XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Xe Lửa (từ Krongpha – DaLat) Một Con Đường Sắt Huyền Thoại Ở Châu Á:

Xe Lửa (từ Krongpha – DaLat)
Một Con Đường Sắt Huyền Thoại Ở Châu Á:

Các bạn đã từng đến Đà Lạt, cũng đã từng đi chuyến xe lửa Đà Lạt – Trại Mát dài 8 cây số trên chuyến xe lửa với đầu kéo chạy bằng hơi nước được đốt bởi than đá ?

Hãy hoài niệm với những hình ảnh cũ xưa từ lúc hình thành tuyến xe lửa Tháp Chàm – Đà Lạt khi xưa được xây dựng từ 1903 –> 1932 với chiều dài 84 Km trong đó hơn 43 km là đường rầy răng cưa Abt với độ dốc thường xuyên từ 12‰ đến hơn 100‰ nên phải dùng loại đường rầy trên & loại đầu kéo đặc chế có trang bị hệ thống bánh răng cưa Abt, Và đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa độc đáo và độc nhất trên thế giới –“nay chỉ còn 1”.

Và hãy xem hành trình các đầu máy, các đoạn đường rầy (được cải tiến riêng cho VN leo dốc trên 120‰) đã rời Việt Nam đi Thụy Sỹ theo chiến dịch “Back To Switzerland” và hiện tại như thế nào. Nay người ta phải trã tiền vé 60 Usd/vé đễ chỉ hưởng cảm giác đó với đoạn đường không tới 25 Km với độ dốc kém xa VN…



Đoàn xe lửa đang leo trên đường răng cưa ở đèo Bellevue (Ngoạn Mục Krongpha) 1955

Cũng với đầu kéo VHX 31-201 trên (H1&2) ở Furka 1993, trước kia ở Krong Pha

1 chuyến xe lửa Tháp Chàm – Đà Lạt vào 6/6/1975 do các cựu nhân viên Hoả Xa Việt Nam vận hành,
tái xử dụng tuyến đường trong mục tiêu xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Một đoạn dốc đường sắt có răng cưa ở giữa đường ray Tháp Chàm – Đà Lạt (Xưa và nay)
Cầu Dran (Đơn Dương) trong những ngày chưa thi công  
Cầu Dran có đường rầy răng cưa (Đơn Dương) được «thi công» vào năm 2004
 
Các đầu kéo đã tập kết chuẩn bị “vượt biên” tại ga Đà Lạt 1990 theo chiến dịch “Back To Switzerland”
và đến 1993 tại Thụy Sỹ
 
Xưa & Nay
 
Gắn thêm bảng đồng có tên Việt Nam

Ngày 18/12/1965, Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị cắt băng khánh thành đầu máy hơi nước Tự Lực mang tên "Nguyễn Văn Trỗi"  
Một đầu kéo hơi nước Tự Lực được trưng bầy tại Cơ Xưởng Gia Lâm…. sau ngày đất nước thống nhất, nó được dùng để kéo đoàn tàu đầu tiên xuất phát từ Hà Nội khai thông tuyến đường sắt huyết mạch vào Nam, khởi hành ngày 31/12/1976 - Sau này nó được Ga Sài Gòn trao một nhiệm vụ đặc biệt. Đó là tiếp tục tự giới thiệu với dân chúng và khách vãng lai trong cuộc trưng bày cố định, dài hạn trên sân ga. Được đặt lộ thiên sau cổng ra vào sân Ga Sài Gòn. (theo : Vietnamnet )
Như vậy từ 1965 ta đã từng chế tạo đầu máy kéo xe lửa, nước VNDCCH đã bước vào Ngành Kỷ Nghệ Nặng,
có nghiã "đến thời điểm đó" là Việt Nam thừa khả năng để tân trang các đầu máy hơi nước…


Rất nhiều du khách ngoại quốc đến Đà Lạt sau này vẫn mua vé tàu du lịch từ ga Đà Lạt để đi tìm lại dấu vết tuyến đường sắt cũ. Rất tiếc là hai toa tàu du lịch cũ từ ga này chỉ có thể giúp họ tìm lại được 12km từ Đà Lạt về Trạm Hành (nay chỉ đến Trại Mát). Tuy thế, rất nhiều người ưa khám phá, thích tìm dấu xưa vẫn đi xe ô tô về vùng É Lâm Thượng cũ (xã Lâm Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận ngày nay) và đi bộ vượt rừng tìm dấu đường sắt răng cưa.

…Hiện có thông tin Bộ Giao thông Vận tải quyết định đầu tư tới 5.000 tỷ đồng để phục hồi tuyến đường này…hoàn tất vào 2015 !!

Bao giờ trở lại dấu xưa?


Những hình tư liệu xưa.









Và những hình vừa chụp năm vừa rồi của người bạn đang còn ở D'ran (Ga Eo Gió Bellevue)









Cầu xe lửa Dran Xưa và Nay !

Sưu tầm trên net

“Quái thú” bí ẩn và chiếc sừng hút độc rắn ở Thất Sơn

Vntinnhanh.vn - Các loài rắn độc gặp dinh rắn thì sợ hãi, thân cứng như khúc củi, không di chuyển được nữa, nó chỉ việc bò đến xơi tái.
Núi Cấm.
Núi Cấm.
Có một loài thú, dù nửa thực nửa hư, song rất nổi tiếng ở vùng Thất Sơn (Tịnh Biên, An Giang), đó là con dinh rắn. 
Đạo sĩ Ba Lưới, người sống 80 năm trên núi Cấm, hiện đã 100 tuổi bảo rằng, Thất Sơn nổi tiếng vì có nhiều rắn độc. Từ loài bé bằng chiếc đũa, đến loài hổ mây đều có khả năng giết người. 
Những loài rắn nổi tiếng độc ở Thất Sơn là loài chàm quạp, quạp voi, quạp dây, hổ sơn, hổ chuối, hổ đất, hổ hèo, mai gầm, hổ mây, hổ chúa. Những con rắn này cướp mạng cả voi, chứ chẳng nói gì người. 
Xưa kia, các đạo sĩ vào rừng Thất Sơn tu luyện, thường mang theo một chiếc sừng của loài dinh rắn. Có chiếc sừng này trong người, cùng với một số bài thuốc bí truyền mà họ nắm giữ, thì mọi độc dược của rắn sẽ được hóa giải.
Ông Ba Lưới vào căn nhà nhỏ giữa rừng, nơi vách núi Long Hổ Hội, thắp hương trên bàn thờ, rồi mở hòm gỗ lấy cho tôi xem một chiếc sừng màu đen tuyền, cong cong rất lạ, như chiếc lưỡi câu. 
Chiếc sừng này chỉ nhỏ bằng ngón tay cái và dài chưa đầy gang tay. Ông chỉ cho tôi nhìn một lát, rồi lại cất đi ngay.
Ông Ba Lưới khẳng định dinh rắn là loài có thật ở Thất Sơn.
Ông Ba Lưới khẳng định dinh rắn là loài có thật ở Thất Sơn.
Với ông, đó là báu vật, là vật thiêng. Chiếc sừng cũng có linh hồn, như thực thể sống. Nó đã cứu mạng cả ngàn người trong suốt cuộc đời hành đạo, trượng nghĩa của đạo sĩ Ba Lưới.
Theo ông Ba Lưới, năm 19 tuổi, lên núi Thất Sơn tầm sư học đạo, ông đã hai lần bị rắn cắn suýt chết trong cùng năm nó. Nếu không học được bài thuốc trị rắn cắn, thì không thể tồn tại được trên đỉnh Thiên Cấm Sơn, nên ông đã dày công tìm thầy học thuốc rồi mới học võ.
Người thầy đầu tiên tên Trường Sơn đã truyền cho ông bài trị rắn độc bằng cây, lá, nhưng người thầy thứ hai, là đạo sĩ Bùi Văn Thân, đã truyền cho ông bảo vật, đó là chiếc sừng dinh rắn. 
Lúc chuẩn bị lâm chung, đạo sĩ Bùi Văn Thân nắm tay đệ tử Ba Lưới dặn dò: “Ta truyền cho con vật quý của tổ tiên để lại. Con phải ra sức tu tâm dưỡng tánh để cứu người. Cầm bảo vật trong tay mà con không cứu được người là có tội với tiền nhân”.
Mặc dù đạo sĩ Ba Lưới hiểu biết rất rõ về các loài vật kỳ dị ở Thiên Cấm Sơn, song loài dinh rắn vẫn là bí ẩn với ông. 
Ông bảo, chỉ có duy nhất một lần ông nhìn thấy loài vật kỳ dị, lạ lùng, tưởng như chỉ có trong thần thoại này. Nó là loài thuộc họ bò sát, nhưng ngắn hơn rắn, dài hơn con rít (con rít như mô tả ở kỳ trước, giống con rết, nhưng to bằng cái phích, dài gần 1m).
Ông Ba Lưới cất giữ sừng dinh tại bàn thờ một cách trang trọng.
Ông Ba Lưới cất giữ sừng dinh tại bàn thờ một cách trang trọng.
Đầu nó tù, chứ không dài như đầu trăn và bành như đầu rắn hổ mang. Nó không lớn lắm, chỉ nặng trên dưới 10kg. Trên mũi con vật lạ lùng này có một chiếc sừng cong ra phía sau.
Loài dị thú này sống ẩn dật trong các hang động, trên núi cao, nơi không có con người đặt chân đến. Đôi khi nó ngủ trên cây bằng cách móc sừng của nó lên cành. 
Món ăn của dinh rắn là các loài rắn độc. Các loài rắn độc gặp dinh rắn thì sợ hãi, thân cứng như khúc củi, không di chuyển được nữa, nó chỉ việc bò đến xơi tái.
Các đạo sĩ ở vùng Thất Sơn bắt được dinh rắn thì cắt lấy sừng, rồi thả nó ra. Chỉ một thời gian sau, chiếc sừng lại nhú lên, mọc lại như cũ. 
Sừng dinh rắn không những có khả năng hút các loại nọc độc của rắn khi áp vào vết thương, mà mang sừng dinh rắn trong người, các loài rắn độc đều chạy mất. 
Chuyện này cũng liêu trai, đồn thổi y như chiếc nanh hổ có khả năng khắc chế loài chó.
Chuyện về chiếc sừng dinh và loài dị thú có tên dinh rắn, có lẽ là chuyện bí ẩn nhất vùng Thất Sơn vốn lắm huyền bí.
Sừng con dinh?
Sừng con dinh?
Nhiều nhà sinh học, nghiên cứu y dược đã tìm hiểu về chiếc sừng dinh rắn hiện thuộc sở hữu của một số thầy thuốc vùng Thất Sơn, song vẫn chưa tìm được lời giải mã. 
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, đó là sừng hươu, sừng sơn dương, được người xưa hơ lửa uốn cong cho đẹp và không có tác dụng hút nọc độc của rắn. 
Thế nhưng, có một sự thật, là người dân vùng Thất Sơn, khi bị rắn độc cắn, thường không đi bệnh viện, mà tìm đến các đạo sĩ, các thầy thuốc có chiếc sừng dinh để nhờ chữa trị.
Ngoài đạo sĩ Ba Lưới nổi danh thiên hạ với cách chữa rắn độc bằng sừng dinh, cây lá, truyền khí công, người dân vùng Thất Sơn đều biết đến ông Tư Tùng (tức Bùi Thanh Tùng) ở ấp Thới Thượng, (Thới Sơn, Tịnh Biên, An Giang).
Nhà ông Tư Tùng cách núi Cấm không xa. Ông Tư Tùng dù không phải thầy thuốc, nhưng với chiếc sừng dinh rắn, ông cũng đã cứu cả ngàn mạng người bị rắn độc cắn. 
Nhiều người cho rằng sừng dinh là sừng dê!
Nhiều người cho rằng sừng dinh là sừng dê!
Hễ ai trong vùng bị rắn độc cắn, họ khiêng người trúng độc đến nhà ông Tùng. Ông sẽ rạch một vết nhỏ chỗ rắn cắn cho máu chảy, rồi áp sừng dinh vào. 
Sừng dinh như chiếc nam châm hút chặt vào vết thương. Khi rút hết nọc độc, chiếc sừng chuyển màu đen bóng rồi sẽ tự rời ra. Ngâm chiếc sừng trong rượu, nọc độc sẽ thôi ra đen sì. 
Sau khi dùng sừng dinh rút độc, nạn nhân sẽ tỉnh táo, khỏe mạnh. Tiếp đó, ông Tùng sẽ điều trị bằng lá cây, để nạn nhân bình phục nhanh chóng. 
Đấy là lời kể của ông Tùng, còn sự thực về tính năng hút độc của sừng dinh đến đâu chưa ai rõ. Cũng có thể nó có một chút tác dụng, còn để cứu mạng nạn nhân bị rắn độc cắn, cần đến các bài thuốc khác nữa.
Trong tác phẩm Cây huê xà (loài cây dây leo giống con rắn, mọc trên núi Cấm, dùng để chữa rắn độc), nhà văn Sơn Nam cũng nhắc đến sừng dinh: "Ăn bánh ngải rồi uống nước chanh. Xong xuôi, nằm xuống hút một điếu á phiện với cái dọc tẩu làm bằng sừng con dinh…".
Đường lên Cấm Sơn.
Đường lên Cấm Sơn.
Bài thuốc trị rắn độc gồm 5 vị mà nhà văn nhắc đến gồm: Ngải mọi, nước chanh, á phiện, sừng dinh, huê xà. Tiếc rằng, nhà văn Sơn Nam đã đi xa, nên không ai hỏi được thêm thông tin chiếc sừng dinh từ ông. Nhưng rõ ràng, chiếc sừng dinh trị rắn độc đã có từ lâu lắm rồi ở vùng Thất Sơn huyền bí. 
Câu chuyện của nhà văn Sơn Nam cũng cho thấy, sừng dinh chỉ là một vị trong bài thuốc chữa nọc độc của rắn mà thôi.
Không chỉ sừng dinh có công dụng hút nọc rắn từ cơ thể người, mà nhiều dược liệu khác cũng có tác dụng tương đương. Chẳng hạn như hạt đậu Lào cũng có khả năng hút độc rắn rất tốt. 
Giới săn rắn thường thủ hạt đậu Lào trong người. Nếu bị rắn cắn, họ chích cho máu chảy, rồi áp hạt đậu Lào bổ miếng vào vết thương. Hạt đậu sẽ dính chặt vào cơ thể như nam châm. Khi hút hết độc, nó tự rơi ra. Thả hạt đậu đó vào chén rượu, nó sẽ thải độc ra. Hạt đậu đó lại dùng được cho những lần tiếp theo.
 Theo Dương Thụy Bình (VTC News)

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Hà nội - Xưa và Nay - Điện Kính Thiên

Hà nội - Xưa và Nay - Điện Kính Thiên
Khu Di tích Thành cổ Hà Nội là trung tâm của Hoàng Thành Thăng Long qua các triều đại Lý - Trần - Lê. Và trung tâm của Cấm thành là Điện Kính Thiên, nằm trên trục chính tâm (đường Thần Đạo) theo hướng Nam - Bắc: Kì Đài, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và Bắc Môn. Không còn nhiều, nhưng đó chính là dấu xưa còn lại của nơi tập trung quyền lực cao nhất của hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam.
Năm 1010, sau khi dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, vua Lý Thái Tổ đã dựng điện Càn Nguyên tại vị trí núi Nùng tức Long Đõ (Rốn Rồng), nơi hội tụ khí thiêng non sông theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền. Đến 1029, vua Lý Thái Tông mở mang thêm và đổi tên thành Thiên An. Sang đời Trần, điện được giữ nguyên tên. Đến đời Lê, điện mới có tên là Kính Thiên. Đó là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi tiến hành các nghi lễ long trọng nhất của triều đình, nơi tiếp sứ giả nước ngoài, nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự. Nhà Nguyễn lên ngôi, Thăng Long từ vị trí Kinh đô của quốc gia trở thành trấn thành rồi tỉnh thành, điện được gọi là Long Thiên và trong suốt thời nhà Nguyễn, đây được xem là hành cung phía Bắc của các vị vua mỗi khi có việc từ Huế ra Bắc Hà.
Điện Kính Thiên
Theo chân quân đội Pháp sang phục vụ tại Việt Nam trong những năm 1884 -1885 bác sĩ Charles - Edouard Hocquard đã chụp nhiều bức ảnh quý giá. Bức ảnh chụp Điện Kính Thiên từ Đoan Môn trên cho thấy con đường lát gạch dẫn đến sân điện và thềm điện.
Điện Kính Thiên
Một bức tranh sao lại ảnh chụp
Thềm điện Kính Thiên
Bức cận cảnh cho thấy lính Pháp đã đồn trú tại đây. Hocquard viết: " Chính tại nơi đây các chiến hữu của Francis Garnier đến trú ẩn sau khi người cầm đầu của bọn họ bị giết chết. Với một số lượng ít ỏi, những chiến hữu ấy không đủ sức bảo vệ được nhiều dặm thành ngoài của Hoàng thành nên họ phải trú thân vào cả trong trung tâm này trước đã. Rồi ngay sau đó họ cũng phải rời bỏ luôn cả chiến tuyến thứ hai vẫn còn rất rộng, và vội vàng xây chung quanh nền đất của ngôi Chính điện một bức tường gạch có trổ các lỗ châu mai.."
DSC_9455
Điện Kính Thiên
Thềm điện kính thiên 2
Năm 1886, quân Pháp đã phá toàn bộ hành cung và xây dựng một toà nhà 2 tầng ngay trên chính nền điện Kính Thiên để làm Bộ chỉ huy pháo binh.
Rồng đá điện kính thiên1
Khi Thủ đô được giải phóng, tòa nhà chỉ huy pháo binh xưa kia được sửa sang và trở thành nhà làm việc của các lãnh đạo Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng tham mưu như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng (toà nhà được gọi là nhà Con Rồng)
DSC_9334
Rồng đá điện Kính Thiên 4
Di tích điện Kính Thiên hiện giờ chỉ còn nền điện và thầm bậc với phía trước là đôi rồng đá thời Lê dài 5.3m, chín khúc trong thế trườn xuống từ thềm điện, và hai bờ thềm bậc tạc mây lửa và hoa lá cách điệu (tạc năm 1467)
Rồng đá điện Kính Thiên3
Rồng đá điện kính thiên2
Đôi rồng nhỏ sau sân điện Kính Thiên
Và một đôi rồng đá tạc thời Hậu Lê dài 3.4m ở phía sau điện
Photo by ttnhan
Location: Hanoi Citadel
BONUS:
Hình ảnh điện Kính Thiên dựng bằng kĩ thuật 3D trong một bộ phim về Hoàng thành Thăng Long dự định ra mắt nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
 - Những bức bưu ảnh của người Pháp 
Cổng phía Đông dẫn vào nơi trước đây là điện Kính Thiên. Đã xuất hiện những toà nhà kiến trúc Pháp là sở chỉ huy pháo binh
East Gate of Thang Long Citadel
Cổng phía Đông'
Phía trong thành nhìn ra đường Nguyễn Tri Phương ngày nay
Cổng phía Đông (nhìn từ trong ra)'
Một hệ thống xe ray đã xuất hiện
East Gate of Thang Long Citadel
Cổng phía Đông'
Hệ thống này kết nối các toà nhà được xây đối xứng với nhau
Thềm điện kính thiên'
DSC_9420
Ở hướng chụp này đã thấy phía trước là cổng phía Đông dẫn ra đường Hoàng Diệu ngày nay
Thềm điện kính thiên'
Thềm điện kính thiên'
Xe ngựa, xe kéo, nón mê, nón quai thao, và trang phục nhà binh - những hình ảnh thấy rất nhiều trên những tấm bưu ảnh thời thuộc địa
609_0011
Thềm điện kính thiên'
Hình ảnh hai toà nhà đối xứng nhau được xây trên sân điện
DSC_9281'
DSC_9277
Nhìn lại toàn cảnh con đường chạy ngang trước điện từ cổng phía Tây
Toàn cảnh
Cổng phía Tây dẫn ra đường Hoàng Diệu
West Gate of Thang Long Citadel (inside)
Cổng phía Tây (nhìn từ trong ra)
Nhìn từ bên ngoài
Cổng phía Tây
Photo by ttnhan Location: Hanoi Citadel