Trang

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

PHƯƠNG ÁN NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC CÁ HỒ IA MƠR

MỞ ĐẦU
Giới thiệu tổng quan về hồ chứa thủy lợi Ia Mơr:
Hồ chứa thủy lợi Ia Mơ thuộc huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai cách QL 14 khoảng 60km về phía Tây, cách huyện lỵ Chư Prông 40km và cách trung tâm TP Pleiku 80km.
Toạ độ địa lý :
13độ17’40’’ - 1336’40’’ Vĩ độ Bắc
10735’53’’ - 10759’53’’ Kinh độ Đông .
            Hồ Ia Mơr là hồ chứa thủy lợi được xây dựng xong đưa vào sử dụng vào cuối năm 2017 thuộc Dự án đầu tư – Thiết kế cơ sở (DAĐT – TKCS) công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr thuộc tỉnh Gia Lai – Đăk Lăk đã được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt tại quyết định số 2954QĐ/BNN-XD ngày 27 tháng 10 năm 2005 với những nội dung cơ bản sau:
            Công trình thủy lợi hồ chứa nước Ia Mơr (thuộc dự án Đa mục tiêu Ia Mơr), tỉnh Gia Lai, tỉnh Đăk Lăk.
        - Phần công trình đầu mối và hệ thống kênh chính: Ban Quản lý Dự án Thủy lợi 413 trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT làm chủ đầu tư.
        - Phần kênh và công trình trên kênh cấp I trở xuống tới mặt ruộng thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai: Ban Quản lý dự án đầu tư và chuyên ngành thủy lợi, thuộc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư.
        - Phần kênh và công trình trên kênh cấp I trở xuống tới mặt ruộng thuộc địa bàn tỉnh Đăk Lăk: Ban Quản lý dự án thủy lợi, thuộc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư.
        - Hợp phần đền bù, di dân, tái định cư, giải phóng mặt bằng và hệ thống kênh cấp I trở xuống đến kênh nội đồng: Ban Quản lý dự án của địa phương do UBND tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk quyết định.
1. Mục tiêu của dự án
        Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai của vùng dự án, biến nới đây thành vùng trọng điểm nông nghiệp, góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho Gia Lai, Đăk Lăk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, ổn định an ninh quốc phòng vùng biên giới Tây Nam.
2. Nhiệm vụ của dự án
        Công trình có nhiệm vụ chính là tưới, cấp nước sinh hoạt cho nhân dân tròn vùng dự án cụ thể như bảng sau:
TT
Nhiệm vụ
Dự án đầu tư
Ghi chú


Ia Mơr
PleiPai
Ia Lốp
Tổng

I
Tổng diện tích canh tác (ha)
12.500
877
970
14347
- Tưới bổ sung 4000ha (so với NCTKT) cho khu vực huyện Ia Soup tỉnh Đăk Lăk.
- Bổ sung làm mới hồ chứa nước PleiPai và đập dâng Ia Lốp (so với NCTKT)
1
Đất lúa 2 vụ (ha)
7.341
450
720
8511

2
Đất màu+Cây CN (ha)
5.159
427
250
2836

II
Cấp nước sinh hoạt
50.000 người

III
Kết hợp giảm lũ cho hạ lưu, phát điện, giao thông nông thôn, nuôi trồng thủy sản và du lịch
            3. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
            Xây dựng hồ chứa, đập dâng và hệ thống kênh cấp nước theo yêu cầu dùng nước vùng dự án.
            Cấp công trình và tần suất thiết kế (theoTCXD VN 285:2002) như sau:
TT
Chỉ tiêu
Hồ Ia Mơr
Hồ Plei Pai
Đập dâng Ia Lốp
I
Cấp công trình
Cấp II
Cấp IV
Cấp IV
II
Chỉ tiêu thiết kế



1
Tần suất lũ thiết bị
0,5%
1,5%
1,5%
2
Tần suất lũ kiểm tra
0,5% ?
0,5%
0,5%
3
Tần suất dẫn dòng thi công
5%
10%
10%
4
Mức đảm bảo cấp nước tưới
75%
75%
75%
5
Mức cấp nước sinh hoạt
120l/người
(ngày/đêm)


4. Địa điểm xây dựng
+Công trình Ia Mơr: Đầu mối nằm trên sông Ia Mơr, thuộc xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, Hệ thống kênh thuộc xã Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai và huyện EaSoup, tỉnh Đăklăk..
+Công trình Plei Pai và Ia Lôp: xây dụng tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai.
5. Đất sử dụng thực hiện dự án:
No
Hạng mục
Đơn vị
Khối lượng



Hồ Ia Mơr
PleiPai + Ia Lốp
Tổng cộng
1
Vĩnh viễn
Ha
2936
580
3516
2
Tạm thời
Ha
72
30
111

Tổng cộng
Ha
3008
619
3627
6. Phương án xây dựng
a. Quy mô và các thông số kỹ thuật cơ bản:Hồ chứa nước Ia Mơ

No
Thông số
Đơn vị
Hồ chứa nước Ia Mơr


I
Các thông số thủy văn




Diện tích lưu vực đến tuyến đập
Km2
380


Lưu lượng lũ thiết kế
m3/s
1431


Tổng lượng lũ thiết kế
106m3
159.50


Lưu lượng lũ kiểm tra
m3/s
1887


Tổng lượng lũ kiểm tra
106m3
212.60

II
Các thông số hồ chứa




Mực nước gia cường kiểm tra
m
197.70


Mực nước gia cường thiết kế
m
196.50


Mực nước dâng bình thường
m
194.00


Mực nước chết
m
183.80


Dung tích toàn bộ
106m3
177.80


Dung tích hữu ích
106m3
162.50


Dung tích chết
106m3
15.3


Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT
Km2
16


Chế độ điều tiết
106m3
Nhiều năm


Hệ số sử dụng dòng chảy  

0.79


Hệ số dung tích  

0.45

III
Các hạng mục chính



1
Đập đất




Cao trình đỉnh đập
m
199.00


Chiều dài đỉnh đập
m
3.035


Chiều rộng đỉnh đập
m
6


Chiều cao đập lớn nhất
m
32.00


Kết cấu thép

Đập đất mặt cắt hỗn hợp 3 khối


Hình thức tiêu nước

Ống khói, đóng đá hạ lưu

2
Tràn xả lũ




Cao trình ngưỡng tràn
m
189.00


Chiều rộng ngưỡng tràn
m
18


Cột nước tràn thiết kế Htk
m
7.5


Lưu lượng xả thiết kế
m3/s
654


Chiều dài dốc nước
m
70


Chiều rộng dốc nước
m
21.20


Độ dốc nước
%
10


Hình thức tràn

Tràn có cửa tiêu năng đáy. Kết cấu BTCT M200, hình thức tràn có cửa (3x5x6m)

3
Cống lấy nước




Cao trình ngưỡng cống
m
179.00


Khẩu diện cống
m
 fi=2,7


Chiều dài thân cống
m
113


Độ dốc đáy cống
%
0.10


Lưu lượng thiết kế
m3/s
15.45


Hình thức cống

Cống thép tròn có hành lang kiểm tra, có áp, van côn hạ lưu

4
Hệ thồng kênh tưới



a
Kênh chính




Diện tích tưới
ha
12.500


Lưu lượng TK đầu kênh chính
m3/s
15.45


Chiều dài kênh chính
Km
0.605


Số lượng công trình trên kênh
Cái
7

b
Kênh Tây Ia Mơr




Diện tích tưới
ha
4150


Lưu lượng TK đầu kênh Tây
m3/s
5.40


Chiều dài kênh Tây
Km
15.2


Số lượng công trình trên kênh
Cái
66


Tổng chiều dài kênh cấp I
Km
29

c
Kênh Đông Ia Mơr




Diện tích tưới
ha
7730


Mực nước TK đầu kênh Đông
m3/s
182.10


Lưu lượng TK đầu kênh Đông
m3/s
8.60


Chiều dài kênh Đông
Km
35.20


Số lượng công trình trên kênh
Cái
155


Tổng chiều dài kênh cấp I
Km
56

d
Kênh bơm




Diện tích tưới
ha
620


Lưu lượng TK đầu kênh bơm
m3/s
0.4


Chiều dài kênh bơm
Km
6.0




PHẦN I
KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI

I/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vị trí địa lý tự nhiên khu vực :
1. Vị trí địa lý :
Khu vực Dự án thuỷ điện IaMơ thuộc huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai cách QL 14 khoảng 60km về phía Tây, cách huyện lỵ Chư Prông 40km và cách trung tâm TP Pleiku 80km .
Toạ độ địa lý :
1317’40’’ - 1336’40’’ Vĩ độ Bắc
10735’53’’ - 10759’53’’ Kinh độ Đông .
2. Điều kiện địa hình , địa chất :
            Địa hình :
            Địa hình Gia Lai chủ yếu là đồi núi, chiếm 2/5 diện tích toàn tỉnh. Ngoài ra địa hình Gia Lai còn là địa hình thung lũng, địa hình cao nguyên và một số sông, suối khá bằng phẳng, ít bị chia cắt. Nhìn chung địa hình Gia Lai thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng từ Đông sang Tây. Do có địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên nên Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối.
            Vùng lòng hồ được hình thành dọc theo 2 con suối Ia Mơ và Ia Tae . Bụng hồ chứa rất rộng , khá bằng phẳng , mặt hồ rộng khoảng 5km , dài gần 4km .
            Vùng công trình đầu mối đập Ia Mơ được chọn gần điểm hợp lưu suối Ia Mơ và Ia Tae , địa hình đồi dốc thoải , độ dốc bề mặt địa hình trung bình từ 20 - 40C , vai phải đập dốc hơn từ 50 -80C . Hạ lưu đập địa hình mở rộng tương đối bằng phẳng .
            Địa chất công trình :
            Dự án thủy lợi Hồ chứa nước Ia Mơ đã được tiến hành khoan đào thăm dò địa chất cho toàn vùng công trình trong đó khu vực đầu mối đã tiến hành khoan 20 hố với tổng độ sâu 332m và thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý đất đá khá kỹ và đầy đủ .
            Điều kiện địa chất khu đầu mối như sau :
            - Trầm tích đệ tứ Q :
            Lớp 1 : cát lẫn sỏi , độ dày từ 3-3,5m chủ yếu ở lòng sông , nguồn gốc bồi tích aQ
            Lớp 1a : sét màu xám nâu , xám vàng lãn ít vón kết và sạn thạch anh , đất hơi ẩm trạng thái cứng , chặt vừa , lớp nầy phân bổ ở thềm bờ trái , độ dày từ 2-7m
            Lớp 2a : đất dưm sạn và á sét nhẹ lẫn ít đá tảng lăn , màu xám nâu . Lớp nầy phân bổ ở vai phải tuyến đập , chiều dày từ 2-3m , nguồn gốc deQ của đá trầm tích cát kết , dăm sạn kết .
            Lớp 2b : á sét nhẹ lẫn dăm sạn phân bổ trên sườn đồi bờ trái , chiều dày từ 1 -3m , nguồn gốc deQ của đá Mac ma .
            Lớp 3a : á sét trung nhẹ màu xám vàng , đất hơi ẩm , trạng thái cứng đến ½ cứng, kết cấu chặt. Nguồn gốc pha tàn tích deQ  của dăm kết .
            Lớp 3b : đất dăm sạn và á sét nhẹ màu xám vàng , đất ẩm , trạng thái cứng , kết cấu chặt. Nguồn gốc pha tàn tích deQ 
            Tầng đá dưới các lớp đất :
            Bao gồm đá phong hóa hoàn toàn , đá phong hóa mạnh , phong hóa nhẹ đến cứng chắc .
3. Đăc điểm sông ngòi :
Nguồn nước mặt: chủ yếu là sông, suối thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm: Hệ thống sông ngòi của Gia Lai chảy theo hai hướng ra biển Ðông. Sông Ba nằm dài trên sườn Tây dẫy Trường Sơn, lưu vực 13.000km 2, là con sông dài thứ 2 ở Tây Nguyên (dài 304 km), bắt nguồn từ núi Ngọc Rô chảy qua các vùng địa hình phức tạp của tỉnh chảy về biển Ðông (khu vực Phú Yên). Sông Sê San bắt nguồn từ đỉnh Ngọc Linh, lưu vực 11.450 km 2, chiều dài của sông là 230 km chảy qua biên giới đổ vào sông Mê Kông
Nhìn chung những sông suối ở Tây nguyên nói chung và địa bàn tỉnh Gia Lai nói riêng đều mang đặc điểm có độ dốc lớn , nhiều thác ghềnh . Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ .
2. Điều kiện khí tượng :
2.1.Khái quát :
            Khí hậu tỉnh Gia Lai nói riêng và Tây nguyên nói chung mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt độ trung bình trong năm dao động trong  khoảng 22 - 23°C, biên độ nhiệt độ dao động trong ngày 8 - 9°C.
Gia Lai có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm, lượng mưa trung bình khoảng 2.121mm, lượng mưa năm cao nhất 2.260 mm, năm thấp nhất 1.234 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam.
Độ ẩm trung bình hàng năm dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
2.2.Nghiên cứu khí tượng :
            Trên các lưu vực sông thuộc Tây nguyên có nhiều trạm khí tượng đo đạc đầy đủ các yếu tố , ngoài ra nằm rãi rác trên các lưu vực có các trạm đo mưa .
            Danh sách các trạm khí tượng và các yếu tố quan trắc
TT
Tên trạm
Thời gian quan trắc
Yếu tố quan trắc
1
Pleiku
34-44;59-74;76-2001
1976 - 2001
X, T, Z , gió , U
2
Kon Tum
31-41;61-68;76-2001; 1976-2001
X, T, Z , gió , U
3
An Khê
1977-2001
1980-2001
X
X, T, Z , gió , U
4
Cheo Reo
31-42;64-74;77-2001 ;  1977-2001
X, T, Z , gió , U
5
Sơn Hoà
1977-2001
X, T, Z , gió , U
6
ĐăkTô
1981-2001
X, T, Z , gió , U
7
Buôn Hồ
1982-2001
X, T, Z , gió , U
8
MaĐrắc
1977-2001
X, T, Z , gió , U
9
Buôn Mê Thuộc
1977-2001
X, T, Z , gió , U
10
Sa Thầy
1980-1984
X, T, Z , gió , U
Nhận xét :
Trên lưu vực Tây nguyên việc nghiên cứu khí tượng chậm hơn so với các vùng khác . Trước năm 1975 vùng nầy chỉ có một ít trạm khí tượng như Kon tum , Pleiku , An khê , Cheo Reo. Số liệu thống kê ở các trạm nầy cũng không liên tục và thường bị gián đoạn vào các năm 1945-1960 , 1975-1976 . Từ sau năm 1976 ngành khí tượng thuỷ văn được thành lập và mạng lưới quan trắc các yếu tố khí tượng cũng như đo mưa được tiến hành khá đồng đều trên các lưu vực Tây nguyên.
            Một số trạm khí tượng như: Plei ku, An khê, Kon Tum có số liệu tương đối dài và đầy đủ được chọn làm đại biểu để tính toán cho các công trình nghiên cứu.
2.3. Các đặc điểm khí hậu lưu vực :
a. Chế độ mưa :
Lưu vực công trình thuỷ lợi IaMơ thuộc vùng mưa nhiều, sự phân bố mưa theo vùng lãnh thổ là không không đều. Lượng mưa trung bình năm giao động từ 2600 ¸ 2800m . Qua phân tích số liệu mưa ta thấy rằng một năm chia làm hai mùa, mùa mưa từ tháng V-X, mùa khô từ tháng XI-IV, trong đó lượng mưa mùa mưa chiếm (80-90)% lượng mưa năm. Số ngày mưa trong năm đạt khoảng 160 ngày ở các vùng có lượng mưa lớn và đạt khoảng 110 ngày trong các
vùng mưa nhỏ, khoảng 90% số ngày mưa rơi vào các tháng có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và Tây.
Lượng mưa lớn nhất một ngày đêm không lớn: Tại Kon Tum đạt 252mm (1970), tại trạm Plêiku là 204,2mm (1984) tại trạm Kon Plong là 282mm (1983) và tại Đăk Tô là 165,5mm (1996). Lượng mưa các thời đoạn 1 ngày, 3 ngày v.v.. là lượng mưa lớn nhất ứng với tần suất thiết kế đã được xác định tại các trạm khí tượng .
Lượng mưa trung bình lưu vực tính đến tuyến đập được xác định theo bản đồ đẳng trị mưa năm (bản đồ lập cho một số công trình trong khu vực) là: X0 = 2400mm.
Lượng mưa trung bình nhiều năm                 Đơn vị: mm
TT
Vị trí trạm
Cao độ tuyệt đối  (m)
Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)
Thời kỳ quan trắc
1
Pleiku
800
2263,0
1977-2001
2
Kon Tum
536
1775,5
1961-2001
3
Đak Tô
570
1928,4
1977-2001
4
Kon Plong (TV)

1852,0
1995-2002
b. Chế độ nhiệt :
Qua số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng trên lưu vực sông Sê San chế độ nhiệt  của lưu vực mang tính chất của vùng nhiệt đới gió mùa Cao nguyên. Nằm trên độ cao 1000m, lưu vực có mùa đông tương đối lạnh và mùa hè tương đối nóng. Phạm vi dao động của nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là không lớn, khoảng 50C, trong khi đó dao động ngày đêm của nhiệt độ không khí là đáng kể đặc biệt vào mùa khô nó đạt trên 270C . Các tháng nóng nhất thường là vào tháng III và tháng IV, các tháng lạnh nhất là tháng XII, I.
Nhiệt độ không khí                                                                           Đơn vị 0C
đặc trưng
Các tháng, năm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
XI
XII
Năm
Ttb0C
20,5
22,2
24,4
25,7
25,4
25,0
24,3
24,1
23,8
20,5
22,0
20,5
23,4
Tmax0C
34,2
36,2
37,1
37,9
36,4
35,6
33,7
34,1
32,6
32,5
33,0
32,5
37,9
Tmin0C
5,9
7,9
8,7
9,6
18,0
18,9
18,9
18,0
8,9
5,9
11,9
5,9
5,9
c. Độ ẩm không khí , gió :
Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong lưu vực đạt dưới 21mb. Tháng có độ ẩm tuyệt đối lớn nhất trong năm là tháng VII và tháng VIII là  26,6mb.
Độ ẩm tương đối trung bình năm thay đổi từ  78,2% đến 81,2%,  cao nhất là 100% và thấp nhất là 13%  ở Kon Tum, 8% ở Đăk Tô.
Hướng gió trên lưu vực Đăk Pône thay đổi theo mùa và có đặc điểm gió mùa Đông Nam Á. Tốc độ gió trung bình  ít thay đổi theo tháng và theo mùa, nhưng do ảnh hưởng của địa hình, tốc độ  gió có giảm đi và hướng gió thay đổi khác nhau. Nhìn chung tốc độ gió mùa khô lớn hơn mùa mưa.
Trong các tháng từ XI – II, tốc độ gió trung bình đạt 3m/s lớn hơn so với các tháng khác trong năm. Tốc độ gió lớn nhất trên lưu vực sông Sê San đã quan trắc được vào ngày 14/4/1984 là 20m/s tại Kon Tum và 28m/s xuất hiện vào tháng XI tại Plêiku.
d.Bốc hơi:
Do độ ẩm không khí cao nên bốc hơi không lớn. Lượng bốc hơi tháng lớn nhất đo bằng ống Piche xảy ra vào mùa khô từ các tháng II đến tháng IV, đạt tới 258,5mm . Từ tháng VIII đến tháng X, do mưa nhiều, lượng bốc hơi tháng giảm xuống khoảng 52mm. Lượng bốc hơi trung bình năm mặt nước được xác định theo số liệu quan trắc các trạm khí tượng.
Theo số liệu quan trắc bốc hơi năm trung bình nhiều năm lưu vực là 1137mm.
Lượng bốc hơi trung bình tháng , năm của một số trạm đại biểu ( mm )

Trạm
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
I X
X
XI
XII
Năm
Kon Tum
176
181,8
211,6
169,2
114
74,7
62
62
60,8
88,3
123,3
154,9
1485
Pleiku
117,4
129,5
157,1
131
85,7
49,4
37,1
37,1
40,2
57,6
83,2
104,8
1035
An Khê
84,6
93,1
135,1
147,1
147,2
148,1
131,5
131,5
90,5
67,9
63,5
66,7
1318
Buôn Hồ
88
146,1
154,5
146,9
121,2
86,3
97,9
97,9
59,2
51,4
56,6
63,8
1150
3.Điều kiện thuỷ văn :
3.1. Mức độ quan trắc thuỷ văn trong và ngoài tỉnh :
Mạng lưới trạm thuỷ văn phân bố không đồng đều trên các lưu vực sông thuộc tỉnh và các vùng lân cận . Trên khu vực Tây nguyên có 14 trạm thuỷ văn do Tổng cục khí tượng thuỷ văn quản lý . Ngoài ra còn một số trạm khác do các ngành khác lập và quản lý nhằm nghiên cứu và xây dựng các công trình trên sông .
Các trạm thuỷ văn , thời gian quan trắc và các yếu tố quan trắc
TT
Tên Trạm
Sông
Diện tích lưu vực ( km)
Yếu tố quan trắc
Thời gian quan trắc
1
An Khê
Ba
1345
H,Q,R,X
67-74;77-2001
2
Củng Sơn
Ba
12800
H,Q,R,X
64-72;76-01;80-01
3
Sông Hinh
Hinh - Ba
747
H,Q
79-97
4
Ayun  Hạ
Ayun  , Ba
1670
H,Q
77; 88-92
5
Cheo Reo
Ba
6940
H
77-97
6
Pơ mơ Rê
Ayun  , Ba

H
79-89
7
Krông Hnăng
Ba
237
H,Q
79-83
8
Ka nac
Ba

H,Q
98-2000
9
Kon tum
Đăk Bla
3030
H,Q,R,X
66-70;74;77-05
10
Trung Nghĩa
Krông Pôcô
3139
H,Q,R,X
77-98
11
Sa Bình
SêSan
6732
H,Q,R,X
82;90
12
Ia Ly
SêSan
7659
H,Q
88-99;92-95
13
Đăk Cấm
ĐăkCấm
154
H,Q
77-83
14
Kon Plông
ĐăkBla

H,Q,R,X
94-2005
15
ĐăkTô
ĐăkTơKan

H,Q,R,X
77-2001
16
Bản Đôn
Sê Rêpôk
10700
H,Q

17
Cầu 14
Sê Rêpôk
8670
H,Q

18
Krông Buk
Krông Buk
478
H,Q
77-02
19
Giang Sơn
Krông Ana
3180
H,Q,R,X
77-02
3.2. Các số liệu thuỷ văn :
            DÒNG CHẢY NĂM:
Phương trình tương quan mưa – dòng chảy tại lưu vực Ia Mơ :
Y  =  0,647 X – 338
Flưu vực
Qo
Wo
Mo
Cv
Cs
Q25%
Q50%
Q75%
Km2
m3/s
10m3
l/s-km2


m3/s
m3/s
m3/s
380
11,50
363,3
30,3
0,32
0,64
13,71
11,17
8,87

Phân phối Dòng chảy năm thiết kế của hồ Ia Mơ:
Tháng
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
I X
X
XI
XII
Năm
Q50%
5,72
3,77
2,63
1,99
3,67
7,41
20,56
26,02
22,11
17,75
13,75
8,66
11,17
Q75%
3,56
2,29
1,52
1,2
1,89
6,31
20,66
24,61
16,48
12,98
8,92
6,02
8,87

DÒNG CHẢY LŨ :
P (%)
0,1
0,5
1
2
5
10
Qp (m3/s)
1887
1431
1242
1056
822
657

II/KINH TẾ XÃ HỘI

1. Dân số và lao động :
Dân số tỉnh Gia Lai 1.272.792 người (điều tra dân số 01/04/2009) bao gồm nhiều cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Gia-rai (33,5%), Ba Na (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Cơ-ho, Thái, Mường...
2.Tình hình chung về kinh tế:
Huyện điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên có thuận lợi do có sẵn một số cơ sở hạ tầng được xây dựng từ trước.
Nông nghiệp: Huyện có tiềm năng về nông nghiệp, có khả năng mở rộng khi có công trình thuỷ lợi lớn. Huyện đã chủ trương mở rộng diện tích khai hoang, mở rộng đất ruộng, áp dụng các biện pháp canh tác mới. Đưa công tác thủy lợi vào trong nông nghiệp, đảm bảo diện tích tưới nước thường xuyên cho cây trồng.
Lâm nghiệp: Huyện có khoảng 102.713 ha đất rừng đa số trên 80% là rừng khộp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Nói chung, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, không phát triển mạnh.
Thương mại, dịch vụ:Loại hình này phát triển tự phát, chi phối bởi các hoạt động tư thương nhỏ. Hoạt động thương mại dịch vụ tập trung chủ yếu ở thị trấn, ở các cụm xã chưa có điều kiện hình thành, chỉ hoạt động dưới dạng buôn bán lẽ.
- Giao thông: Đường tỉnh lộ 675 là trục đường duy nhất nối xã Ia Mơ với các vùng khác và thị trấn Chư Prông . Chiều dài đường 60km .
- Hệ thống điện: Hiện nay điện lưới Quốc gia đã được kéo về để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã .
- Về văn hóa xã hội:
Văn hóa có tính đa dạng, mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Văn hóa cổ truyền của các dân tộc bản địa huyện khá phong phú.
Về giáo dục: Trên địa bàn Xã đã có 01 trường THCS với 05 phòng học .
Về y tế: Đã có mạng lưới y tế từ tuyến Huyện đến Xã, Thôn. Ở xã có các trạm y tế. Tuyến thôn đã có nhân viên y tế thôn.
Về Nuôi trồng thủy sản: Huyện có nuôi trồng thủy sản hồ chứa Plei Pai từ 2012 sản lượng bình quân đạt 36 tấn/năm, do tổ hợp tác thủy sản Plei Pai xã Ia Lâu thực hiện;

PHẦN II
NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NUÔI TRỒNG VÀ KHAI THÁC CÁ HỒ IA MƠR

1/ Thuyết minh khái quát:
- Tên Phương án: Nuôi trồng và khai thác cá hồ Ia Mơr
- Đơn vị thực hiện: Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Long Gia Lai
- Địa chỉ:  90 Lê Duẩn-Thành phố Pleiku-Tỉnh Gia Lia
- Điện thoại:  
- Đơn vị phối hợp thực hiện: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai.
- Địa điểm thực hiện: Lòng hồ thủy lợi Ia Mơr (xã Ia Mơr, huyện Chư Prông tỉnh Gia Lai).
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2017-2027
- Tổng vốn đầu tư:     7.342.000.000 đồng
   + Vốn cố định:          5.000.000.000 đồng
   + Vốn lưu động:       2.342.000.000 đồng
2/ Căn cứ lập Phương án sản xuất kinh doanh:
        - Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi 2001;
        - Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012của Chính Phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
        - Quyết định số 602/QĐ-UBND ngày 21/9/2009 của UBND tỉnh Gia Lai về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 06/7/2013của UBND tỉnh Gia Lai về thực hiện nghị định 67/2012/NĐ-CP.
        - Nhu cầu thực phẩm cá tươi và sản phẩm chế biến từ cá phục vụ đời sống nhân dân trên địa bàn huyện và toàn tỉnh hiện nay và tương lai.
3/ Lý do thực hiện: Công trình Hồ chứa nước Ia Mơr dự kiến đưa vào sử dụng từ cuối năm 2017; Chất lượng nguồn nước trong hồ đảm bảo các tiêu chuẩn về lý, hóa tính, nguồn cung cấp nước từ lưu vực 380 km2 rất ổn định kể cả trong mùa khô. Hàm lượng dinh dưỡng và nguồn phù du tự nhiên làm nguồn thức ăn cho cá rất phong phú nên hạ được giá thành (do không phải cho ăn). Tốc độ sinh trưởng của các loài cá nước ngọt như trắm, chép, mè, trôi truyền thống kinh nghiệm từ xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Miền Trung đã nuôi sinh thái và phát triển trong nhiều năm ở Hồ Ayun Hạ, kinh nghiệm nuôi cá của tổ hợp tác thủy sản Plei Pai xã Ia Lâu nhiều năm gần đây tương đối tốt.
4/ Quy mô:
+ Quy mô diện tích nuôi lớn nhất (MNDBT):         1.600 ha
+ Dung tích nước nuôi lớn nhất:                               162,5 triệu m3 nước
* Mặt nước bình quân đưa vào tính toán nuôi:       1.200 ha lấy tròn
* Dung tích bình quân đưa vào tính toán nuôi:      120 triệu m3 nước
+ Số lượng giống cá các loại:                                                2.400.000 con
+ Sản lượng thu dự kiến:                                            396 tấn/12 tháng
5/ Nội dung triển khai:
Để phương án triển khai đạt kết quả, trình tự cần tiến hành thực hiện các nội dung chính sau:
+ Trước hết phải xúc tiến việc điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, phân tích đánh giá tình hình kinh tế - xã hội trong vùng, tình hình thị trường, điều tra dòng chảy trong diện tích hồ chứa, phân tích mẫu nước và vệ sinh lòng hồ phục vụ cho việc lập phương án.
+ Tiếp đến là công việc lập phương án, hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm căn cứ để tổ chức thực hiện theo hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh (liên doanh, liên kết hoặc cho thuê mặt nước để muôi trồng và khai thác cá).
+ Dự kiến sẽ bố trí thả 6 loài cá chủ yếu gồm: Trắm cỏ, chép, mè trắng, mè hoa, trôi trắng, trôi đỏ.
* Số lượng nhu cầu cá giống là: 2.400.000 con/năm
+ Cơ cấu tỷ lệ nuôi ghép gồm:
               Cá trắm cỏ:    10% là 240.000 con
               Cá chép:         10% là 240.000 con
               Cá mè:            50% là 1.200.000 con
               Cá Trôi:          30% là 720.000 con
Tính toán cơ cấu loài nuôi như vậy là căn cứ vào tính thích nghi của các loài cá khác nhau sống ở trong lòng hồ. Loài cá Mè thường ăn nổi, cá Trắm và cá Trôi ăn tầng trung và cá Chép ăn chìm ở tầng đáy. Bố trí hợp lý sẽ tận dụng được nguồn thức ăn và đảm bảo đủ ôxy trong quá trình cá hô hấp.
* Về tiêu chuẩn con giống: Do nuôi trong lòng hồ chứa nước 1.200 ha và có dung tích 120 triệu m3 nước nên các loài cá giống dược tuyển chọn kỹ hơn so với nuôi thả trong ao, hồ nhỏ. Cá giống phải đảm bảo chất lượng, không mang mầm mống dịch bệnh, cá khỏe mạnh và đủ tiêu chuẩn, quy cách theo tiêu chuẩn Việt Nam.
+ Quy cách, kích cỡ:
               Cá Trắm cỏ:   5- 6 cm/con
               Chép:              3- 4,5 cm/con
               Mè:                 5- 6 cm/con
               Trôi:               3- 4,5 cm/con
+ Mật độ thả trung bình: 50m3/con (8.3m2/con) hay (10con/83m2)
* Phương pháp nuôi: Nuôi sinh thái (đánh tỉa, thả bù không cho ăn) thực hiện tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo vệ và khai thác đánh bắt.
Trước khi thả cá giống phải kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật của lòng hồ (sạch, đủ ô xy cung cấp cho cá, không có cá dữ và vô trùng). Sau khi thả cá phải thực hiện đầy đủ quy trình chăm sóc, bảo vệ (chắn lưới hoặc sử dung giai tại các eo ngách của lòng hồ, nuôi thả cá giống, thường xuyên theo dõi phòng trừ dịch bệnh và chăm cho cá đủ lớn, sau đó mới thả ra hồ)
* Bảo vệ: Xây dựng nhà ở ven hồ, thuyền máy tuần tra loại vừa và nhỏ để thường trực bảo vệ cá, dùng lưới chắn, ngăn cá qua tràn từ thượng lưu hồ hoặc xây dựng đăng trượt bắt cá sau tràn xả lũ (nhưng phải đảm bảo lưu tốc của dòng chảy xả lũ tuân thủ theo quy trình và quy phạm điều tiết hồ chứa). Phối hợp với bảo vệ chuyện trách hồ chứa của Xí nghiệp thủy nông đầu mối hồ Ia Mơr thuộc Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai (nếu ccông ty được giao quản lý và khai thác hồ chứa) và chính quyền địa phương cấp xã ven hồ thuộc huyện Chư Prông để cùng nhau phối hợp bảo vệ hồ chứa thủy lợi, bảo vệ rừng đầu nguồn và cá thả trong hồ.
* Thu hoạch, tiêu thụ:
Theo kinh nghiệp của Xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Miền Trung có thể thu hoạch theo kiểu đánh tỉa cá tự nhiên, cá thả, thả bù cá giống hoặc đánh bắt trong năm từ tháng 3 đến tháng 9 và thu hoạch bắt cá qua tràn xả lũ vào mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm.
Để thuận tiện cho việc tiêu thu và giá bán cao cần thiết phải có kho bảo ôn, nhà máy đông lạnh, xe vận chuyển bảo ôn để vận chuyển sản phẩm ra ngoài  huyện, tỉnh.
6/ Những hạng mục đầu tư:
* Vốn cố định:                                                                                   5.000.000.000 đồng
6.1/ Nhà ở và bảo vệ và nhà kho bảo ôn:                                        600.000.000 đồng
+ Nhà ở và bảo vệ xây tại bờ hồ: 500 m2 x 1.000.000 đ/m2 =       500.000.000 đông
+ Nhà kho bảo ôn: 100 m2 x 2.000.000 đ.m2 =                                100.000.000 đồng
6.2/ Thuyền đánh bắt thủy sản:                                                     1.000.000.000 đồng
+ 02 tàu sắt khai thác cá =                                                                    400.000.000 đồng
+ 02 tàu săt khai thác và vận chuyển cá =                                         400.000.000 đồng
+ 01 tàu tuần tra bảo vệ =                                                                     200.000.000 đồng
6.3/ Máy móc, thiết bị:                                                                    1.200.000.000 đồng
+ Đường dây và bình hạ thế 210 vôn =                                               500.000.000 đồng
+ 01 máy nước đá + máy móc và thiết bị phụ vụ ướp cá =              500.000.000 đồng
+ Cảng cá và đường dây tời vận chuyển cá =                                     200.000.000 đồng
6.4/ Ngư lưới cụ::                                                                             2.200.000.000 đông
+ Lưới dồn, chắn, rê, chuồng (05 bộ) x 200 trđ/bộ =                    1.000.000.000 đồng
+ Đăng chắn bảo vệ cá hạ lưu tràn xả lũ =                                      1.200.000.000 đồng
* Vốn lưu động =                                                                              2.342.000.000 đông
6.5/ Cá giống: (2.400.000 con) =                                                      972.000.000 đồng
+ Trắm cỏ (200 con/kg) 1200 kg x 80.000 đ/kg =                             96.000.000 đồng
+ Mè hoa (200 con/kg) 3000 kg x 80.000 đ/kg =                              240.000.000 đồng
+ Mè trắng (200 con/kg) 3000 kg x 80.000 đ/kh =                           240.000.000 đồng
+ Chép (200 con/kg) 1200 kg x 90.000 đ/kh =                                 108.000.000 đồng
+ Trôi đỏ (200 con/kg) 1800 kg x 80.000 đ/kg =                              144.000.000 đông
+ Trôi trắng (200 con/kg) 1800 kg x 80.000 đ/kg =                         144.000.000 đồng
6.6/ Nhân công:
+ Lao động chăm sóc, bảo vệ và đánh bắt cá bằng lưới chuồng/năm = 15 người
+ Lao động thu hoạch (thời vụ) quí 4 tăng thêm = 10 người
6.7/ Tiền lương:                                                                                   910.000.000 đồng
+ Trả lương cho LĐ thường xuyên:15người x 5 triệuđ/tháng x 12 tháng = 750.000.000 đồng
+ Trả lương cho lao động thời vụ: 10 người x 4 triệuđ/tháng x 4 tháng = 160.000.000 đồng
6.8/ Nhiên liệu, năng lượng:                                                  410.000.000 đồng
+ Dầu Điêzen 15.000 lít/ năm =                                                           360.000.000 đồng
+ Điện tiêu thụ 1 năm =                                                                          50.000.000 đồng
6.9/ Chi phí khác:                                                                                  50.000.000 đồng
7/ Nguồn vốn đầu tư:
* Tổng vốn đầu tư:                                                                            7.342.000.000 đồng
- Vốn cố định =                                                                                   5.000.000.000 đồng
- Vốn lưu động =                                                                                 2.342.000.000 đồng
* Nguồn vốn:
- Vốn vay tín dụng (5 năm):                                                              5.000.000.000 đồng
- Vốn tự có (hoặc huy động từ nguồn khác):                                  2.342.000.000 đồng
8/ Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội:
a/ Hiệu quả kinh tế
- Sản lượng cá thương phẩm (dự kiến thu hồi 7,5%, năng suất 2kg/con/năm) 2.400.000con  x  7,5% x  2kg/con/năm = 360.000 kg/năm
        - Sản lượng cá đánh bắt tự nhiên: 30 kg/ha x 1.200 ha = 36.000 kg/năm x 17.000 đ/kg  = 612.000.000 đồng (Do hồ mới khai thác năm đầu nên lượng cá tự nhiên cả về sản lượng và chủng loài còn nhiều so với các hồ khác)
- Doanh thu dự kiến: (360.000 kg + 36.000kg) x 17.000đ/kg = 396.000kg x 17.000đ = 6.732.000.000 đồng
Trong đó:
+ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long tự đánh bắt lưới chuồng và khai thác bằng sa (đăng trượt) sau tràn: 220 tấn x 17 triệu/tấn = 3.740.000.000 đồng
+ Công ty hợp đồng lao động với người dân địa phương thuộc (xã Ia Mơr hoặc khoán cho công nhân của công ty) hợp đồng đánh bắt với người dân sinh sống quanh hồ hoặc với ngư dân đánh bắt chuyên nghiệp Bình Định, tham gia khai thác cá bằng các công cụ đánh bắt truyền thống ăn chia sản phẩm với Công ty (khai thác từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, mỗi ngày từ 70 người đến 90 người). Người dân hưởng 60% sản lượng đánh bắt, tự tiêu thụ cá hoặc bán lại cho Công ty với giá thỏa thuận.
Dân đánh bắt: 396-220 = 176 tấn Công ty được hưởng x 40% = 78,4 tấn x 17 triệu/tấn = 1.332.800.000 đồng
- Doanh thu dự kiến của Công ty Đức Long: 3.740.000.000đồng + 1.332.800.000đồng = 5.671.200.000 đồng
- Nộp TLP cho công ty TNHH KTCTTL Gia Lai (5% DT) : 283.560.000 đồng
- KHCB (7% VCĐ) = 350.000.000 đông/năm
- Trả lãi vay (gốc + lãi 13%/năm) = (500triệu +650 triệu) = 1.150.000.000 đồng
- Lợi nhuận trước thuế (DT-VLĐ-TLP-KHCB-Gốc – lãi vay):
(5.671.200.000 – 2.342.000.000 – 283.560.000 – 350.000.000 – 1.150.000.000)= 1.545.640.000đồng
- Thuế TNDN (20% LNTT) được miễn Theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
- Các khoản nộp ngân sách khác (thuế tài nguyên 2%DT cá tự nhiên):
                     612.000.000đ/năm x 2% = 12.240.000đồng/năm
- Còn lại thực lãi (LN sau thuế) = 1.545.640.000đ -12.240.000đ = 1.533.400.000đồng/năm
Lợi nhuận sau thuế năm thứ nhất: 1.533.400.000đ/năm
Lợi nhuận sau thuế năm thứ hai và các năm tiếp theo sẽ tăng từ 20% đến 40%, lý do tăng vì giảm tiền vay +lãi suất và lượng cá khai thác nhiều hơn do cá năm trước chưa khai thác được, cá nuôi bình quân 1 năm có thể đạt 6kg/con gấp đôi hoặc ba lần so với dự tính 2kg/con.
- Và lợi nhuận sau thuế các năm sau cao hơn năm trước rất nhiều
- Thời gian thu hồi vốn cố định: 8 năm
VCĐ/(LNST+KHCB) = 5.000.000.000đ/(1.533.400.000 + 350.000.000đ) = 2,65 năm làm tròn 3 năm;
b/ Hiệu quả xã hội:
+ Thực hiện phương án nuôi cá sinh thái (thả cá, đánh tỉa thả bù không cho ăn) hồ chứa Ia Mơr sẽ đem lại hiệu quả xã hội to lớn, lợi ích trước hết là nơi để tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ nuôi trồng thủy sản sinh thái cho nông dân các xã còn lại trên địa bàn huyện Chư Prông để các hộ dân có cơ hội tiếp xúc, học hỏi tiếp thu kiến thức kỹ thuật nuôi cá nước ngọt đảm bảo sinh thái hồ chứa theo phương pháp áp dụng tiến bộ kỹ thuật khai thác, đánh bắt và bảo vệ công nghệ cao.
+ Thực hiện phương án sẽ tạo tiền đề phát động nghề nuôi cá hồ chứa thành phong trào rộng khắp trên địa bàn các địa phương trong toàn tỉnh có hồ chứa nước lớn, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
+ Giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động trên địa bàn, việc làm thêm mùa vụ cho 10 lao động khai thác, và hợp đồng đánh bắt ăn chia sản phẩm cho 70 đến 90 người đồng bào dân tộc địa phương làm nghề ngư nghiêp sinh sống ven hồ thuộc địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk;


PHẦN III
Tổ chức – Thực hiện
I/ Tổ chức điều hành triển khai thực hiện (sau khi phương án được duyệt):
Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai triển khai thực hiện.
+ Làm các thủ tục tiếp nhận vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ của ngân sách nhà nước (nếu có), vay tín dụng và tiếp nhận vốn huy động từ nguồn khác theo tiến độ để chi cho các công việc đã ghi trong phương án.
+ Trong quá trình triển khai Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai tiến hành làm biên bản bảo vệ phối hợp với chính quyền địa phương sở tại để bảo vệ công trình, bảo vệ rừng đầu nguồn, môi trường sinh thái, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ, xử lý vi phạm trong khai thác thủy sản mang tính hủy diệt.
+ Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long ký hợp đồng thuê mặt nước hồ với công ty (được giao quản lý hồ chứa) theo quy định của pháp luật hiện hành và theo giá đã lập trong dự án sau khi được Sở Nông nghiệp, UBND tỉnh Gia Lai và các ngành có liên quan thẩm định hoặc có ý kiến chỉ đạo;
II/ Giải pháp kỹ thuật:
+ Để nuôi sinh thái thủy sản (thả giống, không cho ăn) hồ chứa đạt hiệu quả cao cần phải chú trọng đến các giải pháp kỹ thuật trong tất cả các khâu từ thả giống cho đến tiêu thụ sản phẩm; Đặc biệt chú ý việc chọn cá giống, quy trình chăm sóc, bảo vệ, khai thác phải được hướng dẫn thực nghiệm, học tập và thực hiện nghiêm, các quy trình đánh tỉa, thả bù, quy trình bảo vệ nguồn lợi thủy sản hồ chứa phải được thường xuyên quan tâm và quan tâm đúng mức;

III/ Giải pháp về thị trường:
Do thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh Gia Lai cung luôn nhỏ hơn cầu nên trong phương án này không đề cập đến giải pháp về thị trường (không vội đầu tư xe bảo ôn, phương tiện vận chuyển tiêu thụ ngoài tỉnh, hợp đồng bao tiêu sản phẩm hoặc chế biến sản phẩm sau thu hoạch, tuy nhiên cần thiết đăng ký sản phẩm sạch với các siêu thị và thị trường thủy sản trong tỉnh để tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi hơn)
IV/ Giải pháp về liên doanh, liên kết, cho thuê mặt nước thực hiện phương án:
Theo phương án: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai (đơn vị chủ hồ) kết hợp với Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long tổ chức thực hiện dự án.
+ Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đơn vị cung cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản hồ Ayun Hạ (cho Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long thuê mặt nước).
+ Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long thực hiện dự án và chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh từ khâu thả giống, bảo vệ, khai thác đến khâu tiêu thụ và nộp thủy lợi phí (tiền thuê mặt nước thấp nhất) cho Công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi Gia Lai như đã đề cập trong dự án; Năm đầu tiên 2017 chưa có sản phẩm nuôi thả đánh bắt Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long chỉ khai thác cá tự nhiên nên Công ty chỉ thu 10% sản lượng cá tự nhiên đánh bắt, từ năm thứ hai trở đi công ty thu 5% Doanh thu cố định bằng giá dự án đã đề cập;   
+ Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long khi ký kết hợp đồng thuê mặt nước với công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến hoạt động thủy lợi của công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi được quy định cụ thể trong pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001 và các văn bản dưới luật có liên quan, phối hợp cùng với công ty bảo vệ vùng bán ngập từ cao trình 199m đến cao trình 194m; Trong quá trình hoạt động thủy sản do hồ còn có chức năng cấp nước sinh hoạt nên Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long tuân thủ sẽ không cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp (chỉ thả cá và bảo vệ cá không cho cá ăn) và không được phép tổ chức nuôi cá lồng bè trên mặt hồ, Hàng năm phải thả cá giống xuống hồ đúng như dự án đã đề cập, khi thả giống phải có lập biên bản xác nhận lượng cá thả, chất lượng cá giống và chủng loài cá có sự xác nhận của công ty và chính quyền địa phương huyện Chư Prông và đơn vị chủ thể quản lý hồ chứa;
+ Trường hợp UBND tỉnh cho triển khai dự án điện năng lượng mặt trời trong tương lai sẽ làm mất đi ½ diện tích nuôi trồng thủy sản điều đó tương đương với làm mất đi ½ sản lượng thu hoạch hàng năm, vì vậy tiền thuê mặt nước trả cho công ty TNHH MTV KTCT thủy lợi cũng sẽ được giảm đi ½ so với hiện nay./.

PHẦN IV
Kết luận và kiến nghị
1/ Kết luận:
Trong hoạt động kinh doanh nuôi trồng và khai thác thủy sản phải đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên và rừng đầu nguồn.
Hoạt động và khai thác thủy sản trên hồ phải kết hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng, chất lượng nguồn nước, môi trường sinh thái, tuân theo quy định của Luật thủy sản năm 2003 và Nghị đinh chính phủ sô 27/2005/NĐ-CP ngày 08/3/2005 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thủy sản.
Phương án nuôi trồng và khai thác cá hồ chứa Ia Mơr từ năm 2017 đến năm 2027 được lập trên cơ sở tiềm năng chất lượng nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của vùng lòng hồ Ia Mơr, trong quá trình xây dựng Phương án nuôi trồng và khai thác công  ty có tham khảo và sử dụng số liệu của xí nghiệp nuôi trồng thủy sản Miền Trung về những kinh nghiệm từ khâu chọn giống, thả giống, chăm sóc, bảo quản, bảo vệ sản phẩm cũng như khai thác và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy phương án có khả năng thực hiện được và có tính khả thi cao.  Phương án nếu được chấp thuận hoặc phê duyệt sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho tỉnh nhà đặc biệt là nhân dân huyện Chư Prông.
II/ Kiến nghị:
Đề nghị UBND tỉnh Gia Lai, Sở NN và PT Nông thôn quan tâm xem xét thẩm định phương án, xác định giá cho thuê hồ hợp lý theo quy định của Pháp luật hiện hành về nuôi cá hồ chứa để Phương án nuôi trồng và khai thác cá tại hồ Ia Mơr sớm được triển khai./.
                           Gia lai, ngày 29  tháng  5 năm 2017

                                                ĐƠN VỊ LẬP
                         Công ty cổ phần tập đoàn Đức Long