HỒ ĐẮC DUY
ĐỊA DƯ CHÍ ĐẤT VIỆT NƯỚC NAM
Quyển
THỪA THIÊN – HUẾ
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
Lời nói đầu
Địa lý học là một môn học có từ lâu
đời; quyển Nam Bắc phiên giới địa đồ được xem là quyển sách địa lý đầu tiên của
nước ta.
Dưới thời Hậu Lê, vua Lê Thái Tông đã
lệnh cho Nguyễn Trãi viết sách Địa Dư Chí. Sau khi Nguyễn Trãi hoàn thành xong
Địa Dư Chí, Vua sai Nguyễn Kiên Tùng làm Tập chú, Nguyễn Thiên Tích làm Cần án,
Lý Tử Tấn làm Thông luận, rồi cho in khắc vào bộ Quốc Thủ Bảo Huấn Đại Toàn.
Về sau, vua Lê Thánh Tông sai làm
sách Thiên Hạ Bản Đồ; đến đời vua Lê Dụ Tông, vua sai Trịnh Cương định lại biên
giới châu huyện rồi làm ra sách Tân Định Bản Đồ; cuối đời vua Lê Hiển Tông, Lê
Nhữ Ngọc đã viết quyển Thiên Nam Lộ Đồ Thư, Ngô Thì Sỹ, Nguyễn Nghiễm soạn ra
sách Nam Quốc Vũ Cống.
Dưới
triều Tây Sơn có sách Cảnh Thịnh Tân Đồ.
Sau khi
lên ngôi, vua Gia Long lệnh cho Lê Quang Định soạn bộ Nhất Thống Địa Dư Chí.
Dưới
thời vua Minh Mạng, Phan Huy Chú soạn Dư Địa Chí.
Năm
1841, vua Thiệu Trị sai soạn sách Đại Nam Nhất Thống Chí. Dưới triều vua Tự
Đức, Quốc Sử Quán soạn ra Đại Nam Nhất Thống Chí. Năm 1849, vua Tự Đức cho biên
soạn Đại Nam Nhất Thống Chí theo lời tâu của Bùi Quỹ.
Năm
1865, Quốc Sử Quán biên soạn bộ sách dựa trên bộ Đại Nam Nhất Thống Dư Đồ.
Năm
1882, bộ Đại Nam Nhất Thống Chí mới hoàn thành, Quốc Sử Quán dâng lên vua Tự
Đức xem và xin phép khắc in; nhà vua bắt sửa kỹ lại và làm thêm tập "Bổ
biên".
Năm
1883, vua Tự Đức mất. Lúc ấy, trong triều liên tiếp xảy ra nhiều việc bất ổn và
tiếp theo Kinh thành Huế thất thủ vào năm 1885, tất cả tài liệu trong thư khố
gần như bị thất lạc hết.
Năm
1886, vua Đồng Khánh sai Hoàng Hữu Xứng viết sách Đại Nam Quốc Cương Giới Vùng
Biên, gồm có 7 quyển. Sau đó, triều đình sai Quốc Sử Quán biên soạn bộ Đồng Khánh
Địa Dư Chí, có 27 quyển và nhiều bản đồ.
Năm
1909, vua Duy Tân sai Quốc Sử Quán soạn lại bộ Đại Nam Nhất Thống Chí gọi là bộ
mới vì giai đoạn trước đó vua Tự Đức đã cho làm việc này rồi.
Về địa
chí địa phương có Ô Châu Cận Lục của Dương Văn An viết năm 1555, ghi chép về
núi sông, thành trì, phong tục của xứ Thuận Hóa (tức là Châu Ô, Châu Lý của
Chiêm Thành cũ); Trịnh Hoài Đức soạn sách Gia Định Thống Chí, Bùi Dương Lịch
soạn Nghệ An Chí…
Năm
1910, Đại Nam Nhất Thống Chí được cho khắc in, nhưng nội dung hạn chế chỉ đề
cập đến ở các tỉnh Trung Kỳ. Trong bộ sách này, nội dung từng tỉnh được viết
cũng tương tự như bộ sách trước, dù có thêm bớt vài mục: Lăng mộ thì nhập lẫn
vào Cổ tích; Nhân vật thì thêm truyện các hiếu tử. Ngoài ra, có thêm các mục mới
là: Dịch trạm, Lý lộ và mỗi tỉnh có biên soạn thêm một bản đồ. Nguyên bản bộ
sách được biên soạn khá công phu dưới triều vua Tự Đức, có 28 tập với 31 quyển
được xem là bộ sách đầy đủ nhất về địa phương chí cho đến lúc này. Nội dung mỗi
quyển biên soạn về một tỉnh, bao gồm: Kinh sư (Huế), phủ Thừa Thiên, Hà Nội,
Hưng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa, Bắc Ninh, Quảng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Vĩnh Long, Gia Định, Biên Hòa, An Giang,
Định Tường, Hà Tiên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phú Yên, và Phụ lục đề cập đến các
nước lân cận: Campuchia, Thái Lan, Thủy Xá, Hỏa Xá, Miến Điện, Lào.
Cấu trúc
nội dung mỗi tỉnh được trình bày theo các đề mục: 1) Phân dã (giới hạn theo các
vị sao trên bầu trời), hiện nay chúng tôi cải biên lại bằng tọa độ; 2) Kiến trí
diên cách (lịch sử thay đổi, tách nhập); 3) Hình thế (vị trí địa dư); 4) Khí
hậu (thời tiết, mưa nắng); 5) Phong tục (tục lệ, thói quen); 6) Thành trì; 7)
Học hiệu (trường học); 8) Hộ khẩu (dân số); 9) Điền phú (thuế ruộng); 10) Sơn
xuyên (núi sông); 11) Cổ tích (di tích lịch sử văn hóa); 12) Quan tấn (cửa ải
và đồn biên phòng); 15) Đê uyển (đê điều); 16) Lăng mộ (mộ vua, quan); 17) Từ
miếu (đền miếu); 18) Chùa quán (chùa, đền, nhà thờ); 19) Nhân vật (tiểu truyện
các danh nhân); 20) Liệt nữ (phụ nữ tài giỏi, có công); 21) Tiên thích (các bậc
chân tu); 22) Thổ sản (sản vật địa phương); 23) Giang đạo (đường sông); 24) Tân
độ (bến đò).
Về bản
dịch ra chữ quốc ngữ có sự khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc:
– Ở miền
Nam, Đại Nam Nhất Thống Chí đã được dịch ra tiếng Việt lần đầu bởi Á Nam Trần
Tuấn Khải và Tu Trai Nguyễn Tạo, đã được Nha Văn hóa thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục
Việt Nam Cộng hòa ấn hành năm 1960.
– Ở miền
Bắc, bộ sách đã được ông Phạm Trọng Điềm phiên dịch, Đào Duy Anh hiệu đính và
được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1970, 1971.
Khác với
lịch sử, hầu hết các sách về địa lý thường được viết bằng văn xuôi. Đại Nam
quốc sử diễn ca của Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái được viết dưới dạng văn vần.
Riêng về địa lý, chúng tôi chưa thấy một tác giả nào viết địa lý bằng văn vần
ngoại trừ một số bài thơ phong cảnh được các tiền bối vịnh ngâm mà thôi.
Chính vì
lẽ ấy, đến tháng 8/2013 chúng tôi bắt đầu quyết định soạn bộ địa lý nước ta
dưới dạng thơ với dự định sẽ viết mỗi tỉnh một tập; mỗi tập có khoảng từ 800
đến 1200 câu thơ song thất lục bát. Bộ Địa Dư Chí Đất Việt Nước Nam này sẽ có
khoảng 70 tập, trong đó có 63 tập đề cập đến 63 tỉnh, thành phố cả nước, các
tập còn lại sẽ đề cập về các lĩnh vực cụ thể của đất nước: núi sông, biển đảo…
Dữ liệu
trong sách được cập nhật đến năm 2013. Đồng thời, chúng tôi sẽ cập nhật và thêm
vào các mục mà sách xưa chưa đề cập đến như: bến phà, sân bay, nhà ga, bến xe,
bến tàu, hải cảng, đường cao tốc, khu du lịch, khu công nghiệp, đập thủy điện,
khu sinh thái, khu bảo tồn, hầm mỏ, tài nguyên khoáng sản, mỏ dầu, khách sạn,
bãi tắm…
Trong
quá trình biên soạn, tác giả đã tham khảo, sử dụng nhiều tư liệu, bài viết của
các cơ quan, các nhà nghiên cứu trên cổng thông tin điện tử của 63 tỉnh, thành
phố. Nhân đây, tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành đã giúp đỡ,
cung cấp tư liệu giúp tác giả hoàn thành bộ sách này.
Vì sách
được biên soạn bởi một người cho nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý bạn đọc để sách được hoàn thiện
hơn trong những lần tái bản sau ngõ hầu góp một phần nhỏ vào việc giáo dục giới
trẻ tự hào về non sông gấm vóc của mình.
Mong ước
thay!
TP. Hồ Chí Minh, tiết Thanh Minh,
Xuân Giáp Ngọ 2014
Hồ Đắc Duy
CỐ ĐÔ HUẾ
Kinh đô
Huế là nơi giao điểm,
Giữa
rừng núi và biển hợp về.
Hai miền
Nam Bắc chắn che,
Đất đai
cao ráo bốn bề bình nguyên.
Cửa
Thuận An, Tư Hiền đường thủy,
Núi
Hoành Sơn, cửa ải Hải Vân,
Nam Bắc
đồi núi chắn ngang
Địa linh
nhân kiệt rõ ràng đất thiêng.
Phía mặt
tiền, sông Hương án ngữ,
Dãy
Trường Sơn nằm chắn sau lưng,
Một vùng
đất thật lạ lùng,
Rồng
chầu hổ phục, bên đường cái quan.
Đất Việt
Thường, Nhật Nam thuở trước,
Xứ Thuận
Quảng, Lâm Quốc, Chiêm Thành,
Từ Đèo
Ngang, đến giáp ranh.
Tân
Bình, Bố Chính, đất thành của ta.
Năm
Thiên Thuận, Champa, Chân Lạp
Liên kết
nhau trấn áp Nghệ An
Rồi khi
Hoàng đế Chế Mân,
Đem Châu
Ô, Lý cầu hôn làm quà.
Vua Anh
Tông đổi ra Thuận Hóa
Rồi về
sau Chiêm phá kinh thành.
Nhiều
năm trong cảnh chiến tranh,
Ruộng
vườn xơ xác, vắng tanh rùng mình.
Dân xiêu
tán, mệnh trời thay đổi,
Nước lầm
than, khổ nỗi dân lành,
Đến thời
Trịnh – Nguyễn phân tranh,
Đất đai
hoang hóa, đồng thành bãi hoang.
Chúa
Nguyễn Hoàng lập dinh cố thủ,
Trên đất
vùng Ái Tử phía Nam,
Rừng rậm
vỡ đất khai hoang
Đưa dân
lập ấp mở mang dần dần.
Nguyễn
Phúc Lan chọn gần thế đất
Lập cơ
ngơi, tạo dựng cơ đồ,
Nơi này
sẽ đặt kinh sư
Xây nên
triều chính bên bờ sông Hương.
Chốn đế
đô, sông Hương núi Ngự,
Nơi kinh
kỳ làm chỗ vua quan,
Thiết
triều lo việc nước non
Xiển
dương phong hóa, chỉnh trang vương triều.
Kinh
thành Huế, chu vi mười tám (18 dặm),
Riêng
chiều cao, một trượng lẻ năm (1,5 trượng)
Sông sâu
vòng kín quanh thành,
Gạch xây
thành lũy vây quanh bờ hào.
KIẾN TRÚC KINH THÀNH
Lối ra
vào nội thành mười cửa:
Cửa Thể
Nhân, Đông Bắc, Tây Nam,
Chính
Đông, Quảng Đức, Đông Nam,
Chinh
Tây, chinh Bắc, Chính Nam, An Hòa.
Để đi
qua xây cầu bằng đá
Mặt
chính giữa là ngã Kỳ Đài,
Trên
thành hai dãy pháo đài
Bốn trăm
xưởng súng với vài ngàn binh.
Sông Ngư
Hà đào quanh Thành Nội,
Có vườn
hoa, cồn nổi hào sâu
Trên bờ
trồng cỏ, hoa ngâu
Có cầu
Vĩnh Lợi thêm cầu Khánh Ninh.
Sông Hộ
Thành bên ngoài Thành Nội
Cống
Thủy Quan là lối ra sông.
Trên cầu
có dãy hoa trồng
Có nhà
che mái dừng chân cho người.
Cầu Gia
Hội là nơi thị tứ
Cầu Bạch
Yến, Bạch Hổ, Kim Long
Tháp
chuông Thiên Mụ bên sông
Đô thành
có Các Thiên Dương Bảo Trì.
Nhà
chính quan lối đi lặng lẽ
Hiên
Đồng Lạc lắm vẻ tương tư
Chung
quanh thủy đạo ao hồ,
Ngàn
hoa, cỏ lạ, lờ mờ bóng trăng.
Đêm
Hoàng Thành nửa vầng trăng khuyết,
Cửa Ngọ
Môn, rồi Duyệt Thị Đường
Phảng
phất thoang thoảng mùi hương
Bóng
nàng cung nữ bên tường Vọng Lâu.
Cửa Ngọ
Môn có lầu Ngũ Phụng
Đài Đồng
Khuyết đá dựng vườn hoa
Long
Trì, Đan Bệ Quang Hòa.
Trung
tâm có điện Thái Hòa ngai vua.
Tử Cấm
Thành xây từ năm trước
Phía nam
thành có cửa Đại Cung
Hưng
Khánh nằm ở phía đông
Tây An
phía bắc, trước cung Kiền Thành.
Trước
Kiền Thành là điện Cần Chánh
Nơi nhà
vua thiết định thường triều,
Phía tây
Võ Hiền tiếp theo
Phía
đông Đông Các, hậu liêu Kiền Thành.
Cung
Khôn Thái, Tường Minh, Gia Thọ
Điện Văn
Minh nằm ở phía đông
Hoa văn
gắn cẩn lân rồng
Uy nghi
quan chế vô cùng nghiêm trang.
Hàng
phỗng đá là quan văn võ
Hồ Thái
Dịch sen nở ngàn hoa.
NGOẠI THÀNH CỐ ĐÔ HUẾ
Cống Tây
Thành nước chảy qua
Đền đài
cung khuyết người ta nhìn vào.
Buổi
bình minh xôn xao điền thái
Đàn Nam
Giao ở xã Dương Xuân
Hình
tròn đền đắp ba tầng
Dùng
trong đại lễ dâng hương cúng trời.
Đàn Nam
Giao bên ngoài thông mọc,
Chu vi
đàn: bốn mặt tường cao,
Thần
Đòn, thần Khố phía sau
Trai
Cung Đại Tế dâng cầu lời xin.
Đất đắp
nền cho Đàn Xã Tắc,
Là đất
thiêng khắp nước đưa về.
Từ vùng
vực thủy sơn khê
Đất màu
ngũ sắc chở về kinh sư.
Cây mù
u, thông xanh quanh lối,
Giống
xoài vàng một gốc người ôm.
Đến ngày
tế lễ đầu hôm
Vua thân
hành đến mang hòm trầm hương.
Đàn Tiên
Nông bên phường Yên Trạch,
Ruộng
Tịch Điền hai mảnh đất thiêng,
Phía
đông Quan Cách dành riêng
Giao cho
Phủ doãn Thừa Thiên coi đàn.
CẤU TRÚC HOÀNG THÀNH HUẾ
Phía
đông nam là nhà Thái Miếu,
Thờ Thủy
Tổ họ Nguyễn Gia Miêu
Thần
Khám, cung phiến, phù điêu.
Cực kỳ
cung kính các triều trước đây.
Điện
Long Đức được xây phía trước
Điện Mục
Tư mấy bước hướng tây
Hương
trầm nghi ngút khói bay
Có gian
thờ phụng hiền tài triều xưa,
Phía bắc
bên trong khu Thái Miếu
Thờ
Triều Tổ miếu hiệu Gia Long.
Thế miếu
nhà vua ở trong
Đề tên
Hoàng Đế ghi công của người.
Sân
trước đài, một hàng Cửu Đỉnh
Chính
giữa là Cao Đỉnh uy nghi
Hoa văn
khắc nét lạ kỳ
Giang
sơn cẩm tú sơn khê dặm dài.
Trên Cửu
Đỉnh vô vàn sử liệu
Được
khắc họa nhiều kiểu hoa văn.
Cỏ cây
hoa lá chim muông
Rừng
vàng biển bạc, ruộng vườn phì nhiêu.
Đúc Cao
Đỉnh ngàn cân bề thế
Nét điêu
khắc mỗi vẻ mỗi tinh
ĐỀN MIẾU BÊN NGOÀI
Núi non
quan ải kinh thành
Di tích
lịch sử trên vành Đỉnh Cao.
Miếu
Phụng Tiên nằm sau Hưng Miếu
Nằm
trong vùng Thế Miếu Hoàng Gia,
Khám thờ
bày biện nguy nga
Một nơi
cấm kỵ vào ra phải trình.
Cung
Khánh Ninh phía bắc sông Ngự,
Ở nơi
đây xanh rợp bóng cây,
Thường
ngày vua vẫn đến đây
Tập
cung, tập kiếm, tập cày, làm thơ.
Cung Bảo
Định thâm u tĩnh lặng,
Là nơi
vua thư giãn tĩnh tâm
Phía
trong có điện Long An
Có hồ
Giao Thái, hai hàng phỗng quan.
Vua
Thiệu Trị thường sang ngắm cảnh,
Cùng bầy
tôi ngâm vịnh thơ văn
Hai mươi
bài tả cảnh quan
Cung
khai phiên yến mấy hàng án thơ.
Ngoài
kinh thành miếu thờ Lịch Đại
Có khám
thờ Thần Thái Tiên Vương.
SƠN LĂNG
Từ Kinh
Dương đến Hùng Vương
Các
triều Lê, Lý, huân thần đời sau.
Xã An
Ninh có tòa Văn Miếu,
Ở kế bên
Võ Miếu ba gian.
Trước
sân là cửa Nghi Môn
Phía
đông Quảng Trọng, Tây Môn bản triều.
Nền văn
võ chúa yêu vua trọng
Xiển
dương dần tích lũy sách hay.
Rèn gươm
đúc súng, khí tài
Lập kho
quân cụ lựa người tinh thông.
Tả sông
Hương lập trường Quân Thủy,
Bến
Ngươn Đình thuyền ngự của vua
Dưới
sông người bán kẻ mua
Ngược
xuôi mắc cửi từ trưa đến chiều.
Ở phía
tây có thuyền miền ngược
Đi Sơn
Lăng, vượt thác lên cao
Có lăng
Tuệ Tĩnh, quần hào
Có lăng
Trường Thiệu dốc cao đến ghềnh.
Lăng
Thiên Thụ kế bên Cơ Thánh
Lăng
Trường Diên ở cạnh Xương Lăng
Phần
nhiều lăng tẩm ở vùng
Đều nằm
trong núi, mé rừng giáp sông.
KIẾN TRÚC TRONG THÀNH
Góc đông
bắc trong kinh thành Huế
Có Tịnh
Tâm nằm phía Bình Đài
Cửa Thu
Nguyệt ở hướng tây.
Đông Hi
hướng bắc tường xây quanh hồ.
Ở trong
hồ có ba hòn đảo
Đảo Bồng
Lai, tiểu đảo Doanh Châu
Nối liền
bằng những chiếc cầu
Dưới hồ
Phương Trượng có lầu Tĩnh Tâm.
Cầu Lục
Liễu, Nam Huân gác gỗ.
Điện
Bồng Doanh cổ độ ngàn năm,
Cá dầy
gặm cỏ sủi tăm.
Là nơi
di dưỡng tịnh tâm tinh thần.
Nam kinh
thành có vườn Cơ Hạ.
Có ngàn
cây cỏ lạ hoa thơm.
Có nhà
thủy tạ thâm sơn.
Có lầu
Thưởng Thắng lối mòn dạo quanh.
Hiên
Thận Nhật gác xanh Quang Biểu,
Sóng
Trại Võ lá liễu ngủ đêm.
Bóng
trăng ngất ngưỡng trước thềm,
Hành
lang Khả Nguyệt làm mềm Hằng Nga.
Vườn
thượng uyển người qua ngự lãm.
Có nhiều
cây là cảnh kỳ hoa.
CÔNG VIÊN NGOẠI THÀNH
Đình
Quang Đức, ngõ Tiên Sa.
Cảnh
quan thanh thoát như là cõi tiên.
Ngõ Tây
Sương quanh Kinh thành Huế,
Có rất
nhiều sân quế danh viên
Từ Thánh
phong đến Lục viên
Lại thêm
Thúy Mỹ, Xuân Viên, Mậu Đình
Những
công trình vườn hoa xinh đẹp
Vua làm
ra dành để cho dân
Vào chơi
lễ hội du xuân
Trai
thanh gái lịch dừng chân chuyện trò.
Trước
Ngọ Môn cột cờ cao vút,
Cờ Tổ
quốc trước gió tung bay
Lính
canh trấn giữ đêm ngày
Hồn
thiêng đất nước cờ bay muôn đời.
Trên Kỳ
Đài có lầu Vọng Đẩu
Từ trên
cao nhìn thấu khắp nơi
Đặt
người canh gác bầu trời
Thấy gì
khẩn cấp báo ngay quan phòng.
Trước Kỳ
Đài, Phú Văn lầu cổ
Ngày xưa
có bảng gỗ đề tên
Xướng
danh tiến sĩ trước thềm
Là nơi
thi Hội, thi Đình mỗi năm.
Lầu Tàng
Thơ phía nam Hồ Tịnh
Là nơi
chính cất giữ công văn.
Và nhiều
tư liệu rất cần
Để dành
tra cứu dễ dàng về sau.
Ở ngoại
thành kinh sư còn có
Nhiều
hành cung chỗ ở cho vua.
Khi đi
tuần thú công du
Dừng
chân ở lại, lên bờ nghỉ ngơi.
Thừa phủ
hành cung nơi đây cảnh đẹp.
Trước
bằng tranh, gạch ghép xây thêm.
Phía
đông chằm phá rừng chen.
Chim
muông cư trú ngày đêm bay về.
Vua gọi
tên Đông Lâm Dật Điểu,
Ngài làm
thơ cho biểu dựng bia.
Có khi
ngâm vịnh đến khuya
Thưởng
trà đôi chén cầm kỳ so giây.
Chiều
Hương Giang, thuyền xuôi Thuận Trực
Cung
Thúy Vân vàng rực ánh trăng
Ngoài
khơi sóng vỗ mênh mang
Nửa đêm
thức giấc bóng trăng trước thềm.
Cung
Thuận An ru êm giấc ngủ
Trước
thềm lan liễu rủ mơ màng
Xa nơi
đô hội ngai vàng
Tưởng
mình lạc cõi địa đàng ở đâu.
CUNG KHUYẾT
Trong
kinh thành đình lâu phủ đệ
Nhà Phúc
Thiên cho kẻ cơ hàn
Còn nơi
dinh thự của công
Là nhà
lưu trú có phòng nghỉ ngơi.
Viện
Thái Y gần ngôi Duyệt Thị
Nhà Nội
Các nằm phía Tả Vu
Tập
Hiền, Nội Vụ, Hữu Vu
Tôn
Nhơn, Cơ Mật mù u mấy hàng.
Đường
lục bộ là nơi quy tụ
Sáu bộ
ngành cột trụ triều đình
Bộ Công,
Bộ Hộ, Bộ Binh
Bộ Lễ,
Bộ Lại, Bộ Hình sáu nơi.
Cả sáu
nơi, lựa người bổ nhiệm.
Quan
Thượng Thư điều khiển đứng đầu.
Tham
tri, Tuần Vũ đứng sau.
Nhân
viên, lính lệ người hầu mấy trăm.
Viện Hàn
Lâm gần Quốc sử quán
Hai nơi
này khoa bảng lắm người
Hàn Lâm
nằm ở phía tây
Là nơi
hội tụ nhân tài nước ta.
Ở gần
bên Quan nha Vũ khố
Nhà Tào
chính, Thái bộc, Hồng lô
Quan
chức dừng để chuyển lo
Giúp
thêm các bộ dự trù cho nhanh.
Ở trong
thành có kho thuốc nổ
Sở Diêm
Tiêu chủ sự Bộ Hình
Ty Trực
Tinh thuộc Bộ Binh
Là nơi
hiểm yếu cấm binh canh chừng.
Khu
Trường Thi ở phương Ninh Bắc
Thí viện
coi việc phép tắc quan trường
Viện
Giám khảo, chỗ thi Hương
Hàng
trăm sĩ tử nhập trường đến đây.
Ngọ Môn
nơi gần Quốc Tử Giám
Ở phía
sau là phố xa nhà dân
Sông Ngự
Hà, nhà Tể Sinh
Chung
quanh chợ búa dân sinh lắm người.
Ở khắp
nơi, nhà trạm, bệnh xá
Có nhiều
nhà Loan Giá, Cẩm Y
Đền
Phong gió thổi Ngưng Hi
Ve kêu,
bóng rủ thầm thì bên song.
Ở ven
sông có nhiều đền miếu
Thờ các
thần Sông, Núi, Đá thiêng
Thờ
người đột tử oan khiên
Thờ
người chết đuối đắm thuyền trôi sông.
Thượng
lưu sông Hương chùa Thiên Mụ,
Là ngôi
chùa rất cổ phía tây
CHÙA QUÁN
Lầu
Chuông, lầu Trống, Phật đài
Thấp
trên năm trượng mây vài tầng cao.
Chùa
Thánh Duyên lao xao sóng vỗ
Dưới
chân chùa mấy chỗ dừng chân
Núi cao
trăm bậc, Thúy Vân
Danh lam
thắng cảnh, khói trầm trong mây.
Chùa
Diệu Đế bóng soi Gia Hội
Sân nhà
chùa rộng rãi đầy hoa
Hai bên
tượng Phật mấy tòa
Lầu
Chuông, lầu Trống thoảng xa mùi thiền.
Ở Thừa
Thiên có nhiều chùa quán
Chùa
Tường Vân, Bác Vọng Ưu Điềm,
Chùa
Ông, Từ Hiếu, Kim Tiên
Bảo Sơn,
Viên Giác, Đông Thuyền, Thiền Lâm.
Chùa Tuệ
Lâm, Diên Thọ, Quảng Đức
Chùa Hà
Trung, Vạn Phước, Quốc Ân
Từ Đàm,
Hải Đức, Khánh Vân
Trúc
Lâm, Diệu Đức, Hồng Ân, Bảo Hoàng.
Chùa
Tịnh Quang, Phước Duyên, Tuệ Vũ
Chùa Cổ
Trát, Tịnh Phổ, Thiên Hòa
Đức Sơn,
Long Phúc, Liên Hoa
Báo
Quốc, Liên Tịnh thật là thiền danh.
TỈNH THỪA THIÊN
VỊ TRÍ ĐỊA DƯ
Nét văn
hóa của nền Phật giáo
Ở kinh
đô là chỗ cội nguồn
Là nơi
nhiều loại pháp môn
Thiền sư
Liễu Quán, dấu còn Thiên Thai.
Sư Diệu
Không, một người trầm mặc
Tổ Giác
Nhiên trước tác nhiều pho
Sư ông
Mật Hiển học trò
Người là
đệ tử truyền tâm của thầy.
Chùa
Tường Vân có ngài Tịnh Khiết
Là Tăng
Thống Phật giáo Việt Nam
Người
cha trong giới Già Lam
Vô cùng
đức hạnh nghiêm trang chốn thiền.
Chùa Từ
Đàm vốn nguyên Quốc tự
Hiện nay
là trụ sở Già Lam
Là nơi
Phật học trung tâm
Có ngài
vị pháp thiêu thân vì đời.
Phía bắc
Huế giáp ranh Quảng Trị
Còn phía
nam giáp tỉnh Quảng Nam
Giáp
biển về phía đông nam
Phía tây
là rặng Trường Sơn giáp Lào.
NÚI NON – SÔNG NGÒI
Đất Thừa
Thiên thuộc châu Ô, Lý
Thời Anh
Tông, dụ chỉ đặt tên
Châu
Thuận, châu Hóa là miền
Là vùng
đất mới thuộc quyền nước ta.
Bảy trăm
năm đã qua thuở trước (1307)
Việc
thay đổi đất nước đến nay
Thay da,
đổi thịt từng ngày
Rừng
hoang phố thị, cỏ cây thành đồng.
Qua đời
Trần, đời Lê, triều Nguyễn
Nền hành
chính biến chuyển thật nhanh
Phân
vùng, đo đạc, vẽ ranh
Đặt tên
quận huyện, thị thành phân minh.
Núi Thừa
Thiên có 70 ngọn
Núi thấp
dần cuối dãy Trường Sơn
Trùng
trùng, điệp điệp núi non
Bạt ngàn
rừng thẳm, xanh rờn lá cây.
Núi Ngự
Bình án ngay trước mặt
Cửa Ngọ
Môn, phía trước hoàng cung
Ngự Bình
danh thắng khắp vùng
Mây
giăng đỉnh núi, một rừng thông reo.
Núi Hải
Vân, đường đèo vách đá
Về phía
tây, xanh lá cây rừng
Bên đông
nước biển chập chùng
Ở trên
đỉnh núi, hùng quan xây đài.
Trên Hải
Vân nhiều cây gỗ quý
Rừng Cầu
Hai có loại trầm hương
Ngạt
ngào hương tỏa dị thường
Kim giao
lá nhỏ mùi hương thơm lừng.
Đi thật
sâu vào rừng núi thẳm
Cũng có
thể tìm gặp kỳ nam
Dưới gốc
cây gió rụi tàn
Môt loại
nhựa quý khó tìm đâu ra.
Ngoài
biển xa, Thúy Vân, Linh Thái
Trên núi
này có mái chùa hoang
Có hàng
trụ đá của Chăm
Chưa
người đọc được chữ Chàm tới nay?
Núi Phú
Bài, phía nam Hương Thủy
Núi Lựu
Bảo, núi Úy, Trúc Lâm
Núi Khải
Vận, núi Dương Lăng
Núi Voi,
núi Chúa thấp dần hướng đông.
Ngọn núi
Rồng, núi cao Kim Phụng
Sau núi
này là động người Man
Chập
chùng cao thấp cây rừng
Chín
mươi ngọn núi quanh vùng Sơn Lăng.
Núi Cao
Đôi, Bạch Mã, núi Chấn
Núi Kim
Long, Khải Vân, Cổ Nông
Núi
Thương, Hải Cát, núi Nông
Núi Bao
Vinh, núi Vọng, núi Cổ Bi.
Ngọn Kim
Phụng, lối đi dốc đứng
Vách núi
cao, đá dựng lên trời
Là nơi
danh thắng tuyệt vời
Chiều tà
đứng ngắm lòng người khó quên.
Hệ sông
ngòi thành hình mạng lưới
Nước
trên cao từ dãy Trường Sơn
Đổ về
vùng phá Tam Giang
Ô lâu,
Tả trạch, Sông Nông, Sông Bồ.
Theo
chiếc đò ngược dòng sông Chảy
Từ bến
Tuẩn nước rẽ làm hai
Sông
Hương nước hợp nơi đây
Chảy về
Gia Hội, chợ Mai, bến Sình.
Sông cứ
chảy, êm đềm về phá
Qua Bao
Vinh, rẽ ngã Thanh Tiên
Qua đồn
Trấn Hải, cồn Tiên
Xuôi về
biển cả của miền Thuận An.
Cả ngàn
năm, dòng sông không đổi
Dòng
nước trong; sương khói lưng trời
Bên bờ
thạch thảo mọc đầy
Tỏa
hương thơm ngát hương bay cuối dòng.
Con sông
Hương, con sông huyền thoại
Mùi nước
thơm tắm gội thời gian
Hòa tan
giọt đọng sương tan
Xương bồ
thạch thảo cuối nguồn quanh co.
Sông là
thơ mộng mơ là sóng
Vỗ thì
thầm gió động lăn tăn
Bóng ai
thấp thoáng dưới trăng
Câu hò
mái đẩy, chạnh lòng tình ơi!
Sông Chợ
Mai gần sông Chợ Nọ
Hai sông
này về ngã Thuận An
Con sông
thuộc huyện Phú Vang
Mương
ngang dẫn nước cánh đồng hai bên.
Sông An
Cựu bờ nghiêng nước chảy
Từ Cầu
Ga cho đến Hà Trung
Dòng
sông nắng đục mưa trong
Con sông
nay đã không còn như xưa.
Sông Phú
Bài vào mùa nước lụt
Cá trên
nguồn mỗi lúc mỗi nhiều
Cá dầy,
cá gáy, cá mẻo
Ngạnh
nguồn cá diếc kho tiêu tuyệt vời!
Ở phía
tây có sông Thiên Lộc
Dòng
sông này có gốc Trường Sơn
Dòng
chảy về phía tây nam
Lắm
ghềnh, nhiều thác băng ngang cây rừng.
Sông
Bạch Yến ở vùng Xước Dũ
Chảy
vòng vèo rồi đổ ra sông
Mặt sau
của đất Kim Long
An Hòa
điểm cuối của con sông này.
Sông Cao
Đôi, Nam Đông Phú Lộc
Phát
nguyên từ ở sóc Cao Đôi
Vùng này
dân tộc Tà Ôi
Hiện
đang sinh sống vùng đồi chung quanh.
Cách
kinh thành, phía nam Phú Lộc
Sông Sư
Lỗ nằm ở Ứng Đôi
Đến Bàn
Môn, sông rẽ hai
Chảy về
đầm phá Cầu Hai cuối cùng.
Sông An
Nông và sông Mỹ Chánh
Sông Đan
Điền dòng chảy quanh co
Chảy qua
mười mấy bến đò
Mấy ngàn
thửa ruộng đang chờ nước sông.
Chi sông
Hương có sông Như Ý
Sông này
thuộc huyện lỵ Phú Vang
Con sông
nước đã bịt dòng
Con sông
hấp hối, ngổn ngang rác thừa.
Sông Nga
Sơn, thuở xưa rất đẹp
Phát
xuất từ vùng hẹp cao nguyên
Dùng
dằng sông chảy thật êm
Nước
sông trong vắt, mây liền với mây.
Sông Ngự
Hà trong Kinh thành Huế
Từ Kẻ
Vạn đến Hàm Tế phía đông
ĐÈO DỐC
Dòng
chảy từ sông Kim Long
Chảy vô
thành nội nối dòng Đông Ba.
Đèo Hải
Vân, “Hùng quan đệ nhất”
Biệt
danh này quả thật không ngoa
Khách du
lịch đã đi qua
Cũng đều
tấm tắc: quả là như tên.
Hải Vân
quan mang tên cửa ải
Bởi ngày
xưa ranh giới hai bên
Chiêm
Thành, Đại Việt, mỗi miền
Dưới
chân sát biển, phía trên mây tầng.
Đèo
Phước Tượng ven đường quốc lộ
Trên
đỉnh đèo còn chỗ dấu chân
Chim kêu
ai oán Huyền Trân
Lung
linh bóng nguyệt chập chờn hương xa.
Đèo Phú
Gia đường ra ngoài Huế
Dốc
ngoằn ngoèo khó thể nhìn xa
Phía
đông là biển xa xa
Phía tây
vách núi, ráng tà mù sương.
Dốc Từ
Đảm: Độ cao thoai thoải
Đi từ
cầu lên tới ngã ba
Nam Giao
phía trước xa xa
Phía bắc
thung lũng, đi ra bến đò.
GÒ ĐỐNG
Dốc Bến
Ngự, đi lên, không xuống
Độ dốc
cao hơi đứng khó đi
Đường xe
lửa, dù chắn che
Vẫn còn
nguy hiểm cho xe chở hàng.
Dốc Nam
Giao, không bằng, nhưng thẳng
Đẹp nhất
là lúc nắng chiều phai
Gái Nam
Giao để tóc dài
Dáng đi
tha thướt nhớ hoài ngàn năm.
Dốc Câu
Lim phía nam Long Thọ
Trên dốc
có miếu cổ lâu đời
Ngày
rằm, mồng Một, nhiều người
Đem
hương cúng vái, lễ trai, cúng thờ.
Áng mây
bay trên gò Long Thọ
Người ta
thường gọi “Địa trục thiên quan”
Là nơi
án giữ cửa quan
Trong từ
phía bắc, phía nam vùng này.
Gò Dương
Xuân, bắc tây Hương Thủy
Đàn Nam
Giao nằm phía tây nam
Ngày xưa
có phủ tây nam
Hôm nay
chùa Quán Già Lam thay rồi.
Gò Linh
Mụ, có ngôi cổ tự
Mấy trăm
năm thủa trước vua Lê
ĐẦM PHÁ
Lầu
Chuông, lầu Trống, hậu liêu
Sân sau
lối trước, liễu nghiêng, trăng gần.
Chuông
Linh Mụ, tiếng ngân theo gió
Đời
thăng trầm tiếng mõ thời gian
Hương
bay phảng phất mùi trầm
Dòng
sông thầm lặng tĩnh tâm lòng người.
Phá Tam
Giang gần nơi cửa biển
Là một
vùng nổi tiếng tài nguyên
Hơn trăm
loài cá, loài chim
Toàn
loài đặc hữu khó tìm đâu ra.
Đầm Cầu
Hai ngoài xa nhiều cá
Bờ phía
tây: Đá Bạc, Hà Trung
Bờ đông
sương khói mịt mùng
Thánh
Duyên cổ tự, giữa vùng nước non.
Đầm An
Gia, An Xuân, Mỹ Á
Đầm Cổ
Đà về phía đông nam
Đầm La
Bích, đầm Thanh Lam
Đầm Bác
Vọng, với đầm Sam, An Truyền.
Đầm An
Truyền là nơi có chợ
Chợ làng
Chuồn, chợ mở sáng đêm
Người
buôn, kẻ bán đều quen
Rượu
Chuồn, bánh khoái điểm thêm cá kình.
KÊNH RẠCH
Con cá
chình, ong hương, bống thệ
Con cá
dìa được mẽ cá tươi
Cá
chuồn, cua biển mấy loài
Có khi
bắt được một vài con to.
Qua
tháng bảy là mùa cá đối
Con tôm
rằn gió thổi tháng ba
Gió êm
biển lặng thuyền ra
Sương
sa, gió lặng, trăng già: mực nang.
Kênh La
Khê trước lăng Thiên Thụ
Nước từ
kênh, nước đổ ra sông
Vùng
đồi, vùng núi Định Môn
Suối to,
suối nhỏ, nước gom tự nguồn.
Kênh
Châu Ê có nguồn trong núi
Kênh kéo
dài Châu Chữ tới đây
Vòng
quanh đến bến kênh này
Cuối
cùng nước đổ vào ngay đầu nguồn.
Kênh
Lăng Xá từ đồng An Cựu
Chảy
ngoằn ngoèo sông cũ Lợi Nông
Tưới
tiêu cho cả cánh đồng
Của vùng
Lăng Xá, Phú Lương, Thần Phù.
NGUỒN THÁC
Nguồn
Sơn Bồ có ba mươi thác
Thác Ông
Thai, ba thác Sơn Long
Thác
Rau, thác Tất, thác Bàn
Thác Ao,
thác Mạ, thác Con, thác Bà.
Thác Lai
Đôi, Đại Cô, Lộc Cốc
Thác
Kiền Kiền, Mang Mộc, thác Năng
Thác
Chiêu, thác Gối trên ngàn
Nhiều
nơi thác đẹp, cảnh quan khó tìm.
Nguồn Tả
Trạch im lìm chướng khí
Có rất nhiều
vị trí tuyệt vời
Hơn năm
mươi thác đá trồi
Thác Tổ
Sa, thác Trà Hồi, thác Thang.
Thác Cù
Mông, thác Thủ, thác Đá
Thác Bụi
Trúc, Chọi Cá, Đình Linh
Thác
Lấp, Châu Mã, Sơ Đình
Thác Gạt
Nai, thác Kịch, thác Kim… tuyệt vời.
Nguồn Ô
Lâu, Bình Vôi, Thị Đốc
Thác Bến
Chim, Điển Mộc, thác Dài
Thác Chỉ
Xác, thác Mộc Bài
Đều là
danh thác, nhiều người muốn xem.
Nguồn
Hữu Trạch, phát nguyên từ rặng
Núi
Trường Sơn chảy thẳng phía đông
BÃI BỒI – CỒN NỔI
Nguồn có
mười bốn thác gềnh
Một là
Thác Rượu, Trà Tường, thác Tu.
Thác Gà
Lôi, thác Sô, thác Việt
Thác Ba
Lai, thác Nghĩa, A Lăng
Thác
Ruộng, Thác Hiệp nước trong
Về xuôi
nước chảy giữa dòng hoa lau.
Thác My
Y, nơi sâu nơi cạn
Ở giữa
dòng những tảng đá xanh
Đầu
nguồn khe suối Trà Linh
Danh lam
thắng cảnh hữu tình khó quên.
Ở Thừa
Thiên, bãi bồi cồn nổi
Như cồn
Hến, cồn Nổi Thanh Tiên
Những
nơi danh tiếng làm nên
Giống
bắp thật dẻo, thật mềm, thật ngon.
Cồn Dã
Viên con con nho nhỏ
Là hoa
viên của vị quân vương
Nằm gần
ở giữa sông Hương
Nhà vua
mua lại, lập vườn trồng hoa.
Một món
quà của vua Tự Đức
Dựng cơ
ngơi lấy trúc làm nhà
Cây cổ
thụ, rợp ngàn hoa
Làm nơi
thư giãn chiều tà ngự chơi.
Nơi bãi
bồi ngàn hoa dị thảo
Vua
trồng thêm loại cỏ hiếm hoi
Hang
sâu, động thẳm là nơi
Cho loài
dị thảo thêm tươi chốn này.
Cồn Dã
Viên, một nơi thắng cảnh
Vua để
dành dưỡng tánh, tĩnh tâm
Hoa viên
ấy đẹp vô cùng
Chừ đây
cỏ mọc hoang tàn lối xưa.
Bãi Rái
Cá lời như huyền thoại
Mảnh đất
thiêng cho loại rái sông
Ăn no,
tắm mát, phơi lông
Gặp
thuyền hoàng đế Thánh Tông ngang chào.
Năm Minh
Mạng vào đầu đông giá
Khi nhà
vua ngự giá thăm lăng
Rái cá
tụ lại môt đàn
Rồi cùng
cúi lạy, vua ban tên này.
Khu cồn
Hến nằm nơi phố chợ
Sẽ trở
thành đắt đỏ mai sau
Nên nhạy
cảm, biết đầu tư
Một hòn
đảo nhỏ sẽ thu nhiều lời.
Như hiện
nay, nhân dân kham khổ
Dân số
nhiều không chỗ nương thân
Đa phần
lao động tay chân
Nếu đem
tất cả cư dân tới vùng.
DÂN SỐ - HỘ KHẨU
Vùng ở
mới là vùng quy hoạch
Có
trường học tách bạch khang trang
Dân sinh
phải tính rõ ràng
Triệt
ngay tham nhũng, triệt ngăn cửa quyền.
Hiện
nay, thuyền ghe còn vấn nạn
Riêng
bãi bồi làm cạn dòng sông
Phải
nhanh chóng, phải khơi thông
May ra
cứu được con sông chết dần.
Về số
dân: có trên một triệu
Một trăm
ngàn còn thiếu vài trăm
Giới
tính thì nữ hơn nam
Nông
thôn thành thị cũng bằng ngang nhau.
TÀI
NGUYÊN KHOÁNG SẢN
Lãnh thổ
Thừa Thiên - xứ Huế
Có một
trăm hai mươi mỏ rất cao
Than bùn
trữ lượng dồi dào
Hiện
đang khai thác, đưa vào kinh doanh.
Vùng
Phong Chương có trằm than tốt
Sản xuất
ra phân bón trứ danh
Giúp cho
cây lúa lên nhanh
Giúp cho
đồng ruộng tươi xanh mùa màng.
Mỏ titan
nhiều nơi đều có
Lấy ra
từ đồi cát trắng phau
Bất cần
di hại về sau
Đổi thay
diện mạo hoa màu xác xơ.
Cần thăm
dò túi nước dưới đất
Nước
khoáng nóng: hút, cất để dùng
Thanh
Tân, Mỹ An, A Roàng
Suối,
khe nước nóng là vùng tài nguyên.
Nước
Thanh Tân tài nguyên vô giá
Được
đóng chai giải khát khá ngon
Nước
khoáng trong dãy Trường Sơn
A Roàng
cũng được đóng lon để dùng.
Trữ
lượng nước vô cùng phong phú
Chiếm tỷ
trọng kinh tế khá cao
Làm sao
khai thác đưa vào
Sản xuất
nhanh chóng thu vào dễ không.
Với
khoàng sản thuộc dòng kim loại
Sắt,
vàng, chì, kẽm, quặng titan
Nhất là
kim loại mỏ vàng
Lập khu
sơ chế cho vàng thành thoi.
Khoáng
sản coi: là phi kim loại
Đá
gabro, cuội sỏi, kaolin
Đá vôi,
granit dễ tìm
Khắp nơi
đều có đào tìm quang khai.
LOẠI CỐC
THỔ SẢN
Ở phương
nam vốn nhiều thổ sản
Theo
Cương Mục bản thảo soạn ra
Nam Bắc
tên gọi khác xa
Đến khi
tra cứu có là dễ đâu?
Đọc lại
sách Ô Châu Cận Lục
Sách Vân
Đài Loại Ngữ Quý Đôn.
Sách xưa
kể cả nghìn trang
Phân
tích chủng loại dàn trang dễ làm.
Khoa sản
vật phân làm loại cốc
Nhiều
loại lúa thích mọc ruộng sâu
Rừng rú
chỗ thấp chỗ cao
Lựa
giòng lúa tốt đưa vào cấy gieo.
Lúa thân
ngắn cấy theo mùa gặt
Cấy
tháng Mười thì gặt tháng Ba
Lúa móng
chim chính hiệu là
Gạo thơm
sắc trắng, ngọc ngà trời cho.
Lúa thơm
to, lúa de gạo trắng
Đồng An
Cựu thổ sản lúa này
Bây giờ
lúa đã còn hay?
Hỏi ra
thì muộn ngày nay chẳng còn.
Giống
lúa chiêm, thân con mà cứng
Vào
tháng Ba lúa đứng giữa đồng
Lựa vùng
ruộng trũng mà trồng
Gạo cơm
trăng trắng thơm ngon tuyệt vời.
Lúa dẻo
trắng bông dài gạo trắng
Cơm thì
mềm thoang thoảng mùi hương
Tháng Ba
lúa chín khắp đồng
Nông dân
đều thích vì trồng ít công.
Lúa ba
trăng ruộng cao đều có
Thân thì
thấp, gạo đỏ, cơm ngon
Cấy gieo
ba tháng không hơn
Đó là
giống lúa vô cùng lợi nông.
Giống
lúa đen dày bông hạt nhỏ
Cơm thì
mềm hạt thóc tròn xoay
Tháng
Năm đi cấy chờ ngày
Tháng
Mười chưa tới gặt ngay về dùng.
Các thứ
lúa nông dân hay cấy
Còn
nhiều lúa khác ngoại lai
Lúa
vàng, lúa thốc, móng tay
Lúa sài
đường, chày chày bồ lô.
Lúa vùng
cao độc nhất vô nhị
Cây lúa
cao giống quý nước ta
Từ khi
gieo gặt chỉ là
Bốn mươi
ngày chẵn trổ hoa ngắn ngày.
LÚA NẾP
Giống
lúa câu cứu ngay nạn đói
Giúp
nhân loại khắp cõi thế gian
Nông
Lương Quốc tế nên làm
Tìm ra
giống quý dễ dàng giúp dân.
Cây lúa
ếch thích dặm mùa hạ
Giống
lúa này cấy xạ ít lo
Nấu cơm
vị đậm ăn no
Là cây
lương thực để lâu trong bồ.
Thóc
Thừa Thiên là đầu lương thực
Đất
Quãng, Phong đã hết khẩn hoang
Trong
khi thóc ở miền Nam
Dễ
trồng, dễ gặt nông dân lợi nhiều.
Lúa nếp
dùng mỗi khi rang cốm
Cũng có
khi cất rượu nấu chè
Dùng vào
dịp lễ hội hè
Việc
làng, đám cưới, vài vò rượu thơm.
Loại nếp
thơm, nếp vằn, nếp bụt
Lúa nếp
voi, nếp cút, kỳ lân
Nếp cò,
nếp cái, nếp than
Nếp bông
hoa cải có vằn rất thơm.
Lúa cho
cơm dẻo dai nếp sáp
Thóc
hung hung thơm ngát hương nhu
Rang
vàng, giã nhỏ phơi khô
Dùng làm
bánh cốm, cu đơ làm quà.
Nếp lụa,
mơ gọi là nếp Huế,
Thóc
vàng mơ, dễ cấy, dễ trồng.
Lấy men
làm rượu đỏ hồng,
Hồng
đào, danh tửu xiêu lòng văn nhân.
Lúa nếp
Tây, hiếm nơi cấy được
Giống
nếp này của nước Tây Dương
Đem về
gieo thử mà trồng
Mọc
nhanh như thổi ruộng trong làng Chuồn.
Ruộng
làng Chuồn có vài chục mẫu
Đem gieo
thử nếp mọc ra sao?
Bất ngờ
chỉ có mấy sào
Mà khi
gặt hái, nếp cao mấy lần.
Người
nông dân gọi tên nếp mới
Là Dương
Nhu, lấy thổi làm xôi
Ủ men
làm rượu vài ngày
Dùng
nước ở giếng bên ngoài Cồn Theo.
Ngoài
Cồn Theo có ba cái giếng
Nước
ngọt lừ nổi tiếng từ xưa
Đem về
nấu rượu tiến vua
Vua khen
nức nở ban cho mấy đồng.
Rượu
làng Chuồn lừng danh sản vật
Gọi là
danh tửu đất Thần Kinh
LÚA BẮP
Rượu
ngon nổi tiếng kinh thành
Có mùi
đầm phá, riêng dành người thân.
Lúa nếp
thơm nông dân các tỉnh
Tùy thổ
nghi mà tính gieo trồng
Nếp hoa
vàng, nếp lúa rồng
Nếp sóc,
nếp chúc dễ trồng, dễ xay.
Sách Vân
Đài Loại Ngữ có ghi
Nếp quả
vải rồi nếp nàng hai
Nếp mâm,
nếp quảng, nếp nai
Thêm vào
phụ lục để người xem qua.
Nếp hoa
dâu ra hoa thưa hạt
Nếp
nghến cổ thóc gạo thân cao
Nếp tho,
nếp cẩm ruộng sâu
Lựa
giống tránh được rầy nâu mà trồng.
Người
Việt ta vốn ưa lúa tẻ
Đợi tân
niên lễ tế mới dùng
Mâm xôi,
chén rượu chúc mừng
Mừng
ngày lúa mới, hội mừng đầu xuân.
Cây lúa
ma gọi là bãi tử
Cấy lúa
này thuận loại mọc hoang
Thân hạt
giống lúa hay dùng
Dễ nhầm,
dễ lẫn với cùng lúa canh.
Hạt lúa
ma xây thành ra bột
Là lương
thực cứu đói mất mùa
Ở trong
Bố Chính Toàn Thư
Đem ra
khuấy bột, không lo đói lòng.
Cây lúa
bắp thuộc giòng ngự mạch
Là giống
cây thích mọc ven sông
Bãi bồi,
cồn nổi, đất giồng
Là nơi
thích hợp để trồng loại trên.
Bắp dễ
trồng chọn riêng loại giống
Giống
hột đỏ, hột trắng, hột vàng
Bắp Cồn
hạt dẻo lại thơm
Bắp rừng
hạt đỏ cứng cơm ít dùng.
CHÈ VÀ CÁC LOẠI ĐẬU, HỘT
Mấy loại
chè thường dùng ở Huế
Chè hạt
sen, đậu ngự, chè kê
Chè đậu
xanh, đậu đỏ, chè mè
Chè bắp,
bột lọc vỉa hè càng mê.
Đến mùa
hè, chè bắp Cồn Hến
Lắm du
khách tìm đến ăn xem
Ăn xong
còn chưa đã thèm
Mang về
vài chén dễ đem làm quà.
Cây
hoàng lương thân cao đuôi sói
Hột kê
vàng hạt nhỏ dẻo ghê
Mồng năm
Đoan Ngọ chè kê
Ăn chung
bánh tráng mãi mê vị chè.
Cây ý dĩ
ủ ghè làm rượu
Cháo bo
bo vị thuốc cảm hàn
Lá dùng
nấu nước rất thơm
Là cây
lương thực thay cơm khi cần.
Hột mè
vàng, mè đen, mè trắng
Lấy hạt
vừng làm bánh mà ăn
Rang lên
sấy bột khuấy dần
Bánh
măng, bánh tráng thức ăn tuyệt vời.
Cao
lương cây, khi dài rũ xuống
Hạt tròn
xoay, lá cuống màu xanh
Có thể
dùng hái nấu canh
Giống từ
Lưỡng Quảng, nước mình nhập vô.
Cây đậu
xanh, ô ô lục đậu
Lựa hột
tròn để nấu mà ăn
Nẩy mầm
làm giá ăn nhanh
Là cây
ăn sống vị thanh tuyệt vời.
Bánh đậu
xanh được rây từ bột
Chè đậu
xanh vị ngọt mà thơm.
Hột này
nấu cháo rất ngon
Trộn
chung với gạo làm cơm mà dùng.
Bột đậu
xanh nấu chung với nếp
Thành
xôi vò ăn với thịt quay
Ăn rồi
ngẫm nghĩ mà nhai
Vô cùng
thú vị ngẫm hoài khen ngon.
Hái
gương sen còn non hồ Tịnh
Bóc đài
ra ăn sống giòn tan
Khi sen
hột đã hơi vàng
Nấu chè
bọc nhãn, thuộc hàng thượng lưu.
Đồ Ngự
Thiện có sen hồ Tịnh
Vốn là
sen nổi tiếng kinh thành
Tim sen
vị thuốc đã đành
Nhức đầu
mất ngủ nước thanh an thần.
Cây đậu
đen, cao thân làm thuốc
Quả là
giáp, lá hoắc thần kỳ
Có thể
chữa được bệnh phù
No hơi
đầy bụng đem đi dự phòng.
Cây đậu
gươm gọi là kiếm đậu
Bóc quả
ra để nấu thịt gà
Đúng mùa
đậu nở ra hoa
Hoa sắc
màu tím như là cánh sen.
Cây đậu
quyên, dây leo hạt trắng
Loại đậu
này quả thẳng màu xanh
Nấu chè,
tráng bánh nướng nhanh
Là cây
đậu quý lừng danh nước mình.
Cây đậu
mèo mọc quanh bờ dậu
Có tên
là hổ đậu rất ngon
Cây ra
những hạt tròn tròn
Món ăn
tuyệt diệu ngon hơn thịt bò.
Nấu nước
tro với hột đậu cốt
Hột có
vằn hay hột màu xanh
Khi sôi
thêm một chút chanh
Đường
phèn nấu lại nước thanh tuyệt vời.
Chè đậu
cốt trị bay mụn nhọt
Nếu thêm
vào vài đọt tía tô
Tan đàm,
thông cổ đang khô
Những ngươi
đang bệnh hay ho khạc đàm.
Cây đậu
đỏ thân cao một thước
Bản thảo
ghi rằng vị thuốc rất hay
Lá tròn
hoa tím quả dài
Nấu
chưng cá chép cho người nan y.
Cây đậu
trắng mọc tì gốc mướp
Cây đậu
túi trồng trước hàng ba
Cây đậu
ván mùa nở hoa
Chung
quanh hàng giậu thật là dễ thương.
Cây đậu
tương đậu nành một loại
Sữa đậu
nành lấy củi mà đun
Hạt cho
vào hũ làm tương
Vị ngon
đặc biệt, mùi hương còn hoài.
CÁC LOẠI RAU
Cây họ
đậu có vài chục giống
Ở Thừa
Thiên tổng cộng hai mươi
Mùa hoa
đậu nở khắp nơi
Ong say
hút nhụy, bướm bay khắp vườn.
Cây đậu
phụng món ăn dân dã
Món thịt
hon thêm sả khó quên
Ép dầu,
bã để dành riêng
Bón phân
cây cảnh, nuôi chim chích chòe.
Mấy loại
rau, dân ghiền ăn sống
Rau càng
cua trộn dấm tuyệt vời
Rau
khoai, rau muống, mồng tơi
Nấu canh
tép bạc nhớ mùi quê hương.
Cây bạc
hà, mướp hương, mướp ngọt
Quả mướp
đắng trị hết tiểu đường
Rau bồ
ngót với lộc vừng
Rau dền
tôm thẻ thơm lừng bát canh.
Lá xanh
xanh tần ô cải cúc
Loại rau
này ăn sống cũng ngon
Húng sắc
vàng lá xanh non
Tần ô nấu
với nấm rơm ngọt lừ.
Rau dền
gai, tía tô, rau má
Riêng
rau má, lấy lá mà xay
CÂY CÓ MÙI
Rau má,
nước lục xanh xanh
Dùng làm
giải khát ngon lành giữa trưa.
Loại
thuốc Nam, người xưa làm thuốc
Quả mít
non, lá lốt, rau răm
Nấu
chung để có món canh
Ngó sen,
bông súng trộn thành gỏi ngon.
Cây bồn
bồn ăn giòn mát miệng
Tàu hủ
dừa ăn ghém thịt heo
Uống
thêm chút rượu mang theo
Vô cùng
hấp dẫn giàu nghèo cũng ham.
Đọt
khoai lang, đọt bầu, đọt bí
Nấu đồ
chay thêm ít muối rang
Ăn vào
cảm thấy nhẹ nhàng
An thần
tâm thể thuộc hàng muối dưa.
Cây chột
nưa làm dưa mà chấm
Lấy ruốc
chà cho dấm ớt vô
Ăn rồi
nhớ cốm hái lu
Chỉ
người xứ Huế hợp gu món này.
Dù ăn
chay hay là ăn mặn
Trên mâm
cơm chẳng vắng đậu khuôn
Cắt
thành từng miếng hình vuông.
Chao
tương cũng được thịt bằm độn thêm.
RAU CỦ, BÍ BẦU
Ớt cay
cay tôm chiên với mỡ
Cá bống
thệ kho tộ tuyệt chiêu
Mái dầu
xé bóp muối tiêu
Rượu
Chuồn canh cải mấy niêu cơm đầy.
Mấy lá
ngò, húng gai, húng quế
Vài tép
hành, rau ngổ, rau thơm
Rau son,
xà lách, cải xanh
Và thêm
rau sống ngon lành bữa ăn.
Lá thằn
thăn, đậu xanh làm giá
Làm đồ
chua, củ kiệu phơi khô
Cà rốt,
đu đủ, trái dưa
Cho vào
ít dấm cho vừa mới ăn.
Trong
nhân gian củ khoai, củ sắn
Là loại
củ có sẵn trong nhà
Khoai
môn lắm thứ kê ra
Xích vu,
thổ noản, quả cà, sắn dây.
Củ khoai
tây, cà chua, cà pháo
Quả cà
tím lủng lẳng dái dê
Thức ăn
dân dã nhà quê
Nướng
xào dâm muối lở khi tối trời.
Củ môn,
khoai có năm sáu loại
Môn
xanh, môn dại độc hại vô cùng
Ăn nhầm
có thể mạng vong
Sáp
vàng, môn đỏ lạ lùng thật ngon.
Củ khoai
lang nhỏ con mà ngọt
Củ đậu,
chấm muối hột mà ăn
Đỡ cơn
khát nước giữa đường
Phơi
khô, ướp muối ăn dần với cơm.
Hái đọt
non dây bầu, dây bí
Rửa sạch
rồi, luộc chín sơ sơ
Trộn
dầu, trộn dấm chút bơ
Phi hành
phi tỏi thịt bò để trên.
Mụt măng
tre mọc lên trong bụi
Cắt đem
về lấy củi mà đun
Thái ra
từng sợi măng non,
Mấy thìa
mỡ tỏi xào xong ăn liền.
Muốn cho
thơm bỏ thêm đậu phộng
Rang cho
vàng mà trộn mới ngon
Sợi
măng, đậu phộng giòn giòn
Món này
tuyệt nhất bữa cơm gia đình.
Củ bình tinh,
môn, khoai, chuối luộc
Là thứ
củ nấu được ăn chơi
Khoai
từ, khoai tía, củ mài
Đem ra
ngoài chợ thiếu người đến mua.
Ruột
vàng au là cây bí đỏ
Trái có
khía gọt vỏ mà ăn
LOẠI NẤM
Tính
nhuần ích khí bổ trung
Là cây
lương thực thường dùng nấu canh.
Cây bí
đao trên cành dưới lá
Có lông
tơ ra quả rất to
Làm mứt,
làm bánh nấu nhừ
Ăn nhân
trong hạt để trừ phù chân.
Cẩm lệ
chi chín vàng trong ruột
Chính là
cây mướp đắng sắc xanh
Sáng mắt
bổ khí đã đành
Trộn
thêm dầu muối là thành gỏi ngay.
Cây bầu
sao khác loài với bí
Quả bầu
dài, quả bí tròn xoay
Khi nào
quả bằng cổ tay
Phơi
khô, luộc chín món chay thường dùng.
Dưa Bà
Cai chấm chung với ruốc
Trái dưa
chuột bằng cỡ ngón tay
Vân xanh
mà quả lại dài
Hái xong
ăn sống ngọt ngay mới là.
Loại nấm
voi gọi là lương khuẩn
Lấy phân
voi chất bẩn loại ra
Ủ bằng
lá chuối phơi qua
Bảy ngày
nấm mọc, xào qua chút dầu.
LOÀI HOA
Nấm tai
mèo có tên mộc nhĩ
Sinh ra
từ gỗ mục cây dâu
Cây hòe,
cây liễu gầm cầu
Nấu
chung thịt lợn hầm lâu mới mềm.
Nấm mũ
tiên có tên nấm đất
Loại nấm
này quả thật danh y
Loại này
là thuốc thần kỳ
Trị bay
mụn nhọt bất kỳ ở đâu.
Nấm cứt
trâu bãi phân trâu mọc
Người ăn
phải nấm độc loại này
Cười
cười nói mãi không thôi
Đến khi
gục chết kêu trời khổ thân.
Loại nấm
thông, nấm tràm, nấm mối
Loại nấm
rơm xào tỏi ngon hơn
Sánh bì
món lạ vật ngon
Canh gà
nấu với nấm hương tuyệt vời.
Nấm mối
mọc ở nơi đất xổi
Dưới bụi
trúc, tổ mối kế bên
Mùa đông
khí đất bốc lên
Ở gò đất
ấy mọc lên nấm này.
Cây bạch
mai nhụy thơm hoa trắng
Loài mai
vàng thân thẳng lá xanh
Đến mùa
hoa nở đầy cành
Là lúc
Tết đến điềm lành đầu năm.
Hoa hải
đường phương Nam sắc đỏ
Cánh hoa
tươi, rực rỡ vô cùng
Hoa này
hơn cánh phù dung
Búp hoa
hé nhụy như nhung giữa trời.
Hoa trúc
đào có đài năm cánh
Lá hẹp
dài giống dáng trúc xinh
Hoa đào
đỏ thắm trữ tình
Xuân
quang khoe sắc, lan đình dáng ai.
Cánh hoa
lài tỏa mùi thơm ngát
Ướp trà
xanh thì thật là thơm
Trà lài
nay vẫn hãy còn
Tuổi già
thích lựa trà ngon mới dùng.
Hoa phù
dung, hoa lê, hoa bút
Hoa
tường vi, hoa cúc, ngọc lan
Hoa phượng,
hoa hòe, hoa xoan
Hàm
tiếu, thược dược, điểu lan, hoa quỳnh.
Hoa huệ
trắng phương tiên, trinh nữ
Hoa hồ
điệp, hoa lựu, ngọc anh
Vàng lơ,
hoa đỏ trên cành
Thạch
trúc, tam hợp, trổ hình hoa sen.
Vườn ngự
uyển, nghìn hoa dị thảo
Đêm
Nguyên tiêu mờ ảo ánh trăng
LOẠI QUẢ
Sương
khuya mờ lối đi quanh
Cung
phi, mỹ nữ nghiêng mình thưởng hoa.
Mới nhìn
qua có trăm loại quả
Đất Thừa
Thiên quả lạ, quả ngon
Quả xoài
loại nhỏ trái tròn
Quả bằng
cái chén ngọt ngon vô cùng.
Lá xoài
non hái ra ăn được
Năm nào
sai nhiều quả thì xui
Mất mùa
lúa tẻ, lúa xôi
Lúa
không có hột, trắng tay đói lòng.
Quả lệ
chi thuộc giòng cây vải
Loại cây
này mọc trái thành chùm
Hai ngày
hái xuống đổi hương
Ba ngày
đổi vị tìm phương giữ gìn.
Cây quả
na nở hoa kết trái
Cây xù
xì nảy lá mùa xuân
Mãng cầu
tên gọi trong dân
Cơm dai
vị ngọt bội phần hương thơm.
Quả cây
thơm gọi là quả dứa
Có tên
là Phượng lễ loại ngon
Nương
vườn miền núi dễ trồng
Tháng
năm quả chín ruột vàng vị thanh.
LOẠI THẢO
Cây nho
xanh trái nâu vị ngọt
Rượu bồ
đào sủi bọt lên tăm
Quả nho
hái lấy mà dầm
Lên men
cất rượu làm hầm mà chôn.
Quả bòn
bon cây cao vài trượng
Trái
tròn tròn vỏ mỏng thịt thơm
Chua
chua ngọt ngọt dễ trồng
Cây này
thấy có ở vùng Sơn Lăng.
Quả tam
lang ở vùng Phú Lộc
Tháng
năm thời kết quả ra hoa
Gặp khi
nạn đói người ta
Lựa ra
quả chín quả già nấu ăn.
Cây củ
năng, sa kê, củ ấu
Quả mít
nài, quả ớt, hồ tiêu
Chôm
chôm, tầm ruột, quả đào
Quả
hồng, măng cụt, chúc mào hạt sen.
Quả trám
đen, cau rừng, quả mít
Chuối
sừng trâu, cây thị, quả sung
Thanh
trà, trái bưởi cau bồng
Còn
nhiều quả nữa kể không hết lời.
Tính sơ
qua vài trăm loại thảo.
Họ dây
leo dễ mọc vô cùng
Đưa ra
vài loại chung chung
Khắp nơi
đều có trên rừng, dưới sông.
Cây sài
hồ mọc hoang sơn thái
Cây
hoàng tinh, cây ngải, cỏ tranh
Cây
thuốc lá bồ công anh
Cỏ bồng
bồng, cộng tràng sinh đậu ràng.
Liễu âm
dương, lưỡi bò, cỏ xước.
Vỏ vòi
voi, gà xước, từ bi,
Cỏ chỉ
thiên, bông cu ly.
Phơi khô
tam thất, cải quy dùng dần.
Cây rau
muống, xà sàng quả dã.
Cây
chàng xay ra quả cối xay
Cỏ lau,
cỏ sưa, ớt cay
Tía tô,
đọt húng hương bay khắp vùng.
Rau ngổ
nước ở vùng nước ngập
Cây chột
nưa nơi thấp giồng cao
Rau rìu,
rau ẻo, rau câu
Nha đam,
cỏ cú, muồng trâu, xương rồng.
Quả
thanh long, cây xanh quả đỏ
Cây lưỡi
rồng và củ sắn dây
Hột bìm
bìm, cỏ móng tay
Cây gai,
cây vả, hột xoay trên rừng.
Cây đọt
mùng, dây leo, quả mướp
Cây mồng
tơi, dưa hấu màu son
LOẠI MỘC
Loài dưa
hấu có màu vàng
Dùng làm
giải khát vô cùng thanh ngon.
Cây loại
mộc dùng trong kiến trúc
Gỗ càng
già mối mọt không ăn
Rừng Thừa
Thiên kể cả trăm
Tùng
bách lim trắc gỗ trầm trứ danh.
Lá thông
già màu xanh ngọc biếc
Nhựa
thông già hổ phách phục linh
Cây này
ở núi Ngự Bình
Mọc
nhanh như thổi biến thành rừng xanh.
Cây trắc
bách có cành hai lá
Bẻ lá
non hái quả mà dùng
Trị lành
tất cả vết thương
Là cây
thuốc quý bổ tâm kiện tỳ.
Cây
hoàng bì giống như cây bưởi
Cây gáo
nước ở dưới vực sâu
Gỗ đồng,
Nam Chữ, thầu đâu
Tre gai
trúc nứa tre tàu địa long.
Gỗ chò
chỉ, gỗ muồng, cây quế
Gỗ bằng
lăng, cây khế, trầm hương
Gỗ sao,
gỗ mít, hoàng đàn
Cây vòng
vang, cây giáng hương, ngô đồng.
CÁC LOÀI CHIM
Cây dầu
rái, cây bông, cây móc
Cây sim
tím có gốc bồ đề
Cây
bàng, đỗ trọng, cây kè
Cây xôi,
măng cụt, lá chè phơi khô.
Cây mù
u, dầu chai, dầu rái
Cây thốt
nốt có trái con con
Bồ kết,
ngũ trảo, cây son
Trái cây
dừa nước, bòn bon trên rừng.
Gỗ kim
giao trên rừng Bạch Mã
Có mùi
thơm bay tỏa rất xa
Trường
Sơn cây nở nghìn hoa
Núi rừng
lên tiếng nhạc hòa sương đêm.
Trong
Thành Nội có loài cây lạ
Bao báp
thân mọc thẳng vươn cao
Anh Danh
có tự thuở nào
Hoa dây,
quả trĩu đón chào Chúa Xuân.
Chim
muông có kền kền, tu hú
Có chích
chòe, anh vũ, họa mi
Gà sao,
gà ác, gà ri
Chim
khách, cun cút, chim di ác là.
Chim
chèo bẻo, đa đa, vịt nước
Chim bồ
chao, khổng tước, chim công
CÁC LOÀI THÚ
Chim
quạ, chim sáo, bồ nông
Bồ câu,
chim sẻ, chim nhồng, con dơi.
Chim bù
cắt, thắng chài, mỏ nhác
Chim gõ
kiến, chim cắt, cò ma
Chim
sâu, chim én bay qua
Uyên
ương, chim cú là đà trên không.
Chim
chàng bè ven sông mới có
Chim mặt
cắt hung dữ vô song
Ngỗng
trời, hoang hạc đào trùng
Có con
chim lạ nghìn trùng tới đây.
Chim họa
mi vẫy đuôi hay hót
Nàng bồ
nông bay vút lên không
Vành
khuyên thích uống nước trong
Chim
quyên xuống đất, chim hồng bay cao.
Chim
chào mào rồi chim bói cá
Con bìm
bịp, chim quạ, bồ câu
Chim
ưng, cú vọ, chim sâu
Yến oanh
sốt ruột bắc cầu đong đưa.
Thuở xa
xưa trong rừng lắm thú
Rặng
Trường Sơn thú dữ rất nhiều
Lắm loài
hổ báo, sơn miêu
Sơn
dương, tê giác, loài cheo, voi rừng.
Loài hổ
vằn ưa vùng núi đá
Loài hổ
trắng hoang dã núi cao
Lưng chừng
Bạch Mã khó vào
Giang
sơn của chúng, hang sâu khó tìm.
Loài tê
giác cỏ mềm bờ suối
Thèm
thức ăn quả chuối, cây rừng
Sơn tê
loại có hai sừng
Nặng vài
ba tấn da lưng như đồng.
Gấu
trong rừng vừa hung vừa dữ
Loài gấu
chó là thứ hung hăng
Gấu ngựa
nặng đến trăm cân
Gấu
thích hút mật lăn đùng xuống cây.
Gấu khi
đói mút tay trong miệng
Bàn tay
gấu nổi tiếng là ngon
Mật gấu
chữa được gãy xương
Da gấu
làm áo, áo choàng thời trang.
Thú ở
hang thuộc loài chồn cáo
Ở bìa
rừng nhiều thỏ, heo rừng
Loài sói
từng bầy sống chung
Vượn
hầu, dê núi, chồn hương, bạc mày.
Giống
rái cá là loài dưới nước
Con sơn
thái da mướt mà trơn
Lặn sâu
cá bắt dễ dàng
Thịt đắp
vào chỗ vết thương mau lành.
CÁ TÔM
LOÀI CÓ MAI
Con thằn
lằn, sơn xuyên loài trút
Sống ven
rừng dọc núi Trường Sơn
Là loài
gặm nhấm rễ non
Vảy thân
làm thuốc đại hoàng rất hay.
Con tắc
kè, rắn mai, rắn lục
Loài mái
gầm ẩn úp dưới cây
Rắn hổ
đất có đuôi dài
Liu điu
hổ lửa, rắn hai ba mồng.
Con cá
gáy theo dòng nước lũ
Con cá
mè đuôi đỏ xương cong
Cá vượt
từ biển vào sông
Sống
vùng nước lợ, tìm tôm làm mồi.
Con cá
mương sống ven lạch nước
Bơi từng
đàn lội ngược lên nguồn
Cá hanh,
cá diếc, cá chuồn
Cà bò,
cá nhám, cá hồng Biển Đông.
Cá rô
đồng lấy mang cằn ngược
Gặp mưa
dông theo nước lên bờ
Cá thu,
cá nục, cá cờ
Cá theo
dòng chảy ven bờ kiếm ăn.
Loài cá
măng ở vùng đầm phá
Ở sông
ngòi cá quả thịt ngon
Cá son
sống ở thượng nguồn
Ở nơi
đầm phá, thờn bơn, cá dìa.
Cá sông
Hương ở bìa mép nước
Ở cửa
sông cá vược, cá chim
Trong
đầm có cá lìm kìm
Cá dầy
thác lác, cá kim mũi dài.
Cá lòng
tong từng đàn giỡn sóng
Cá rô
phi thấy động lặn sâu,
Sát đáy
có cá râu mèo
Loại này
sinh sống đi theo từng bầy.
Cá chuồn
bay tháng tư tháng bảy
Khi mưa
dông cá nhảy lên bờ
Cá chày,
cá đối, cá cờ
Có khi
đầy lưới làm khô để dành.
Dưới lục
bình có đàn cá lóc
Ở cửa
sông cá ngát, cá hanh
Gần bờ
có cá lành canh
Ngoài
khơi xa tít sắc xanh cá ngừ.
Loại cá
thu là con cá quý
Bơi từng
đàn ở tít ngoài khơi
Để lâu
mà thịt còn tươi
Nấu canh
nước ngọt nhiều người thích ăn.
Ở ngoài khơi có con cá mực
Có loại
tròn, loại mực có nang
Loại nào
nhuyễn thể cũng ngon
Mực cơm
dồi thịt ăn ngon vô cùng.
Ở trong
bùn có con lươn, con lệch
Có con
chình, cá chạch lá tre
Trong
đầm có loại cá he
Nhỏ con
thơm thịt đem về phơi khô.
Con rùa
đen, cá rô nước lợ
Cá bống
kèo sống ở dưới sông
Bống
dừa, bống đục, bống bông
Đem đi
kho mặn, món ngon ở đồng.
Con rạm
đồng trong mùa mưa lũ
Tôm càng
xanh, tôm sú, tôm gân
Tôm to
thì có tôm hùm
Ở trong
rặng đá lấy trùn mà câu.
Con cá
nâu ăn cây rong biển
Bởi cho
nên ruột đắng mà ngon
Kho xăm
xắp nước đáy xoong
Hành
tiêu ớt đỏ bày bàn dọn cơm.
Ở cửa
sông nghêu sò ốc hến
Chúng
sống thành từng bãi ven bờ
Có năm
trúng được mùa sò
Người
dân hí hửng thu vô nhiều tiền.
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
LOÀI CÔN TRÙNG
Con nàng
tiên, con còng, cua núi
Nửa đêm
bò ra suối tìm ăn
Nhất là
lúc có mùa trăng
Loài cua
hay óp chỉ bằng nửa con.
Loài côn
trùng con tằm sâu nước
Con xén
tóc, bọ ngựa, muỗi mòng
Tò vò,
nhền nhện, con ong
Con sâu,
con rít, ruồi đồng, con ve.
Con ruồi
trâu vo ve khó chịu
Loài con
này hút máu mà ăn
Dế cơm,
dế lửa, dế than
Bắt về
tẩm bột chiên giòn mới ngon.
Con thầy
tu, con đuông, sâu rọm
Con bọ
xít trên ngọn nhãn lồng
Ong bầu
hút mật nhụy bông
Mang về
trong tổ, nhộng con ăn dần.
Ở Thừa
Thiên có hơn 100 xã
Và có
thêm 47 cấp phường
Còn ấp,
còn xóm, còn làng
Cũng do
chia nhỏ địa bàn mà ra.
Nếu cho rằng: làng là đơn vị
Thì cơ
cấu làng là nét đặt trưng
Nhìn vào
bản sắc của làng
Nói lên
văn hóa rất chung mỗi miền.
Huyện
Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc
Huyện
Hương Trà, Hương Thủy, Nam Đông
Huyện A
Lưới ở miệt núi rừng
Quảng
Điền, vùng phá Tam Giang cuối cùng.
Ở Thừa
Thiên, cơ quan hành chính
Gồm có
bốn bộ phận chuyên môn
Ủy ban,
Tỉnh ủy, Hội đồng
Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam đứng đầu.
Mỗi bộ
phận chuyên sâu riêng biệt
Để điều
hành công việc cho dân
Thành
phố, huyện lỵ cần phân
Cơ quan
thuộc tỉnh, chuyên ngành nằm sau.
Về hành
chính, chia ra sáu huyện
Huyện A
lưới kế huyện Phong Điền
Phú
Vang, Phú Lộc, Quảng Điền
Nam Đông
miền núi, cao nguyên vùng đồi.
Có thêm
hai khoanh vùng thị xã
Những
nơi này phố xá mọc lên
Một vùng
Hương Thủy đặt tên
Vùng đất
còn lại mang tên Hương Trà.
Vùng thị
xã mang tên Hương Thủy
Trên
cung dừng trục lộ Bắc Nam
Thừa
Thiên có 47 phường
Hai trăm
thôn, xã có đường giao liên.
Tỉnh
Thừa Thiên có sáu thị trấn
Vùng
Hương Trà thị trấn giáp biên
Sịa là
thị trấn Quảng Điền
Còn vùng
A Lưới kế bên nước Lào.
Đất
Thuận An, Lăng Cô thị trấn
Ở nơi
này nhìn thẳng ra khơi
Biển êm,
mây trắng trên trời
Vịnh đẹp
nổi tiếng tốp 10 vinh danh.
Huyện
Quảng Điền đất vùng phía bắc
Thị trấn
Sịa nằm sát trung tâm
Sông Bồ
dòng nước uốn quanh
Quảng
Công, Quảng Phước, Quảng Thành, Quảng An.
Về phía
đông, Tam Giang là phá
Ở vùng
này lắm cá nhiều tôm
Đan Điền
từ thuở khai hoang
Quê
hương của tướng Đặng Dung đời Trần.
Thị trấn
Sịa vốn nơi đô hội
Rất
nhiều người tiếng nổi đồn xa
Nhất
Huế, nhì Sịa quả là
Ca dao
đã nói không ngoa chút nào.
Phong
Điền sát vùng cao A Lưới
Phía tây
bắc Quảng Trị, Hải Lăng
Phong
Điền thị trấn đông dân
Có nhiều
khoáng sản, than bùn khắp nơi.
Kê khai
mười chín ngàn lẻ một
Là dân
số các hộ gia đình
Phần
nhiều độ tuổi thanh niên
Sức trai
lực lưỡng nghề chuyên ruộng đồng.
Ngoài
lâm trường, nghề nông, thủy sản
Có thêm
nghề khai thác đá vôi
Học trò
đi học nhiều người
Thành
danh đỗ đạt, sáng ngời tiếng xưa.
Huyện A
Lưới người thưa, đất rộng
Là vùng
đất dưới rặng núi cao
Phía tây
giáp với nước Lào
Có hai
mươi xã nằm sâu trong rừng.
Bốn lăm
ngàn dân trong vùng đất rộng
Sống ở
nơi rừng rậm hoang vu
Sắc dân
gồm có Cơ Tu
Vân Kiều
rải rác, trung du nhiều người.
Người Tà
Ôi sống thành bộ tộc
Họ là
người dân tộc miền cao
Hằng năm
lễ hội đâm trâu
Vô cùng
vui vẻ, giúp nhau hết lòng.
Huyện
Nam Đông, tây nam thành phố
Huyện
này có mười xã, ít dân
Cơ Tu
dân số khá đông
Có riêng
thị trấn trong vùng cho dân.
Với số
dân: 24 ngàn toàn huyện
Số người
Kinh, người Thượng sống chung
Tạo ra
xã hội hòa đồng
Thanh
bình thịnh vượng hết lòng vì nhau.
Huyện
Phú Lộc cực nam xứ Huế
Về tỷ lệ
đất ít biển nhiều
Núi non
bãi biển, đường đèo
Huyện
này quang cảnh thiên nhiên hữu tình.
Vùng
biển xanh, Lăng Cô, Phú Lộc
Vùng
đánh cá Vinh Lộc, Vinh Giang
Lộc Trì,
Lộc Thủy, Vinh Hưng
Vinh
Hiển, Lộc Bổn, cát vàng, rừng dương.
Lăng Cô
có tiềm năng du lịch,
Là mũi
nhọn kinh tế mai sau
Lại thêm
mỏ cát, rừng sâu
Trầm hương,
gỗ quý tìm lâu ra nguồn.
Khu vực
Hương Trà ở vùng Tứ Hạ
Được
nâng lên thị xã mới đây
Thống kê
niên giám năm nay
Một một
ba bốn hai mươi năm người.
Vùng
Hương Trà đi qua trục lộ
Một A là
cửa ngõ đi ra
Quảng
Bình, Thanh Hóa, Sơn La
Đi toàn
miền bắc đi qua tới Tàu.
Ở vùng
sâu có nhiều sản vật
Xã Bình
Điền, Hồng Tiến đất cao
Tài
nguyên, sản vật dồi dào
Có nguồn
nhân lực người nào cũng hay.
Huyện
Phú Vang đông nhất dân số
Tính đến
nay có 179 ngàn dân
Trước
đây đất của người Chăm
Sau khi sáp
nhập, nhà Trần đổi tên.
Rượu
làng Chuồn, bánh canh Nam Phổ
Là đặc
sản của mỗi vùng quê
Làng
Trài, nước mắm khỏi chê
Thịt con
heo mọi, ăn về khó quên.
Thôn Mỹ
Khánh, Phú Diên của huyện
Có tháp
Chàm phát hiện gần đây
Là ngôi
cổ tháp cát vùi
Cả nghìn
năm trước, ngày nay mới đào.
Về anh
hào có Lê Quang Định
Hồ Đắc
Di, thủ lĩnh thần y
Nguyễn
Chí Diễu, thật thần kỳ
Là dân
của huyện, lỗi nghì danh thơm.
MỞ MANG
PHỐ THỊ
Thị trấn
mới ở vùng Hương Thủy
Vùng này
đây đất quý hơn vàng
Nhiều
khu công nghiệp mở mang
Khu đô
thị mới hạng sang đang làm.
Trên
quốc lộ có làm cầu vượt
Một công
trình rất được lòng dân
Cầu xây
theo hướng tây đông
Vô cùng
tiện lợi cho dân đi về.
Vùng này
quê trở thành đô thị
Bởi vì ở
vị trí hanh thông
Anh tài
tụ hội đồng lòng
Mai sau
tấc đất tấc vàng còn nguyên.
Với tiềm
năng tài nguyên vốn có
Với con
người hiếu học hiện nay
Thừa
Thiên còn quỹ đất đai
Mở mang
chuyện dễ ngày mai kế thừa.
Trăm năm
trước còn thưa phố chợ
Đến bây
giờ được mở khá nhiều
Từ thành
thị đến thôn quê
Khắp nơi
đều có, còn nhiều hơn xưa.
Ở thuở
xưa chưa có ngành điện
Còn thời
này ngành điện ưu tiên
Sản
xuất, kinh tế ra tiền
Phải có
nguồn điện dùng riêng làm đầu.
Ngành
điện lực yêu cầu phát triển
Đường
dẫn điện mạng lưới khắp nơi
Từ thành
phố đến xa xôi
Gần như
trùm hết đất này tỉnh ta.
Ngành
điện lực cũng là khá tốt
Đường
Nam Bắc có một không hai
Vượt
ngàn cây số đường dài
Xây
nhiều trạm áp, đặt người trông coi.
Đập thủy
điện trên nguồn Tả Trạch
Góp phần
tăng ngân sách quốc gia
Giúp cho
công nghiệp tỉnh nhà
Sản xuất
ổn định bán ra thị trường.
Ngành
điện lực con đường phát triển
Nhưng sự
cố cũng khiến chúng ta
Nếu từ
nguyên tử làm ra
Xảy ra
tai nạn, thôi thà chớ nên.
Đập thủy
điện làm nền phải chắc
Nếu vỡ
đập nguy khốn vô cùng
Mất mát
rất lớn nói chung
Khó bù
lại được thương vong loại này.
Loại
phong điện hay trời nhiệt điện
Là loại
hình thực hiện tương lai
Ít gây ô
nhiễm lâu dài
Nên
chăng suy xét sau này khỏi lo.
Phải
định hình bây giờ lập tức
Đừng
chần chừ vuột mất thời cơ
Ai mà đi
trước nước cờ
Thành
công chắc chắn khỏi nhờ người ta.
Ở Quảng
Nam xa ta mấy bước
Mà cầu
đường phía trước lối sau
Sân bay
cho đến bến tàu
Đi vào
quy hoạch làm giàu cho dân.
Đường
hàng không sân bay tu sửa
Sẽ trở
thành điểm tựa mai sau
Chân Mây
vùng biển cảng sâu
Giao
thông mở rộng về lâu về dài.
Đường
hỏa xa nối dài Nam - Bắc
Phải
thiết kế đường sắt rộng ra
Tàu cao
tốc, chạy đường xa
Sài Gòn
- Hà Nội chạy qua nửa ngày.
Còn hiện
nay giao thông đường bộ
Vẫn còn
vô số việc phải làm
Giao
thông trong xóm, trong làng
Giao
thông liên xã dễ dàng hay chưa?
Đường
liên tỉnh dây dưa chưa được
Cần phải
làm, làm trước thật nhanh
DANH LAM
THẮNG CẢNH
Để sớm
cho kịp hoàn thành
Giao
thông Nam - Bắc lộ trình ngắn hơn.
Cửa Tư
Hiền, Thuận An còn cạn
Cần phải
đào vét cát mang đi
Lập
phương dự án khả thi
Giao
thương đường biển tức thì mở mang.
Đèo Hải
Vân “Hùng Quan Đệ Nhất”
Là một
cảnh có một không hai
Ngành du
lịch phải triển khai
Trở
thành điểm đến mời người tham quan.
Biển
Lăng Cô, Cầu Hai, Bạch Mã
Là một
vùng gom cả trời mây
Biển thì
sóng nhỏ suốt ngày
Núi thì
chót vót, rừng cây ngút ngàn.
Suối đá
voi cảnh quan ngoạn mục
Dòng
suối này uốn khúc quanh co
Nước
trong vũng cạn thành hồ
Là nơi
bơi lội dành cho nhiều người.
Đèo
Phước Tượng, Cầu Hai, Nam Phổ
Rặng
Trường Sơn nhiều chỗ thâm u
Núi
Truồi, Nước Nóng, Ngũ Hồ
Danh lam
thắng cảnh còn vô số là.
Mũi Chân
Mây cũng là cảnh đẹp
Biển
xanh rờn sóng nhẹ nước sâu
Dưới núi
bến cảng của tàu
Cả ngàn
trọng tải ra vào thường xuyên.
Biển
Cảnh Dương, thúng thuyền lác đác
Rừng
dương xanh, bãi cát trắng phau
Du khách
tắm nắng phía sau
Đặc sản
giải khát nước dâu núi Truồi.
Vùng Đá
Bạc bên này Quốc lộ
Đầm Cầu
Hai nhiều chỗ đá nhô
Hà
Trung, Bãi Đáp ven bờ
Bên rừng
bên biển lờ mờ núi xanh.
Đầm Cầu
Hai nước xanh nhiều cá
Đây là
vùng nước lợ quanh năm
Một vùng
sinh thái trọng tâm
Một vùng
đặc hữu tiếng tăm nhất vùng.
Con tôm
rằn sống vùng nước lợ
Con
chình hoa mà ở trong hang
Cá kình,
cá vược, cá hồng
Liệt
loài quý hiếm vô cùng khó mua.
Thôn
Lương Điền gió lùa từ núi
Đồi Năm
Mươi gió thổi phía tây
Chiến
trường xưa ở vùng này
Bia ghi
công trạng đến nay vẫn còn.
Qua xứ
Nông, Phú Bài, Hương Thủy
Vùng đồi
thấp ở phía tây nam
Xa xa
đồi núi Nam Đông
Bạt ngàn
sim tím, ven rừng thông reo.
Gạo Dạ Lê
bên đồng Phú Thứ
Núi Thần
Phù nét cũ ngày xưa
Bây giờ
không biết bao giờ
Mới cho
tôn tạo, thuở xưa huy hoàng.
Sau Thần
Phù, Ngũ Tây núi đá
Nơi Duy
Tân, vua cũ sa cơ
Việt
gian, quân Pháp đang chờ
Bắt vua
trở lại kinh đô, đi đày.
Chùa
Thuyền Tôn ở ngay nơi đó
Là ngôi
chùa rất cổ trong vùng
Thiền sư
Liễu Quán khai sơn
Cũng là
danh thắng giữa rừng núi non.
Chùa
Viên Thông, ngôi Trúc Lâm tự
Đồi
Thiên An án ngữ phía tây
Dương
Xuân ngôi mộ của ngài
Thượng
thư Bộ Học cuối đời Gia Miêu.
Núi Ngự
Bình thông reo vi vút
Đàn Nam
Giao nghi ngút hương bay
Cũng là
thắng cảnh ngày nay
Nam
thanh nữ tú làm nơi hẹn hò.
BÃI BIỂN
Từ Hải
Vân đến gò Thiên Mụ
Từ kinh
thành đến chỗ sơn lăng
Nguy nga
tráng lệ vô cùng
Đó là
tài sản của chung xứ mình.
Nơi danh
lam, riêng ngành du lịch
Phải làm
sao kích thích người xem
Tạo ra
dấu ấn khó quên
Ân cần,
hiếu khách ưu tiên cho người.
Biển
Lăng Cô, Cầu Hai, nước ngọt
Biển
thật hiền, sóng bọt không cao
Thoải
dài bờ cát trắng phau
Dây leo
hoa tím phủ màu sắc xanh.
Biển Cảnh
Dương rất xinh mặt nước
Vùng
nước sâu phía trước ngoài xa
Cách bờ
mép nước là là
An toàn
du khách người già rất ưa.
Nơi phục
vụ vui đùa còn ít
Nhưng
biển thì rất đẹp hiếm hoi
Hơn hẳn
biển ở nhiều nơi
Sóng to,
bờ dốc khó bơi, khó nằm.
Tư Hiền
cách Cảnh Dương phía dưới
Bên bờ
kia là núi Thúy Vân
Thánh
Duyên trên đỉnh Thúy Vân
Là ngôi
cổ tự vào hàng Quốc ân.
Ngọn Quy
Sơn nằm nhô ra biển
Dưới
chân núi bãi tắm tự nhiên
Ở đây
cát trắng mùi tiên
Cát thơm
thoang thoảng mùi sen giữa đồng.
Trên đỉnh
núi trong lòng miếu cổ
Của
người Chiêm tự thuở ban sơ
Trụ đá
có khắc câu thơ
Đến nay
chưa rõ câu thơ nói gì.
Bãi Mỹ
Khánh nên thơ tuyệt diệu
Bãi cát
vàng, rừng liễu màu xanh
Đồi cát
thoai thoải lối quanh
Bãi thì
cực sạch nước xanh mắt mèo.
Gần Mỹ
Khánh còn nguyên tháp cổ
Của Chăm
pa không rõ năm nào
Mười hai
thế kỷ hay sao?
Hay là
hơn nữa ngày sau sẽ bàn.
Cách
Thuận An gần hai cây số
Bãi Hòa
Duân mới mở về sau
Từ năm
chín chín bắt đầu
Xây thêm
quán sá cao lâu cửa hàng.
Khách du
lịch ngày càng tìm đến
Việc
kinh doanh phát triển thật nhanh
Môi
trường ô nhiễm chung quanh
Phía
trong rác thải hôi tanh bốc mùi.
Bãi
Thuận An không vui như trước
Khách
vài người dạo bước trên bờ
Bãi thì
chỗ cạn chỗ sâu
Lại thêm
nước xoáy ngập đầu hiểm nguy.
Vì nguy
hiểm ít người dám lội
Sóng thì
cao, nước xoáy vô cùng
Bơi xa,
nước cuốn kéo ngang
Dễ sa
vào chỗ hụt chân chết chìm.
Bãi Vinh
Thanh cách đó một đoạn
Mười cây
số một khoảng không xa
Một vùng
bãi biển bao la
Có rừng
dương liễu, hoàng sa nên đồi.
Xuống An
Lai, qua đò Ca Cút
Bãi
Quang Thái nằm tuốt phía trên
Nước
trong bãi biển lài lài
Mịn màng
cát trắng trải dài ngoài xa.
Phá Tam
Giang quả là hiếm có
Khắp cả
vùng Nam Á Biển Đông
Đệ nhất
danh thắng trong vùng
Là khu
đặc hữu, nói chung khó tìm.
Phá Tam
Giang, tràm chim, Cửa Lác
Là rừng
thiêng của các loài chim
Ba tư
hết thảy loài chim
Còn
nhiều giống quý khó tìm đâu ra.
Vào Cửa
Lác chỉ xa vài dặm
Là vùng
trũng của phá Tam Giang
Chim
trời di trú mùa đông
Nơi thôn
Thủy Nịu, Quảng Công, Phong Điền.
Bãi Phù
Du nơi chim trú ẩn
Vùng cỏ
lác thực phẩm chim ăn
Cho nên
cứ đến tuần trăng
Vào mùa
đông giá, là năm chim về.
Sông Ô
Lâu đổ về đầm phá
Mang
theo dòng nhiều cá, phù sa
Làm giàu
cho xã Điển Hòa
Vùng đất
di trú, cò ma, vịt trời.
Phá Tam
Giang nhiều loài thủy sản
Cá bống
sao, cá ngát, cà dầy
Cá nâu,
cá đối, cá hồi
Cá ong,
cua đỏ sống nơi mé rừng.
Cá lìm
kìm, cá chuồn, bống thệ
Cá ong
chuôm, cua biển, tôm rằng
Chình
hoa, cá trích, cá hồng
Những
loài cá hiếm của vùng Tam Giang.
CẦU
ĐƯỜNG
Cầu
Thuận An được xây kiên cố
Cầu
Trường Tiền từ thuở Tây qua
Ở vùng
Phú Thứ, Trung Hà
Cầu qua
chợ Nọ, cầu ra An Hòa.
Cầu qua
Ga, Từ Đàm, Bến Ngự
Cầu qua
làng La Chữ chợ dinh
Cầu qua
Gia Hội thật xinh
Cầu về
An Cựu, Ngự Bình phía nam.
Cầu Dã
Viên khánh thành năm ngoái (2012)
Là chiếc
cầu thuộc loại dễ thương
Vọng lâu
trên các cung đường
Giảm đi
thô kệch, bê tông dưới gầm.
Cầu Phú
Xuân, cây cầu chiến lược
Cầu được
xây trong cuộc chiến tranh
Cầu xây
chỉ được để dành
Lưu
thông cho thoáng, chạy nhanh đi về.
Cầu chợ
Dinh, Bãi Dâu, Vỹ Dạ
Những
chiếc cầu gần ngã ba sông
Vòm cầu
xây dáng cong cong
Chợ Mai
chợ Nọ qua sông dễ dàng.
Cầu
Hương Lưu bắt sang Cồn Hến
Dưới
chân cầu có bến đò xuôi
Về Thanh
Tiên, đến Mậu Tài
Ngược
lên Vỹ Dạ ghé qua bên Cồn.
Ở bên
Cồn chè bắp, đậu ván
Có mấy
quán bánh tráng, chè kê
Cơm hến,
ớt mọi cay xè
Ăn xong
mới thấy cay tê cả ngày.
Cầu Xước
Dủ nằm nơi đầu nhánh
Lấy nước
từ dòng chảy sông Hương
Cầu
Huyền không, cầu chợ Thông
Giúp dân
đi lại, lưu thông dễ dàng.
Một chi
sông Hương: sông Như Ý
Nằm ở
trên Vỹ Dạ, Dương Xuân
Đập đá
chận chết dòng sông
Đó là
sản phẩm thực dân Pháp làm.
Cầu Như
Ý phía nam thành phố
Đường
qua cầu về ngõ Thuận An
Đi về
miệt biển đầm Sam
Về thị
trấn mới chỉnh trang đang làm.
Cầu Như
Ý, qua sông chạy thẳng
Đường
dẫn đến thị trấn Phú Đa
Đó là
thủ phủ huyện nhà
Phú Vang
huyện thị sẽ là tương lai.
Mấy
chiếc cầu chiều dài khiêm tốn
Từ Gia
Hội qua đến Đông Ba
Hay từ
An Cựu bắc qua
Chưa đầy
trăm mét, chẳng xa chút nào.
Cầu Đông
Ba dốc cao vừa phải
Mới năm
rồi đợi mãi mới xây
Hy vọng
đến hết năm nay
Đông Ba
cầu mới nối hai bên bờ.
Cầu
Trường Tiền, 6 vài 12 nhịp
Chiếc
cầu của thế kỷ trước đây
Bây giờ
có những đổi thay
Không
còn duyên dáng của ngày xa xưa.
Thuở
thời xưa, Thánh Tông Hoàng đế
Làm cầu
mây dùng để sang sông
Đến khi
quân Pháp xâm lăng
Thì cầu
được đúc bê tông làm dầm.
Cầu
Trường Tiền chứng nhân lịch sử
Bước
thăng trầm lịch sử xưa nay
Giờ đây
thấp thoáng áo bay
Con đò
Thừa Phủ nhớ hay quên rồi?
Cầu Bạch
Hổ phía tây thành phố
Cho tàu
hàng chuyên chở chạy qua
Chiếc
cầu không được hài hòa
Làm mất
vẻ đẹp hiền hòa sông Hương.
Cầu dưới
Truồi trên đường về phố
Cầu Thừa
Lưu xuống ngã Lăng Cô
Cầu ra
về phía ngoại ô
Là cầu
An Cựu, cầu vô nội thành.
Cầu Phủ
Cam, Thanh Lam, Phú Thứ
Cầu Phác
Lác thôn cũ Nhì Tây
Dưới
vùng đầm phá Cầu Hai
Có nhiều
cầu nhỏ, cống dài xe qua.
Ở vùng
xa có cây cầu ngói
Là cầu
gỗ có mái bên trên
Hiện nay
kiến trúc còn nguyên
Của trăm
năm trước, mang tên Thanh Toàn.
Cầu đi
lên các vùng miền núi
Như là cầu
A Lưới, A Sao
Hầu như
khắp cả vùng cao
Dây
văng, cầu mới, bắc cao giữa trời.
Ở nông
thôn nơi nơi đều có
Hệ cầu
đường tương đối khả quan
Cầu tre
vắt vẻo đổi sang
Xi măng,
sắt hóa khang trang vững bền.
Những
chiếc cầu vùng ven thành phố
Cầu Phú
Lộc, An Lỗ, Vân Dương
Cầu qua
Tứ Hạ, Phú Lương
Cầu về
Bảng Lãng dọc đường Trường Sơn.
Cầu liên
xã, đi qua đi lại
Cầu xi
măng, nối lại hai bên
CHỢ BÚA
Thành
cầu tay vịn lối riêng
Bộ hành,
xe cộ chia nền mà đi.
Đa số
cầu được xem bề thế
Vào thời
cuối thế kỷ hai mươi
Cầu
thông, đường suốt tương lai
Là điều
căn bản lâu dài dân sinh.
Nhưng
nghĩ lại mà buồn não ruột
Bến đò
xưa Ca Cút sử thi
Tam
Giang cầu mới làm chi
Cứ tên
Ca Cút dân ghi tạc lòng.
Các ngôi
chợ ở nơi thành phố
Có ngôi
chợ tuổi đã trăm năm
Chợ Gia
Hội, chợ An Vân
Phù Lễ,
Nam Phổ, chợ làng La Khê.
Chợ miền
quê ở vùng chợ Nọ
Chợ An
Hòa, Long Thọ, Bao Vinh
Chợ Mai,
chợ Cũ, chợ Sình
Vân Cù
có chợ, Chợ Dinh, Kẻ Trài.
Chợ Phú
Bài, Lộc Sơn, chợ Xép
Chợ chồm
hổm không phép cứ đông
Chợ
Tuần, chợ Sịa, Kim Long
Chợ Cá,
Xước Dũ, Chợ Thông, chợ Chuồn.
Chợ Phù
Lương, Vân Cù, chợ Cống
Chợ
Hương Cần, Bác Vọng, Thanh Hà
Chợ
trong thành phố Đông Ba
Người
mua kẻ bán vào ra rộn ràng.
Chợ Nam
Giao, chợ phường Thuận Lộc
Chợ đông
vội dưới dốc cầu Lim
Chợ bến
Ngự, chợ ban đêm
Chợ Gia
Lạc chỉ đông đêm giao thừa.
Ở thôn
quê, Lăng Cô Lộc bổn
Chợ Thừa
Lưu nằm chỗ trung tâm
Chợ Nước
Ngọt, chợ Trúc Lâm
Đồ chơi,
vải vóc, giá hàng vừa mua.
Chợ
Quảng Điền dễ mua vừa bán
Ở chợ
Sịa, hải sản khá nhiều
Chợ A
Lưới bán hạt tiêu
Nam Đông
đặc sản chuối tiêu, hột vừng.
Chợ
trong vùng hay nơi thị trấn
Chợ chồm
hổm cứ vẫn đông vui
Siêu thị
mới mở năm nay
Hàng bày
chủng loại kiểu này dễ mua.
Việc thu
mua rất là khoa học
Kiểu bày
hàng dễ đọc, dễ xem
Hàng nào
cũng được dán tem
Chất
lượng đảm bảo, nêu tên rõ nguồn.
PHONG TỤC TẬP QUÁN
Người xứ
Huế có nhiều phong tục
Nhiều
tập quán cũng khác nhiều nơi
Tiết
xuân, gả cưới, ma chay
Tổ tiên,
giỗ chạp nhớ ngày Thanh Minh.
Đêm giao
thừa lung linh, pháo nổ
Đóa mai
vàng, sớm nở trước thềm
Chào
cha, chào mẹ, người quen
Vợ con
sửa soạn, xuất hành cầu may.
Tối hai
ba ngày đưa ông Táo
Cúng tất
niên mũ áo chỉnh tề
Sau đó
lại cúng tổ nghề
Cúng
quân hành khiển mọi bề lo toan.
Đất Gia
Lạc đầu xuân họp chợ
Nơi họp
chợ là ở Phú Vang
Hàng ăn,
thức uống trang hoàng
Những
phường hát bộ, hát rong nói vè.
Trước
ngày cưới cứ theo nghi lễ
Lễ vấn
danh, đầu lễ đính hôn
Nghiệm
xem hợp tuổi hay không
Chọn
ngày tháng tốt thành hôn rõ ràng.
Lễ Thanh
Minh khai quang tảo mộ
Để bà
con, dòng họ thân quen
Trên vai
vác cuốc, xà beng
Bông hoa
quả phẩm, hương đèn đem ra.
Lễ giỗ
hội, ở nhà thờ Họ
Cũng là
ngày cúng nhớ tổ tiên
Làm
người không ai được quên
Lật
trang gia phả mà xem họ hàng.
Tục
nhuộm răng ngày nay đã bỏ
Đốt vàng
mã, xe cộ, tư trang
Nên
chăng cũng nên bỏ dần
Những
điều hủ tục đa phần bỏ đi.
Có những
tục quên đi cũng tốt
Như mồng
năm, mười bốn, hai ba
Xuất
hành chớ gặp đàn bà
Phong
long là để phòng xa: nhiễm trùng.
Để cầu
an khi con gặp nạn
Như là
té giếng, tai nạn giao thông
Hú hồn
chín vía, giải phan
Khi mắc
quan sát mà không thừa hành.
Những
tục này, tâm linh là chính
Giải
căng thẳng cho được tĩnh tâm
Sợ người
khuất mặt cõi âm
Quan tha
ma bắt, thất thần sợ ma.
Lễ đầy
tháng trải qua sinh nở
Chờ đến
kỳ làm lễ thôi nôi
HỌ TỘC
Đến khi
con biết tập ngồi
Ăn mừng
sinh nhật, mời người thân quen.
Dân ở
Huế có chừng trăm họ
Họ Đinh,
Lê, Lý, Võ, họ Dương
Họ Ngô,
họ Nguyễn, họ Hoàng
Họ Thân,
Hà Thúc, họ Đoản, họ Trương.
Họ
Nguyễn Khoa, họ Vương, họ Trịnh
Họ Phan,
Mạc, Lê Định, Nguyễn Vinh
Họ Trần,
họ Triệu, họ Quỳnh
Họ Khúc,
họ Đái, Lê Đình, Phan Gia…
Ở Huế nhiều
danh gia vọng tộc
Kể từ
đầu Hà Thúc, Nguyễn Khoa
Kiến
thức uyên bác kinh qua
Làm quan
chính trực, thật thà vì dân.
Họ Thân
Trọng, quần thần đáng kính
Để làm
gương cho lính trong quân
Văn
chương, cổ học, uyên thâm
Có họ Hồ
Đắc làng Chuồn nổi danh.
Với dân
lành, họ Đoàn, họ Võ
Bậc
thượng sư kèo đỡ cho dân
Chia cơm
sẻ áo đỡ đần
Cho dân
khỏi lạnh, cơ hàn lo toan.
Có họ
Hoàng, chăm dân dạy học
Truyền
kiến thức, chăm bón cho người
Họ Văn,
họ Châu ơn trời
Lắm
người học giỏi, một thời lưu danh.
Họ Lê
Duy ở An Ninh hạ
Khoa văn
chương đã quá nhiều đời
Lưu danh
muôn thuở cho đời
Có nhiều
danh sĩ hiền tài đến nay.
Họ Lê
Đình, Phù Lương làng cói
Có nhiều
người học đỗ rất cao
Có người
phò mã dưới trào
Nhà vua
Minh Mạng trao cho sách vàng.
Làng An
Truyền có dòng Hồ Đắc,
Người
thường gọi: Đệ nhất danh y
Hồ Đắc
Hóa, Chánh ngự y
Còn cháu
nội Hồ Đắc Di thiên tài.
Hồ Đắc
Trung thì ai cũng biết
Giữ
trung trinh kẻ sĩ thời xưa
Là thầy
dạy học cho vua
Thượng
thư Bộ Học, giúp vua lập trường.
Họ
Trương Như, khiêm nhường mà giỏi
Ra làm
quan tiếng nói dân nghe
Cháu con
nổi tiếng nghề rèn
Cửa nhà
hiếu đễ đáng khen nhiều bề.
VĂN HÓA
PHI VẬT THỂ
Ở vùng
quê, Thừa Thiên, xứ Huế
Có nhiều
đoàn văn nghệ dân gian
Hò vè,
nói lối, hóa trang
Ca ngâm,
hát bội, hát rong quanh làng.
Hò vè là
đặc trưng xứ Huế
Hò
chuyển tải, chuyện kể xưa nay
Người hò
thường đứng dưới cây
Hay
trong lồng chợ, ở nơi đông người.
Hò xứ
Huế có ba thể loại:
Hò nghi
lễ, sinh hoạt, vui chơi
Hò
khoan, hò hụi, hò lơ
Xay lúa,
giả gạo, hò ô, bài chòi.
Hò quét
vôi, hò ơi, đạp nước
Hò mái
nhì não nuột vô cùng
Hò câu
lục bát thường dùng
Thâm
trầm da diết, chạnh lòng thiết tha.
Vè nói
lối nghe ra dí dỏm
Rất
phong phú diễn cảm thật vui
Nói lui,
nói tới, nói lui
Trẻ con
rất thích, vỗ tay vang trời.
Hò ru em
cả đời còn nhớ
Hò giã
gạo, nhịp gõ cối xay
Giọng hò
tha thiết thật hay
Tình em
nức nở, mấy ngày chờ nhau.
Hò lịch
sử lắng sâu vào trí
Suốt cả
đời cất kĩ trong tim
Quân xâm
lăng, muốn nhấn chìm
Cái loài
lang sói đã dìm dân ta.
Muốn kể
ra kinh đô thất thủ
Thì có
vè thất thủ kinh đô
Pháp
lang, phá nát cơ đồ
Giết
ngàn dân chúng, bỏ tù nhiều hơn.
Hò Mụ
Đội có nguồn hài hước
Phàm
những người nói trước quên sau
Bến đò,
lồng chợ chen nhau
Vào xem
cho biết, câu nào mà hay.
Hò đối
đáp loay hoay vui nhộn
Tha hồ
cười, chồm hổm người nghe
Liền
anh, liền chị chia phe
Nhiều
câu vặn vẹo vừa nghe vừa cười.
Hò đám
ma, người người đều khóc
Tiếng hò
ơ nghe thấy rùng mình
Câu hò
“Thập loại chúng sinh”
Nghe sao
rờn rợn tưởng mình gặp ma.
VĂN HÓA
ẨM THỰC
Hò diễn
ca, lô tô bài tới
Hò loại
này có lối hò riêng
Giọng hò
vui vẻ tự nhiên
Người
nghe thích chí, quăng tiền thưởng ngay.
Một
truyền thống lâu đời hiếm có
Khi
nghiên cứu mới rõ ràng ra
Ẩm thực
đâu phải chỉ là
Loay
hoay ăn uống cho qua tháng ngày.
Món ăn
Huế trình bày rất khác
Nhìn mân
cơm đã thấy muốn ăn
Lá hành,
ngò rí, ớt xanh
Lại thêm
múi tỏi, vắt chanh cho vừa.
Chọn món
ăn cho vừa mới dọn
Chọn
thực đơn ít tốn mới hay
Nhìn
người khách đã được mời
Để xem,
sức khỏe khách mời ra sao?
Người có
tuổi, món nào ăn được?
Chọn món
gì ăn trước, ăn sau
Mâm cơm
ít thịt nhiều rau
Thực đơn
thật nhẹ, thuộc làu nghe con.
Thực đơn
Huế cũng còn phải học
Cả hàng
ngàn, chọn món thật ngon
Dành
cha, dành mẹ, hay con
Đó là
chữ hiếu vuông tròn con ơi!
Lời mạ
dạy cho con dễ sống \
Là văn
hóa ẩm thực quê ta
Đó là
lời dạy của bà
Cố mà
giữ lấy, nếp nhà mai sau.
Nghệ
thuật cao theo mùa để chọn
Vào đầu
thu, nên chọn món gì?
Bữa ăn
vào sáng hay khuya
Thực
khách cỡ tuổi ăn gì dễ tiêu.
Thực đơn
nhiều thịt thà chất béo
Không
hài hòa, không khéo thì nguy
Tiệc
xong đứng dậy ra về
Tới nhà
ích bụng khó tiêu mấy ngày.
Phụ nữ
Huế mát tay làm bếp
Lựa thực
đơn giản dị mà ngon
Đó là
nghệ thuật hãy còn
Mấy trăm
năm trước khác hơn xứ người.
Tiệc
cung đình, hay đòi dân dã
Ăn đời
thường muối sả, chột nưa
Thịt heo
kho với nước dừa
Cá cơm
kho mặn, me chua tép ròng.
Bánh xứ
Huế vô cùng phong phú
Đầu tiên
là bánh ú, bánh chưng
Bánh
khoái, bột lọc, bánh thùng
Bánh đúc
Nam Phổ, Kim Long bánh xèo.
Bánh tai
mèo ăn nghe rất lạ
Loại
bánh nậm, bánh lá chả tôm
Phu thê,
bánh ít bánh rơm
Ít đen,
ít trắng mùi thơm khắp nhà.
Bánh hỏi
với thịt quay, rau sống
Bánh ướt
với thịt nướng, dưa leo
Chấm
chung với thứ nước lèo
Vô cùng
hấp dẫn, bánh bèo cũng ngon.
Miếng
khoai lang, gói chung bánh tráng
Thêm rau
muống ít cọng lá thơm
Nước
chấm là loại mắm nêm
Bùi bùi,
sừng sực ít tiền mà ngon.
Kẹo mè
xửng, một lon đậu phụng
Kẹo mè
gương thơm phức mùi dâu
Kẹo cứng
thì ngậm được lâu
Còn như
kẹo dẻo ăn mau hết liền.
Bánh
chuối chiên, mấy cô, mấy cậu
Biết chỗ
nào bán dạo mà mua
Dòn dòn
ngọt ngọt chuối cau
Chiên
thêm chút lửa, màu nâu chuối già.
LINH
TINH
Trong
phố thị, ngân hàng mấy chỗ
Vài tiệm
sách, kệ gỗ bày hàng
Sách
toán học, sách văn chương
Có nhiều
học cụ, có hàng đồ chơi.
Chỗ bản
đồ, có nơi sách truyện
Quầy
ngoại ngữ, sách truyện tiếng Anh
Báo nhi
đồng ở chung quanh
Sắp xếp
thứ tự, tìm nhanh khỏi phiền.
Việc
chuyển tiền, ngân hàng đảm nhận
Chuyện
rút tiền đưa tận liền tay
Hệ thống
vi tính hiện nay
Là
phương tiện chính làm thay con người.
Máy vi
tính công cụ thời thượng
Là
phương tiện, biểu tượng văn minh
Hiện nay
ở tại nước mình
Trở
thành công cụ điều hành chuyên môn.
Ở kế bên
nhà hàng khách sạn
Nhà cao
tầng san sát chung quanh
Công
viên thoáng mát cây xanh
Bờ sông
sạch đẹp dưới chân phố phường.
Khu công
viên trước trường Quốc học
Nhiều
tác phẩm của các nghệ nhân
Thổi hồn
vào đá hóa thân
Điêu khắc
kì diệu, thì thầm tiếng thơ.
Cầu Dã
Viên giấc mơ của nước
Bức bình
phong che trước “Kỳ quan”
Cái mà
làm xấu sông Hương
Nhắn cho
ai đó chỉnh trang phố phường.
Dòng
sông Hương uốn cong như múa
Nước thì
thầm áo lụa nàng thơ
Hò ơ đò
dọc hò ơ
Đò ngang
Thừa Phủ mà mơ suốt đời.
Nước
sông Hương thơm mùi thạch thảo
Cỏ xương
bồ mặc áo thiên thanh
Chiều
vàng chiều nắng vàng hanh
Màu
xanh, xanh biếc, khôn đành người ơi.
Có nhiều
nơi trên thành phố Huế
Có chiếc
cầu không để lâu hơn
Con đập
ngăn nước lưu thông
Hay
chăng phá bỏ khai thông nước vào.
Có nhiều
nhà độ cao vượt mức
Che mất
tầm, thể thức được cho
Ví rằng
thiết kế không đo
Thôi thì
mặc kệ lý do giải trình.
Nha bưu
điện trên nền đất cũ,
Còn bề
thế hơn cả lúc xưa
Ngăn
nắp, trật tự có thừa
Trước sân
đủ rộng cũng vừa để xe.
Nhà tư
liệu trên thư viện cũ
Chính là
nơi lưu trữ tàng thư
Là thư
viện của ngày xưa
Kho tàng
dữ liệu còn chưa có người…
Ga xe
lửa cho người sơn phết
Mới
trùng tu một số công trình
Nhà ga
chỉnh sửa phân minh
Mua,
thay thiết bị, công trình mới toanh.
Hệ thống
xe phải cần đuổi kịp
Theo
láng giềng, bí quyết canh tân
Bây giờ
đất nước đang cần
Làm cho
rút ngắn về phần thời gian.
Phòng
hành khách vẫn đang còn chật
Kho để
hàng khá mất thời gian
Nhân
viên phục vụ ân cần
Tàu đi,
tàu đến, đa phần đúng hơn.
Sân Phú
Bài, xây xong thời Pháp
Có đường
băng để đáp máy bay
Hai cây
số bảy chiều dài
Bốn năm
mét rộng có hai hàng đèn.
Để bay
đêm, rất cần chiếu sáng
Đài
không lưu và cảng hàng không
Điều
hành cẩn trọng không lưu
Là sân
quốc tế trong vùng Á Đông.
Ngành du
lịch cũng cần xem lại
Để làm
sao mà cải tiến thêm
Vé tham
quan phải rẻ tiền
Người
dân bản địa khỏi tiền vào thăm.
Việc
chèo kéo làm phiền du khách
Nhiều
nơi bàn nói thách quá đà
Chỉ một
mà nói ra ba
Làm ăn
lừa đảo thành ra khách buồn.
Còn bán
buôn hay là hàng quán
Muốn mua
gì đều bán nghênh ngang
Đồng hồ,
điện lạnh, nữ trang
Nhà
sách, máy tính, tiệm vàng, nông cơ.
Bánh
ga-tô, bánh bao, tạp hóa
Kẹo mè
xửng bánh trái rất tươi
Thanh
trà, mít ướt, dâu truồi
Tha hồ
mà chọn chỉ vài chục thôi.
Quán bún
bò, chè xôi đủ thứ
Ba mươi
loại chè không đủ không mua
Khách
hàng khó tính cũng ưa
Chè kê
Nam Phổ, chè trưa, chè chiều.
Gánh bún
riêu, chè bắp Cồn Hến
Để dành
tiền còn đến Nam Giao
Bánh
canh, bột lọc, xôi vò
Trở lui An
Cựu múc tô cháo lòng.
Bán vệ
đường thượng vàng hạ cám
Cám kiểu
nào, có dám thì ăn
Dân
ghiền ăn vặt chẳng cần
Thấy
ngon là được, rần rần nhào vô.
Nếu muốn
vô nhà hàng sang trọng
Ở nơi đó
có lọng dẫn đường
Sa-lông,
ghế gụ cảnh quan
Cực kì
sang trọng, lễ tân đón chào.
Nếu thực
đơn được khách đặt trước
Muốn
dùng chi cũng được có ngay
Nem công
chả phụng chình quay
Tiến
vua: Anh vũ, cà dầy sông Son.
Tôm hùm
cửa sông Nhật Lệ
Cá bống
thệ ở phá Cầu Hai
Cà dìa
có một không hai:
Phong
Điền, Quảng Ngạn loại này vị thanh.
Cơm cung
đình chỉ lòe thiên hạ
Cơm dân
dã mới lạ mà ngon
Ăn xong
cảm giác vẫn còn
Lưu
hương, vị lạ vật ngon khó tìm.
Muốn đi
tìm thì vào siêu thị
Muốn mua
gì? Kim chỉ hay son?
Quầy này
bày bán áo quần
Quầy kia
thực phẩm chẳng cần đâu xa.
Trong
siêu thị thịt thà rau cá
Mà bán
buôn giá cả không cao
Cho nên
khách đến ra vào
Mua theo
giá cả khỏi hao khỏi phiền.
Có khu
vực chỉ chuyên khách sạn
Nằm
trung tâm buôn bán vui chơi
Mini
khách sạn là nơi
Có nhiều
du khách ở chơi vài ngày.
Huế từ
ngày thay da, thịt đổi
Là tiền
đề khai lối mở mang
Đền đài,
lăng tẩm cảnh quang
Là khu
du lịch, nhất vùng Á châu.
HẾT
In lần
thứ I, số lượng 1.000 cuốn, khổ 14,5 x 20,4 cm tại Công ty TNHH TM & DV BBG
và In BBG Long Hưng Thịnh. Số 87 Đông Hồ, Phường 4, Quận 8, TP.HCM. Điện thoại:
0905007785 – 0909.584767. Giấy đăng kí: 480-2014/CXB/12-15/HNV. Số quyết định
xuất bản của Giám đốc: 205/QĐ-NXBHNV kí ngày 18 tháng 3 năm 2014. In xong và
nộp lưu chiểu tháng 5/2014. ISBN: 978/604/53/1287-2.