Trang

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

HÃY LÀM CHỦ MỘT CON CHÓ

Dưới đây là các luật và nguyên tắc mà người chủ nuôi nên tuân theo để chắc chắn con chó của mình biết vị trí của nó trong một "bầy" người. Nếu con chó của bạn bảo vệ thức ăn của nó hay gầm gừ thậm chí sủa vào mặt người nuôi hoặc người thân trong gia đình thì đây là lúc phải áp dụng nghiêm khác những luật này. Những con chó cần biết một vị trí rõ ràng trong đàn, một con chó không biết rõ ràng vị trí của nó trong đàn thì rõ ràng, đây là một con chó bất hạnh! Thỉnh thoảng một con chó sẽ không thể hiện những hành vi hung dữ, tuy nhiên con chó sẽ bất thình lình cho ta thấy những sự độc lập của mình như một mối lo ngại như những hành vi quậy phá khi chủ rời khỏi nhà. Một con chó cướp thức ăn trên tay người không xem người ra cái đinh gì và dĩ nhiên con chó đó không xem người chủ là một con đầu đàn. Con chó sẽ tự hỏi về vị trí của nó trong đàn (ở đây bao gồm gia đình ta + con chó), điều này thỉnh thoảng dẫn đến việc con chó của bạn sẽ thể hiện những hành vi quậy phá vì nó đang bối rối và thể hiện mối lo ngại cho vị trí trong gia đình. Một con chó biết rõ về vị trí của mình trong "bầy" người là một con chó hạnh phúc. Những con chó không phải là những con chó bối rồi và có thể thể hiện những hành vi không mong muốn bởi vì những thứ này :
1. Việc số 1 trong cách chúng ta giao tiếp với con chó trong vai trò là người trưởng bầy của bạn là dắt con chó đó đi dạo. Không phải là kiểu ta cho nó lên xe đi chơi hoặc thả nó ra vườn chơi mà phải là đi theo một bầy, đây là lúc con chó sẽ đi sát chân với người hoặc đằng sau người chủ và dĩ nhiên là chủ phải dẫn dây và là người dẫn đường. Điều này là quan trọng với mọi con chó, vì trong tâm trí của bọn nó, đầu đàn lúc nào cũng phải dẫn đường và chỉ ra một nơi mà cả bầy phải đến. Một con chó không được cho phép ngửi hoặc "tiêu diệt" ở bất cứ nơi nào, bạn phải là người cho phép nó làm việc đó. 1 cú đánh dấu ở 1 cây là quá đủ cho 1 con chó đực. Con chó phải lúc nào cũng tập trung khi đi bộ chung với người, đi theo hướng của chúng ta chỉ, không phải lo lắng về việc chọn đường đi. Việc đi dạo này nên được áp dũng mỗi ngày, vừa là cách giải tỏa năng lượng thừa cho chó, vừa là cách thỏa mãn bản năng của con chó về việc di chuyển như những nhu cầu khác của nó. Những con chó tích trữ năng lưỡng bên trong và không được "di dân" theo bản năng của mình sẽ phát triển những tật rất xấu mà hầu hết những người nuôi cho rằng đó là những đặc điểm về giống. Nên biết trong tự nhiên con chó không thiết lập một nơi sinh sống nhất định mà nó sẽ di chuyển theo nguồn thức ăn. Việc này sẽ làm con chó hạn chế bản năng lãnh thổ của mình.
2. Tất cả mọi người phải ăn trước bọn chó, Đầu đàn luôn được ăn trước. Khi bạn cho chó ăn, hãy ăn trước 1 cái gì đó trước mặt nó., và đặt thức ăn bạn vừa ăn đến trước mặt con chó và làm cho nó nghĩ mình vừa ăn thức ăn trong chén của nó (đầu đàn luôn được ăn trước)
3. Không có bất kỳ hành vi cho chó ăn trên bàn dưới bàn kế bên bàn trong suốt bữa ăn của người.
4. Cho ăn phải có giờ định sẵn. (không xài máy cho ăn tự động vì con chó có thể chọn nó ăn giờ nào => Nó đếch cần bạn => nó là trùm trong chuồng)
5. Người nuôi không được để con chó đi qua cửa hoặc đi lên xuống cầu thang trước. Lúc nào leader cũng phải đi trước và con chó theo sau. Nếu con chó không chờ mà vào trước, lúc này phải dạy ngay lệnh " yên " và " lại đây " để nắn lại hành vi này. (lúc này là lúc ta sẽ dạy tất cả các lệnh cơ bản như sit, stay, come, out, heel, lay, không có những lệnh này thì xem như công cuộc thuần hóa con chó vứt!)
6. Khi rời khỏi nhà hay khỏi phòng, cho dù chỉ là một phút, đừng quan tâm đến con chó trong vài phút trước khi quay trở lại.
7. Một lệnh Obidience cơ bản như ngồi nên được đưa ra trước khi con chó có những trạng thái phấn khích (như đang chơi, được vuốt ve, cho ăn, cho đi bộ..vv..). Trẻ con trong nhà cần ra lệnh cho con chó ít nhất 1 ngày 1 lần và phải thưởng cho con chó những gì nó thích khi nó nghe lệnh. Lệnh ngồi là đơn giản nhất. Không được thưởng bất kỳ thứ gì khi con chó không làm theo lệnh. Bạn phải cho con chó hiểu rằng : không có cho mày ăn free. Bữa ăn, nước, đồ chơi, và ngay cả tình thương cũng như vuốt ve nó đều phải trả một cái giá của nó là nó phải nghe lời bạn và làm một việc gì đó kể cả cái việc rất đơn giản là ngồi xuống, lại đây hoặc ngồi chờ được ăn, được thưởng ngay trước mặt nó. Phải chắc rằng, con chó ăn trên tay bạn nhẹ nhàng. Không được tha thứ cho một con chó tục ăn, cạp lấy cạp để cho dù thức ăn ở trên tay.
8. Bạn không nên nằm trên sàn nhà mà xem ti vi khi con chó đang lăng xăng quanh bạn và không ai được lăn ra sàn khi đang chơi với nó. Con người không bao giờ được nằm bằng hoặc thấp hơn con chó.
9. Khi có khách đến nhà, bạn là người ra chào khách trước và con chó phải là con cuối cùng được người khách chú ý đến. (Đầu đàn sẽ tiếp đón người lạ mặt, và cho cả đàn biết khi nào an toàn để cả đàn có thể tiếp xúc với người lại - trong đầu con chó nó biết có thế đúng là ngu như chó Smile)
10. Khi con chó nằm ngang đường đi của mình, đừng có né qua một bên. Quát nó tránh ra hoặc bước thẳng qua người nó mà đi.
11. Trong quá trình thể hiện mình là bầy trưởng của bầy, không được ôm nó. Một con chó đang sung và muốn thể hiện rằng nó có thể là trưởng bầy thì đây sẽ là cơ hội để nó thể hiện sức mạnh . (dễ có máu đổ à)
12. Khi mình nhìn con chó và giao tiếp bằng mắt như lườm, nhìn nó. Nó phải đảo mắt đi chỗ khác trước. Nhưng nếu con chó chưa nhìn đi chỗ khác mà mình nhìn trước nó thì đây là điều rất là tệ. Ta đã khích lệ con chó rằng : "mắt mày ghê quá, mày quyền lực quá, tao không dám nhìn mày". Không để trẻ con nhìn chằm chằm vào mắt chó trong nhà, vì nếu bọn trẻ nhìn hướng khác trước hoặc chớp mắt trước bọn chó sẽ tự hiểu => Tao là trùm, tao ngon hơn mày!
13. Con chó không được cho ngủ cùng giường với con người. Bầy trưởng được ngủ chỗ thoải mái nhất. Con chó phải ngủ ở chỗ có vị trí thấp hơn như sàn nhà, gầm giường, hoặc chỗ mình cho nó ngủ (trong chuồng của nó). Nếu có cho nó ngủ chung giường, trường hợp này phải cho nó ngủ ngay dưới chân mình và nó không được phép có hành động đẩy, lấn hoặc giành gối với chủ.
14. Con chó không được cho phép cắn hoặc ngậm tay bất cứ ai, ngay cả trong khi đang chơi.
15. Bất cứ sự quan tâm nào dành cho chó nên được thể hiện khi người chủ quyết định sẽ làm việc này. Không đước thỏa mãn nó khi nó nhìn bạn gào, cào cấu, ngoắc ngoắc hoặc làm bất kỳ hành động nào làm bạn chú ý, điều này chỉ làm cho nó nghĩ tao là chúa tể, tao là chúa tể. Cần thiết phải trừng phạt những hành vi này, nhất là chó con. Những con chó con luôn thể hiện nó muốn cái gì, điều này phải tránh vì ta đang khuyến khích con chó trở nên tự chủ hơn và nguy hiểm hơn!
16. Trò chơi hoặc chơi với đồ chơi đều phải bắt đầu và kết thúc bởi con người.
17. Những con chó thích thể hiện và thích gầm gừ không được phép nằm trên Sofa nhà bạn. Chỗ trên sofa là chỗ của bầy trưởng, chó phải nằm dưới sàn. Muốn cho nó lên, bạn phải là người cho nó lên, và dĩ nhiên nó muốn xuống thì bạn vẫn là người cho phép nó đi xuống.
18. Không chơi kéo có cũng như giành giật đồ với nó nếu không chắc sẽ thắng 100%. Lúc này bạn đang mất điểm với nó và đang cho nó thấy nó khỏe hơn bạn -> nó là bầy trưởng.
19. Con chó phải đc dạy lệnh nhả hoặc thả ra. Tất cả vật nào trong miệng chó đều phải được lấy ra một cách dễ dàng bởi tất cả mọi người trong nhà.
20. Con chó không có cái gì thuộc về nó, tất cả là của người. Bọn nó chỉ mượn xài. Mình có thể lấy tất cả những vật dụng của nó và nó phải không có phản ứng nào. Kể cả nó đang ngậm cục xương thì mình bảo nhả nó vẫn phải trả.
21. K hi đi dạo, con chó không được kéo dây đi theo ý nó. Khi nó làm thế nó đang dẫn đường và chắc chắn bầy trưởng phải là người dẫn đường. (trong tự nhiên, đầu đàn luôn dẫn đường và dẫn đầu những cuộc đi săn, khác với trí tưởng tượng của ta là bầy trưởng chỉ việc ra lệnh, con chạy đến con mồi đầu tiên sẽ là con đầu đàn)
22. Khi cho ăn, đặt cái bát xuống, con chó phải chờ khi nào có hiệu lệnh cho ăn mới được ăn. Nếu nó chạy đến ăn, phải ngăn nó lại. Có điều đừng nói nhiều, con chó là con giao tiếp câm tức là nó không có sủa vào mặt nhau để giao tiếp, mà nó cảm nhận cái năng lượng bên trong của đối tượng, nó cũng sẽ cảm thấy năng lượng cảu bạn. Chó có thể đọc được cảm xúc của con người cho nên đứng thẳng và nghĩ mạnh và phải tự tin. Không được lo lắng, con chó sẽ thấy được và đánh giá là bạn "bất lực". Đây là lúc mà con chó nổi dậy để chiếm quyền điều khiển cả bầy (Không vì nó thích quyền lực mà nó muốn con đầu đàn trong bầy phải là con mạnh mẹ nhất). Ra lệnh cho con chó trước khi cho ăn (lệnh ngồi). Nếu nó tuân lệnh ngồi, nó sẽ không ăn. Làm lại trong khoảng 20p hoặc hơn. Lặp lại cho đến khi con chó nghe lời. Khi con chó bình tĩnh lại và đợi để được ăn (tai cụp, hạ đầu, nằm xuống cũng tốt nếu nó vẫn cụp tai và không có dấu hiệu nào cho thấy nó sẽ gầm gừ) nhẹ nhàng mời nó ăn (ăn đi, ăn thôi, ăn nào). Những người trong gia đình cũng nên tập cho chó ăn kiểu này!
23. Chó nhỏ hoặc chó con muốn được bế lên hay bỏ xuống không nên có được cái nó muốn hoặc cho đến khi nó có một hành vi yên lặng có thể chấp nhận đc. Nó sẽ không đc đặt xuống cho đến khi nằm im trong tay bạn.
24. Không được để trẻ con chơi một mình với chó hoặc khi không có ai có quyền bầy trưởng.
25. Củng cố địa vị bầy trưởng mỗi ngày bằng cách bắt con chó ngồi hoặc nằm từ 10 - 30p. Nếu nó cố gắng đứng dậy, tìm mọi cách sửa sai cho nó.
26. Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng, khi ở bên cạnh con chó của mình, là người bầy trưởng, bạn phải tránh những cảm xúc như sợ hại, lo âu, khắc nghiệt hoặc, căng thẳng. Con chó sẽ cảm nhận những cảm xúc này, và có thể xem là bạn yếu đuối. Việc này sẽ làm vấn đề trầm trọng hon như con chó sẽ cảm thấy nó mạnh mẽ hơn bạn và có thể lên nắm quyền. Nói chung là phải mạnh mẽ, điềm tĩnh, quyết đoán và nhất quán. Nên nhớ, không có cách nào che giấu cảm xúc với lũ chó. Bọn nó có thể đọc được ý nghĩ thông qua việc đọc cảm xúc của bạn. Đây là ngôn ngữ của đông đảo loài vật trên toàn thế giới. Nói ít, dùng cử chỉ nhiều. Hình ảnh của mình trong tâm trí của bạn phải to, phải mạnh và phải rõ ràng. Hạ vai xuống và đứng thẳng, con chó của bạn sẽ cảm nhận thấy điều này. Đây là điều quan trọng số 1 khi giap tiếp với con chó. Con chó của bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn nếu nó biết nó có 1 bầy trưởng vĩ đại để chăm sóc cho nó. Bằng cách tập hợp những hành vi của nó trong những ngày bình thường, con chó sẽ nhận thức được bạn, con người, là số một và nó phải xếp sau bạn. Bài tập nghe lời và phân cấp độ rất tuyệt vời và giúp ích tuy nhiên huấn luyện bài Obidience 1 mình không giải quyết những vấn đề về hành vi trong bầy. Dịch và có edit một tí nhưng chung quy đây là những cái chung nhất để những người đã đang và sẽ nuôi chó giao tiếp với chú chó của mình. Một con chó hạnh phúc là một con chó sống trong một bầy có trật tự kỷ cương, được ra lệnh và được phục tùng chủ một cách vô điều kiện. Hãy là một người chủ mạnh mẽ để chú chó của mình lúc nào cũng sôi nổi, hoạt bát và không bị gọi là "Chó mất dạy"!

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Quyết định số 70/1999/QĐ-UB quy định tạm thời về việc thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trong Tỉnh Gia Lai

 UỶ BAN NHÂN DÂN                     CỘNG HÒA  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      TỈNH GIA LAI                                         Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc
       ---------------                                            ---------------------------------------
 Số: 70/1999/QĐ-UB                                 Pleiku, ngày 16 tháng 8 năm 1999

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
(Ban hành quy định tạm thời về việc thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trong Tỉnh Gia Lai)

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
- Căn cứ điều 41 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 1994;
- Căn cứ vào Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố ngày 31//8/1994;
- Căn cứ Nghị định số: 112/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 25/8/1984 “V/v thu thủy lợi phí”;
          Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai.

QUYẾT ĐỊNH
          Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về việc thu thủy lợi phí các công trình thủy lợi trong tỉnh Gia Lai.
          Điều 2: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ban hành, những quy định của UBND Tỉnh về việc thu thủy lợi phí trước đây đều bãi bỏ.
          Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá, Chủ tịch UBND huyện, thành phố Pleiku, Giám đốc công ty thủy nông Gia Lai, các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy nông và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận:                                                                     T/M . ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
+ Bộ NN&PTNT.                                                                               CHỦ TỊCH
+Thường trực Tỉnh ủy                                                                            
+ Thường trực HĐND Tỉnh                                                               Đã ký
+ Như điều 3                                                                              Đào Quang Phổ
+ Sở KH & ĐT
+ Cục QLV &TSDNNN
+ Đài PT& TH Tỉnh                                                                             
+ Sở VH-TT
+ Lưu VT-NL-TH.                                                            
                                                                                 

UỶ BAN NHÂN DÂN                  CỘNG HÒA  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
       TỈNH GIA LAI                                         Độc Lập - Tự do - Hạnh phúc

        QUY ĐỊNH TẠM THỜI
Về việc thu thuỷ lợi phí các công trình thuỷ lợi trong tỉnh Gia Lai
(Ban hành theo Quyết định số 70/1999/QĐ-UB ngày 16/8/1999 của UBND tỉnh Gia Lai)
          Sau thời gian dài thực hiện Quy định số 253/QĐ-UB ngày 6/6/1985 “Quy định thu thủy lợi phí” do UBND Tỉnh Gia Lai – Kon Tum trước đây ban hành, đến nay quy định trên không còn phù hợp với tình hình thực tế do mức thu chưa tương xứng với từng loại hình dịch vụ, công tác tổ chức quản lý chưa đảm bảo theo quyết định số 13/1999/QĐ-UB của UBND Tỉnh về việc ban hành Quy định phân cấp quản lý, khai thác bảo vệ công trình thủy lợi;
          Để phục vụ có hiệu quả và phát huy năng lực của từng công trình thủy lợi, không để tình trạng chỉ biết khai thác mà không đầu tư lại nhằm đảm bảo công trình không xuống cấp, tăng thêm tuổi thọ. Trong khi chờ Bộ Nông nghiệp & PTNT soạn thảo trình Chính phủ ban hành văn bản mới thay thế cho Nghị định 112/HĐ-BT phù hợp với các văn bản về luật và pháp lệnh đã ban hành trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, UBND tỉnh Gia Lai Quy định tạm thời về việc thu thủy lợi phí như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
          Điều 1: Thủy lợi phí là chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc xây dựng chính sách thu thủy lợi phí ở Tỉnh Gia Lai căn cứ Nghị định số 112/HĐ-BT đồng thời có tính đến đặc thù riêng của từng vùng trong tỉnh. Mức thu thủy lợi phí trong Quy định này chưa tính đến khấu hao cơ bản các công trình xây đúc, bằng đất, các máy bơm lớn là thể hiện sự bao cấp một phần của Nhà nước cho người sản xuất nông nghiệp;
          Thủy lợi phí là khoản tiền (quy đổi sản phẩm theo thời giá) thuộc chi phí sản xuất mà hộ dùng nước phải trả, phải thanh toán với đơn vị phục vụ tưới trong quá trình sản xuất. Đó là chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào giá thành sản xuất;
          Điều 2: Mọi tổ chức, cá nhân được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ công trình thủy lợi (bao gồm: tưới, tiêu, cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, vận tải thủy, nuôi cá, phát điện...) đều phải trả thủy lợi phí.
          Điều 3: Đối tượng áp dụng quy định này là các tổ chức, cá nhân được UBND Tỉnh cấp giấy phép hành nghề quản lý khai thác công trình thủy lợi (thực hiện phân cấp quản lý theo chương 3 về Quy định phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi tại Quyết định số 13/QĐ-UB ngày 3/2/1999 của UBND Tỉnh Gia Lai) và sử dụng nước của công trình thủy lợi. Thu phí sử dụng nước ngầm theo Luật tài nguyên nước có hướng dẫn cụ thể riêng;
Chương II
MỨC THU THỦY LỢI PHÍ
          Điều 4: Mức thu thủy lợi phí đối với diện tích trồng lúa
        a - Trường hợp được tưới chủ động:
VÙNG TƯỚI
CÔNG TRÌNH AYUN HẠ
VÙNG TƯỚI KHÁC
TRONG TỈNH
LOẠI CÔNG TRÌNH




VỤ ĐX
(kg thóc khô/ha)
VỤ MÙA (kg thóc khô/ha)
VỤ ĐX
(kg thóc khô/ha)
VỤ MÙA (kg thóc khô/ha)
  1. Tưới tự chảy
  2. Bơm điện (dầu)
350
450
300
400
250
450
200
400
          * Tưới chủ động là áp dụng biện pháp tưới hợp lý (dẫn nước hoặc bơm, tát) cung cấp đảm bảo đủ nhu cầu dùng nước;
          * Tưới tự chảy là nước được dẫn đến mặt ruộng không thông qua hình thức bơm, tát;
          Mức thu được tính trên căn cứ tỷ lệ của điều 5 Nghị định 112/HĐBT và năng suất lúa bình quân của ba năm liền kề, cụ thể như sau:
-Đối với vùng tưới của công trình thủy lợi Ajunhạ:
+Tỷ lệ tính 7% đối với vụ sản xuất Đông xuân  và 6% đối với vụ mùa cho tưới tự chảy;
+Tỷ lệ tính bằng 9% đối với vụ Đông xuân và 8% đối với vụ mùa cho tưới bơm;
-Các vùng tưới khác trong tỉnh:
+Tưới tự chảy: tỷ lệ tính bằng 5% đối với vụ Đông xuân và 4% đối với vụ mùa;
+Tưới bằng bơm: tỷ lệ tính bằng 9% đối với vụ Đông xuân và 8% đối với vụ mùa;
          b - Trường hợp dùng nước tạo nguồn để tưới: (Nước tạo nguồn là nước trữ lại, chặn lại do việc xây dựng công trình thủy lợi).
Thủy lợi phí thu bằng 50% của mức thu tưới tự chảy trong trường hợp được tưới chủ động.
          c- Trường hợp tưới chưa chủ động:   (Tưới chưa chủ động là vừa tưới tự chảy nhưng phải sử dụng một phần biện pháp bơm tát mới đảm bảo đủ nhu cầu dùng nước)
          -Khi hộ dùng nước còn phải sử dụng dưới 1/3 biện pháp bơm tát để tưới: Thủy lợi phí thu bằng 70% của mức thu tưới tự chảy của mục a nêu trên;
          -Khi hộ dùng nước sử dụng trên 1/3 biện pháp bơm tát để tưới: Thủy lợi phí thu bằng 50% của mức thu tưới tự chảy của mục a nêu trên;
          d- Đối với vùng bơm chuyền nhiều bậc: được thu tăng so với mức thu bơm điện (dầu) nêu trên nhưng phải có sự thỏa thuận với hộ dùng nước và thể hiện cụ thể trong hợp đồng.
          Điều 5: Mức thu thủy lợi phí đối với diện tích trồng cây cà phê
          a-Trường hợp tưới nước chủ động bằng hình thức tưới tự chảy
        - Mức thu cà phê thời kỳ XDCB là 25kg cà phê nhân/ha/năm
                     (Tính 3 năm đầu kể từ năm mới trồng)
        - Mức thu cà phê trong 3 năm đầu thời kỳ kinh doanh là 50kg cà phê nhân/ha/năm
                     (Từ đầu năm thứ 4 đến cuối năm thứ 6 tính từ năm trồng mới)
         - Mức thu cà phê năm thứ tư trở đi thời kỳ kinh doanh là 68kg cà phê nhân/ha/năm
                     (Từ đầu năm thứ 7 trở đi tính từ năm trồng mới)
          b-Trường hợp dùng nước tạo nguồn bơm để tưới:
-Bơm lấy nước trên kênh tính bằng 60% mức tưới chủ động mục a nêu trên;
-Bơm lấy nước trong lòng hồ thì thu 50%mức tưới chủ động mục a nêu trên
          Điều 6: Thủy lợi phí đối với các dịch vụ khác
a-Sử dụng nước tự chảy tưới rau, màu cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả:
Mức thu bằng 50% mức thu đối với cây lúa có thời vụ tương ứng. Trong trường hợp tưới cho vườn ươm, cây đặc sản mức thu như tưới cho cây cà phê, nếu thu cao hơn thì có sự thỏa thuận hộ dùng nước và được ghi vào hợp đồng; 
b-Sử dụng nước nuôi trồng thủy sản:
Nuôi trồng thủy sản trong hồ chứa: Thu 10kg thóc khô/ha/năm của diện tích mặt nước hồ chứa được tính ở cao trình mực nước trung bình giữa mực nước dâng bình thường và mực nước chết của hồ.
Nuôi trồng thủy sản trong ruộng, ao, đầm và không kết hợp trồng trọt: Thu 20kg thóc khô /1.000m3 nước cấp bằng tự chảy và 30kg thóc khô/1.000m3 nếu cấp bằng trạm bơm điện (dầu) thuộc công trình quản lý.
c-Sử dụng nước cho sinh hoạt, cho sản xuất công nghiệp (chế biến mủ cao su và đường):
Mức thu là 85kg thóc khô/1.000m3 nước, hộ dùng nước tự đặt đồng hồ hoặc theo thỏa thuận m3 nước sử dụng giữa hai bên. Nếu dùng nước tạo nguồn thì mức thu bằng 60% mức thu này.
d-Những nhà máy thủy điện sử dụng nước của công trình thủy lợi:
Mức thu bằng 5% sản lượng điện của Trạm thủy điện thực tế phát tại nhà máy (sản lượng điện này tính bằng đơn vị ki lô oát giờ (kwh) và quy đổi thành tiền theo giá bán điện của nhà máy.
e-Công trình không đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước:
Nếu cần thu cao hơn mức quy định để thu hồi vốn thì phải lập phương án trình duyệt theo sự phân cấp của UBND tỉnh.
Chương III
PHƯƠNG THỨC THU VÀ MIẼN GIẢM THỦY LỢI PHÍ
          Điều 7: Các tổ chức hoặc cá nhân quản lý khai thác công trình thủy lợi cùng các hộ sử dụng nước ký kết hợp đồng kinh tế hàng năm và từng vụ, trong đó ghi đầy đủ các điều khoản ràng buộc và phần thỏa thuận thêm được cấp quyết định cho phép (nếu có). Sau khi phục vụ tưới tiêu phải được thanh lý hợp đồng. Xác định số thủy lợi phí phải nộp, thủy lợi phí miễn, giảm sau mỗi vụ sản xuất và hàng năm. Thực hiện thanh quyết toán theo quy định của công tác quản lý tài chính.
          Điều 8: Đối với những diện tích trồng lúa thì thu thủy lợi phí bằng thóc khô, những diện tích trồng cà phê thì thu bằng cà phê nhân, tất cả đều quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo giá thị trường tại thời điểm thu. Thủy lợi phí đối với các dịch vụ khác thì thu bằng tiền đồng Việt Nam theo giá thị trường tại thời điểm thanh lý hợp đồng.
          Điều 9:  Thông tư Liên tích số 90/1997/TTLT/TCNN của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & PTNT ngày 19 tháng 12 năm 1997 chỉ hướng dẫn sử dụng thủy lợi phí cho các doanh nghiệp công ích QLKT công trình thủy lợi do vậy các tổ chức khác làm dịch vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi như: HTX, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân khi sử dụng thủy lợi phí thu dược phải hạch toán thể hiện đầy đủ đúng quy định của pháp luật dưới sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và được UBND cấp quản lý trực tiếp chấp nhận.
          Điều 10: Số thủy lợi phí thu tăng so với mức thu trong điều khoản của Chương 2 mặc dầu có sự thỏa thuận của hộ dùng nước nhưng các tổ chức, cá nhân phục vụ nước phải có phương án thu trình ngành chuyên môn thẩm định trình duyệt theo sự phân cấp của UBND Tỉnh.
          Điều 11: Tổ chức, cá nhân sử dụng nước phải ký kết hợp đồng với đơn vị cung cấp nước và phải nộp thủy lợi phí theo hợp đồng đúng thời hạn. Thời gian thu nộp không quá 1 tháng kể từ khi thu hoạch. Nếu không nộp đầy đủ thủy lợi phí thì cơ quan cấp nước có quyền từ chối cấp nước.
          Điều 12: Cuối vụ tưới các tổ chức, các nhân quản lý khai thác công trình và các hộ dùng nước phải tổ chức nghiệm thu trong bản thanh lý hợp đồng. Nếu việc phục vụ tưới thiếu trách nhiệm, không theo yêu cầu hợp đồng làm thất thu thì đơn vị phục vụ tưới phải chịu bồi thường thiệt hại tương xứng.
          Điều 13: Miễn, giảm thủy lợi phí
Hai trường hợp miễn, giảm là:
          -Trường hợp thiên tai gây thiệt hại nặng cho mùa màng thì được miễn giảm thủy lợi phí theo các mức sau:
+Thiệt hại 30% đến dưới 50% thì giảm 30%.
+Thiệt hại từ 50% đến dưới 70% thì giảm 50%.
+Thiệt hại 70% trở lên thì miễn.
          - Trường hợp hộ dùng nước thuộc diện xóa đói, giảm nghèo thì được miễn nộp thủy lợi phí. Những trường hợp này để được miễn giảm phải căn cứ vào đánh giá mức thiệt hại giữa các thành viên: hộ dùng nước, đơn vị phục vụ nước, chính quyền địa phương và Sở Nông nghiệp & PTNT  trình UBND Tỉnh duyệt.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
          Điều 14: Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy định này thì được khen thưởng, nếu có hành vi vi phạm các quy định đối với việc thu thủy lợi phí thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.
          Điều 15: Sở Tài chính-Vật giá, Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn triển khai quy định này và thường xuyên tuyên truyền giáo dục cán bộ, nhân dân có trách nhiệm tiết kiệm nước, bảo vệ công trình an toàn không để xuống cấp nhất là mùa mưa lũ.
          Trong quá trình áp dụng quy định này các tổ chức, cá nhân có gì vướng mắc báo cáo về UBND Tỉnh xem xét, giải quyết. Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.

                                                                   TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
                                                                                    CHỦ TỊCH
                                                                                      Đã ký
                                                                             Đào Quang Phổ

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Quyết định số 11/2013/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Gia Lai

ỦY BAN NHÂN DÂN                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
       TỈNH GIA LAI                                              Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 11/2013/QĐ-UBND                              Pleiku, ngày 07 tháng 06 năm 2013

QUYẾT ĐỊNH
Về việc Quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP   ngày 10/9/2012 của Chính phủ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ;
Căn cứ Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của  Nghị định 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ;
Căn cứ Thông tư 41/2013/TT-BTC ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 143/2003/NĐ-CP  ;
Căn cứ Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi;
Xét đề nghị của Liên Sở: Nông nghiệp và PTNT-Tài chính tại Tờ trình số 56/T5Tr-LS-NN-TC ngày 17/5/2013;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ:
I. Quy định chi tiết mức thu thủy lợi phí. tiền nước, cống đầu kênh các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:
1. Mức thu tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực ở các tiết 5, 7, 8 của điểm d, Điều 1 của Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ:
TT
Các đối tượng dùng nước
Đơn vị
Mức thu
1 – Nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thủy lợi. – Nuôi cá bè.
% Giá trị sản lượng
5%
6%
2 Sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện.
% Giá trị sản lượng điện thương phẩm
12%
3 Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, nhà hàng)
Tổng giá trị doanh thu
10%
2. Quy định cống đầu kênh ở công trình thuỷ lợi:
a) Quy định cống đầu kênh:
– Các công trình thuỷ lợi được phân cấp cho công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai quản lý (theo Quyết định số 60/2007/QĐ-UBND ngày 17/4/2007 của UBND tỉnh về việc phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai): công trình có năng lực tưới lớn hơn hoặc bằng 1.000ha, vị trí cống đầu kênh là 100ha; các công trình thuỷ lợi có diện tích nhỏ hơn 1.000ha vị trí cống đầu kênh là 50ha; các công trình ở các địa bàn khó khăn theo quy định của nhà nước vị trí cống đầu kênh bằng 30ha.
– Các công trình thuỷ lợi do địa phương (UBND các huyện, thị xã, thành phố) tổ chức quản lý, khai thác thì vị trí cống đầu kênh bằng 20ha; các công trình ở các địa bàn khó khăn theo quy định của nhà nước thì quy định cống đầu kênh bằng 10ha.
b) Các tổ chức hợp tác dùng nước thoả thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau vị trí cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội đồng), mức trần phí dịch vụ lấy nước không được vượt quá 50% mức thu thuỷ lợi phí và mức thu tiền nước được quy định trong Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ.
Trường hợp tổ chức quản lý công trình, kênh mương có quy mô diện tích phục vụ lớn hơn quy mô cống đầu kênh quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này thì thực hiện theo Khoản 3, Điều 18 của Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT ngày 12/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
II. Các nội dung, điều khoản khác thực hiện theo Nghị định 67/2012/NĐ-CP ngày 10/9/2012 của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư 41/2013/TT-BTC  ngày 11/4/2013.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 và thay thế Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND  ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc quy định chi tiết một số nội dung thực hiện Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính Phủ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan; Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: -Như điều 3;
-Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
-Bộ Tài chính (b/c);
-Thường trực Tỉnh uỷ (b/c);
-Thường trực HĐND tỉnh;
-Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
-Cục Kiểm tra văn bản – Bộ tư pháp;
-Sở Tư pháp;
-Các Phó CVP UBND tỉnh;
-Trung tâm tin học tỉnh;
-Lưu VT, KTTH, NL.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Phạm Thế Dũng

Lễ, nghĩa, liêm, sỉ

(Thư viện VLOS lược bỏ phần giới thiệu của tác giả so với bản gốc [1])
LaoTuvan.jpg
Chúng tôi quan niệm rằng đại học không phải chỉ là nơi để truyền thụ văn chương, kỹ thuật, triết lý suông, mà chính còn phải là môi trường để tạo nên những con người toàn diện, biết sống xứng đáng của danh hiệu con người, biết trọng nhân cách, danh dự, biết kính trên, nhường dưới, biết xả kỷ vị tha, biết hy sinh cho đại nghĩa.
Chính vì thế trong bài thuyết trình của tôi nhưng cũng là của trường này, chúng tôi muốn chọn đề tài: Lễ, Nghiã, Liêm, Sỉ.
Đề cập đến Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ ngày hôm nay, trong giờ phút long trọng của buổi lễ khai trường này, tức là muốn dùng chiêu bài Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để đặt nặng vấn đề đức dục, vấn đề giá trị tinh thần, tình tương thân, tương kính và tình đoàn kết để phuc vụ cho xứ sở, phụng vụ cho tương lai.
Sở dĩ chúng tôi đề cập đến vấn đề Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ nhất là thấy từ ít lâu nay, do ảnh hưởng chiến tranh tàn phá, cũng như do ảnh hưởng nếp sống vật chất văn minh, người Việt Nam chúng ta đã mục kích nhiều cảnh băng đọa tinh thần, những nếp sống phù du sốc nổi, những thái độ buông thả quá trớn, không có đếm xỉa gì đến đạo lý cương thường.
Nay là thời hậu chiến, là thời chúng ta phải sửa sang lại tất cả những tàn phá về phương diện vật chất lẫn tinh thần đó. Những tàn phá về vật chất có thể được sửa chữa bằng tiền bạc, nhưng những tàn phá về tinh thần thì chỉ có thể sửa chữa được bằng công trình cổ súy và phục hưng lại nền đạo lý cổ truyền, khuyến khích mọi người phải tu tỉnh phải sống theo cương thường, phải tiết độ, phải cần cù lao tác.
Hầu chuyện cùng quý vị và anh em sinh viên hôm nay về Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ chúng tôi cũng còn có mục đích là tiếp tay với cụ Trọng Nghĩa, một vị thượng khách của trường, hiện có mặt nơi đây, một vị lão thành khả kính đã gần 80 tuổi đầu mà từ nhiều năm nay đã tốn công, tốn của để hô hào trên mặt báo chương cũng như trên các đài truyền thanh, truyền hình để quảng bá sâu rộng vào trong quần chúng 4 chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ ngõ hầu vãn hồi nhân tâm, thế đạo.
Vì thế mà mấy năm nay, chúng ta thường thấy trên mặt các báo Chính luận, Hòa bình, Sóng thần, Tiền tuyến, những khẩu hiệu: Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.-Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ còn, Việt Nam còn v.v…
Thưa quý vị,
Chủ trương dùng bốn chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để phục hưng tinh thần đạo đức cho quốc gia dân tộc là một chủ trương cố hữu từ ngàn xưa.
Cách đây 2600 năm, Quản Trọng (- 645) khi làm tướng quốc nước Tề, đã áp dụng 4 chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ để làm quốc sách chấn hưng tinh thần đạo đức cho dân.
Quản Tử nói: «Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ là Tứ duy tức là bốn đầu dây của một nước. Bốn đầu dây ấy nếu không dương lên được thì nước sẽ diệt vong.»
Nguyên văn của thiên Mục dân trong sách Quản Tử như sau:
«Nước có 4 đầu dây. Một đầu dây đứt thì phải nghiêng. Hai đầu dây đứt thì nước phải nguy. Ba đầu dây đứt thì nước phải đổ. Bốn đầu dây đứt thì nước phải diệt.
«Nếu nghiêng thì còn làm cho ngay lại được; nếu nguy có thể làm cho yên được; nếu đổ có thể nâng lên được; nếu diệt vong, thì không thể nào gây dựng lại được nữa.
«Thế nào là tứ duy?
Một là Lễ, hai là Nghĩa, ba là Liêm, bốn là Sỉ.
Lễ là không vượt quá chừng mực tiết độ.
Nghĩa là không hành động theo lối riêng tư (mà làm điều hợp lý).
Sỉ là không làm điều sằng bậy.
Bởi không vượt quá chừng mực nên người trên sẽ vững ngôi.
Bởi không hành động theo lối riêng tư, nên người dân sẽ không xảo trá.
Bởi không che dấu lỗi xấu của mình, nên hành vi tự nhiên sẽ hoàn hảo.
Bởi không làm điều xằng bậy, nên những chuyện gian tà sẽ không sinh.» [2]
Ngày nay, khảo lại vấn đề, xin quý vị hãy cùng tôi đào sâu hơn cân nhắc kỹ càng hơn, có như vậy chúng ta mới thưởng thức được cái hay cái đẹp của người xưa. Tôi xin lần lược bàn về từng chữ Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ.

Mục lục

[ẩn]

LỄ

TieuBinhTrinh.jpg
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa.
  1. Lễ trước hết là một danh từ chung bao quát mọi định luật thiên nhiên chi phối vạn vật quần sinh. (Ensemble des lois naturelles)
  2. Lễ là nghi lễ, là tất cả các bổn phận con người đối với trời đất, tổ tiên (Céremonies, rites religieux, rituel, céremonial).
  3. Lễ là tất cả các quy luật chi phối sinh hoạt tâm thần con người. (Lois morales)
  4. Lễ là tất cả các các tổ chức chính trị xã hội (organisation politique et sociale) có thể đem đại hòa, đại thuận đến cho nhân quần.
  5. Lễ là những cách cư xử tiếp nhân, đối vật thanh lịch, khéo léo (Bonnes manières, convenances, décence, bonne conduite, bonne tenue, courtoisie, bienséance, politesse).
  6. Lễ là phong tục, tập quán hay nói đúng hơn là tất cả những gì gọi là thuần phong mỹ tục (Usages et coutumes, tradition).[3]
Gần đây các học giả Âu Châu, như Escarra[4], như Needham[5] đã tìm hiểu sâu xa về chữ Lễ.
Các ông cho thấy rằng dân Trung Hoa cũng như các dân tộc khác, xưa nay thường sống theo hai bộ luật.
Một là theo bộ luật tự nhiên, do Hóa công đã ấn định. Bộ luật này được gắn liền vào với tính chất vạn hữu nhân quần. Bộ luật này chi phối vạn hữu từ các vì tinh tú trên trời, đến con người nơi gian thế. Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên là Lễ.
Hai là theo bộ luật nhân tạo, do chính quyền lập ra. Bộ luật này vì là nhân tạo, nên có khi hợp lý có khi không hợp lý và thường có tính cách gò bó, khô khan, cứng cỏi không uyển chuyển như những định luật tự nhiên.
Trung Hoa gọi những định luật tự nhiên này là Pháp, hay Pháp luật.[6]
Từ khi đức Khổng ra đời cho đến khi các Nho gia chân chính sau này, nhất nhất đều chủ trương dạy con theo nững định luật tự nhiên, theo những định luật tâm lý, nhân sinh, tức là phải theo Lễ.
Chủ trương Lễ trị này cũng còn được gọi là Nhân trị.
Chủ trương Lễ trị hay Nhân trị có thể toát lược như sau:
Muốn sống một đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia hay xã hội hạnh phúc, ý nghĩa, đầm ấm, hòa hợp, cần phải biết rõ định luật thiên nhiên chi phối vạn vật, chi phối sinh hoạt cá nhân và đoàn thể.
Muốn tìm cho ra những định luật thiên nhiên cần phải:
  • Biết quan sát ngoại cảnh.
  • Biết tâm lý.
  • Khảo lịch sử, phong tục.
  • Dựa theo lẽ phải.[7]
Có vậy mới suy ra được hoạt động, cư xử lý tưởng. Những định luật thiên nhiên chi phối con người có thể quy kết lại thành 3 đề mục:
  1. Con người sinh ra đời cần phải biết thích ứng với hoàn cảnh. Chẳng những thế lại còn phải biết lợi dụng hoàn cảnh để mà sống cho vui, cho mạnh.
  2. Mặt khác, con người sinh ra đời còn có nhiệm vụ truyền giòng giống.
  3. Những nhiệm vụ chính yếu nhất của con người là phải tiến hóa để tiến tới chân, thiện, mỹ.
Suy ra ta sẽ có những tiêu chuẩn, những định tắc sau đây để hướng dẫn hành vi, sinh hoạt của ta.
  1. Phải biết vệ sinh, phải biết hiếu sinh.
  2. Phải lo cho có một dòng dõi hoàn hảo, lành mạnh.
  3. Phải lo gia tăng sinh lực, trau dồi tình cảm, mở mang trí tuệ, nâng cao phẩm giá, nhân cách con người, vươn mãi lên theo hướng chân, thiện, mỹ.
Vậy cái hay là cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh, thêm sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp,thêm văn minh, thêm tiến bộ.
Cái dở là cái gì làm cho đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia trở nên rối loạn, bệnh hoạn, vô lý.
Nói cách khác, cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, nâng cao phẩm cách con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao là hay.
Cái gì làm con người trở nên cục cằn, ti tiện, gian manh, tàn ác, trở nên thoái hóa giống như muông thú là dở.[8]
Thánh quân, hiền phụ xưa khi lập ra lễ, lập ra những định tắc nhân luân đã dựa trên những tiêu chuẩn thiên nhiên hết sức chắc chắn.
  1. Vì thấy trời đất liệt bày lẽ tôn ti trật tự, nên các Ngài minh định rằng xã hội này cần phải có tôn ti trật tự, mới có thể sống thái bình hoan lạc, vì thế nên các Ngài đã minh định phận vụ cho mỗi hạng người.[9]
  2. Các Ngài minh định rằng con người cần phải theo định luật tự nhiên thì mới có thể có đời sống hay, đẹp; mà đã nói đến định luật thì phải nói đến tiết độ. Cho nên các Ngài suy ra rằng con người không thể sống một cuộc đời buông thả, nhưng làm gì cũng có một chừng mực, tiết độ.[10]
  3. Các Ngài minh định rằng con người sinh ra ở đời cần phải nhân nhượng lẫn nhau, kính trọng lẫn nhau, mới có thể đi đến chỗ đại hòa, đại thuận.
Nếu phàm gặp trường hợp bất đồng ý kiến nào, người xưa cũng cố điếu đình, nhân nhượng để đi đến cỗ ý hiệp tâm đầu tránh mọi chuyện đổ vỡ. Chính vì thế mà ta thường hay nói: Lễ nhượng.[11]
  1. Các Ngài cũng chủ trương rằng muốn được lòng người khác, con người ta phải luôn luôn khiêm cung, nhún mình, trọng người. Chính vì thế mà khi nói đến Lễ, ta thường liên tưởng đến hai chữ Lễ phép, Lịch sự.[12]
  2. Các Ngài cũng thường quan niệm rằng thuần phong, mỹ tục chính là kinh nghiệm của tiền nhân. Chúng gói ghém tất cả những cách thức tốt đẹp để đối phó với mọi hoàn cảnh, để giải quyết mọi công việc, vì thế cần phải bảo trọng.[13]
Tóm lại nếu mọi người trong một quốc gia xã hội:
  • Sống theo những định luật tự nhiên.
  • Không tự do buông thả.
  • Biết lo trau dồi tâm thần cho một ngày một nên cao khiết, trang nghiêm.
  • Nhường nhịn nhau kính trọng lẫn nhau, lịch sự tử tế với nhau.
  • Sống theo điều hay lẽ phải thì sẽ đem đến cho mình một đời sống xứng đáng, sẽ tạo cho quốc gia xã hội một quang cảnh hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp.[14]
Mới hay Lễ chi phối mọi hành vi cử chỉ của con người, những cách giao tiếp của con người. «Lễ không cho phép đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã qui định, không cho phép xâm phạm quyền lợi của người khác, vũ nhục, khinh khi hay sàm sở với người khác.» [15]
Mục đích của Lễ là:
  • Dạy dân cho biết nhân luân, biết hiếu, biết kính.[16]
  • Nuôi dưỡng những tính tốt.
  • Ngăn chặn những tính xấu.
  • Điếu hòa đời sống tình cảm tâm tình.
  • Xác định tôn ti, thiện ác, thị phi.
  • Đem lại hòa hợp, ngăn chặn sự chia rẽ, loạn lạc.
  • Đào luyện cho con người ngày một thêm thanh lịch, thêm nhân cách.[17]
Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên, là những cử chỉ, những cách đối đãi đẹp đẽ mà muôn thế hệ đã lọc lõi, lưu truyền lại trong các nếp sống hay đẹp của dân gian, ta sẽ thấy thánh hiền Đông Á xưa đã có chủ trương hoàn toàn phù hợp với chủ trương của các bậc thượng nhân, thượng trí mọi nơi, mọi đời trên thế giới.
Aritote cũng đã phân biệt hai loại lề luật:
  • Lề luật trời hay lề luật tự nhiên.
  • Lề luật người hay lề luật nhân tạo.[18]
Cicéron cũng cho rằng: Luật tự nhiên chính là luật trời, cố sức dạy con người làm điếu hay tránh điều dở.[19]
Âu Châu xưa cũng cho rằng: Luật nhân tạo kém vua chúa; luật thiên nhiên hơn vua chúa. Vua chúa mà dạy làm điều gì trái với luật tự nhiên thì dân chúng có quyền chống đối.[20]
Thánh Thomas cũng cho rằng lề luật thiên nhiên chính là thiên lý, chính là sự khôn ngoan của trời hướng dẫn mọi hoạt động mọi biến chuyển.[21]
Luật con người làm ra chỉ đúng là luật khi nào phù hợp với lề luật thiên nhiên, còn nếu chúng đi ngược lại với luật thiên nhiên thì không còn phải là luật nữa.[22]
Hiểu Lễ là những định luật tự nhiên giúp con người sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống hòa hợp với mọi người, đoàn kết với mọi người, ta mới hiểu rõ ràng được nững câu sau đây của Lễ ký và Tứ thư:
«Con chim anh vũ tuy biết nói nhưng vẫn là chim. Con khỉ con vượn tuy biết nói nhưng vẫn là cầm thú, nên nếu con người không biết lễ thì tuy biết nói cũng vẫn là có lòng cầm thú.
«Cầm thú, vì không biết lễ nên mới có sự loạn luân, chung chạ.
«Cho nên thánh nhân lập ra lễ để dạy dân, để con người biết theo lễ mà ăn ở khác với loài vật.» [23]
Lễ là điều gì hợp lý.[24]
Lễ nghĩa là đầu mối của con người.[25]
Cho nên lễ phát nguyên từ trời, có tầm hoạt động lan khắp trần gian, bao quát vạn sự biến chuyển theo thời, thích ứng với mọi nghề nghiệp, hoạt động con người. Nơi tâm con người lễ giúp làm nảy nở các đức tính tự nhiên. Trong hành vi con người lễ bao quát mọi cách thức tặng dữ, trao đổi, mọi hành động, mọi phép lịch sự, xã giao, mọi vấn đề ăn uống, quan hôn, táng tế, bắn cung, đánh xe, yết triều, thăm hỏi…[26]
«Lễ nghĩa quy định những gì hay, những gì phải cho con người, nên rất cần yếu đối với con người. Nó dạy con người biết làm sao để trở nên đức hạnh thật sự, làm sao để hòa thuận với người. Nó giúp cho xương thịt con người trở nên cứng cát, rắn chắc, dạy con người cách nuôi người sống, chôn kẻ chết, tôn kính quỉ thần. Nhờ Lễ như là một cửa lớn, mà con người tìm ra được thiên đạo, sống thuận với nhân tình. Vì thế mà thánh nhân cho rằng cần phải biết lễ.
«Quốc phá, gia vong, nhân tâm ly tán chính là vì con người không còn biết cách sống theo những định luật của trời đất, của nhân sinh…» [27]
Cho nên muốn trị dân có hai cách.
Thượng sách thời dùng lễ trị dân. Khi ấy người trên làm gương đáng cho người dưới, sống theo định luật thiên nhiên, theo vật lý, tâm lý, thiên lý, theo danh dự, dạy dân biết nhường nhịn lẫn nhau, biết xấu hổ mỗi khi mình làm điều gì xằng bậy. Đó là Nhân trị, đó là Vương đạo.[28]
Hạ sách là luật pháp trị dân, dùng thủ đoạn trị dân, dùng hình phạt đe nẹt dân, lúc ấy dân sẽ tìm cách để trốn tránh lề luật và không còn biết xấu hổ vì những hành vi bất chính của mình nữa. Đó là Pháp trị, đó là Bá đạo.[29]
Các Pháp gia xưa như Hàn Phi Tử (chết năm 232, năm thứ 15 Tần Thủy Hoàng), Thương Ưởng (chết năm 338) (làm tướng quốc đời vua Tần Hiếu Công) đã có một đời dùng luật pháp nghiêm minh để trị dân, nhưng cuối cùng đếu thất bại, vì đó gò bó miễn cưỡng, vô nhân đạo không phù hợp với tâm lý con người.
Âu Châu ngày nay cũng đề cao Pháp trị, cũng dùng những lề luật hình pháp bên ngoài để trị dân, cũng dùng những thủ đoạn để thằng thúc, nhuyễn hoặc dân, chỉ bắt bẻ dân trên những hình thức bên ngoài, chỉ cần dân tuân theo những thể chế, qui ước bên ngoài mà thả lỏng lòng dục của dân, mặc cho các tính xấu của dân tha hồ phát triển, miễn sao là dân khéo léo tránh né được con mắt dòm hành của pháp luật, của các nhà cầm quyền, thế là đủ.
Vì thế nên thế giới ngày nay đã trở nên thác loạn. Cá nhân thác loạn vì có thể sống buông thả vô kỷ cương; gia đình thác loạn, sự tương kính tương thân trong gia đình dần dần mất đi; xã hội thác loạn, vì giá trị con người đã mất, vì lòng trọng kính thương yêu nhau cũng chẳng còn.
Cho nên ngày nay bàn về Lễ tức là muốn kêu gọi mọi người chúng ta hãy sống một cuộc đời hẳn hoi, chừng mực theo lẽ phải, xứng với danh nghĩa cao quý của con người, cổ súy tình tương thân, tương nhượng, tương, kính, cố gắng bảo tồn những thuần phong mỹ tục, những nề nếp đẹp đẽ của tiền nhân, để xã hội quốc gia đi đến chỗ đại hòa đại thuận.[30]

NGHĨA

KimNong.jpg
Nếu Lễ là những định luật tự nhiên, là tất cả những điều hay lẽ phải cầm cân nảy mực cho cuộc sống con người toàn diện, cả công lẫn tư, từ tinh thần đến vật chất, thì Nghĩa là những gì hay, những gì đẹp phải đem áp dụng vào đời sống xã hội, vào đời sống giao tế con người. Như vậy Lễ có phạm vi lớn hơn, còn Nghĩa có phạm vi hạn hẹp hơn, vì Nghĩa chỉ chi phối con người xã hội.
1) Cho nên Nghĩa trước hết phải được hiểu là mọi cách cư xử hẳn hoi.[31]
Nghĩa cũng còn là những bổn phận mà mỗi người phải tuân giữ khi đóng mỗi một vai trò trong xã hội.
Người xưa quy định mười bổn phận, gọi là thập nghĩa. Mỗi một hạng người trong xã hội lại có một bổn phận khác nhau:
Vua phải nhân.
Thần phải trung.
Cha phải khoan từ.
Con phải hiếu thảo.
Anh phải hẳn hoi.
Em phải kính thuận.
Chồng phải đường hoàng.
Vợ phải nhu thuận.
Người lớn phải thi ân.
Người nhỏ phải vâng phục.[32]
Nếu ai cũng ăn ở cho đúng với phương vị, đúng với bổn phận mình, thì thân tu, gia tề, quốc trị, thiên hạ bình.[33]
Sở dĩ ngày nay chúng ta chứng kiến những cảnh loạn lạc trong nhân quần, những cảnh băng đọa trong gia đình, ngoài xã hội, chính là vì vua chẳng ra vua, tôi chẳng ra tôi, cha chẳng ra cha, con chẳng ra con, chồng chẳng ra chồng, vợ chẳng ra vợ, anh chẳng ra anh, em chẳng ra em.[34]
3) Nghĩa cũng là sự công chính, sự chính trực, cho nên sự bất nghĩa thường được hiểu là gian tà, bất lương, bất chính.
Tôn chỉ người xưa là phải sống cho quang minh chính đại dẫu phải nghèo hèn vì thế cũng cam, còn hơn là theo đường gian tà mà được hưởng giàu sang phú quý.
Đức Khổng nói: «Ăn cơm thô, uống nước lã, co cánh tay mà gối đầu trong cảnh đơn bạc như vậy mà nhà đạo đức vẫn lấy làm vui. Chớ do nơi những hành vi bất nghĩa mà trở nên giàu có và sang trọng, thì ta coi cảnh ấy như mây nổi.»[35]
4) Nghĩa chính là sự công bình xã hội. Sống trong xã hội này, có ta mà cũng có ngươì. Ta muốn sống hẳn hoi, thì cũng phải cho người được sống hẳn hoi nữa.
Cho nên người anh hùng trọng nghĩa là những người sẳn sàng chiến đấu để dẹp tan những nỗi bất bằng, luôn luôn ra tay để bảo vệ những kẻ cô đơn hèn yếu.
«Anh hùng đã gọi tiếng rằng,
Giữa đường chẳng thấy bất bằng mà tha.» (Kiều)
5) Con người sinh ra ở đời tất nhiên phải có liên lạc chặt chẽ với nhau.
Giây liên lạc thiêng liêng nhất được tạo nên bởi huyết thống hay tình cảm, yêu đương. Ví như ta nói tình phụ tử, tình bằng hữu.
Mối dây liên lạc thứ hai cũng không kém phần quan trọng. Đó là tình nhân loại, mối tình này được tạo nên do tiếp xúc với nhau, hoặc do những cách đối xử đẹp đẽ với nhau. Có tình tức phải có nghĩa, có thương tức là phải có bổn phận.
Ta thường nói:
«Một ngày nên nghĩa chuyến đò nên quen» là vì vậy. Ta cũng còn nói:
Nghĩa quân thần, nghĩa phu thê v.v…
Như vậy, chữ nghĩa còn thường gói ghém tình thương, tình yêu. Mà thật ra, Nghĩa chính là biểu dương của lòng yêu thương. Không thương nhau, không yêu nhau, thì khó mà đối đãi với nhau cho đẹp được.[36]
6) Nghĩa là con đường hướng thượng, con đường lý tưởng của cuộc đời.
Lễ ký cho rằng nếu ta biết giữ Lễ, nghĩa là nếu ta tuân theo những định luật của trời đất, ta sẽ đạt được thiên lý, và sẽ sống thuận nhân tình.[37]
Trong khi đó thì Mạnh Tử lại cho rằng nếu ta biết chuyên lo làm việc nghĩa, chuyên lo làm điều hay lẽ phải thì trung đời ta, thì ta sẽ bồi dưỡng khí hạo nhiên của trời đất nơi mình ra. Nói cách khác, nếu ta luôn làm điều hay lẽ phải, nếu trong bất kỳ trường hợp nào ta cũng cố xử sự cho hay cho đẹp, cho hoàn toàn thì tức là ta đã thực hiện được sự hoàn thiện, đã thực hiện được tinh hoa nhân loại.[38]
Nếu nói theo từ ngữ Đại Học, thì làm việc Nghĩa, làm theo điều hay lẽ phải, ta sẽ làm cho ánh sáng Minh Đức trong ta rãi sáng dần ra bên ngoài, và có thể làm cho ánh sáng ấy lan tỏa ra khắp năm châu.
Như vậy tức là muốn thực hiện một cuộc đời lý tưởng, ta phải làm điều nghĩa, phải sống cho lý tưởng trong bất ký trường hợp nào.

LIÊM

Tuvi.jpg
Chữ Liêm có nghĩa là thanh liêm, liêm khiết.
Một người liêm khiết luôn luôn giữ cho nhân cách mình được vẹn toàn thanh danh mình được trọn vẹn, không lợi dụng địa vị mình để chiếm công vi tư, để bóc lột nhũng nhiễu đồng loại.
Sách Chu Quan xưa đã dùng chữ Liêm để bao quát mọi đức tính của một người đứng ra đảm đương công vụ.
Theo Chu Quan, thì một công bộc quốc gia liêm chính phải: có đức, có tài, biết kính trọng nghề nghiệp, vui vẻ với mọi người, công chính vô tư, biết lễ, biết phép, biết hay dở phải trái, tóm lại một người liêm chính la một người tài đức xứng với danh vị của mình, với chức tước, phận vị của mình.[39]
Liễu Di Trung bình về chữ Liêm như sau:
«Liêm là thấy của người, không ham được một cách phi pháp. Thế tức là biết xét nét đâu là giới hạn giữa công và tư của mỗi người không dám làm điều xấu rồi tìm cách che đậy.
Quản Tử cho rằng: Không che đậy điều xấu, tức là đức hạnh vẹn toàn. «Thế là Liêm có mục đích bồi dưỡng và kiện toàn nhân cách vậy.[40]
«Lễ nghĩa là đại pháp để trị người. Liêm sỉ là đại tiết để giúp con người nên người.
«Vì nếu không liêm thì của gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm.
«Người mà đến như thế, thì họa bại vong loạn còn cái gì, mà chẳng đến.
«Phương chi kẻ làm quan mà cái gì cũng dám lấy cái gì cũng dám làm, thì làm sao mà thiên hạ không loạn, quốc gia không mất cho được.» [41]
Gương thanh liêm xưa nay rất nhiều, nhưng có lẽ cảm động nhất là gương Gia Cát Vũ Hầu. Gia Cát Khổng Minh suốt trong 12 năm trời giúp vua Thục, ra thời làm tướng võ, vào thời làm tướng văn, binh quyền nắm hết trong tay, mà rút cuộc bản thân cũng chẳng giàu có gì, lại còn gởi thân nơi chiến địa. Đến như con cái cũng chẳng được thừa hưởng gì công danh, lợi lộc của cha. Lúc xuất chính Gia Cát có 800 gốc dâu, 50 mảnh ruộng thì đến lúc chết cũng vẫn chỉ có 50 mảnh ruộng, 800 gốc dâu. Thực là liêm khiết hết mức.
Mạo Tôn Cương bình về Khổng Minh như sau: Tào Tháo, Tư Mã Ý làm tướng cũng nắm hết quyền binh như Khổng Minh. Ba người cùng có những thần cơ diệu toán khiến mọi người khâm phục. Nhưng một bên thì soán đoạt, một bên thì trung lương mà được. Một bên thì bụng riêng tư, bên thì lòng vô tư. Bên thì giao quyền lại cho con cháu, mưu đồ cho con cháu, bên thì không giao cho con cái, không mưu chiếm cho con cháu, chỉ trao người hiền tài, chỉ lo cho quốc gia. Tháo chết giao quyền cho Phi. Ý sắp chết giao quyền cho Sư Chiêu. Vũ Hầu thì không thế. Khi lâm chung giao việc thừa tướng cho Tưởng Uyển, Phí Vy. Việc Đại tướng quân thì giao cho Khương Duy. Còn Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng không hề dự đến. Ngoài 800 gốc dâu và 50 mảnh ruộng, gia đình Gia cát không con chút gì riêng để làm giàu. Thế là cái ông Khổng Minh ra tướng võ vào tướng văn, với cái ông Khổng Minh ôm gối gảy đàn…chỉ là một, chẳng có gì khác vậy. Xưa kia lúc sắp bước chân ra khỏi lều tranh, lòng đã những mong sau khi thành công sẽ chu du Ngũ Hồ như Phạm Lãi, sẽ tịch cốc như Trương Lương. Thế mà không được như sở nguyện, lại chết giữa mặt trận gió lạnh sao rơi ở Ngũ Trượng Nguyên! Than ôi! Con người như thế, dễ gì tìm thấy trong đám công danh phú quý ở đời? (Tử Vi Lang dịch thuật, Tam Quốc Chí diễn nghĩa, IV, tr.1856, 1857)
Như vậy, người xưa khi nói đến liêm khiết, những muốn đề cao nhân cách con người khi ra giúp nước, và khuyên người cầm quyền phải luôn luôn vì nước vì dân, không màng lợi lộc, chỉ cốt sao cho hẳn hoi trọn vẹn, tiết sạch giá trong.

SỈ

KimNong2.jpg
Sau hết người xưa thường đề cao chữ Sỉ. Sỉ là biết xấu hổ. Nhưng đối với người xưa, xấu hổ không phải là vì tiền bạc thua người, áo xống kém người, nhưng xấu hổ vì đã không làm tròn phận sự mình, xấu hổ vì những điếu xằng bậy mình đã làm, xấu hổ vì đã không theo được lý tưởng mình đã vạch ra.
Trong Luận Ngữ, Đức Khổng khen Tử Lộ: «Mặc áo dài bằng vải cũ rách, đứng chung với những người mặc áo lông hồ lông hạc mà chẳng hổ thẹn, đó là trò Do chứ!»[42]
Ngài cũng còn nói: «Kẻ sĩ chuyên tâm cầu đạo, nhưng còn hổ thẹn vì nỗi áo xấu, cơm thô, thì chưa đáng được nghe bàn luận đạo lý.»[43]
Luận Ngữ cho rằng:
Điều đáng xấu hổ, là bên trong thời gian ác, xấu xa mà bên ngoài thời dùng lời nói hay, bộ tịch khéo léo, lịch sự để che đậy; bề trong thì ooán ghét người mà bên ngoài lại giả tảng thân thiết với người.[44]
Điều đáng xấu hổ là khi trong nước loạn ly, mà mình dùng những phương tiện bất chính để trở nên sang trọng dư dật.[45]
Điều đáng xấu hổ là lúc nào cũng bo bo nghĩ đến lợi lộc cơm áo riêng tư, còn vận nhà, vận nước thì mặc cho gió cuốn, sống vùi.[46]
Người xưa chỉ xấu hổ khi tài đức không xứng với chức vị khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách, đẻ cho cơ đồ tan hoang đổ vỡ. Chính vì thế mà trong một cuộc đối thoại với Mạnh Tử, Lương Huệ Vương tỏ ra xấu hổ vì trrong khi cầm quyền đã thua trận, mất đất.[47]
Ngươi xưa chỉ xấu hổ khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm được cho đạo đức thi hành.[48]
Lễ Ký cho rằng người quân tử khi cầm quyền xấu hổ 5 điều:
  1. Có địa vị mà lời ăn tiếng nói không xứng đáng.
  2. Lời ăn tiếng nói xứng đáng mà hành động không xứng đáng.
  3. Đã có đức độ rồi lại làm mất đức độ.
  4. Trị dân mà dân bỏ ra đi.
  5. Người khác trị dân cũng có phương tiện như mình mà lại thâu lượm được kết quả gấp đôi.[49]
Mạnh Tử cho rằng:
«Biết xấu hổ rất hệ trọng với con người. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt đã bỏ mất tấm lòng hổ thẹn của mình rồi. Khi đã không còn có liêm sỉ như mọi người, thì làm sao mà còn là giống người được nữa!»
Tóm lại có biết trọng danh dự thì mới xứng đáng là con người. Làm người mà bán rẻ khí tiết danh dự thì làm sao mà còn có thể gọi là con người được nữa?
Thưa quí vị và quí bạn,
Đầu niên khóa mà trình báy cùng quí vị và quí bạn đề tài Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ tức là muốn nói lên ý nguyện của trường Đại Học Nhân Văn và Nghệ Thuật Minh Đức muốn đề cao những giá trị vĩnh cửu của con người, muốn khuyến khích các bạn sinh viên ra công trau dồi trí não, rèn luyện xác thân.
Chúng tôi thành khẩn ao ước các bạn sẽ trở thành những mẫu người xứng đáng biết trọng nhân cách, danh dự, biết sống theo những định luật tự nhiên biết tự xử tự giác, biết kính biết nhường, biết yêu chuộng lý tưởng biết tha thiết với những điều hay lẽ phải.
Chúng tôi hết sức ao ước quý bạn luôn luôn cố gắng phát huy mọi tiềm năng, tiềm lực các bạn, hãy cố gắng vạch ra cho mình con đường hướng thượng, con đường lý tưởng và luôn luôn hướng về tinh hoa cao đại.
Chúng tôi ước mong quí bạn lúc nào cũng sống cho hay, cho đẹp trong bất kỳ hoàn cảnh nào, và bất kỳ là đối với ai. Chúng tôi ước mong các bạn sẽ là những trung tâm sống động quy tụ lại tinh hoa, tú khí của trời đất, tinh hoa của cả hai nền văn minh Âu Á.
Chúng tôi cũng xin tặng quý bạn bốn câu thơ cổ:
«Minh kính chỉ thủy dĩ tồn tâm,
Thái sơn, kiều nhạc dĩ lập thân.
Thanh thiên, bạch nhật dĩ ứng sự,
Thanh phong minh nguyệt dĩ đãi nhân.»
Tạm dịch:
Lòng như nước lắng gương trong,
Thân như non Thái phong long cao vời.
Thanh thiên, bạch nhật đối đời,
Trăng trong gió mát với người ở ăn.
Đến đây tôi xin kết thúc bằng một câu Luận Ngữ:
«Người quân tử trước học văn chương để mở mang trí thức mình, kế đó nương theo lễ giáo mà kiễm giữ lấy nết mình nhờ vậy mà khỏi trái với đạo lý.»[50]
Ước mong anh em sinh viên sẽ lấy đó để làm những phương châm hướng dẫn mình trên con đường tu thân, cầu học. Ước mong anh em sẽ trọng lễ, nghĩa, liêm, sỉ như là những nấc thang để tiến tới chân, thiện, mỹ.

Chú thích

  1. ^ Đã đăng Tập san Minh Đức, số 8, tháng 12-1973 & 01-1974.
  2. ^ Xem Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, chương X, tr.127.
  3. ^ Cf. Séraphin Couvreur, Mémoires sur les bienséances et les cérémonies (Li Ki) Tome I. P.IX.
  4. ^ Cf. Jean Escarra, Le droit chinois, Editions Henri Vetch, Pékin, Librairie du Recueil Sirey. Paris, 1936.
  5. ^ Cf.-Joseph Needham, Science and Civilisation in China Tome 2 p.518-584.
  6. ^ Cf. Needham, Science and Civilisation in China Tome 2, pp.518-538. Human Law and the laws of nature in China and the West. -Jean Escarra, Le Droit Chinois, p.17.
  7. ^ Jean Escarra, Le droit chinois, p.59.
  8. ^ Cf. Nguyễn văn Thọ, Chân dung Khổng Tử, tr.181-182.
  9. ^ …Hỗn độn nguyên khí ký phân, khinh thanh vi thiên tại thượng, trọng trọc vi địa tại hạ, nhi chế lễ giải pháp chi nhi lập tôn ti chi vị dã. (Khổng Đĩnh Đạt) 5 Couvreur, Li Ki, I, p.527, notes) Khi nguyên khí đã phân, thì khí thỉnh thanh ở trên thành trời, khí trọng trọc ở dưới thành đất, nên người lập ra lễ, phỏng theo đó mà lập ra thứ vị thấp cao: …Phù Lễ giả sở dĩ chương nghi, biệt vi, dĩ vi dân phường giả dã. Cố quí tiện hữu đằng, y phục hữu biệt, triều đình hữu vị, tắc dân hữu sở nhượng. (Lễ Ký, Phương Ký, XXX) Lễ là dùng để làm cho rõ điều ngờ, biện bạch những điều vi ẩn, để lâm sự phòng giữ cho dân. Cho nên người sang, người hèn có bậc, y phục có phân biệt, chỗ triều đình có ngôi thứ, thì dân mời nhường nhịn lẫn nhau.
  10. ^ Phù Lễ giả, tiên vương dĩ thừa thiên chi đạo, dĩ trị nhân chi tình. (Lễ ký, Lễ vận, IX) : Lễ là tiên vương vâng theo cái đạo của trời để trị cái tình của người. -Lễ hồ, lễ hồ, sở dĩ chế trung dã. (Lễ ký, Ai công vấn). Lễ để điều chế cho vừa đúng mức. -Trung nhân chi tình hữu dư tắc xỉ, bất túc tắc kiệm vô cấm tắc dâm vô độ tắc thất túng dục tắc bại. Cổ ẩm thực hữu lượng y phục hữu tiết, cung thất hữu độ, súc tụ hữu số xa khí hữu hạn dĩ phòng loạn chi nguyên dã. (Khổng Tử tập ngữ: Tế ầu vấn, XIII) (Cf. Trần Trọng Kim. Nho giáo I, 117).
  11. ^ Thị dĩ quân tử cung kính, tốn tiết, thoái thượng dĩ minh lễ. (Lễ ký, Khí lễ, I). Vì thế nên người quân tử cung kính, sống cho có chừng mực, tiết độ, nhún mình, nhường người để làm sáng tỏ chữ Lễ…L’idéal suprême du Kiun Tseu (quân tử) est, en toutes circonstances de faire preuve, d’une juste mesure, d’une modération rituelle, qui se traduit par le gout du compromis, des concessions réciproques, de la cote plus ou moins taillée. Abuser de son avantage invoquer «son droit» sont des choses mal vues en Chine. Le grand arrt est de céder sur certains points, afin de réserver une monnaie d’échange pour obtenir des avantages ailleurs. Toute la philosophie chinoise est incluse dans cette notion de Yang (Nhượng) céder, faire preuve de modération…(Jean Escarra, Le Droit chinois, pp.17, 18) -sở dĩ trị ái nhân, Lễ vi đại; sở dĩ trị Lễ Kính vi đại. (Lễ Ký Ai công vấn, XXIV, 9). Muốn cho mọi người yêu thương nhau, cần nhất là Lễ. Muốn có Lễ cần nhất là Kính.
  12. ^ Phù Lễ giả, tự ti nhi tôn nhân. (Lễ ký, Khúc Lễ thượng, I, 25. Người biết lễ tự nhún mình để trọng người.
  13. ^ Quoi qu’il en soit, cet enseignement confucéen de la suprématie des rites surr la loi traduisant des notions longuement élaborées, depuis des oigines dans la conscience du peuple chinois demeure vivance…(Jean Escarra, Le Droit chinois, p.19) …Il y a là des textes qui reflètent intensément ce qu’il y a de permanent dans la civilisation chinoise et qui à ce titre, sont un précieux complément des lois civiles récemment promulguées. (Ibid. 162) -La conception du droit traduit fondamentalement des notions qui se sont élaborées, à l’aube d’une civilisation, dans la conscience des hommes qui ont peuplé la Chine. (Ib p.78).
  14. ^ Tứ thể cử chính, phu cách sung doanh, nhân chi phì dã. Phụ tử đốc, huynh đệ mục, phu phụ hòa, gia chi phì dã. Đại thần pháp, tiểu thần liêm, quan chức tương tự quân thần tương chính, quốc chi phì dã. Thiên tử dĩ đức vi xa, dĩ nhạc vi ngự, chư hầu dĩ lễ tương dữ, đại phu dĩ pháp tương tự, sĩ dĩ tín tương khảo, bách tính dĩ mục tương thủ, thiên hạ chi phì dã. Thị vị đại tuận. (Lễ ký, Lễ vận VII)
  15. ^ Lễ bất du tiết, bất sâm vũ bất hiếu áp. (Lễ ký, Khúc lễ, Tiết I, câu 10)
  16. ^ Tử viết: Chế độ tại lễ, văn vi tại lễ, hành chi ký tại nhân hồ! (Lễ ký, Trọng Ni yến cư, XXV). Lễ quy định mực thước phải giữ, hành động hay đẹp phải theo, nhưng giữ được là tùy nơi người. - Thị cố thánh nhân tác, vi Lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú. (Lễ ký, Khúc lễ I).
  17. ^ Tử viết: …Quân tử lễ dĩ sức tình (Lễ ký, Tăng tử vấn). Người quân tử lấy lễ làm đẹp tâm tình. - Phù lễ, tiên vương dĩ thừa thiên đạo, dĩ trị nhân chi tình. (Lễ ký, Lễ vận IX). Lễ là tiên vương vâng theo cái đạo của trời, để trị cái tình của người. - Lễ giả nhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã. (Lễ ký, Phường ký, XXX). Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ, văn vẻ để làm cái ngăn giữ cho dân. - Phù Lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị minh thị phi dã (Lễ ký, Khúc lễ thượng, I). Lễ là cốt để ohân ra trật tự, khiến cho vạn vật kông có điều gì hồ đồ, hỗn độn. - Phù Lễ giả, sở dĩ định thân sơ, quyết hiềm nghi, biệt đồng dị minh thị phi dã (Lễ ký, Khúc lễ I). Lễ cốt để định thân sơ, tránh hết lẫn lộn, nghi ngờ, phân biệt cái gì giống nhau, cái gì khác nhau cho thấy rõ cái nào là phải, cái nào là sai… - Nhân hữu lễ tắc an, vô lễ tắc nguy, cố viết: lễ giả bất khả bất học dã (Lễ ký, Khúc lễ, I). Người có lễ sẽ bình an, không có lễ sẽ nguy, cho nên nói lễ cần phải được học hỏi vậy. - Lễ khí, thị cố đại bị. Đại bị thịnh đức dã. Lễ thích hồi tăng mỹ chất (Lễ ký, Lễ khí VIII). Lễ cốt là để rèn luyện con người. Lễ giúp con người đi đến chỗ thành toàn, đi đến chỗ nhân đức, hòan thiện. Lễ giúp con người sửa nết xấu, mở mang tính tốt.
  18. ^ Political justice is of two kinds one natural (physicon) and the other conventional (nomikon) …(Nicomach, Eth.V,VII, tr. Rackham p.295. - Joseph Needham, Science and Civilisation in China, Vol 2, p.520.)
  19. ^ Cicérron (-106 te-43) of course, reflection this, saying: «Natualem legem divinam esse censet (Zeno), eamque vim obtinere recta imperantem prohibentemque contraria.» De Natura Deorum, I, 14 (tr. Brooks, p.30). -Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, p. 534.
  20. ^ Positiva lex est infra principantem sicut lex naturalis est supra. (Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, P.538)
  21. ^ Lex Oeterna nihil aliud est quam summa ratio divinae sapientine secun dum quod est diectiva omnium actuum et motionum. (Summa.I.(2). Q.93 at.I.- Joseph Needham Science and Civilisation in China, Volume 2, p. 538.
  22. ^ Every law framed by man bears the nature of a law in the extent to which it is derived from the Law of Nature. But if on any point it is in conflict with the Law of Nature, it at once ceases to be a law; it is a mere corruption of law. (Joseph Needham, Science and civilisation in China, Volume 2, p. 538).
  23. ^ Anh Vũ năng ngôn, bất ly phi điểu. Tinh tin năng ngôn bất ly cầm thú. Kim nhân nhi vô lễ, tuy năng ngôn, bất diệt cầm thú chi tâm hồ? Phù duy cầm thú vô lễ cố pụ tử tụ ưu. Thị cố thánh nhân tác, vi lễ dĩ giáo nhân, sử nhân dĩ hữu lễ, tri tự biệt ư cầm thú. (Lễ ký, Khúc lễ thượng).
  24. ^ Tử viết: Lễ giả, Lý dã. (Lễ ký, Trọng Ni yến cư. XXV)
  25. ^ Cố Lễ nghĩa dã giả nhân chi đại đoan dã. (Lễ ký, Lễ vận VII)
  26. ^ Cố Lễ tất bản ư thiên, động nhi chi địa, liệt nhi chi sự, biên nhi tòng thời, hiệp ư phân nghệ. Kỳ cư nhân dã viết dưỡng, ký hành chi dĩ hóa lực, từ nhượng, ẩm thực, quan hôn táng tế, sạ ngự, triều sinh. (Lễ ký, Lễ vận, VII).
  27. ^ Cố Lễ Nghĩa dã giả, nhân chi đại đoan dã. Sở dĩ giảng tín tu mục, nhi cố nhân coơ phu chi hội, cân hài chi thúc dã. Sở dĩ dưỡng sinh tống tử, sự qui thần chi đại đoan dã. Sở dĩ đạt thiên đạo, thuận nhân tình chi đại đậu dã. Cố duy thánh nhân vi tri lễ chi bất khả dĩ dĩ dã. Cố hoại quốc táng gia, vong nhân, tất tiên khứ kỳ lễ. (Lễ ký, Lễ vận, VII).
  28. ^ Tử viết: Đạo chi dĩ chính, tế chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách. (Luận Ngữ, Vi Chính II, 3).
  29. ^ Liêm Khê tiên sinh viết: “Cổ thánh vương chế lễ pháp, tu giáo hóa, tam cương chính, cửu trù tự, bách tính đại hòa, vạn vật hàm nhược…hậu thế lễ pháp bất tu, chính hình hà vẫn, túng dục bại độ, hạ dân khốn khổ…(Cận tư lục 0.9, tr. 1a).
  30. ^ Lễ chi dụng hòa vi quý. (Luận ngữ, Học nhi I).
  31. ^ Nghĩa giả nghi dã. (Trung Dung chương XX, Lễ ký chương XXVIII, Trung Dung, tiết II, câu 6).
  32. ^ Hà vị nhân nghĩa: Phụ từ, tử hiếu, lương huynh, đệ đễ, phu nghĩa, phụ thính trưởng huệ, ấu thuận, quân nhân, thần trung, thập giả vị chi nhân nghĩa…Cố thánh nhân sở dĩ trị nhân thất tình, tu thập nghĩa, giảng tín, tu mục, thượng từ nhượng, khử tranh đoạt, xả lễ hà dĩ trị chi? (Lễ ký, Lễ vận)
  33. ^ Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử. Khổng Tử đối, viết: «Quân nhân, thần thần, phụ phụ, tử tử». Công viết: «Thiện tai! Tín như quân bất nhân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chi?» (Luận ngữ, Nhan Uyên XII, II).
  34. ^ Tề Cảnh Công vấn chính ư Khổng Tử. Khổng Tử đối, viết: «Quân nhân, thần thần, phụ phụ, tử tử». Công viết: «Thiện tai! Tín như quân bất nhân, thần bất thần, phụ bất phụ, tử bất tử, tuy hữu túc, ngô đắc nhi thực chi?» (Luận ngữ, Nhan Uyên XII, II).
  35. ^ Tử viết: «Phạn sơ tự, ẩm thủy, khúc quăng nhi chẫm chi, lạc diệc tại kỳ trung hỹ. Bất nghĩa nhi phú tha quy, ư ngã như phù vân.» (Luận ngữ, Thuật nhi, VII, 15)
  36. ^ Nhân giả nghĩa chi bổn dã, (Lễ ký, Lễ vận, VII, tiết IV, II) Lý giả nghĩa dã. (Lễ tang phục tứ chế, 13)
  37. ^ Cố Lễ Nghĩa dã giả…sở dĩ đạt thiên đạo, thuận nhân tình chi đại đâu cả. (Lễ ký, Lễ vận VII).
  38. ^ Cảm vấn: «Hà vị hạo nhiên chi khí?» Viết: «Nan ngôn dã. Kỳ vi khí dã chí đại chí cương; dĩ trực dưỡng chi nhi vô hại, tắc tắc hồ thiên địa chi gian. Kỳ vi khí dã, phối nghiã giữ đạo; vô thị, nỗi dã. Thị tập nghĩa sở sinh dã. Phi nghĩa tập nhi thủ chi dã.» (Mạnh Tử, Công tôn Sửu, chương cú thượng, 2) Dám hỏi thầy: Sao gọi là khí hạo nhiên? - Khó giải lắm. Cái khí rộng lớn, bao la, cứng cỏi vững vàng lắm. Nếu mình thuận theo lẽ thẳng mà bồi dưỡng nó, đừng làm tổn hại nó thì nó sẽ lan ra khắp trong khoảng trời đất này. Cái khí ấy phối hợp với việc nghĩa việc đạo băng không nó sẽ hư hoại đi. Mình cần phải làm nhiều việc hợp nghĩa, cái khí hạo nhiên ấy mới sinh ra; chẳng phải làm một việc nghĩa rời rạc, mà thâu đoạt được cái khí lực ấy. Nếu mình làm việc quấy bậy chẳng thuận với lương tâm thì cái khí ấy phải hư hoại vậy…
  39. ^ Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, chương X tr.128.
  40. ^ Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, chương X tr.128.
  41. ^ Trương Kỳ Quân, Trung Hoa ngũ thiên niên sử, quyển 3, chương X tr.128.
  42. ^ Tử viết: «Ý tệ uẩn bào, dữ ý hồ lạc giả lập, nhi bất sỉ giả, kỳ Do dã dư!» (Luận ngữ IX, Tử Hãn, 25).
  43. ^ Tử viết: Sĩ chí ư đạo, nhi sĩ ác y ác thực giả vị túc nghị dã. (Luận ngữ, Lý Nhân IV, 9).
  44. ^ Tử viết: Xảo ngôn, lệnh sắc, túc cung, Tả Khâu Minh sĩ chi, Khâu diệc sĩ chi. Nặc oán nhi hữu kỳ nhân, Tả Khâu Minh sĩ chi, Khâu diệc sĩ chi.
  45. ^ Bang hữu đạo, bần thả tiện, sĩ dã. Bang vô đạo, phú thả quí sĩ dã. (Luận ngữ Thái Bá, VIII, 1)
  46. ^ Hiến vấn sĩ, Tử viết: Bang hữu đạo, cốc, Bang vô đạo cốc sỉ dã.(Luận ngữ Hiến vấn, XIV, 1)
  47. ^ Lương Huệ Vương viết: «Tấn quốc thiên hạ mạc cường yên, tẩu chi sở chi dã. Cập quả nhân chi thân, Đông bại ư Tề, trưởng tử tử yên: Tây táng địa ư Tần thất bá lý: Nam nhục ư Sở. Quả nhân sĩ chi; nguyện thí tử giả nhất tẩy chi, như chi hà tắc khả.» (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương chương cú thượng, 5)
  48. ^ Lập hồ nhân chi bổn triều nhi đạo bất hành, sỉ dã. (Mạnh Tử, Vạn Chương chương cú hạ, 5).
  49. ^ Quân tử hữu ngũ sỉ: Cư kỳ vị nhi vô ngôn: quân tử sỉ chi. Hữu kỳ ngôn vô kỳ hành, quân tử sỉ chi. Ký đắc chi nhi hựu thất chi, quân tử sỉ chi. Địa chi dư, nhi dân bất túc, quân tử sỉ chi. Chúng quả quân nhi bội yên, quân tử sỉ chi. (Lễ ký, Tạp ký XVIII, tiết IV, câu 20) Mạnh Tử viết: «Sỉ chi ư nhân, đại hỹ. Vi cơ biến chí xảo giả, vô sở dụng sỉ yên. Bất sỉ bất nhược nhược nhân, hà nhược nhân hữu?» (Mạnh Tử Tận Tâm Thượng, 7).
  50. ^ Quân tử bác học ư văn, ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù. Luận Ngữ, Ung Dã, VI, 25.

Nguồn