Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ IA GLAI

QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
 H cha nước Ia Glai  tnh Gia Lai
(Ban hành kèm theo Quyết định s/2012/QĐ-CTTL Ngày… tháng…năm 2012 ca Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác CTTL  Gia Lai)
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1:
1- Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Ia Glai đều phải tuân thủ:
2- Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
3- Nghịđịnh số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 của Chính phủ quy định thi hành Luật tài nguyên nước.
4- Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993); Pháp lệnh phòng, chống lụt bão số 27/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000.
5- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.
6- Nghịđịnh số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
7- Nghịđịnh số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghịđịnh số 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi.
8- Nghịđịnh số 72/NĐ-CP ngày 7/5/2007 của Chính phủ về quản lý an toàn đập.
9- Nghịđịnh số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thuỷ lợi thuỷđiện.
10- Các Tiêu chuẩn, Quy phạm hiện hành:
-Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi – Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (14TCN 121-2002).
-Công trình thủy lợi – các quy định chủ yếu về thiết kế (TCXDVN 285:2002).
-Công trình thủy lợi kho nước – Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (14TCN 55-88).
-Quy phạm công tác thủy văn trong hệ thống thủy nông (14TCN 49-86).
-Các Tiêu chuẩn, Quy phạm khác có liên quan tới thiết kế công trình thủy công của hồ chứa nước.
Điều 2: Việc vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai phải đảm bảo:
1- An toàn công trình theo chỉ tiêu phòng chống lũ với tần suất lũ thiết kế P = 1%. tương ứng với mực nước cao nhất là 577.50 m; với tần suất lũ kiểm tra P = 0,2%. tương ứng với mực nước cao nhất là 578.00 m.
2- Cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, theo nhiệm vụ thiết kếđược duyệt.
Điều 3: Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ phải tuân thủ Quy trình vận hành của công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4: Quy trình này là cơ sở pháp lý đểXí nghiệp Thủy nông ChưSê – Chư Pưh (Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai) thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai.
Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Quy trình này, việc vận hành điều tiết và phòng, chống lụt bão của hồ chứa Ia Glai phải theo sự chỉđạo, điều hành thống nhất của Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai trực tiếp là Ban chỉhuy Phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn (Ban chỉhuy PCLB, TKCN) tỉnh Gia Lai.
Điều 5: Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh có trách nhiệm quản lý vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai theo những quy định trong quy trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thủy lợi Ia Glai đều phải thực hiện quy trình này.
CHƯƠNG II
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ
Điều 6: Trước mùa mưa lũ hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải thực hiện:
1- Kiểm tra công trình theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng, đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.
2- Căn cứ vào dự báo khí tượng thủy văn mùa lũ hàng năm và Quy trình này, lập “Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ”. Từđó làm cơ sởđể vận hành điều tiết hồ chứa, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước phục vụ theo các yêu cầu dùng nước. Đồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.
3- Lập phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa Ia Glai, trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 7:  Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:
Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Ia Glai lớn hơn “Đường hạn chế cấp nước” và nhỏ hơn “Đường phòng phá hoại” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục III.1) thì tiến hành cấp nước bình thường theo thiết kế.
Thời gian 1/VII 1/VIII 1/IX 1/X 1/XI
(ngày/tháng)
Đường phòng phá hoại 567 571 573 575 576
Đường hạn chế cấp nước 567 568 570 572 573,5
Mực nước hồ cao nhất các tháng đầu mùa lũđược giữ như sau: (Phụ lục III.1)
Thời gian 1/VII 1/VIII 1/IX 1/X 1/XI
Mực nước cao nhất 575 575 575 575 576
Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Ia Glai lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Đường phòng lũ” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.
Thời gian 1/VII 1/VIII 1/IX 1/X 1/XI
(ngày/tháng)
Đường phòng phá hoại 567 571 573 575 576
Đường phòng lũ 575 575 575 575 576
Điều 8: Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn quy định tại khoản 2 điều 7, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải sẵn sàng xả lũ. Trước khi tiến hành xả lũ, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải:
1- Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn, hiện trạng các công trình đầu mối, đặc điểm vùng hạ du hồ chứa và Quy trình này để quyết định việc xả lũ (số cửa, độ mở và thời gian mở).
2- Báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, Ban chỉhuy PCLB, TKCN về việc xả lũ.
3- Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân vùng hạ du và các cơ quan liên quan về việc xả lũ, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn về người và tài sản của nhân dân vùng hạ du.
Điều 9: Vận hành xả lũđảm bảo an toàn công trình đập:
1- Khi mực nước hồđạt 576,00 m và tiếp tục lên nhanh, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải vận hành các cửa tràn, để xả lũ, giữ mực nước hồ không vượt quá 577,50 m, báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền. Trên cơ sở các tài liệu quan trắc mực nước hồ, số liệu đo đạc, dự báo của các trạm khí tượng thủy văn thượng lưu công trình đểđiều chỉnh lưu lượng xả.
2- Trong các trường hợp xả lũ, cần liên tục quan trắc mực nước hồđể giảm dần lưu lượng xả xuống hạ du khi lưu lượng lũ về hồ có dấu hiệu giảm.
3- Thời gian thông báo cho địa phương phía hạ du khi tiến hành xả lũ bình thường tối thiểu trước 12 tiếng đồng hồ.
4- Trường hợp xảy ra mưa lũđặc biệt lớn:
- Trường hợp 1: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 577,50 m; và tiếp tục tăng nhanh (Vượt cao trình lũ kiểm tra 578,00 m), mực nước hồ có nguy cơ vượt quá cao trình đỉnh đập:
- Trường hợp 2: Mực nước hồ xấp xỉ mực nước dâng gia cường 577,50 xảy ra sự cố kẹt cửa của tràn xả lũ.
Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai, Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn và Ban chỉ huy PCLB, TKCN xin ý kiến chỉđạo có biện pháp khẩn cấp để hạ thấp mực nước hồ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình; đồng thời phải thông báo cho Ban chỉhuy PCLB & TKCN huyện ChưSê, triển khai thực hiện công tác sơ tán khẩn cấp dân đến nơi an toàn. Thực hiện biện pháp khẩn cấp sửa chữa tràn xả lũ, nhằm vận hành được tràn xả lũtrong thời gian sớm nhất (ở trường hợp 2).
CHƯƠNG III
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA TRONG MÙA KIỆT
Điều 10: Trước mùa kiệt hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu dùng nước, lập “Phương án cấp nước trong mùa kiệt”, báo cáo các cấp có thẩm quyền, thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống.
Điều 11:  Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:
Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa Ia Glai phải giữ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục số III.1).
Mực nước hồ thấp nhất ởđầu các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:
Thời gian 1/XII 1/I 1/II 1/III 1/IV 1/V 1/VI
(ngày/tháng)
Mực nước thấp nhất 574,5 574,5 573,5 572 570,5 569 568
Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa nước Ia Glai lớn hơn “Đường phòng phá hoại” và nhỏ hơn “Mực nước dâng bình thường” trên biểu đồđiều phối (Phụ lục III.1) thì được phép cấp nước gia tăng.
Thời gian 1/XII 1/I 1/II 1/III 1/IV 1/V 1/VI
(ngày/tháng)
Đường phòng phá hoại 576 576 575 574 572,5 571 569
Mực nước dâng bình thường 576 576 576 576 576 576 576
Điều 12: Khi mực nước hồthấp hơn “Đường hạn chế cấp nước”, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải thông báo cho các hộ dùng nước thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, đề phòng thiếu nước vào cuối mùa kiệt, lập kế hoạch cấp nước luân phiên hoặc giảm mức độ cấp nước theo thứ tựưu tiên của các đối tượng dùng nước.
Điều 13: Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn mực nước chết, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai để quyết định và thực hiện.
CHƯƠNG IV
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ
Điều 14: Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xảy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ huy PCLB, TKCN tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Laiđể quyết định xả nước, hạ mực nước hồ xuống tối đa đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.
Điều 15: Khi cửa tràn xả lũ, cống lấy nước có sự cố không vận hành được, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải triển khai ngay biện pháp xử lý sự cốđồng thời báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT; Ban chỉđạo PCLB, TKCN tỉnh Gia Lai, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai quyết định biện pháp hạ nhanh mực nước hồđểđảm bảo an toàn hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.
CHƯƠNG V
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Điều 16: Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thủy văn khác theo quy định tại các Quy phạm, Tiêu chuẩn ngành hiện hành (14TCN 49-86 và 14TCN 55-88).
Điều 17: Hàng năm. Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sởđể lập kế hoạch tích, cấp và xả nước.
Điều 18:
1- Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, lưu lượng kiệt.
2- Trong mùa lũ, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải cử người túc trực, tiến hành quan trắc mực nước hồđể xác định sơ bộ lưu lượng nước đến hồ.
3- Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh lập báo cáo đánh giá việc xả lũ bao gồm: lưu lượng xả, số cửa tràn xả lũ, thời gian xả, tổng lượng xả, diễn biến mực nước hồ và ảnh hưởng đối với vùng hạ du.
4- Hàng năm, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh tiến hành điều tra, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng nước đến hồ, lưu lượng kiệt, ghi chép, lưu trữ tài liệu trên để phục vụ công tác quản lý khai thác hồ.
CHƯƠNG VI
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
A-XÍ NGHIỆP THỦY NÔNG CHƯSÊ – CHƯ PƯH
Điều 19: Trách nhiệm:
1- Thực hiện các quy định trong Quy trình này để vận hành điều tiết hồ, đảm bảo an toàn công trình và tích đủ nước đáp ứng các nhu cầu dùng nước.
2- Hàng năm tiến hành tổng kết đánh giá việc thực hiện Quy trình, nếu thấy cần thiết sửa đổi hoặc bổ sung Quy trình phải báo cáo các cấp có thẩm quyền.
3- Hàng năm tiến hành kiểm tra các mặt cắt, độ thông thoáng và mức độ xâm lấn lòng suối hạ lưu đập,đặc biệt sau những đợt xả lũ lớn đểđảm bảo khống chế mực nước hạ lưu đập theo thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho chân đập hạ lưu và hai bên bờ hạ lưu.
4- Thực hiện các nội dung quy định tại Điều 14, 16, 17, 18, 19, 20, 22 Nghịđịnh 72/2007/NĐ-CP ngày 7/5/2007 về Quản lý an toàn đập của Chính phủ.
Điều 20: Quyền hạn:
1- Yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan và địa phương trong hệ thống thủy lợi hồIa Glai thực hiện Quy trình này.
2- Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện quy trình này.
Điều 21: Giám đốc Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa Ia Glai các trường hợp sau:
1- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồđiều phối.
2- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn “Đường hạn chế cấp nước” của biểu đồđiều phối nhưng lớn hơn mực nước chết báo cáo Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.
3- Điều tiết cấp nước khi mực nước hồbằng hoặc thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết đã được Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai phê duyệt.
4- Trình Công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai xin Quyết định xả lũ trong các trường hợp như quy định tại điều 8 và khoản 1 điều 9 quy trình này.
5- Lập kế hoạch và dự trù kinh phí hàng năm trình các cấp có thẩm quyền. Tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa trước và sau mùa mưa lũ nhằm duy trì năng lực công trình, đảm bảo sử dụng lâu dài và an toàn.
B-CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI GIA LAI
Điều 22:
1- Chỉđạo, hướng dẫn và kiểm tra Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh, thực hiện Quy trình này đặc biệt là việc vận hành xả lũ của hồ chứa.
2- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Quy trình theo thẩm quyền.
3- Thẩm định nội dung sửa đổi, bổ sung quy trình theo đề nghị của Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh, trình các cấp có thẩm quyền quyết định.
Điều 23:
1- Thẩm định và trình các cấp có thẩm quyền phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại điều 13 Quy trình và theo dõi việc thực hiện.
2- Phê duyệt phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồIa Glai. Theo dõi việc thực hiện cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa ởđiều 12.
3- Quyết định phê duyệt vận hành xả lũ trong trường hợp tại khoản 1 điều 9.
Điều 24:
1- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan trong hệ thống thực hiện Quy trình.
2- Phối hợp các ngành, các cấp có liên quan xử lý các hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.
3- Tạo điều kiện cho Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh vận hành điều tiết hồIa Glai theo quy trình.
Điều 25:
1- Quyết định việc vận hành điều tiết xả lũ hồ chứa nước Ia Glai khi xảy ra tình huống như quy định tại khoản 2 điều 4; khoản 2 điều 9 quy trình.
2- Quyết định biện pháp khẩn cấp đảm bảo an toàn công trình và phương án khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống như quy định tại điều 14 và điều 15 quy trình.
3- Phối hợp Ban chỉhuy PCLB, TKCN, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh và các ngành các cấp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ khi xảy ra tình huống quy định tại khoản 2 điều 4, khoản 2 điều 9, điều 14 và điều 15 quy trình.
4- Huy động nhân lực, vật lực để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa nước.
5- Phê duyệt và quyết định sửa đổi, bổ sung Quy trình theo đề nghị của các cấp có thẩm quyền.
6- Hợp đồng với cơ quan dự báo KTTV đểcó dự báo chính xác lũ và có kế hoạch xả lũ hợp lý và an toàn.
C-CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN HUYỆN, XÃ TRONG HỆ THỐNG
Điều 26:
1- Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định tại Quy trình này.
2- Ngăn chặn, xử lý và thông báo cho Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh những hành vi ngăn cản việc thực hiện Quy trình hoặc vi phạm các quy định của Quy trình theo thẩm quyền.
3- Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ và trường hợp xẩy ra sự cố khẩn cấp.
Điều 27:
1- Tuyên truyền vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Quy trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ an toàn công trình hồ chứa nước Ia Glai.
2- Huy động nhân lực, vật lực, phối hợp với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phòng chống lụt bão, bảo vệ và xử lý sự cố công trình.
D-CÁC HỘ DÙNG NƯỚC VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ HƯỞNG LỢI KHÁC
Điều 28:
1- Nghiêm chỉnh thực hiện Quy trình này.
2- Hàng năm phải ký hợp đồng dùng nước với Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh đểXí nghiệp có căn cứ lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.
3- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan được nêu tại Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa nước Ia Glai.
Điều 29:
1- Nghiêm cấm các hành vi sau đây không được xảy ra trong phạm vi bảo vệ:
2- Lấn chiếm đất để sử dụng cho mục đích khác;
3- Thả trâu bò ăn cỏ, uống nước trên bờđập;
4- Nổ mìn gây chấn động;
5- Vận tải qua công trình bằng các xe tải lớn;
6- Thả rác và xác súc vật chết xuống lòng hồ, kênh mương;
7- Các hành động có tính chất xâm hại tài sản và phá hoại;
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 30:
1- Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa nước Ia Glai trước đây trái với những quy định trong Quy trình đều bãi bỏ.
2- Trong quá trình thực hiện Quy trình,  nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Xí nghiệp Thủy nông Chư Sê – Chư Pưh phải tổng hợp, báo cáo Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai quyết định.
Điều 31:
1- Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy trình sẽđược đề nghịkhen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Quy trình sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
2- Quy trình này chỉ có giá trị trong nội bộ Công ty TNHH một thành viên KTCT Thủy lợi Gia Lai.
CÔNG TY TNHH MTV KTCT THỦY LỢI GIA LAI
PHỤ LỤC
KÈM THEO QUY TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI – CHƯSÊ – GI
PHỤ LỤC I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI
1.Tên công trình :
Hồ chứa nước Ia Glai
2. Vị trí:
Huyện ChưSê – Tỉnh Gia Lai
3. Nhiệm vụ của hồ chứa Chư Sê.
Tưới cho diện tích 280 ha cà phê và cung cấp 200.000m3 nước cho nhà máy chế biến mủ cao su:
Cấp nước nuôi rồng thủy sản 70 ha mặt thoáng, giao thông du lịch, cải tạo cảnh quan môi trường.
4. Các thông số kỹ thuật chủ yếu hồ chứa Ia Glai.
Thông số kỹ thuật Đơn vị Trị số
Diện tích lưu vực (FLv) km2 11.0
Mực nước chết (MNC) m +567.00
Mực nước dâng bình thường (MNDBT) m +576.00
Mực nước dâng gia cường P1% P1%ÂpPPP(MNDGC) m +578.00
Dung tích toàn bộ (Vtb) 106 m3 3.60
Dung tích hữu ích (Vhi) 106 m3 2.80
Dung tích chết (Vc) 106 m3 0.8
Diện tích mặt hồở MNDBT km2 0.7
5.Các công trình đầu mối của hồ chứa Ia Glai.
I.5.1. Đập chính
Loại đập: Đập đất có tường chắn sóng
Cao trình đỉnh đập: +579.00 m
Cao trình tường chắn sóng: +579.80 m
Chiều dài đỉnh đập: 320.00 m
Chiều cao đỉnh đập HMax: 19.00 m
Chiều rộng đỉnh đập: 5.0 m
Hình thức đập: Đập đồng chất, chỉ tiêu đất đắp γ k = 1.28 T/m3 có tường chắn sóng, tiêu nước trong thân đập bằng ống khói thẳng đứng, dải lọc kết hợp với lăng trụ tiêu năng nước hạ lưu, xử lý nền bằng chân khay giữa, rộng (5-15)m, sâu (2-4)m, hệ số mái đào 1:1.50, đầm nén sau khi đào bóc lớp phủ thực vật và đào chân khay
I.5.2. Tràn xả lũ
Vị trí: Đặt tại vai phảiđập, trên nền đất
I.5.2.1. Kênh dẫn trước tràn:
STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
1 Cao trình đáy kênh dẫn điều tiết xả cạn Zkd 1 m 575.00
2 Cao trình đáy kênh dẫn điều tiết xả sâu Zkd 2 m 574.00
3 Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 575,00m Bkd 1 m 10.00
4 Chiều rộng đáy kênh ứng với cao trình 574,00m Bkd 2 m 5.80
5 Chiều sâu kênh dẫn điều tiết xả cạn Hkd 1 m 1.00
6 Chiều sâu kênh dẫn điều tiết xả sâu Hkd 2 m 2.00
7 Hệ số mái kênh (chung cho cả 2 mặt cắt) mkd 1.00
8 Chiều dài kênh Lkd m 40.00
I.5.2.2. Ngưỡng tràn:
STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
1 Lưu lượng thiết kế Qtk 1% m3/s 49.20
2 Cao trình ngưỡng tràn điều tiết xả cạn Z ng 1 m 575.00
3 Cao trình ngưỡng tràn điều tiết xả sâu Z ng 2 m 574.00
4 Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 575,00m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin) B ng 1 m 10.00 (8.80)
5 Chiều rộng ngưỡng tràn ứng với cao trình 574,00m (Trị số ghi trong ngoặc là không kể trụ pin) B ng 2 m 5.80 (5.20)
6 Cao trình mực nước lũ thiết kế (MNDGC) ZMNL m 578.00
7 Cao trình mặt cầu giao thông qua tràn ZCgt m 578.20
8 Chiều rộng cầu giao thông qua tràn BCgt m 2.50
9 Cao trình mặt cầu công tác Zcct m 581.50
10 Chiều rộng cầu công tác Bcct m 1.80
I.5.2.3. Kênh xả sau tràn:
STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
1 Cao trình đáy đầu kênh xảđiều tiết xả cạn Z kx 1 m 575.00
2 Cao trình đáy đầu kênh xảđiều tiết xả sâu Z kx 2 m 574.00
3 Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 575,00m B kx 1 m 18.00
4 Chiều rộng đầu kênh ứng với cao trình 574,00m B kx 2 m 5.80
6 Chiều sâu kênh xảđiều tiết xả cạn Hkx 1 m 1.00
7 Chiều sâu kênh xảđiều tiết xả sâu Hkx 1 m 2.00
8 Độ dốc đáy kênh ikx 0.003
9 Chiều dài kênh Lkx m 234.00
I.5.2.4. Tiêu năng sau tràn:
STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
1 Số bậc nước n cái 11
Hình thức là tràn tự do kết hợp tràn có cửa van điều tiết. Tại vị trí xả sâu gồm 1 trụ pin và bố trí 2 cánh cửa phẳng kết cấu bằng thép, kích thước mỗi cánh cửa là 2,0 x 2,60m. Vận hành cánh cửa bằng máy vít V10. Kết cấu bằng bê tông cốt thép M200.
I.5.3. Cống lấy nước
Loại cống: Cống ngầm dưới đập, chảy có áp,
Vị trí: Đặt tại vai trái đập, trên nền đất
STT Các thông số Ký hiệu Đơn vị Trị số
1 Lưu lượng thiết kế Qtk m3/s 1.20
2 Khẩu diện cống D m 0.90
3 Cao trình đáy đầu cống Zc m 565.00
4 Chiều dài cống Lc m 106.50
5 Cao trình cầu công tác Zc m 579.00
6 Chiều rộng cầu công tác Bc m 1.40
7 Chiều dài cầu công tác Lc m 10.80
6 Các nhu cầu dùng nước của hệ thống
Bảng tính toán mức tưới tại mặt ruộng cho các loại cây trồng
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng 106×m3
W tưới 0,416 0,448 0,496 0,32 0 0 0 0 0 0 0 0 1,68
W cấp nước 0 0 0 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,198
ΣW dùng 0,416 0,448 0,496 0,342 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 0,022 1,878
PHỤ LỤC II
NHỮNG CĂN CỨĐỂ LẬP QUY TRÌNHVẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI
1. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY
Luật Tài nguyên nước (năm 1998): Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão (năm 1993, năm 2000); Pháp lênh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 2001).
Tiêu chuẩn ngành 14TCN 121 – 2002 – Hồ chứa nước – Công trình thuỷ lợi, Quy định về lập và ban hành Quy trình vận hành điều tiết (của Bộ NN & PTNT).
Các tiêu chuẩn, quy phạm, các văn bản liên quan đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa nước (của Bộ NN & PTNT và các cơ quan chức năng).
Các văn bản của UBND tỉnh Gia Lai (và các cơ quan chức năng) về việc khai thác và bảo vệ hồchứa nước Ia Ring.
2.CÁC TÀI LIỆU, SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Các tài liệu khí tượng thuỷ văn dùng trong thiết kế hồ chứa nước Hoàng ân.
Các tài liệu số liệu để lập Quy trình vận hành công trình đầu mối.
MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
Quy trình vận hành điều tiết hồ chứa Ia Glai là văn bản quy định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành công trình của hồ chứa Ia Glai đểđiều hành việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết (Tình hình mưa, dòng chảy năm, dòng chảy lũđến hồ chứa…) đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế, hạn chế tối đa thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.
Mục tiêu của quy trình:
- Về phòng chống lũ: Phải đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất thiết kế chống lũ P = 1%.
- Về cấp nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt: Phải đảm bảo đủ nước tưới cho sinh hoạt và công nghiệp. Đối với những năm nước đến thuộc chu kì kiệt nên được ưu tiên cho nước sinh hoạt.
PHỤ LỤC III – CÁC TÀI LIỆU TÍNH TOÁN KỸ THUẬT
PHỤ LỤC III. 1: BIỂU ĐỒĐIỀU PHỐI HỒ CHỨA NƯỚC IA GLAI
Tháng 1/VII 1/VIII 1/IX 1/X 1/XI 1/XII 1/I 1/II 1/III 1/IV 1/V 1/VI 1/VII
Đường PPH 567 571 573 575 576 576 576 575 574 572.5 571 569 567
Đường HCCN 567 568 570 572 573.5 574.5 574.5 573.5 572 570.5 569 568 567
Ghi chú:
[1]: Đường phòng phá hoại [2]: Đường hạn chế cấp nước
[3]: Đường phòng lũ
A: Vùng hạn chế cấp nước
B: Vùng cấp nước bình thường C: Vùng cấp nước gia tăng
D: Vùng xả lũ bình thường
E: Vùng xả lũ bất bình thường
PHỤ LỤC III -2: DÒNG CHẢY BÌNH QUÂN THÁNG ĐẾN HỒ CHỨA IA GLAI:
+  Đặc trưng lưu vực:
- Diện tích lưu vực Flv = 11 Km2 (Tính từ vị trí đập)
+ Đặc trưng khí tượng thủy văn:
Khu vực công trình có đặc điểm khí hậu tương tự vùng Plei Ku. Mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau
- Lượng mưa bình quân năm (theo số liệu phòng QLN cung cấp từ năm 2000 đến năm 2011)               :  Xo              = 1965mm
- Lượng mưa ngày lớn nhất                    : P1% Xmax  = 263  mm
P% 0.2 0.5 1 1.5 2 10
X ngày max 337 292 263 242 231 170
+ Dòng chảy năm:
- Đặc trựng : Yo = d* X0 = 0.48 x 1965 = 943.2mm
- Tổng lượng dòng chảy năm bình quân: Wo = Yo. F. 103 = 943.2 x 11 x 106
= 10375,2 * 106m3
- Lưu lượng bình quân nhiều năm : Qo = Wo/ T = 10.375,2/31.5 = 0.33m3/s
- Mô đuyn dòng chảy: Mo = Qo. 103/F = 0.33x 103/11 = 30 l/s-km2
- Dòng chảy năm ứng với các tần suất :
Cv = 0.95 – 0.29 lgMo – 0.063lg(f+1)
= 0.454
Cs = 2Cv :
Ki = Qi/Qo
P% 50% 75% 90%
Kp 0.94 0.68 0.49
Qp(m3/s) 0.31 0.224 0.16
+ Phân phối dòng chảy năm ứng  P =75%: Qp = 0.224m3/s
Tính toán dòng chảy năm theo số liệu trạm Pleiku ta có phân phối dòng chảy năm như sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6
Ki 0.59 0.37 0.26 0.2 0.41 0.64
Qi(m3/s) 0.132 0.083 0.058 0.045 0.092 0.143
Wi(106 m3) 0.354 0.201 0.155 0.117 0.246 0.371

Tháng 7 8 9 10 11 12
Ki 1.55 2.12 2.04 1.65 1.34 0.82
Qi(m3/s) 0.347 0.475 0.457 0.37 0.3 0.184
Wi(106 m3) 0.929 1.273 1.185 0.991 0.778 0.493
Qtb = 0.224m3/s
PHỤ LỤC III. 3 -TỔNG LƯỢNG NƯỚC YÊU CẦU TẠI  HỒ CHỨA
Bảng tổng lượng nước yêu cầu tại đầu mối hồ chứa nước Ia Glai
(Tính toán tưới cho cây cà phê S = 280ha và 200.000 m3 nước cho nhà máy chế biến mủ cao su. Tính toán tưới cho cây cà phê  qcafemax = 6.000m3 nước/ha/3đợt tưới ; thời gian tưới cho cây cà phê đối với công trình Ia Glai là từ ngày 05 tháng 01 đến 20 tháng 04 và cấp nước cho nhà máy chế biến mủ cao su từ tháng 04 đến tháng 12 hàng năm;)
Đơn vị: 106m3
Tháng W75% WDùng (tính cho 6000m3/ha) WDùng (cấp nước cao su) ΣWDùng
1 0,354 0,416 0 0,416
2 0,201 0,448 0 0,448
3 0,155 0,496 0 0,496
4 0,117 0,32 0.022 0,342
5 0,246 0 0.022 0,022
6 0,371 0 0.022 0,022
7 0,929 0 0.022 0,022
8 1,273 0 0.022 0,022
9 1,185 0 0.022 0,022
10 0.991 0 0.022 0,022
11 0,778 0 0.022 0,022
12 0,493 0 0.022 0,022
Tổng 7.093 1,68 0,198 1,878
PHỤ LỤC III. 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ
Trường hợp tính toán
Lũ thiết kế 1%
Lũ thiết kế 1% trong trường hợp kẹt 1 khoang
Lũ kiểm tra 0.2%
Lũ kiểm tra 0.2% trong trường hợp kẹt 1 khoang
Kết quả tính toán
Phương án tính QĐến max QXả max Vmax Zmax
(m3/s) (m3/s) (106m3) (m)
Lũ thiết kế 1% 120 101 8.9 659.29
Lũ thiết kế 1% (kẹt 1 khoang) 120 88.07 9.042 659.40
Lũ kiểm tra 0.2% 154 117.18 9.136 659.52
Lũ thiết kế 0.2% (kẹt 1 khoang) 154 104.25 9.358 659.70
Phô lôc
Tháng W×106m3
W 75% W dùng W tổng
1 0.556 1.869 1.988
2 0.425 2.229 2.535
3 0.26 2.657 3.192
4 0.152 1.206 1.642
5 0.207 0.002 0.228
6 0.229 1.076 1.28
7 0.307 0 0.033
8 0.794 0 0.033
9 1.833 0 0.033
10 2.212 0 0.033
11 3.601 0.002 0.033
12 2.175 2.3 0.712
Tổng 12.753 11.341 11.742
+ Dòng chảy lũ:
- Công thức tính đỉnh lũ theo cục thủy văn:
- Qmax = 0.278. amax. F./(F+1)0.36
- Wmax = 103(Hp – Ho).F
- Tl = 2W/Q (h)
- amax = 0.36 Xngay max
- F = 37 km2
- Hệ số dòng chảy lũ bằng 0.7
- Hệ số điều chỉnh
+ Kết quả tính toán dòng chảy lũ cho bảng sau:
P% 1 2 5 10
Xngay max 233 212 183 160
amax 83.88 76.32 65.88 5.60
A = 0.278. amax. α 16.323 14.852 12.820 11.209
B = A/ (F+1)0.36 4.406 4.009 3.461 3.026
C = B . F 163.022 148.333 128.057 111.962
1.05 1 0.95 0.90
Q(m3/s) 171.173 148.333 121.654 100.766
Wl 103m3 5516.9 4972.8 4221.7 3626
Công thức tính toán:
Theo quy phạm thủy văn QPTV.C6-77 tính lưu lượng đỉnh lũ thiết kế Qp theo công thức cường độ giới hạn.
Qp = Ap.φ.Hp.Flv
Hp lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất lũ kiểm tra (P=0,2%) Hp = 337mm
Φ  – Hệ số dòng chảy lũ, tra bảng 4-2 QPTV.C6-77 có φ = 0,65
Δ – Hệ số xét tới ảnh hưởng làm giảm nhỏ lưu lượng đỉnh lũ do ao hồ, δ = 1
Ap Mô duyn đỉnh lũ.
Tra bảng 4-6 Quy phạm thủy văn QPTV.C6-77 với hệ số địa mạo thủy văn của lòng sông Фs và thời gian tập trung dòng chảy trên sườn dốc td ta được Ap = 0,047.
Фs = 1000L

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét