Trang

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Kỳ bí ngôi mộ cổ trong Đại học Bách Khoa TP HCM

Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh được mệnh danh là một trong những trung tâm đào tạo khoa học kỹ thuật hiện đại nhất cả nước, nhưng không hiểu sao, giữa khuôn viên trường lại có một ngôi mộ cổ, được ngụy trang thành bồn hoa.

Ngôi mộ này đã nằm đây hàng mấy chục năm qua vẫn chưa được di dời. Vì lẽ đó, hàng loạt các tin đồn kỳ dị bắt nguồn từ ngôi mộ cổ cứ thế lưu truyền qua các thế hệ sinh viên của ngôi trường danh tiếng này.
Nhang khói cho… bồn hoa
Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh là một trong những ngôi trường có lịch sử lâu đời của cả nước. Mảnh đất mà trường đang tọa lạc trước kia là vùng rừng cao su bạt ngàn. Bắt nguồn từ câu “cao su đi dễ khó về – khi đi trai tráng, khi về bủng beo”, nhiều bạn sinh viên ở trường đã thêu dệt nên câu chuyện oan hồn của phu cao su vẫn lẩn khuất tại trường. Tuy nhiên, nhà trường đã thực hiện các biện pháp mạnh để ngăn chặn câu chuyện hoang đường này.
Ngôi mộ được ngụy trang thành bồn hoa.
Ngôi mộ được ngụy trang thành bồn hoa.
Những chuyện mê tín, hồn ma bóng quế vốn không nên tồn tại ở môi trường học tập, thế nhưng, giữa khuôn viên trường lại có một ngôi mộ cổ hàng mấy chục năm qua vẫn chưa được di dời. Nhà trường đã ngụy trang ngôi mộ này thành một bồn hoa hình vuông, trước mặt tòa nhà B6. Rất nhiều sinh viên mới bước vào trường Bách Khoa sẽ thắc mắc bởi bồn hoa vô duyên không ăn nhập gì với tổng quan của khuôn viên trường.
Bồn hoa cao tầm 4 tấc, mỗi cạnh hình vuông dài khoảng 3 thước, rêu phong bám phủ và chỉ có 1 – 2 cái cây mọc thưa thớt phía trên. Tại các góc của bồn hoa, nhang được cắm đầy, thậm chí, thỉnh thoảng các sinh viên đi học sớm còn thấy bánh trái, đồ cúng được đặt tại nơi đây. Các lao công của trường đã nhanh chóng dọn dẹp, nhưng không hiểu sao họ không dám rút nhang cắm tại bồn hoa.
Bởi vì sự nhân nhượng của nhà trường với khối vuông đó, mà không ít câu chuyện ly kỳ được các sinh viên thêu dệt. Trong đó, nổi tiếng nhất là chuyện tai nạn bất đắc kỳ tử, chuyejn những người bị hóa điên xúc phạm đến ngôi mộ. Không có bất cứ tài liệu khảo cứu nào liên quan đến ngôi mộ án ngữ giữa khuôn viên trường, nhưng theo truyền miệng thì ngôi mộ có tuổi đời hơn 100 năm, được xây theo kiến trúc đặc trưng của ngôi mộ cổ gồm bình phong tiền, bình phong hậu, bia và bờ bao xung quanh.
Kỳ bí ngôi mộ cổ trong Đại học Bách Khoa TP HCM - Ảnh 1
Ảnh minh họa.
Năm 1956, khi bắt đầu xây dựng trường, người ta đã lên phương án khai quật và di dời ngôi mộ cổ, vì việc tồn tại một kiến trúc đầy tâm linh như thế trong môi trường học tập quả là không nên. Ngay sau đó, một đội nhân công được đưa tới để phá mộ. Sau khi đã cúng bái, cầu mong người đã khuất cho phép kẻ dương gian được kinh động nơi yên nghỉ, các nhân công giơ búa đập nhát đầu tiên. Sau nhát búa, một số nhân công lăn ra đột tử khiến cả đoàn thất kinh không ai dám đụng tới ngôi mộ nữa.
Đây chỉ là lời đồn đại, nhưng việc khai quật ngôi mộ bất thành đã kịp lan ra. Những người hiếu kỳ được dịp tò mò và những lời đồn huyền bí lại tiếp tục vang xa. Người ta thắc mắc rất nhiều về người nằm dưới ngôi mộ. Có người cho rằng, đây là mộ của một giáo viên dạy Anh văn, nhưng cũng chỉ là lời đồn đoán vô căn cứ, vì kiến trúc ngôi mộ trước kia được xây theo phong cách mộ của người Việt xưa. Một câu chuyện khác khá nổi tiếng liên quan đến chủ nhân của ngôi mộ.
Ông Huỳnh Văn Thắng (đường Lữ Gia, quận 11) kể lại rằng, đây là ngôi mộ của một ông chủ người Hoa khá giàu có ở khu Chợ Lớn. Sau khi ông mất, các con của ông vì muốn xây dựng một khu mộ dành riêng cho cả dòng tộc nên đã khai phá vùng rừng cây rậm rạp tại vị trí Đại học Bách Khoa ngày nay.
Và để giữ vững vùng đất này, họ đã chôn theo người đã khuất một trinh nữ, nhằm trấn yểm ngôi mộ và để có người theo hầu ông chủ ở thế giới bên kia. Về sau, do chiến tranh loạn lạc, gia tộc này tứ tán, nhưng ngôi mộ vẫn trơ gàn cùng tuế nguyệt trong cánh rừng rậm. Ngay cả khi người Pháp mang cao su qua, phá rừng để trồng cao su tại đây thì họ vẫn không thể nào phá bỏ được ngôi mộ. Vì thế qua hơn một trăm năm, ngôi mộ này vẫn án ngữ tại phần đất mà sau này đã trở thành Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh.
Chưa dừng lại ở đó, còn có lời đồn đoán rằng, sau khi trường xây dựng xong, một số cán bộ và cả một giáo sư đã bị hóa điên vì dám đụng chạm đến ngôi mộ này. Như trên đã nói, việc tồn tại một kiến trúc nhạy cảm giữa khuôn viên trường đã gây băn khoăn rất lớn cho những nhà quản lý.
Kế hoạch di dời ngôi mộ lại được đưa ra. Câu chuyện được thêu dệt khá ly kỳ là cũng ngay sau nhát búa đầu tiên, ngôi mộ có nứt một đường nhỏ. Trong khe nứt, có làn khói tự nhiên xì ra, mọi người sợ hãi bỏ chạy tán loạn. Và ai không may hít phải khói đó đã hóa điên, trong đó, có một giáo sư.
Trên thực tế, trường Đại học Bách Khoa cũng đã ghi nhận một vài trường hợp có vấn đề tâm thần. “Vị giáo sư bị điên” kể trên là một trường hợp có thật, nhưng ông bị như thế chẳng qua là do nghiên cứu, học tập quá sức sinh ra loạn trí, chứ không hề có chuyện ma quỷ ám như những lời đồn đại.
Chuyện cầu duyên, cầu điểm tại ngôi mộ
Sau này, người ta cũng phá bỏ được bình phong tiền, hậu, bia mộ… nhưng ngôi mộ thì không ai dám động đến. Chính vì sự bất khả xâm phạm của ngôi mộ cổ mà người ta đã phải dùng gạch xây chồng lên nó, thành một bồn hoa vuông vức trước mặt dãy nhà B6 như ngày nay.
Việc nhang khói tại bồn hoa vuông này khiến cho các sinh viên trường đồn đại đây là nơi linh thiêng, có thể cầu được ước thấy, nên mới có những chuyện cười ra nước mắt của các bạn sinh viên. Bạn Trần Minh Thuận, cựu sinh viên ngành kỹ thuật ô tô, khoa kỹ thuật giao thông của trường kể lại: “Hồi còn ở trường, tụi mình cũng thường nghe kể về chuyện linh thiêng của bồn hoa trước nhà B6. Ngoài ra, trong trường còn có một ngôi mộ cổ nữa nằm phía sau dãy nhà C7. Nhưng vì chỗ đó khuất tầm nhìn nên không nổi tiếng bằng bồn hoa B6. Chuyện ma quỷ ở bồn hoa này thì mình không biết, nhưng chuyện giả ma quỷ trêu đùa bạn bè thì nhiều lắm. Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò mà”.
Theo Thuận thì do đặc trưng đào tạo của trường, nên tại Đại học Bách Khoa sự mất cân bằng giới tính diễn ra trầm trọng, lượng nam quá nhiều mà nữ lại rất ít. Chính điều này đã khiến trai bách khoa nổi tiếng ế dài. Một vài bạn nam không cam tâm và nghe câu chuyện về ngôi mộ cổ đã rủ nhau đến thắp nhang để… cầu duyên.
Thuận kể tiếp: “Duyên đâu chưa thấy, chỉ thấy tụi nó một phen hồn vía lên mây vì bị giám thị phát hiện, nếu không nhanh chân chạy trốn thì chắc bị kỷ luật như chơi”.
Hơn nữa, Đại học Bách Khoa nổi tiếng là ngôi trường có chương trình đào tạo nặng nề nhất. Để đào tạo được đội ngũ kỹ sư thiện chiến, trường không những siết đầu vào mà đầu ra cũng được quản lý rất chặt chẽ. Chuyện sinh viên bách khoa học chương trình 4,5 năm mà 5,6 năm vẫn chưa ra trường nổi là chuyện thường ngày ở huyện. Bởi vậy, để vượt qua những kỳ thi khó nhằn của ngôi trường danh tiếng này, nhiều sinh viên đã cầu cứu đến việc cúng bái, cầu xin.
Bạn Võ Minh Tâm, cựu sinh viên lớp kỹ sư tài năng, ngành công nghệthông tin chia sẻ: “Việc này có luôn. Hồi còn đi học, bạn mình đêm hôm lén đem đồ cúng ra ngôi mộ trước dãy B6 cúng hoài. Vụ này mà bị bắt được, chắc đuổi học luôn. Nhưng cũng tội nghiệp tụi nó, thi hoài không đậu vì chương trình học khó quá phải vin vào mấy chuyện tâm linh để tiếp thêm niềm tin mà cày cuốc ở trường Bách Khoa”.
Sinh viên năm nhất mới vào trường Bách Khoa chưa biết chuyện về ngôi mộ cổ, nhưng cũng không dám bén mảng tới ngồi nghỉ ngơi tại nơi này. Bởi những bó nhang còn thắp dở được cắm đầy bốn góc khiến người khác có cảm giá rờn rợn. Bên cạnh đó, cách đây từ rất lâu, những vụ sinh viên nhảy lầu tự tử do thất tình, chán đời cũng được truyền miệng lại, khiến những câu chuyện ly kỳ được các bạn sinh viên thêm mắm thêm muối cho hấp dẫn hơn.
Cách đây 3 năm, khi trong giới sinh viên râm ran tin đồn trường Đại học Bách Khoa tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt sẽ được giải tỏa, trên các diễn đàn đã rầm rộ câu chuyện ngôi mộ thiêng bảo vệ ngôi trường. Nhưng người lớn khi đọc vào chỉ cười, vì người ta thường nói “nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, chuyện đồn đại, cũng như bày trò ma quỷ chọc phá bạn bè tồn tại như hàng trăm chuyện tầm phào khác của thời đi học.
Và cho đến nay, việc vì sao ngôi mộ cổ này tại tồn tại giữa khuôn viên Đại học Bách Khoa vẫn là điều bí ẩn không lời đáp.
Theo Báo Công lý

Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015

Nghị định Số 96/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp 2014

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 96/2015/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một s điu của Luật Doanh nghiệp.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định chi tiết Điều 10, Điều 44, Điều 189 và Điều 208 của Luật Doanh nghiệp.
2. Nghị định này áp dụng đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Luật Doanh nghiệp.
3. Quy định về con dấu trong Nghị định này áp dụng đi với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Tổ chức, đơn vị được thành lập theo các luật sau đây không áp dụng quy định về con dấu trong Nghị định này mà thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý và sử dụng con dấu:
a) Luật Công chứng;
b) Luật Luật sư;
c) Luật Giám định tư pháp;
d) Luật Kinh doanh bảo hiểm;
đ) Luật Chứng khoán;
e) Luật Hợp tác xã.
Điều 2. Chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội
1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
2. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định này.
Điều 3. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ
1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật v tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
3. Trình tự, thủ tục tiếp nhận các khoản tài trợ quy định tại Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Việc tiếp nhận tài trợ phải lập thành văn bản. Văn bản tiếp nhận tài trợ phải có các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ, yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ, họ, tên và chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của các bên.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản tiếp nhận tài trợ được ký kết, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.
4. Trường hợp nội dung văn bản tiếp nhận tài trợ quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này có thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ s chính vnhững nội dung thay đi theo trình tự, thủ tục quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 4. Đăng ký doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và hồ sơ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
2. Tên doanh nghiệp xã hội được đặt theo quy định tại các Điều 38, 39, 40 và 42 Luật Doanh nghiệp và có thể bổ sung thêm cụm từ “xã hội” vào tên riêng của doanh nghiệp.
Điều 5. Công khai Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường cho cơ quan đăng ký kinh doanh để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp hoặc trong quá trình hoạt động.
2. Trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo theo các Khoản 1 và 2 Điều này.
4. Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội được lập theo mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các vấn đề xã hội, môi trường; phương thức mà doanh nghiệp dự định thực hiện nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường đó.
b) Thời hạn thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.
c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
d) Nguyên tắc và phương thức sử dụng các khoản viện trợ, tài trợ từ tổ chức và cá nhân; nguyên tắc và phương thức xử lý các khoản viện trợ, tài trợ còn dư khi doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp thông thường (nếu có).
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân; thành viên hợp danh đối với công ty hp danh; thành viên, cổ đông là cá nhân, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
5. Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về thay đổi nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được thông qua theo tỷ lệ biểu quyết quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Điều 6. Chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội
1. Doanh nghiệp xã hội chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
b) Vấn đề xã hội, môi trường trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã thay đổi hoặc không còn nữa.
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại tái đầu tư.
d) Trường hợp khác theo quyết định của doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong trường hợp chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội, toàn bộ số dư tài sản hoặc tài chính còn lại của các khoản viện trợ, tài trợ đã được nhận phải chuyển lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự. Doanh nghiệp xã hội chỉ được chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường nếu vẫn bảo đm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã xử lý sdư của khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp đã nhận.
3. Quyết định của Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông về chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được thông qua theo tỷ lệ biểu quyết quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 60 và Khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp đối với doanh nghiệp xã hội hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
4. Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh về việc chấm dứt Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải có các tài liệu sau đây:
a) Quyết định và bản sao biên bản họp của doanh nghiệp hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), trong đó nêu rõ lý do chấm dứt.
b) Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xlý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận (nếu còn).
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Điều 7. Chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội
1. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng ký doanh nghiệp xã hội sau khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
2. Doanh nghiệp xã hội sau khi được đăng ký đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện chấm dt hoạt động kể từ ngày doanh nghiệp xã hội được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều 8. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với doanh nghiệp xã hội
1. Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp xã hội được chia hoặc tách thành các doanh nghiệp xã hội.
b) Các doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội hợp nhất thành doanh nghiệp xã hội.
c) Sáp nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xã hội vào doanh nghiệp xã hội.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục chia, tách, hợp nhất, sáp nhập đối với doanh nghiệp xã hội thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp.
3. Trường hợp giải thể doanh nghiệp xã hội, số dư tài sản hoặc tài chính còn lại đối với nguồn tài sản, tài chính mà doanh nghiệp xã hội đã nhận phải được trả lại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã viện trợ, tài trợ hoặc chuyển cho các doanh nghiệp xã hội khác, tổ chức khác có mục tiêu xã hội tương tự.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp xã hội được thực hiện theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp xã hội còn số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ đã nhận, thì hồ sơ giải thể phải có Thỏa thuận với cá nhân, tổ chức liên quan về xử lý số dư tài sản hoặc tài chính đối với nguồn viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã nhận.
Điều 9. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên, cổ đông doanh nghiệp xã hội
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên và cổ đông doanh nghiệp xã hội chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của mình cho tổ chức, cá nhân khác nếu họ có cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội, môi trường.
2. Cổ đông đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình theo quy định tại Khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp trong thời hạn Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
3. Doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu xã hội, môi trường, mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư và nội dung khác ghi tại Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ dành riêng cho doanh nghiệp xã hội. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, thành viên đối với công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông đối với công ty cổ phần đã ký tên trong Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và thành viên Hội đồng quản trị công ty cphần chịu trách nhiệm liên đới hoàn lại các ưu đãi, tài trợ đã nhận và bồi thường các thiệt hại phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp xã hội vi phạm Khoản này.
Điều 10. Công khai hoạt động của doanh nghiệp xã hội
1. Trường hợp nhận ưu đãi, viện trợ, tài trợ, định kỳ hằng năm doanh nghiệp xã hội phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính Báo cáo đánh giá tác động xã hội đối với các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
2. Báo cáo đánh giá tác động xã hội được lập theo mẫu và phải có nội dung sau đây:
a) Tên, mã số doanh nghiệp.
b) Các khoản ưu đãi, viện trợ hoặc tài trợ đã nhận được.
c) Các hoạt động doanh nghiệp đã thực hiện trong năm; các vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã giải quyết.
d) Các lợi ích và tác động xã hội mà doanh nghiệp đã đạt được và các nhóm đối tượng được hưởng lợi tương ứng; nêu rõ các số liệu chứng minh về tác động và lợi ích đã đạt được (nếu có).
3. Tổ chức, cá nhân được quyền yêu cu Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp xã hội có trụ sở chính cung cấp các thông tin, bản sao Báo cáo đánh giá tác động xã hội và Văn bản tiếp nhận viện trợ, tài trợ được lưu giữ tại cơ quan đó. Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân.
Điều 11. Theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội có trụ schính đặt tại tỉnh, thành phố mình. Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội. Việc theo dõi, giám sát hoạt động của doanh nghiệp xã hội thực hiện theo cách thức sau đây:
a) Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường trong trường hợp cần thiết.
b) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo những nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.
2. Theo dõi, giám sát đối với doanh nghiệp xã hội tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Yêu cầu báo cáo về việc tuân thủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường phải được lập thành văn bản. Trong đó, nêu rõ lý do, nội dung yêu cầu cụ thể; thời hạn và cách thức thực hiện các yêu cầu.
b) Cơ quan nhà nước chỉ được trực tiếp tiến hành kiểm tra doanh nghiệp ít nhất sau 15 ngày kể từ ngày gửi thông báo yêu cầu kiểm tra cho doanh nghiệp.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kim tra doanh nghiệp xã hội, cơ quan kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản v kết quả kiểm tra. Báo cáo phải được gửi cho doanh nghiệp xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cp tỉnh.
Điều 12. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đng thành viên đi với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết đnh số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
a) Mu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
b) Số lượng con dấu.
c) Quy định về quản lý và sdụng con dấu.
2. Mu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể (hình tròn, hình đa giác hoặc hình dạng khác). Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
3. Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp, trừ các trường hp quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 13. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phn quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu ca chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
2. Nội dung mẫu con dấu ca chi nhánh, văn phòng đại diện phải có tên chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 41 Luật Doanh nghiệp. Ngoài thông tin nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Điều 14. Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ quy định Khoản 1 Điều này, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khi sử dụng hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu. Tranh chấp giữa doanh nghiệp và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan về từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án hoặc trọng tài. Doanh nghiệp phải chấm dứt việc sử dụng con dấu có từ ngữ, ký hiệu hoặc hình ảnh vi phạm quy định tại Điều này và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại phát sinh theo quyết định có hiệu lực thi hành của Tòa án hoặc trọng tài.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm thẩm tra nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp khi giải quyết thủ tục thông báo mẫu con dấu cho doanh nghiệp.
Điều 15. Quản lý và sử dụng con dấu
1. Các doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp cho doanh nghiệp mà không phải thực hiện thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
2. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghđịnh này thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu tại thời điểm tiếp nhận lại con dấu của doanh nghiệp.
3. Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định này; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp có trụ schính để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
a) Làm con dấu lần đầu sau khi đăng ký doanh nghiệp;
b) Thay đổi slượng, nội dung, hình thức mẫu con dấu và mầu mực dấu;
c) Hủy mẫu con dấu.
5. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thông báo mẫu con dấu thực hiện theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
Điều 16. Hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty
1. Góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp bao gồm góp vốn, mua cổ phn để thành lập doanh nghiệp mới, mua phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đã thành lập.
2. Sở hữu chéo là việc đồng thời hai doanh nghiệp có sở hữu phần vốn góp, cổ phần của nhau.
3. Cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp là trường hợp tổng số cổ phần, phần vốn góp của các công ty này sở hữu bằng hoặc lớn hơn 51% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty có liên quan.
4. Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị của các công ty có liên quan chịu trách nhiệm bảo đảm tuân thủ đúng quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp khi quyết định góp vốn, mua cổ phn, phần vốn góp của công ty khác. Trong trường hợp này, Chủ tịch công ty hoặc thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của công ty có liên quan cùng liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho công ty khi vi phạm các quy định tại Điều này.
5. Cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký thay đổi thành viên, cổ đông công ty nếu trong quá trình thụ lý hồ sơ phát hiện việc góp vốn, mua cổ phần thành lập doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp liên quan vi phạm quy định tại các Khoản 2 và 3 Điều 189 Luật Doanh nghiệp.
6. Các công ty không có cổ phần, phần vốn góp nhà nước nắm giữ đã thực hiện góp vốn, mua cphần trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 có quyền mua bán, chuyển nhượng, tăng, giảm phần vốn góp, số cphần nhưng không được làm tăng tỷ lệ sở hữu chéo hiện có.
Điều 17. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
1. Cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ, tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tuân thủ đúng quy định pháp luật.
2. Cán bộ, công chức không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ, đặt ra thêm các thủ tục, điều kiện ngoài quy định và có hành vi gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.
3. Tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan nhà nước vtình hình hoạt động của doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trong tiếp cận các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp được lưu trữ tại cơ quan, đơn vị, trừ trường hợp phải bảo đảm bí mật theo quy định pháp luật.
4. Mỗi cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ quan đại diện chủ sở hữu chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao. Hoạt động theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu không được gây ảnh hưởng bất lợi hoặc cản trhoạt động bình thường của doanh nghiệp.
Điều 18. Phối hợp chia sẻ thông tin về hoạt động của doanh nghiệp giữa các cơ quan, đơn vị
1. Định kỳ hằng tháng, các cơ quan thuộc: Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp trụ sở chính các thông tin sau đây:
a) Các loại giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận hoặc văn bản chấp thuận về điều kiện kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người quản lý doanh nghiệp.
b) Quyết định xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người quản lý doanh nghiệp.
c) Quyết định tạm dừng hoạt động, quyết định chấm dứt việc tạm dừng hoạt động kinh doanh.
d) Thông tin về vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp có liên quan.
Điều 19. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động xây dựng cơ sdữ liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, phương án, cách thức trao đổi thông tin với cơ quan có liên quan và công khai thông tin; xây dựng hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình.
2. Hệ thống quản lý rủi ro về theo dõi và giám sát hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:
a) Bộ phận đầu mối chịu trách nhiệm quản lý hệ thống rủi ro.
b) Danh mục các rủi ro cần thiết phải theo dõi, giám sát.
c) Các mức độ rủi ro cần kiểm soát.
d) Phương thức cảnh báo, ngăn chặn và xử lý các rủi ro khi phát hiện.
đ) Cách thức thu thập, trao đổi thông tin và cách thức đánh giá rủi ro.
3. Định kỳ hằng tháng, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc cơ quan khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đầu mối tổng hp tình hình hoạt động và chấp hành pháp luật của doanh nghiệp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đồng thời gửi các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Điều 20. Hiệu lực thi hành
Nghị định này thay thế Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015.
Điều 21. Tổ chức thực hiện
1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đối tượng áp dụng ca Nghị định chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn và ban hành các biểu mẫu để thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan trực thuộc và y ban nhân dân cp dưới v trao đi thông tin và xây dựng hệ thng quản lý rủi ro trong theo dõi, giám sát hoạt động doanh nghiệp./.
                                                                       THỦ TƯỚNG
                                                                 Nguyễn Tấn Dũng
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (3b).

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Chuyện chưa kể về người tìm ra sâm Ngọc Linh

Vai mang ba lô đi bộ hàng tháng trời dọc đông Trường Sơn, tây Trường Sơn dưới mưa bom khốc liệt, ông vẫn không phát hiện thấy dấu vết của nhân sâm.
Cuối cùng, ông quyết định leo lên đỉnh núi tổ của dãy Trường Sơn là đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 mét thì bất ngờ phát hiện ra nhân sâm đốt trúc. Đó là lần đầu tiên cây sâm quý được phát hiện ở Việt Nam và ông cũng chính là người đặt tên Ngọc Linh cho loại dược liệu quý này.
Gian nan tìm "thần dược" bản địa...
Dược sĩ Đào Kim Long quê ở làng Lỗ Xá, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghề thuốc. Từ thời cụ, ông nội, cha của Đào Kim Long đều được truyền lại những bài thuốc bí truyền trị một số bệnh khó chữa thời ấy như bệnh lậu, giang mai...
Người tìm ra và đặt tên cho cây sâm quý chính là dược sĩ Đào Kim Long, năm ấy được Bộ Y tế cử đi tìm, nghiên cứu thuốc quý cho bộ đội kháng chiến ở Trường Sơn. Đó là những năm 1970, khi dược sĩ Long mới hơn 30 tuổi, đang nằm điều trị ở Bệnh viện Hòe Nhai với bệnh thấp khớp teo cơ, một chân bị teo đi nhỏ hơn chân kia đến 4 cm, đi phải dùng gậy. Nhưng khi nghe lãnh đạo đến tận phòng bệnh và nói: Đoàn đi điều tra cây thuốc cho bộ đội Trường Sơn hy sinh cả, không còn ai nghiên cứu cây thuốc cho bộ đội nữa, thì ông ngỏ ý muốn theo tiếp công việc này.
Ba tháng trời ròng rã đeo ba lô gạch tập leo núi ở Hòa Bình, cuối cùng ông cũng mang được 30 kg gạch trên vai leo núi cả ngày không mỏi. "Lúc bắt đầu đi Nam thì vẫn chân bé, chân to nhưng sau 3 tháng đi bộ vào đến nơi thì hai chân bằng nhau", dược sĩ Đào Kim Long nhớ lại.
Với ông, đó là những năm tháng đi bộ may mắn nhất trong đời bởi ông được đi dọc theo tây Trường Sơn, cũng là hướng di cư của cây cỏ. Những năm tháng ấy, ông đã ghi chép được tỉ mẩn từng luồng di cư của cây thuốc như cây Ba Kích từ miền Bắc đi qua Quang Trị, Thừa Thiên - Huế thì đột nhiên dừng lại, không phát triển nữa.
Dọc chuyến đi tây Trường Sơn ấy, người ta chỉ chú tâm mang gạo, mang lương thực, những đoạn đèo dốc nặng nhọc có người còn vứt bớt cả gạo thịt đi, còn vị dược sĩ vẫn đeo trên lưng đủ 7 quyển Thực vật chí Đông Dương nặng hơn chục cân. Và gần 400 cây thuốc ở núi Trường Sơn, lần đầu tiên đã được ông tìm ra và ghi chép tỉ mỉ về phân bố, đặc điểm sinh thái.
Sau hàng tháng trời ròng rã vừa leo núi vừa nghiên cứu cây thuốc dọc tây Trường Sơn mà vẫn chưa phát hiện thấy dấu vết của nhân sâm, vị dược sĩ nghĩ không thể tìm thấy sâm di cư từ phía Bắc vào được, liền xin cấp trên được tiếp tục đi dọc núi phía đông Trường Sơn.
Tiếp tục đi bộ từ Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên... Đào Kim Long tìm thêm được 400 cây thuốc nữa. Cũng trong chuyến đi dọc đông Trường Sơn, ông nghĩ chỉ có thể tìm được nhân sâm ở đỉnh núi Ngọc Linh mà thôi, bởi đó là đỉnh núi tổ phân lưu đi khắp cả đông, tây Trường Sơn.
Trước những nghiên cứu kỹ lưỡng của ông Long, Bộ Y tế đã cử hẳn một đoàn đi tìm nhân sâm. Ông Long kể lại: Lặn lội nhiều ngày trời trên ngọn núi tổ, cuối cùng ngày mong chờ cũng đến, khi ấy tôi đang đi phía trước thì một thành viên trong đoàn tên là Châu Giang cầm một cây nhỏ chạy vọt lên hỏi: Thầy ơi, cây gì đây? Đó là ngày 19/3/1973, vào lúc 9 giờ sáng. Tôi nhìn bàng hoàng rồi hỏi lại: Em lấy ngọn cây này ở đâu? Giang liền dẫn tôi quay lại khoảng mười bước chân và chúng tôi gặp được cây nhân sâm đầu tiên trên núi Ngọc Linh. Tôi nói nhỏ: Đây là cây mình đang tìm! Sau đó, tôi quyết định lên cao hơn.
Đến 17 giờ cùng ngày, khi dừng bên dòng suối thì đã gặp cả thảm nhân sâm dày đặc, gần như thuần chủng, mọc xanh tốt, nở hoa thơm ngát... Lúc ấy, tuy đã hết gạo nhưng chúng tôi vẫn ở lại suốt nửa tháng sống bằng rau rừng, nước nhân sâm... để nghiên cứu về đất đai, khí hậu, đặc điểm sinh thái. Khi đó, chúng tôi đã thấy không có bằng chứng sâm Ngọc Linh di cư từ Hoa Nam (Trung Quốc) xuống hay Malaysia, Ấn Độ sang. Đó là cây sâm bản địa của Việt Nam".
Ngọc Linh hay cây "thuốc giấu" của người Xê đăng
Theo dược sĩ Đào Kim Long, điều đặc biệt là sâm Ngọc Linh phân tán theo dòng nước. Vào khoảng tháng 9, tháng 10, khi chín, cây lụi đi, đổ hạt xuống đất và những cơn mưa nhỏ kéo các hạt di cư xuống dưới mọc thành cây. Vì thế, cây sâm Ngọc Linh có thể mọc ở bờ suối hoặc ngay trên hòn đá giữa suối.
Những cuộc mò mẫm trong rừng điều tra điều kiện sống, sự di cư của sâm quý khiến chàng dược sĩ trẻ bị đồng bào dân tộc nghi là biệt kích, bắt và giải về bản. "May thay, khi giải tôi về bản thì trưởng bản Đak Man nhận ra bảo nó là người nhà nên tôi mới được thả", ông Long kể.
Ngày ấy, để có được kết quả nghiên cứu đầy đủ về sâm quý, ông từng vào tận thung lũng Arêu trên đỉnh Ngọc Linh. Thung lũng Arêu ngày ấy rộng lớn và mịt mùng đến nỗi máy bay rơi ở đó thì không tài nào tìm nổi, còn người bản địa thì lắc đầu quầy quậy khi nghe nhắc đến tên. Cuối cùng chỉ có ba thầy trò Đào Kim Long luồn rừng vào tận thung lũng Arêu trên đỉnh Ngọc Linh.
Cái tên cây "thuốc giấu" của người Xê đăng cũng bắt đầu xuất hiện từ những năm tháng ông Long leo rừng, lội suối, ăn ngủ nhờ người các bản làng để nghiên cứu sâm Ngọc Linh. Nhớ lại những năm tháng ấy, ông Long nói: "Tôi đã dạy cho người Xê đăng cách dùng sâm quý. Tôi dặn họ phải giấu kỹ đi kẻo địch phát hiện. Người nọ truyền tai người kia và cái tên cây Thuốc giấu ra đời từ đó". Không chỉ được dạy cách dùng sâm quý, các bản làng như Đakman, Moza... ngày ấy còn thường được trưởng bản triệu tập đông đủ để nghe vị dược sĩ nói về cây thuốc nam, cách sử dụng và chế biến những thứ cây cỏ tưởng như bỏ đi thành vị thuốc hiệu nghiệm.
Sâm Ngọc Linh không chỉ đơn thuần là cây nhân sâm đốt trúc như sâm Nhật Bản, mà Ngọc Linh còn có những tính năng y dược mà cả sâm Nhật Bản và sâm Trung Quốc đều không có được. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Minh Đức (Trường ĐH Y Dược TP HCM) thì về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin. Trong đó, 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật (sâm Triều Tiên có khoảng 25 sanopin).
Không chỉ là lời đồn thổi mà sâm Ngọc Linh đã được các nhà khoa học chứng minh có nhiều tính năng y dược thuộc hàng "thần dược" như: Chống oxy hóa, chống lão hóa, kích thích hệ miễn dịch, phòng chống một số bệnh về ung thư, tốt cho gan, cải thiện sinh dục. Đặc biệt, sâm Ngọc Linh có những tính năng mà sâm Triều Tiên và sâm Trung Quốc không có là tính kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu, chống oxy hóa.
Sâm Ngọc Linh
Dược sĩ Đào Kim Long kể rằng, trước đây từng có chủ trương đưa cây sâm quý này xuống phát triển ở đồng bằng để nhân rộng cho nhân dân được sử dụng. Nhưng ngay từ ngày đó, ông đã khẳng định cây sâm Ngọc Linh chỉ phát triển được ở núi Ngọc Linh mà thôi, nếu chuyển đi vùng đất khác, kể cả ngọn núi khác thì cũng sẽ không còn những tính năng y dược thần kỳ như vậy nữa.
Hiện trên núi Ngọc Linh có hai vườn giống lớn, một ở phía Quảng Nam trên độ cao 1.900 mét; một ở phía Kontum trên độ cao 2.000 mét. Giá một lạng sâm Ngọc Linh loại tốt có tuổi đời khoảng 50 năm, dao động từ 10 triệu đồng trở lên. Còn với sâm Ngọc Linh hơn trăm năm tuổi thì là vô giá. Nhưng quan trọng hơn, Ngọc Linh là cây sâm bản địa Việt Nam, đặc hữu ở vùng núi Ngọc Linh, là một trong số những loại sâm tốt nhất thế giới.
Sâm Ngọc Linh thuộc loại cây thảo, cao 80-100cm. Thân rễ nằm ngang trên hoặc dưới mặt đất độ 1-3cm, mang rễ con và củ. Thân rễ có sẹo, nhiều đốt. Các thân mang lá. Tương ứng với một thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5-0,7cm. Trên đỉnh của thân mang lá là các lá mọc vòng, có 5-7 lá chét với phiến lá hình trứng ngược. Hoa mọc giữa các lá thẳng với thân. Quả dài từ 0,8-1,0 cm, rộng khoảng 0,5- 0,6 cm, khi chín có màu đỏ.
Cây mọc dưới tán rừng. Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là thân rễ củ. Cũng có thể dùng lá và rễ con. Ngọc Linh thích hợp với nhiệt độ ban ngày từ 20-25 độ C, ban đêm 15-18 độ C và có thể sống trên 100 năm.
Theo GiađinhNet

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

20 cặp món ăn kị nhau – phải "khắc cốt ghi tâm"

20 cặp món ăn kị nhau – phải "khắc cốt ghi tâm"

20 cặp món ăn này khi kết hợp với nhau sẽ triệt tiêu chất dinh dưỡng, thậm chí có thể gây hại, ảnh hưởng sức khỏe của bạn.   "Nằm lòng" 20 cặp món ăn kị nhau dưới đây, bạn sẽ biết cách phòng tránh để có một cơ thể khỏe mạnh.
1.    Xào nấu gan heo với giá đỗ
Nếu ta xào lẫn hoặc ăn gan heo với giá đỗ cùng một lúc hoặc trong thời gian gần nhau sẽ làm vitamin C bị oxy hoá. Kết quả sẽ làm giảm rất nhiều lượng dinh dưỡng của giá đỗ.
2.    Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần
Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu.
3.    Không ăn dưa leo với cà chua
Vì trong dưa leo chứa một loại men phân giải Vitamin C, khi ăn dưa leo với cà chua hay những loại thực phẩm giàu Vitamin C sẽ không tốt vì làm giảm khả năng hấp thụ Vitamin C.
4.    Sữa đậu nành và trứng gà
Không nên kết hợp sữa đậu nành và trứng gà
Sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
5.    Sữa bò và nước hoa quả chua (Cam, quýt)
Sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
6.    Uống nhiều nước có gas trong khi ăn
Không nên uống nước có ga trong khi ăn
Ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, cụ thể là làm loãng dịch vị, gây cản trở co bóp thức ăn dẫn đến viêm dạ dày.
7.    Tỏi với trứng vịt
Vì tỏi dễ cháy khét nên khi chiên với trứng vịt sẽ rất độc.
8.    Sữa đậu nành và đường đen
Đường đen có chất axit Osalic và axit malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axit sinh ra chất “lắng biến tính”, chất bổ sẽ bị giảm đi.
9.    Thịt dê, thịt chó và nước trà
Tuyệt đối không uống nước trà ngay sau khi ăn thịt chó hoặc thịt dê
Thịt chó và thịt dê rất giàu protein. Nếu vừa ăn thịt chó hoặc thịt dê mà lại uống nước trà ngay thì chất axit tanic có trong nước trà sẽ kết hợp thành protein trong thịt chó hoặc thịt dê tạo thành chất tannalbin làm se niêm mạc ruột, có thể gây ung thư.
10.    Các loại động vật có vỏ sống trong nước với chất vitamin C
Các loại động vật có vỏ như tôm nước ngọt có nhiều hợp chất asen hóa trị 5, sau khi ăn nếu uống vitamin C hay ăn những thức ăn có chứa vitamin C như ớt, cà chua, mướp đắng, cam quýt, chanh… sẽ làm cho asen hóa trị 5 biến thành asen hóa trị 3 (tức là chất thạch tín có độc bảng A có thể gây chết người).
Vì vậy đã uống vitamin C và ăn các thứ có vitamin C thì tuyệt đối không được ăn các loại động vật có vỏ sống trong nước.
11.    Củ cải trắng và các loại lê, táo, nho
Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
12.    Thịt dê kị giấm
Giấm chứa nhiều axit acetic, thịt dê chứa nhiều hoạt chất sinh học và đạm, hai thứ ăn chung sẽ khiến axit acetic phá hủy thành phần dinh dưỡng của thịt dê.
13.    Cà chua kị khoai lang, khoai tây
Cà chua chứa nhiều chất toan (chua), cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
14.    Trái hồng với cua, khoai lang
Không nên két hợp 3 loại thực phẩm, hoa quả trên
Ăn cùng lúc cũng sẽ không tốt. Loại quả này cũng không nên ăn cùng khoai lang. Bởi tinh bột trong khoai lang kích thích dạ dày tiết ra axit, tác dụng với chất chát tanin trong quả hồng, gây viêm loét và chảy máu dạ dày.
15.    Cà chua kị rượu
Cà chua chứa axit tannic, có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.
16.    Cá chép kị thịt chó
Cá chép chứa nhiều hoạt chất sinh học. Thịt chó cũng chứa những thành phần dinh dưỡng phong phú. Hai thứ ăn chung xảy ra phản ứng hóa học phức tạp, sản sinh ra chất có hại cho cơ thể.
17.    Bí rợ (đỏ) kị cải thìa
Bí rợ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.
18.    Cà rốt kị củ cải
Cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C, củ cải giàu vitamin C, hai thứ này ăn chung sẽ phá hủy các thành phần dinh dưỡng.
19.    Thịt gà với rau kinh giới
Rau kinh giới dùng chung với thịt gà sẽ gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu. Nếu ăn thường xuyên có thể khiến bạn khó đi ngoài.
20. Hoa quả nhiều axit tanic với hải sản kị nhau
Các loại quả có tính axit tanic như ổi, hồng, nho nếu ăn cùng hải sản sẽ khó tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn.
Dương Di (T.H)

Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2015

Thiên tình sử ngài tổng trấn khai mở đất Hà Tiên và sư nữ trụ trì Phù Dung Tự

Ngôi chùa Phù Dung Tự

Kế thừa sự nghiệp của cha là Mạc Cửu, người con Mạc Thiên Tích vừa trấn áp giặc giã bên ngoài, vừa dẹp loạn bọn cướp biển trên vùng biển Tây, vừa xây dựng Hà Tiên ngày càng phồn vinh. Bao công việc lo toan như thế, nhưng Mạc Thiên Tích vẫn quan tâm đến thi phú, văn chương, mà đỉnh cao là việc thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các. Để rồi từ Tao đàn Chiêu Anh Các, vị quan Tổng trấn này đã để lại mối tình tuyệt đẹp gắn liền với ngôi chùa Phù Dung Tự.

Tao đàn Chiêu Anh Các
Tao đàn Chiêu Anh Các được Trần Trí Khải - một danh sĩ người Việt Đông (Trung Quốc) - sáng lập, do Mạc Thiên Tứ (1718-1780) làm Tao đàn nguyên soái, ra đời vào năm 1736 ở Hà Tiên. Ban đầu, đây là nơi thờ Khổng Tử, chiêu tập các bậc hiền tài và giúp đỡ cho những thiếu niên ưu tú theo đuổi nghiệp văn, nghiệp võ. Sách “Đại Nam liệt truyện Tiền biên” đã ghi nhận: Mạc Cửu về Trấn Hà Tiên dựng thành quách, đặt liêu tá, làm nhiều nhà khách để đón tiếp hiền tài. Kế thừa giềng mối của cha, Mạc Thiên Tứ cũng dựng gác Chiêu Anh để thờ Tiên thánh và làm nơi đón tiếp hiền tài đến Hà Tiên lập nghiệp.
Sách “Hà Tiên trấn, Hiệp trấn Mạc thị gia phả” do Vũ Thế Dinh biên soạn năm 1818, chép: Ông Mạc Thiên Tứ phú tính trung lương, nhân từ nghĩa dũng, toàn vẹn tài đức, lại tinh thông sách vở và văn thơ của Bách gia chư tử… Ông có dựng Chiêu Anh Các để thờ Tiên Thánh, và dùng lễ vật hậu hĩ để đón mời người tài giỏi. Từ bên nhà Thanh và cả các bậc tuấn tú các nước khác nghe tiếng ông đều tụ hội đến ngày một đông.
Trong số danh sĩ "nghe tiếng mà đến" có Trần Hoài Thủy từ Việt Đông (Trung Quốc) vượt biển đến đây. Chủ và khách tỏ ra tâm đầu ý hợp. Chủ nhà Mạc Thiên Tích đem "Hà Tiên thập cảnh" trình cho tri kỷ, thầy Trần Hoài Thủy dựng cơ Tao đàn, mở hội phong nhã. Đó là năm Bính Thìn (1736). Thi sĩ Đông Hồ - người có nhiều năm nghiên cứu và gắn bó với Hà Tiên - cho biết: Đời Hồng Đức có lập tao đàn là một tổ chức văn học rất hoàn bị. Cách tổ chức Chiêu Anh Các cũng gần y như vậy. Nhân vật tao đàn Hồng Đức có Nhị thập bát tú, Chiêu Anh Các có số người nhiều hơn. Có sách chép 32, nhưng có sách chép 36. Số 36 vị này gọi là tam thập lục kiệt, tức 36 vị kiệt sĩ.
Trong số đông đảo đó, có người ở tại Hà Tiên, có người từ Thuận Quảng (tức Thuận Hóa và Quảng Nam), Gia Định, có những người ở tận Trung Hoa, phần nhiều là người 2 tỉnh Quảng Đông, Phước Kiến; vì hâm mộ thanh danh Chiêu Anh Các, cảm mến phong lưu tài vận đất Hà Tiên mà tìm đến. Trong Kiến văn tiểu lục, Lê Quý Đôn viết rằng: Chiêu Anh Các có 32 vị, ngoài Mạc Thiên Tứ chủ xướng nên Hà Tiên thập vịnh, còn có 25 nhà thơ người Hoa, 6 vị người Việt.
Giá trị nhất của Chiêu Anh Các còn để lại đến ngày nay phải kể đến “Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh” gồm 10 bài đoạn thơ chữ Nôm vịnh mười cảnh đẹp của Hà Tiên do Mạc Thiên Tứ sáng tác. Tập thơ dài 422 câu liên ngâm vừa lục bát gián thất vừa Đường luật bát cú, liên hành. Kế đến là “Thụ Đức Hiên tứ cảnh” có 88 bài thơ của 32 tác giả, họa 4 bài thơ hồi văn vịnh phong cảnh bốn mùa của Hà Tiên do Mạc Thiên Tích sáng tác. Sách đã được khắc in, trong khoảng thời gian với Hà Tiên thập vịnh. Đây là tập thi họa rất quý, chẳng những về phương diện sử liệu, văn học, còn quý về mỹ thuật, về bút tích của các danh bút trong nhóm Chiêu Anh Các. Ngoài ra, theo Trịnh Hoài Đức, trong bài Tân tự được viết năm Minh Mạng thứ hai (1821) in trong tập Minh bột di ngư, thì Chiêu Anh Các còn có các bộ sách: Hà Tiên vịnh vật thi tuyển, Châu Thị Trinh liệt tặng ngôn, Thi truyện tặng Lưu tiết phụ và Thi thảo cách ngôn vị tập.
Dù vẫn còn có người tỏ ý nghi ngờ, có hay không ngôi nhà riêng dành cho Chiêu Anh Các, nhưng theo nghiên cứu của Trương Minh Đạt (người Hà Tiên), nhờ 9 bài thơ trong tập Thụ Đức Hiên tứ cảnh còn sót lại; nhờ những phế tích vẫn còn ở chùa Phù Dung, ông Đạt đã khẳng định vị trí Thụ Đức Hiên tại Đền Khổng Tử xưa, trải qua bao biến cố, nay chính là nơi tọa lạc của chùa Phù Dung.
Mộ Mạc Thiên Tứ 
Một hiện tượng văn chương thú vị
Thi sĩ Đông Hồ đã từng thảng thốt: “Lạ lùng thay, cách nay hơn hai thế kỷ, ở góc Hà Tiên diệu viễn, đã có một tướng quân thi sĩ con cháu Minh Hương, làm được những câu thơ tiếng Việt lọc lõi, trau chuốt đến vậy”. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì viết: “Thơ văn Chiêu Anh Các hầu hết là thơ đề vịnh thiên nhiên. Tính chất ước lệ, phong cách khoa trương, sự thị vị hóa cảnh vật và thông qua cảnh vật mà phơi bày tâm trạng thỏa mãn với hiện thực, của những người may mắn cai quản một vùng đất nước... Tuy vẫn còn những sáng tác mang tính chất sách vở, khuôn sáo, nhưng chúng vẫn thể hiện được những tình cảm lạc quan yêu đời của những tâm hồn gắn bó với cuộc sống, niềm tự hào về đời sống hòa bình, no đủ và tinh thần trách cùng ý chí muốn gìn giữ nơi biên cương sao cho yên ổn, giàu mạnh. Sắc thái tích cực đó đã làm cho nhiều bài thơ mang được vẻ đẹp chân thực, giản dị, đạt đến cái nhã đạm của văn chương cổ điển”.
Mạc Thiên Tích vừa vịnh bằng thơ chữ Hán vừa viết “Hà Tiên Quốc âm thập cảnh vịnh” bằng chữ quốc ngữ, theo thể song thất lục bát. Chứng tỏ thi sĩ này rất thạo tiếng Việt của mẹ mình. Tập thơ Hà Tiên thập vịnh gửi đi khắp nơi và được 66 thi sĩ khắp nước và cả Trung Quốc họa vần gửi về Hà Tiên được in khắc. Tao đàn Chiêu Anh Các do Mạc Thiên Tích chủ xướng đã xuất bản tới 7 tập sách chữ Hán và một tập thơ chữ Nôm 10 bài họa 10 cảnh Hà Tiên xen những khúc ngâm song thất lục bát dài 422 câu rất điêu luyện.
Nhà văn Nguyễn Hiến Lê viết: Trong xứ (Hà Tiên) có miếu thờ Khổng Tử mà từ vương (tức Mạc Thiên Tứ) đến dân ai cũng thờ. Có một nhà nghĩa học dạy các thanh niên ưu tú, nghèo không thể tự túc theo học được. Những người Trung Hoa sang đây mà có khả năng văn học thì mới được mời đến đó dạy học… Trong khi đó, đừng nói chi Gia Định, ngay cả ở Thuận Hóa cũng chẳng có một thi đàn nào cả. Sự kiện ấy quả thực chưa hề xảy ra trong lịch sử văn học (Việt). Ta thử tưởng tượng một nhóm người di cư qua một nước khác, dựng nghiệp ở một nơi hẻo lánh nhất, mà chỉ nửa thế kỉ sau, làm cho nơi đó thành một đất văn vật nhất trong cõi, góp công vào văn học xứ đó bằng chữ của mình và bằng cả thổ ngữ, thì có lạ không chứ! Tiếc thay, nền văn học Hà Tiên bừng lên rực rỡ được có ba mươi mốt năm; đến năm 1771, Hà Tiên bị quân Xiêm đánh chiếm, Thiên Tích phải chạy về Gia Định. Chiêu Anh Các tan rã, sách vở bị tiêu hủy; năm 1778 Thiên Tích phải trốn tránh Tây Sơn, qua Xiêm, và hai năm sau, 1780, ông tuẫn tiết ở kinh đô Xiêm; từ đó Hà Tiên cũng cùng họ Mạc mà suy tàn.
Mối tình mang tên Chiêu Anh Các
Tao đàn Chiêu Anh Các càng thêm giá trị lịch sử, văn chương khi nó gắn liền với chuyện tình của Tổng trấn Mạc Thiên Tích với sư nữ trụ trị chùa Phù Dung Tự, ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Tiên ngày nay. Theo những gì mà sử sách còn để lại cho hậu thế, thì thời ấy ở Hà Tiên có một người con rất đẹp lại giỏi văn chương tên là Phù Cừ, tên thật là Nguyễn Thị Xuân. Cô là thứ nữ của một di thần nhà Lê tên Nguyễn Đình. Khi nhà Mạc lên thay nhà Lê, ông nghe danh ở nơi cuối trời có Tổng trấn - văn nhân Mạc Thiên Tứ rất mến mộ người tài, Nguyễn Đình đã cùng hai con vượt thiên lý vào cư ngụ tại Hà Tiên. Con trai tên Nguyễn Đính giỏi kiếm thuật, ra giúp họ Mạc trấn giữ đất Hà Tiên; còn em gái giỏi thơ văn, gá nghĩa cùng Mạc Thiên Tứ sau cuộc gặp gỡ tại tao đàn Chiêu Anh Các, trở thành Ái cơ (thứ phi) của quan Tổng trấn. Để rồi ngôi chùa Phù Dung gắn liền với chuyện tình của Mạc Thiên Tích và cô gái Phù Cừ.
Tuy các nguồn thông tin có ít nhiều khác biệt, nhưng cốt truyện vẫn khá giống nhau. Đó là, trong một đêm Tao Đàn khai hội, có một người con gái vì mê văn chương tên là Phù Cừ đã cải dạng nam trang trong lớp áo thư sinh đến dự Tao Đàn. Không chỉ đến dự và thưởng thức tài thơ văn của hội Tao đàn Chiêu Anh Các, người con gái giả trai còn tham gia thi vịnh làm sửng sốt mọi người. Trước hàng ngũ thi hào tiền bối, Phù Cừ đã xuất sắc hoàn thành bài thơ Nôm theo đúng chủ đề của Mạc Tổng Trấn đồng thời cũng là Nguyên Soái Tao Đàn đề ra: Nguyên Dạ Qua Đăng, Chiêu Anh Thắng Hội.
Bài thơ như sau: "Đêm xuân hội mở tuần trăng mới/Áo gấm thanh vân phô điện tích/Đây Chiêu Anh Các ngời châu ngọc/Non nước thần tiên mừng có Chủ/Đốt qua đèn đưa sáng ánh trăng/Lòng son đơn quế dãi cung hằng/Kìa quản Hàn Cung rạng tuyết băng/Có nhàn mừng cỏ mặt qua đăng".
Tiếp theo, theo yêu cầu của Mạc Tổng trấn, Phù Cừ lại cất cao giọng ngâm 10 bài Hà Tiên Thập Vịnh bằng thể thơ Hán Nôm do chính Mạc Hầu vừa mới sáng tác khiến cho toàn thể hội Tao Đàn ngạc nhiên thán phục. Người thư sinh có dáng dấp thật nhu hoà, phương phi mỹ tú, lại còn có giọng ngâm lảnh lót như phượng hót oanh ca khiến vị Tổng binh Tao Đàn càng thêm sửng sốt, ngất ngây. Linh tính mách bảo hay có sợi dây vô hình nào đó liên kết hai tâm hồn, hai con người, Mạc Tổng trấn rời khỏi hội Tao đàn mà cứ thấy lòng ngây ngất, không nguôi nỗi nhớ nhung “chàng” thư sinh trẻ tuổi, tài cao ấy. Cũng từ đêm ấy, Mạc Hầu đã âm thầm dò xét và quả đúng như lời dự đoán của Mạc Hầu, giai nhân đã lộ bày chân tướng trong màu áo thư sinh.
Kỳ tới: Nàng ái phi trong chậu úp