đã bị hạ. Hết đường ứng cứu, hy vọng cuối cùng của chúng bị tiêu tan. Mệt mỏi, hoang mang, lại bị cô lập, trước mặt sau lưng đều bị đánh, cuối cùng chúng phải “đắp lũy ngoài đồng để tự vệ” (Toàn thư). Khu vực đóng quân của địch ở phía bắc thành Xương Giang. Kết quả khảo sát thực địa cho biết đó là một vùng đồng ruộng và xóm làng rộng lớn gồm xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) và xung quanh, cách thành Xương Giang khoảng 3 km. Con đường dịch trạm xưa kia từ Chi Lăng xuống, đi qua xã Tân Dĩnh, từ xóm Cần Chính qua xóm Tân Sơn ra phố Đỏ. Nhân dân địa phương gọi là “đường xuyên sơn”. Quân địch đóng quân trên khu đất nằm hai bên con đường giao thông này. Ở đấy, lúc bấy giờ đã có xóm làng, dân cư khá đông như làng Cò, làng Am, làng Gai. Quân địch tàn sát, cướp phá và đuổi dân đi nơi khác. Nhân dân các làng trên phải lánh sang vùng Xuân Mãn, (xã Xuân Hương, Lạng Giang) rồi khai phá, lập làng và lấy tên làng cũ đặt cho làng mới lập.Địa hình vùng Xương Giang (tức vùng nam huyện Lạng Giang và thị xã Bắc Giang hiện nay) khác với vùng Chi Lăng, Cần Trạm. Chi Lăng là miền núi rừng hiểm trở, thích hợp với lối đánh mai phục, dễ chia cắt đội hình địch thành từng bộ phận để tiêu diệt. Cần Trạm là vùng giáp ranh giữa núi rừng trung du và đồng bằng. Còn vùng Xương Giang, địa hình đồng bằng trống trải, chỉ xen vài quả đồi thấp chạy sát ven sông. Địa hình vùng này dễ cơ động hơn, có thể triển khai được lực lượng tương đối lớn hoặc tập trung binh lực cho những trận đánh tiêu diệt quy mô to.Quân địch phải đóng quân giữa một vùng trơ trọi, cô lập, khó lợi dụng địa hình để tổ chức phòng vệ, cầm cự. Chúng phá nhà cửa của dân, chặt cây cối, dựng rào, đắp lũy giữa đồng để lâm thời phòng vệ.Bộ chỉ huy nghĩa quân đã dự kiến trước việc quân địch tiến xuống Xương Giang và đã nghiên cứu, chuẩn bị săn một thế trận bao vây tiêu diệt chúng ở vùng này.Trước mặt quân địch là thành Xương Giang – một pháo đài kiên cố chặn đứng con đường chúng định tiến vế Đông Quan.Dòng sông Thương từ Chi Lăng, Hữu Lũng chảy về bao bọc cả ba mặt: tây – bắc, tây và tây – nam Xương Giang. Đoạn sông Thương này còn có tên là sông Xương Giang. Quân ta đã “lập hàng rào ở bờ bên tả sông Xương Giang”.Quân thủy bộ của ta lợi dụng đoạn sông Thương này để bố trí bao vây địch ở mặt tây. Một bộ phận lực lượng quân thủy được điều lên đây để phối hợp với quân bộ án ngữ mặt tây đồng thời khi cần theo sông Thương và sông Lục Nam tiếp ứng cho các hướng khác. Một bộ phận quân bộ chiếm lĩnh những điểm cao bên tả ngạn sông Thương lập thành những trại quân. Di tích của những trại quân đó vẫn còn được bảo lưu qua các tên đất như đồi Vương ở làng Hương Mãn (hay làng Hạ), đồi Tướng ở xóm Chùa, đồi Phục ở làng Gai (hay làng Phúc Cai) thuộc xã Xuân Hương ngày nay. Một lực lượng nghĩa quân do tướng Phạm Văn Liêu chỉ huy, sau trận Chi Lăng, cũng rút về đóng ở Xuân Mãn (Gia phả họ Phạm ở Đại Mãn xã Xuân Hương. Phạm Văn Liêu có công đánh giặc nên được thờ ở làng Xuân Mãn và nhiều làng khác thuộc xã Mỹ Thái. Sau khi đất nước được giải phóng, năm 1428, Phạm Văn Liêu được liệt vào hàng Bình Ngô khai quốc công thần).Mặt đông nam có dòng sông Lục Nam ngăn cách với thành Chí Linh. Đối với bộ binh địch, sông Thương, sông Lục Nam là những con hào tự nhiên khó vượt qua. Hơn nữa, thủy quân của ta đã làm chủ các dòng sông này để cùng với bộ binh bao vây, khống chế địch.Mặt bắc, hai đạo quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Lê Lý, Lê Văn An, sau trận Phố Cát cũng tiến xuống, hình thành thế bao vây, ép chặt địch.
Trần Nguyên Hãn mộ thêm được nhiều nghĩa quân nữa.
Đó là vòng vây lớp trong đã khá lớn và dày đặc. Nhưng quân địch với số lượng khoảng 7 vạn quân vẫn có thể liều lĩnh phá vây để tháo chạy về nước hoặc tiến vào Đông Quan. Vì vậy, bộ chỉ huy nghĩa quân còn bố trí lực lượng bịt kín các ngả đường về Quảng Tây và vào Đông Quan. Các cửa ải Chi Lăng, Pha Lũy và Bàng Quan (Chũ, Lục Nam, Bắc Giang) đều bị quân ta khóa chặt. Tướng Trần Nguyên Hãn được lệnh chia quân đóng giữ những nơi yếu hại, ngăn chặn mọi đường tiếp tế lương thực của địch. Ở mặt nam, tướng Trần Lựu, sau những trận đánh nhử địch nổi tiếng từ Pha Lũy đến Chi Lăng và sau trận Chi Lăng, Cần Trạm, được lệnh rút về trấn giữ thành Thị Cầu (thị xã Bắc Ninh, Bắc Ninh). Thành này cách Xương Giang 20 km về phía nam. Đây là một vị trí quan trọng nằm trên con đường dịch trạm về Đông Quan, ở về phía nam sông Cầu. Như vậy là sau “pháo đài” Xương Giang và tuyến sông Thương lại còn thành Thị Cầu, tạo nên thế bao vây nhiều lớp nhằm kiên quyết bịt kín con đường về Đông Quan.

Tướng Trần Nguyên Hãn được lệnh chia quân đóng giữ những nơi yếu hại, ngăn chặn mọi đường tiếp tế lương thực của địch
Ở mặt đông nam, tướng Nguyễn Tuấn Thiện được lệnh đóng quân tại Bồng Lai (Gia Lương, Bắc Ninh) nhằm ngăn chặn sự liên lạc giữa quân địch tại Xương Giang và tại Chí Linh. Đồng thời dựa vào thế hiểm yếu của sông Lục Đầu, Nguyễn Tuấn Thiện xiết chặt vòng vây Chí Linh, góp phần cô lập quân Thôi Tụ, Hoàng Phúc (Theo thần tích Lê Thiện (tức Nguyễn Tuấn Thiện) tại đình làng Bồng Lai, Gia Lương, Bắc Ninh).Quân địch đã hoàn toàn lọt vào vòng vây khép kín, dày dặc, nhiều tầng nhiều lớp quân thủy bộ của ta. Chúng dù đông cũng không thể nào thoát ra nổi, tiến không được mà lùi cũng không được. Thế trận cửa ta vững chãi, bao vây thì chặt chẽ , tiến công thì mãnh liệt.Bộ chỉ huy nghĩa quân chủ trương chưa tiến công ngay, mà vây hãm một thời gian cho chúng thật rã rời, kiệt sức. Kết hợp với vòng vây ngày càng khép chặt, Nguyễn Trãi lại viết thư khuyên Thôi Tụ, Hoàng Phúc lui quân. Đồng thời, Nguyễn Trãi cũng cảnh cáo quân địch: “Các ông nếu còn dùng dằng lâu ngày, chứa lòng nghi ngờ, làm hỏng mưu kế, tôi sợ rằng các ông sẽ chết uổng vùi xương trong bụng cá ở Xương Giang, còn có ích gì đâu” .Sau khi đã vây chặt số quân của Thôi Tụ, Hoàng Phúc và làm chủ chiến trường Xương Giang, bộ chỉ huy nghĩa quân lo tiêu diệt đạo quân Mộc Thạnh.Lúc bấy giờ, Mộc Thạnh đã từ Vân Nam tiến vào vùng biên giới nước ta. Đúng như Lê Lợi đã nhận định, Mộc Thạnh tỏ ra dè đặt, không dám tiến sâu vào lãnh thổ nước ta. Mộc Thạnh đóng quân vùng biên giới để chờ đợi tin tức của đạo quân Liễu Thăng.Bộ chỉ huy nghĩa quân đã ra lệnh cho các tướng giữ ải Lê Hoa. Các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Lê Trung, Nguyễn Khuyển chỉ đánh kiềm chế ngăn chặn không cho quân địch tiến sâu và chuẩn bị lực lượng, chiếm lĩnh sẵn những nơi yếu hại để chờ thời cơ phản công.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Bình Định Vương liền thả cho tên lính hầu cận Liễu Thăng đem giấy tờ và ấn tín của chủ tướng về báo cho Mộc Thạch biết.
Khi đạo quân viện binh của Liễu Thăng đã thất bại nặng nề và bị giam chân ở Xương Giang, Lê Lợi liền sai một số tù binh trong đó có một tên chỉ huy, ba tên thiên hộ mang bằng sắc, ấn tín của Liễu Thăng và bức thư của Lê Lợi đến tận trại quân Mộc Thạnh, báo tin cho chúng biết. Bức thư đề cao Mộc Thạnh là người văn võ song toàn, nhân đức mà “thường tài không thể sánh kịp”, đồng thời kể lại chuyện Liễu Thăng ngoan cố không nghe lời khuyên bảo của nghĩa quán, không biết “đạo trời ưa sóng, lòng người ghét loạn, cậy vào đức thì tốt, cậy vào sức thì chết mà tự chuốc vạ vào thân”, nên “chết trong trận không biết lẫn lộn vào đâu”. Trong thư, Nguyễn Trãi nhún nhường đề nghị: “Nay chúng tôi nhờ ơn của đại nhân như trời đất cha mẹ, nên mới thổ lộ tình thực, mong đại nhân thương cho. Đại nhân đem lòng người quân tử nhân đức, tất sẽ làm được việc nhân nghĩa để cho người đời này đều tiến lên cõi thái hòa, há lại chịu lấy đất chỗ An Nam bé nhỏ nốt ruồi, mà làm cho thiên hạ nhọc ư?… Nay vua tôi nước tôi một lòng, quân lính cùng một chí hướng. Về cái nghĩa kính trời thờ nước lớn không dám bỏ thiếu” và yêu cầu Mộc Thạnh tâu về triều Minh “cởi giáp hòa giải” .Mộc Thạnh nhận được thư, lại trông thấy ấn tín, bằng sắc của Liễu Thăng và nghe tin Lương Minh, Lý Khánh tử trận, vô cùng khiếp sợ. Chiến quả của các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát được phát huy cao độ, đã tác động mạnh mẽ vào tinh thần của đạo viện binh Mộc Thạnh. Cả đạo quân này từ chủ tướng đến quân lính, như Nguyễn Trãi nói, “sợ mà vỡ mật” (Bình Ngô đại cáo).
 
Thành Xương Giang Mộc Thạnh vội vàng đang đêm đem quân gấp rút tháo chạy về nước. Các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Lê Trung, Nguyễn Khuyển đã chuẩn bị sẵn sàng, lập tức tung quân ra đánh đuổi. Quân ta thắng lớn ở Lãnh Câu (ngòi nước lạnh) và Đan Xá, diệt trên 1 vạn tên địch, bắt sống 1 nghìn tên và 1 nghìn ngựa, thu được rất nhiều chiến lợi phẩm gồm vũ khí, lương thực và vàng bạc. Mộc Thạnh “chỉ một mình một ngựa chạy thoát” về Vân Nam.Chiến thắng ở Lãnh Câu và Đan Xá càng cổ vũ tinh thần quân dân ta ở chiến trường Xương Giang. Sau khi đập tan đạo quân Mộc Thạnh, bộ chỉ huy nghĩa quân tập trung lực lượng giải quyết nốt số quân địch ở đây.Vòng vây ở Xương Giang càng ngày càng khép chặt, tình trạng quân địch càng ngày càng khốn đốn. Đang đêm, Thôi Tụ phải sai quân bắn pháo báo tin cho các thành Chí Linh, Đông Quan ứng cứu. Khốn nỗi bọn giặc ở trong các thành này đang bị bao vây cũng đang chờ quân cứu viện, tự cứu mình chưa nổi làm sao cứu người khác.Quân ta vừa vây hãm vừa dụ hàng. Nguyễn Trãi lại viết thư cho Thôi Tụ, Hoàng Phúc hết lời khuyên nhủ: “Tính việc ngày nay không gì bằng lui quân ra ngoài bờ cõi, tôi lập tức đem ngay các quân nhân đã bắt được ở các thành trả lại hết. Rồi đem thư của nước tôi và bản tâu nói rõ đầu đuôi tâu lên triều đình. May ra lời bàn của triều đình ưng cho, thì bọn các ông có thể không mất tiếng tốt, mà Nam, Bắc từ nay vô sự. Đó không những là sự may cho nước An Nam tôi, cũng là sự may lớn cho cả bàn dân thiên hạ”
Vương Thông ở thành Đông Quan không dám ra đánh vì biết trước rằng không địch nổi nghĩa quân. Y muốn bãi binh kéo về Tàu nhưng còn e ngại. Giữa lúc đó thì Nguyễn Trãi viết dụ thư dụ y và quân sĩ ra hàng để được bảo toàn tính mạng. Lê Lợi-Nguyễn Trãi kiên trì dụ hàng, Nhưng quân địch vẫn tỏ ra ngoan cố không trả lời. Chúng hy vọng cố kéo dài thời gian cầm cự chờ quân ở Đông Quan, Chí Linh lên ứng cứu hoặc quân Mộc Thạnh ở Vân Nam sang tiếp vìện. Sau nhiều lần kiên trì thuyết phục không được.
 
Quân ta bắn tin dụ hàng vào trong thành Đúng ngày 3 tháng 11 năm 1427, tức ngày 15 tháng 10 năm Đinh Mùi, quân dân ta được lệnh tổng công kích như đã định trước “hẹn đến giữa tháng 10 diệt giặc”.
 
Bao vây, tấn công thành Đông Quan Từ bốn mặt, hàng vạn quân ta nhất loạt mở những mũi tiến công quyết liệt vào các khu vực phòng ngự của địch. Bộ binh, tượng binh, kỵ binh của ta cùng phối hợp đột phá vào trung tâm doanh trại của địch. Quân ta vừa tiến công vừa kêu gọi quân địch đầu hàng. Sử nhà Minh chép “Giặc (quân ta) lùa voi xông vào đánh bừa. Giặc hô to: ai hàng thì không giết. Hàng trận rối loạn. Quan quân (quân Minh) hoặc bị bắn chết hoặc bỏ chạy. Toàn quân tan vỡ hết”.
Trong trận đại thắng này, nghĩa quân bắt sống được Hoàng Phúc, Thôi Tụ cùng rất nhiều quân lính nhà Minh. Thôi Tụ không chịu hàng nên bị giết. Quân địch đại bại. Kết quả là bọn tướng chỉ huy lớn nhỏ Thôi Tụ, Hoàng Phúc, Sử An, Trần Dung, … hơn 300 tên bị bắt cùng với mấy vạn quân giặc. Hơn 5 vạn quân địch bị giết chết. Một số chạy trốn, chỉ trong khoảng dăm bảy ngày đều bị dân ta – những người chăn trâu, hái củi bắt được đem nộp hết cho nghĩa quân. Hoàng Minh thực lục (tài liệu của nhà Minh) phải thú nhận toàn bộ quân địch đều bị bắt và bị giết rất nhiều, duy chỉ có một tên chủ sự Phan Hậu trốn thoát về nước. Quân ta thu được rất nhiều ngựa, các loại vũ khí cùng với vàng bạc, vải lụa. Hàng loạt địa danh vùng Xương Giang và xung quanh như đồi Phục, đồi Cút, đồi Vương, đồi Tướng, bãi Bên, bãi Thiêu, bãi Cháy… như còn ghi lại chiến công oanh liệt của quân dân ta.
Kết quả
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, đạo quân đông tới 10 vạn của quân Minh đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Bộ chỉ huy bị chết trận hay bị đối phương bắt gần hết. Trong khi bao vây Xương Giang, quân Lam Sơn đưa tù binh của cánh Liễu Thăng lên báo tin cho Mộc Thanh. Mộc Thạnh vội vàng cho quân rút chạy. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đã truy kích tiêu diệt trên 1 vạn quân Minh, làm tan rã hoàn toàn cánh quân này. Như vậy, toàn bộ lực lượng viện binh của quân Minh đã bị đại bại.  
Bình Định Vương cùng quân sư Nguyễn Trãi ra đón và ủy lạo đoàn quân chiến thắng. Sau trận thắng lớn này, nghĩa quân trở lại thành Đông Quan. Bình Định Vương cùng quân sư Nguyễn Trãi ra đón và ủy lạo đoàn quân chiến thắng. Bình Định Vương lại cho người dẫn bọn tù binh cùng đem ấn, kiếm của Liễu Thăng báo cho Vương Thông biết tin.Kết quả này là một trong những nhân tố quan trọng khiến Vương Thông phải chấp nhận nghị hòa và không xin phép triều đình Minh đã tự ý rút quân về nước. Vương Thông lúc này hết còn hy vọng ở viện binh, lại viết thư xin hòa. Bình Định Vương thuận cho và hẹn Vương Thông ra phía nam thành Đông Quan lập đàn thề cùng Trời Đất là sẽ rút hết quân về. Vương Thông y hẹn cùng các tướng lãnh đúng ngày ra thề cùng Bình Định Vương
 
Vương Thông cùng các tướng lãnh đúng ngày ra thề cùng Bình Định Vương Với sự phân tích, đánh giá và nghệ thuật dùng binh tài tình, độc đáo của Lãnh tụ Nghĩa quân, chúng ta đã làm nên một trận Chi Lăng – Xương Giang lịch sử, thất kinh, bạt vía quân thù.
 
Giặc Minh lầm lũi kéo bại quân về nước Sau đó, quân nhà Minh ở Tây Đô và mấy nơi khác đều lục tục kéo về thành Đông Quan. Cuối năm Đinh Mùi (1427), bọn Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ lầm lũi kéo bại quân về nước. Phương Chính, Mã Kỳ cũng được cấp cho thuyền để theo đường biển rút lui.
 
Bình Định Vương trả lời nghĩa quân Một số nghĩa quân khóc tâu với Bình Định Vương: “Giặc Minh tàn ác sao không giết hết đi mà để chúng yêu ổn trở về nước?” Bình Định Vương trả lời: “Giết giặc Minh lúc này quá dễ nhưng sẽ gây thù oán rồi chiến tranh kéo dài mãi thì làm sao mà xây dựng lại được nước.?”
 
Nguyễn Trãi soạn bài hịch Bình Ngô Đại Cáo Dẹp xong giặc Minh rồi, Bình Định Vương lại giao cho quân sư Nguyễn Trãi soạn tờ bá-cáo cho thiên hạ đều biết việc gian khổ trong 10 năm qua. Đó là bài hịch Bình Ngô Đại Cáo một áng văn chương hùng tráng, tuyệt tác sẽ còn truyền lại đến muôn đời…Việc tôn Trần Cao lên làm vua cốt là để cầu hòa với nhà Minh. Nay lòng người đều theo về Bình Định Vương, nên sau khi Trần Cao chết rồi, Bình Định Vương lên ngôi vua tức là vua Lê Thái Tổ và đặt tên nước là Đại Việt (1428)  Sau đó, một hôm nhà vua ngự trên thuyền rồng cùng bá quan văn võ du ngoạn ngắm cảnh vật bên hồ Lục Thủy giữa kinh thành Thăng Long. Bỗng nhiên thần Kim Quy xuất hiện bơi đến trước mũi thuyền và tâu với nhà vua rằng: Việc lớn đã xong xin Người hãy hoàn lại thanh Bảo Kiếm cho Đức Long Quân.  
Vua Lê Lợi đã tạo nên truyền thuyết "Trả Gươm" Thanh Thần Kiếm vẫn bên mình nhà vua từ ngày dựng cờ khởi nghĩa bỗng rùng rùng rồi vút bay khỏi vỏ hướng đến Rùa Vàng. Nhanh như chớp, thần Kim Quy đớp ngang lưỡi kiếm và lặn sâu xuống hồ. Từ đó một vệt sáng xanh ngắt bay vút thẳng lên trời. Khi đó thuyền của bá quan văn võ cũng vừa tới. Nhà vua liền phán: Khi ta dựng cờ khởi nghĩa Đức Long Quân đã cho ta mượn thanh Bảo Kiếm, nay việc lớn đã xong Người sai phái sứ thần đến đòi ta đã trao trả lại.Kể từ đó hồ Lục Thủy đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ Trả Gươm) hay Hồ Gươm.
6. Rạch Gầm – Xoài Mút: Trận thủy chiến lừng lẫy trong lịch sử Việt Nam
Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã nêu cao truyền thống thủy chiến lâu đời và ưu việt của quân dân ta, đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm phong phú của những trận thủy chiến trước đây, tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng năm 938, năm 981 và năm 1288. Thắng lợi này là sự khẳng định sâu sắc ý thức về chủ quyền của người Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ trong lịch sử.
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785 (tranh vẽ)

Mùa xuân năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ lãnh đạo bùng nổ ở ấp Tây Sơn thuộc phủ Quy Nhơn (nay thuộc tỉnh Bình Định). Được sự ủng hộ mạnh mẽ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân nghèo, từ căn cứ Tây Sơn, nghĩa quân nhanh chóng phát triển thành phong trào nông dân rộng lớn, tiến về giải phóng các làng xã, tấn công các huyện lỵ, phủ lỵ, hạ thành Quy Nhơn, thừa thắng tiến chiếm Quảng Ngãi, sau đó giải phóng Phú Yên… làm chủ khu vực trải dài từ Quảng Nam đến Bình Thuận. Từ năm 1776 đến 1783, quân Tây Sơn đã 5 lần tiến công vào Gia Định làm tan vỡ hoàn toàn, đánh đuổi tàn quân của chính quyền chúa Nguyễn phải trốn sang sống lưu vong bên đất Xiêm (Thái Lan). Chế độ thống trị cát cứ xây dựng trên 200 năm của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn đến đây bị tan rã.Bị tước mất quyền lợi, tầng lớp phong kiến phản động ở Đàng Trong, đứng đầu là Nguyễn Ánh, đã phản bội quyền lợi dân tộc, cầu cứu quân xâm lược Xiêm. Lợi dụng cơ hội Nguyễn Ánh cầu viện, Vua Xiêm là Rama I của vương triều Chakri lập tức phái 5 vạn quân gồm 3 vạn bộ binh, 2 vạn thuỷ binh cùng 300 chiến thuyền chia thành hai đường thủy và bộ, do tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương chỉ huy, được quân Nguyễn Ánh dẫn đường, đồng loạt tiến đánh Gia Định, xâm lược Đại Việt.Tháng 7-1784, thủy quân Xiêm đổ bộ lên Gia Định, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Phẫn nộ trước hành động cầu viện ngoại bang của tập đoàn Nguyễn Ánh và hành động xâm lược của quân Xiêm, nhân dân Gia Định cùng với quân Tây Sơn đồn trú, lúc đó chỉ có khoảng mấy nghìn người, do tướng Trương Văn Đa chỉ huy, đã anh dũng kháng chiến. Đến cuối năm 1784, sau 5 tháng xâm lược, hơn 5 vạn quân thủy bộ của địch chỉ chiếm được quá nửa miền đất phía Tây Gia Định, còn thành Mỹ Tho, thành Gia Định và nửa phần phía Đông Gia Định vẫn được giữ vững.Với lợi thế ban đầu, quân Xiêm giành được nhiều thắng lợi, tỏ ra rất chủ quan, kiêu căng. Trong mỗi vùng chiếm đóng, quân địch có nhiều hành động tàn bạo, cướp của, giết người, vơ vét của cải và bắt phụ nữ đưa về nước Xiêm. Bao cảnh tủi nhục và đau thương đã diễn ra! Nhân dân Gia Định căm phẫn quân xâm lược, hướng về lá cờ cứu nước của phong trào Tây Sơn và sẵn sàng ứng nghĩa. Trước tình thế đó, Nguyễn Ánh đã phải than thở “muốn được nước thì phải được lòng dân”. Lúc đó liên quân Xiêm – Nguyễn đã kiểm soát vùng Hậu Giang, chiếm đóng miền Tây sông Tiền Giang. Đại quân của địch đóng tại Trà Tân. Nguyễn Ánh và quân bản bộ đóng đồn ở trên bờ sông, quân Xiêm vừa đóng ở trên bờ, vừa đỗ chiến thuyền dọc theo bờ sông để hỗ trợ lẫn nhau.Nhận được tin báo, các thủ lĩnh quân Tây Sơn quyết định cử Nguyễn Huệ vào Gia Định phản công tiêu diệt quân xâm lược. Khoảng đầu tháng 1-1785, Nguyễn Huệ theo đường biển, đem quân tiến vào Gia Định, hợp binh với đội quân đồn trú của Trương Văn Đa, đóng quân và đặt bản doanh tại Mỹ Tho. Tổng số quân Tây Sơn có khoảng 2 vạn, chưa bằng một nửa quân Xiêm. Nhân dân Gia Định qua 5 lần nghĩa quân Tây Sơn tiến công quân Nguyễn và sau đợt chiến đấu anh dũng do tướng Trương Văn Đa chỉ huy, trong bối cảnh bị quân Xiêm o ép và tập đoàn Nguyễn Ánh bội phản, đã đồng loạt hưởng ứng nghĩa quân, góp sức vào cuộc kháng chiến chống xâm lăng.Nguyễn Huệ không đánh thẳng vào căn cứ Trà Tân, nơi địch có nhiều thế mạnh, mà bằng nhiều động thái ngoại giao và quân sự, tìm cách “điệu hổ ly sơn”, kéo quân địch ra khỏi nơi đóng quân, dẫn dắt đến địa hình có lợi nhất để tiêu diệt bằng lối đánh mai phục, vận động. Tầm nhìn chiến lược và tài năng lỗi lạc của Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ thể hiện ở việc lợi dụng địa hình, xác định khu vực quyết chiến, bố trí trận địa, nhử địch vào trận địa, tổ chức và điều khiển thế trận.Sau khi xem xét địa hình, Nguyễn Huệ quyết định chọn đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút, dài khoảng 6 km, rộng chừng vài km, ở giữa có cù lao Thới Sơn, hai bên bờ sông cây cỏ rậm rạp và có nhiều kênh rạch, để bố trí trận địa mai phục. Thủy binh được giấu kín trong những dòng sông nhỏ như Rạch Gầm, Xoài Mút và những nhánh sông giữa các cù lao. Bộ binh và pháo binh mai phục hai bên bờ và trên các cù lao. Mọi việc bố trí chuẩn bị đã sẵn sàng. Nghĩa quân Tây Sơn giấu mình giữa rừng cây, trong sông nước, xen giữa nhiều thôn xóm sẵn sàng xông lên tiêu diệt quân thù.Khoảng đêm ngày 19 rạng sáng ngày 20-1-1785, quân Xiêm – Nguyễn huy động toàn bộ lực lượng thủy binh và bộ binh, từ Trà Tân theo dòng sông Mỹ Tho, tiến công căn cứ quân Tây Sơn tại Mỹ Tho. Chiến thuyền Tây Sơn xuất kích, nhử địch lọt vào trận địa mai phục. Từ các cù lao và hai bên bờ sông, pháo binh Tây Sơn bất ngờ phát hoả, nhả đạn vào giữa đoàn chiến thuyền địch đang bị ùn lại trong khi chiến thuyền Tây Sơn chẹn kín hai đầu sông. Hàng ngũ quân địch hốt hoảng, đội hình rối loạn. Ngay lúc đó, toàn bộ quân thủy, quân bộ của ta từ các vị trí mai phục, nhất tề xông ra chia cắt đội hình địch để tiêu diệt. Toàn bộ chiến thuyền địch bị đánh đắm vì trúng đạn đại bác hoặc vì quân Tây Sơn xông lên tiêu diệt. Hầu hết quân địch bị giết chết tại trận, những kẻ cố bơi vào bờ lại bị bộ binh Tây Sơn tiêu diệt. Quân Xiêm bị thiệt hại gần 4 vạn trong số 5 vạn quân sang nước ta. Đội quân “cần vương” của Nguyễn Ánh cũng bị đánh cho tan tác. Tàn quân Xiêm – Nguyễn phải tháo chạy lên bờ, trốn sang đất Chân Lạp, sau đó lần mò tìm đường về Xiêm. Tập đoàn Nguyễn Ánh bị đánh tơi tả, buộc phải lưu vong sang Xiêm.
Nguyễn Huệ chỉ huy trận thủy chiến Rạch Gầm – Xoài Mút (tranh ghép gốm màu)
Trận Rạch Gầm – Xoài Mút thắng lợi giòn giã. Quân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ, đã đập tan âm mưu can thiệp của phong kiến Xiêm và trừng trị đích đáng hành động phản bội quyền lợi dân tộc của tập đoàn Nguyễn Ánh.Trận thủy chiến Rạch Gầm – Xoài Mút thể hiện trí tuệ sắc sảo, tài năng quân sự kiệt xuất của Nguyễn Huệ: dựa vào địa lợi bày ra một thế trận lợi hại, chặt chẽ, hoàn chỉnh. Đó là thế trận bất ngờ bao vây toàn bộ quân địch đang vận động trên sông, đánh chặn đầu khóa đuôi rồi công kích mạnh vào cạnh sườn, đánh cả trên sông và trên bờ, nhằm bao vây, chia cắt và tiêu diệt, bằng cách đánh hiệp đồng binh chủng: thủy binh hiệp đồng tác chiến với pháo binh và bộ binh. Đặc biệt trong trận đánh này, hỏa lực của quân đội Tây Sơn (bao gồm đại bác đặt trên chiến thuyền và bố trí hai bên bờ sông và trên cù lao Thới Sơn) đã được sử dụng đến mức cao và phát huy uy lực to lớn của nó, áp đảo địch ngay từ đầu.Sách “Mạc thị gia phả” cho biết: Nguyễn Huệ đem quân vào Gia Định khoảng 10 ngày sau thì đánh trận Rạch Gầm – Xoài Mút. Chỉ trong khoảng 10 ngày mà một đạo quân từ xa (Quy Nhơn) kéo đến, đã chọn được ngay khu vực địa hình thích hợp và chuẩn bị chu đáo trận địa mai phục, để chỉ trong một ngày tiêu diệt hoàn toàn khoảng 4 vạn quân Xiêm thiện chiến cùng hơn 300 chiến thuyền. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi có sự giúp đỡ đắc lực của nhân dân địa phương, những người thuộc từng cánh rừng, từng nhánh sông, từng con đường thủy bộ cụ thể. Chính nhân dân trong những thôn ấp ven sông Mỹ Tho là những cố vấn quan trọng, chỉ cho nghĩa quân từng cánh rừng giấu quân, những nhánh sông có thể giấu thuyền, những vị trí đặt pháo thuận lợi… và cả khúc sông rộng giữa Rạch Gầm và Xoài Mút để có thể dồn lại hơn 300 chiến thuyền địch mà tiêu diệt.Mặt khác, khúc sông dài 6km giữa Rạch Gầm và Xoài Mút, chỉ cách thành Mỹ Tho khoảng 6km, cách Trà Tân – nơi địch tập trung quân – chưa đầy 15km, hai bên bờ sông có nhiều thôn xóm. Chỉ với sự ủng hộ tích cực của người dân trong các thôn xóm này, Nguyễn Huệ mới có thể điều quân, hành quân, chiếm lĩnh trận địa và bố trí mai phục chu tất mà đại quân của địch cách đó không xa không hề hay biết, vẫn lầm tưởng mà nghênh ngang tiến vào trận địa mai phục để quân dân Tây Sơn đánh cho một trận tan tành.Nhân dân Gia Định, đặc biệt là người dân trong các làng xóm ven sông Mỹ Tho đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (tháng 1-1785), khiến cho từ đó ‘’người Xiêm sợ quân Tây Sơn như sợ cọp’’, từ bỏ ý định xâm lấn nước ta.Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Xiêm cuối năm 1784 đầu năm 1785 là một trong những trang oai hùng nhất, mang nhiều ý nghĩa lịch sử lớn lao. Trong đó, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là biểu hiện sinh động sự kết hợp tài tình thiên tài của cá nhân con người Nguyễn Huệ với nhiệt tình của quần chúng nhân dân đối với sự nghiệp đánh giặc cứu nước của phong trào Tây Sơn. Với chiến công này, nhân dân miền Nam nói chung và nhân dân Mỹ Tho nói riêng đã nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc và xứng đáng là bức thành kiên cố phía Nam của Tổ quốc.[FONT=Arial]Thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Rạch Gầm – Xoài Mút đã quét sạch 5 vạn quân xâm lược Xiêm ra khỏi vùng đất phía Nam đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của phong trào Tây Sơn, làm suy yếu tập đoàn Nguyễn Ánh, tạo tiền đề cho phong trào tiếp tục đi lên: ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê – chúa Trịnh, xoá bỏ cục diện chia cắt đất nước, đại phá 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh. Thắng lợi này đã đi vào lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một trong những chiến công chói lọi nhất, một trận thuỷ chiến – quyết chiến chiến lược điển hình sánh ngang với Bạch Đằng năm 938 và 1288… Trên một phương diện khác, thắng lợi này đã đưa phong trào Tây Sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân vươn lên mạnh mẽ trở thành một phong trào quật khởi của toàn dân tộc, là sự khẳng định sâu sắc ý thức về chủ quyền của người Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ trong lịch sử.
7. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (1789)
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
(Quang Trung - Lời hiểu dụ tướng sĩ)
Triều đình Mãn Thanh từ khi được thiết lập ở Trung Quốc đã rắp tâm xâm lược nước ta, nhưng chưa tìm được cơ gây hãn.
Nhân cơ hội Lê Chiêu Thống, kẻ đại diện tàn dư triều Lê mạt thối nát sang cầu cứu với hy vọng trở lại ngai vàng, Tôn Sỹ Nghị, Tổng đốc Lưỡng Quảng được lệnh đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
I. Tình hình chung
- Hình thức: tiến công
- Không gian: khu vực Hà Nội, và một phần tiếp giáp Hà Tây cũ ngày nay.
- Thời gian: từ 25-1 đến 1-2-1789
- Lực lượng tham chiến:
Ta: 100.000 quân
Địch: (Mãn Thanh): 200.000 quân
- Kết quả: ta diệt và bắt sống gần hết đạo quân xâm lược, giải phóng đất nước khỏi ách xâm chiếm tạm thời của triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc).
II. Diễn biến chính
Lực lượng quân Tây Sơn lúc ấy đang bố trí như sau:
- Một khối quân đóng ở Bắc Hà, dưới sự chỉ huy của Ngô Văn Sở.
- Khối đại quân đóng ở Quy Nhơn, thuộc quyền Nguyễn Nhạc.
- Một khối quân đóng ở Gia Định, lúc đó đang có nguy cơ bị Nguyễn ánh uy hiếp.
Quân Mãn Thanh tiến vào nước ta vào ngày 16 –12-1788, chúng chiếm Thăng Long. Nhận thấy lực lượng mình mỏng yếu (chỉ có không đầy 8.000 người), Ngô Văn Sở đã quyết định bỏ ngỏ kinh đô, rút về án ngữ ở Tam Điệp – Biện Sơn Thanh Hóa để bảo toàn lực lượng, chờ đại quân Nguyễn Huệ. Đó là một quyết sách sáng suốt, hợp với ý đồ của chủ tướng.
Trước tình hình thù trong, giặc ngoài, nhận thấy nguy cơ chủ yếu là bọn phong kiến xâm lược phương bắc, Nguyễn Huệ đã làm lễ đăng quang, rồi nhanh chóng tiến quân ra bắc. Ngày 15-1-1789, Nguyễn Huệ cùng đại quân, sau khi đã tăng quân số lên 100.000 ra đến Tam Điệp. Tại đây, ông hội với Ngô Văn Sở và khẩn trương chuẩn bị phản công. Nguyễn Huệ phân chia lực lượng tham chiến ra làm hai khối:
- Khối bao vây, chiếm 1/3 quân số, biên chế thành hai đạo. Đạo Đô đốc Lộc vượt biển lên vùng Phượng Nhãn, Lạng Giang chặn đường rút lui của giặc. Đạo Đô Đốc Tuyết cũng theo đường biển đánh vào Hải Dương, diệt cụm quân địch đóng ở đây và tiếp ứng cho trận công kích Thăng Long từ hướng đông.
- Khối tiến công, chiếm 2/3 quân số, biên chế thành ba đạo, có nhiệm vụ tiến đánh các cụm quân chủ yếu của địch trên đường từ Ngọc Hồi đến Thăng Long, một đạo dưới quyền Đô đốc Bảo và đạo chủ lực dưới quyền trực tiếp của Nguyễn Huệ.
Theo kế hoạch đã định, từ vùng Biên Sơn – Tam Điệp, khi khối bao vây xuất kích theo đường biển, thì khối đại quân có nhiệm vụ tiến công cũng bất ngờ vượt sông Gián Thủy. Đó là đêm giao thừa của Tết Nguyên Đán.
Liên tiếp trong ba ngày sau đó, quân ta tiến công tiêu diệt mấy vạn quân Thanh và bọn Lê Chiêu Thống hầu như trong tác chiến hành tiến trên suốt một dải từ Gián Khẩu đến Phú Xuyên. Sáng ngày 30-1, quân ta bước vào công kích các mục tiêu chủ yếu: Nguyễn Huệ tiến đánh Ngọc Hồi, Đô đốc Đặng Tiến Đông tiến công Đống Đa. Sau khi ta đã tiêu diệt hàng vạn quân và chủ tướng Sầm Nghi Đống tại Đống Đa, Đô đốc Đặng Tiến Đông vù hồi vào Thăng Long. Còn tại Ngọc Hồi, Nguyễn Huệ công kích từ chính diện: chủ tướng Hứa Thế Hanh bị diệt, giặc chống giữ không nổi, phải tháo chạy về phía Đầm Mực. Tại đây, đạo quân của Đô đốc Bảo phục sẵn đã tiêu diệt hoàn toàn số địch còn lại.
Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt tháo chạy khỏi Thăng Long. Khi quân Thanh rút chạy qua cầu bắc trên sông Hồng cầu bị gãy chúng ngã xuống chết đuối vô kể. Nguyễn Huệ cùng đại quân tiến vào kinh đô đúng ngày mồng 5 tết. Chỉ sau 5 ngày tác chiến, đất nước đã được giải phóng hoàn toàn.
III. Những phát triển của nghệ thuật quân sự
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng đã chứng tỏ nghệ thuật quân sự tuyệt vời của quân đội Tây Sơn.Trước hết, đó là nghệ thuật chuyển quân thần tốc từ Phú Xuân ra bắc. Nguyễn Huệ đã thiết lập một hệ thống tổ chức hành quân đạt hiệu quả tối đa, khiến địch hoàn toàn bất ngờ.
Cả trong phạm vi tác chiến chiến lược và trong riêng từng trận đánh, Nguyễn Huệ đã rất chú ý tới việc hợp vây quân địch, tiến công bằng đòn thọc sâu. Đây không chỉ đơn thuần là nghệ thuật "chính, kỳ" cổ điển. Các đòn tác chiến được diễn ra đồng thời, liên tiếp, nhanh mạnh và bất ngờ đã khiến địch không thể ứng cứu được cho nhau và thất bại nhanh chóng.
 
Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đã có sự tham gia đông đảo của các binh chủng trong quân đội Tây Sơn, trong đó vai trò của hỏa pháo và tượng binh được nhấn mạnh.
 
8. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954): chiến dịch quyết chiến chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam diệt quân Pháp ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Bộ Tổng tư lệnh họp bàn kế hoạch tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, năm 1954.

Bộ đội ta tiến lên Tây Bắc để tiêu diệt địch ở Điên Biên Phủ.

Đoàn xe đạp thồ vận chuyển lương thực, vũ khí vào mặt trận Điện Biên Phủ.

Tấn công địch ở sân bay Mường Thanh.

Quân ta tiến lên tiêu diệt địch trên đồi C1, ngày 30/3/1954.

Khối bộc phá gần 1.000kg làm nổ tung hầm ngầm trên đồi A1, hiệu lệnh tổng tiến công toàn tuyến tại mặt trận Điện Biên Phủ, ngày 6/5/1954. 
Pháo cao xạ bắn máy bay của quân Pháp tiếp tế cho Điện Biên Phủ.

Tướng Decastrie và Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đầu hàng. 
Sĩ quan, binh lính thuộc 2 binh đoàn cơ động tinh nhuệ số 8 và số 9 của Pháp bị bắt tại Điện Biên Phủ. 
Hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, năm 1954.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét