XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

GIA PHẢ HỌ NGUYỄN LÀNG YÊN TÔN HẠ, XÃ VĨNH YÊN, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HOÁ

LỜI NÓI ĐẦU
 
      Chim có tổ, người có tông. Xã hội ta từ xa xưa tới nay các dòng họ đều ghi lại gốc tích và xuất xứ của tổ tiên.
      Dòng họ Nguyễn đông nhất làng hạ có gia phả ghi chép bằng Hán văn. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 bản tộc phả bằng Hán văn đó được sao chép lại cũng bằng Hán văn.
    Theo cơn lốc của thời cuộc, chinh chiến kéo dài, con trai, con gái trong họ đều đi tham gia kháng chiến. Tôi Nguyễn Đắc Trợ tộc trưởng của họ cũng đi tham gia kháng chiến. Cuốn tộc phả được bảo quản y nguyên bằng giấy nho viết bằng chữ Hán. Nếu để bằng chữ Hán e rằng sau này không ai đọc được nữa.Vì vậy tôi đã bàn cùng ông Nguyễn Ngọc Giao là chi trưởng thứ 2 trong dòng họ cùng với ông giáo Truy (Trịnh Văn Truy) ở làng Thượng dịch ra Quốc âm (tức tiếng Việt mới). Tôi sao chép lại đúng như bản dịch xưa để lại.
  Thuỷ tổ là cụ tổ Nguyễn Phúc Nhân nguyên quán ở Thiên Trường Phủ đến nơi này đầu tiên để khai phá đất rừng lập ra hương mới .Về sau các dòng họ khác tới làm cho làng Hạ đông như ngày nay.Trải qua bao thăng trầm của cuộc thế, dòng họ mãi đến đời thứ 26 mới phân chi lần thứ nhất.Song chi lần thứ 2 (Con trai cụ Bình là ông đồ Khanh ra đình làng đánh 3 tiếng trống và bỏ đi không rõ tung tích từ đó)
  Đời thứ 28 (Đời cụ Nguyễn Phúc Dong) phân chi lần thứ 2, gồm chi trưởng là 5 chi ngày nay và thứ chi chỉ có 1 chi tồn tại tới nay.
  Đến đời thứ 34 (thân phụ tôi) Nguyễn Văn Quy sinh 5 trai và 2 gái. Tôi là Nguyễn Đắc Trợ con trưởng sinh hai con trai, con thứ nhất là: Nguyễn Đắc Thắng (con của vợ thứ nhất sau khi ly dị đổi thành Phạm Văn Khanh), con thứ hai là Nguyễn Sơn Hà (con của vợ thứ hai). Con thứ nhất theo mẹ về làng Đồn, Vĩnh Yên, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá sinh sống từ năm 1958, con thứ hai trưởng thành thì vào lập nghiệp ở thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai từ năm 1981.
  Vậy tôi viết lại những dòng này để con cháu chúng tôi sau này biết rõ gốc tích của mình.
                                                                     Tộc trưởng
                                                                                  
                                                               Nguyễn Đắc Trợ

BẢN TỘC PHẢ
(Dịch Từ Tiếng Hán)
ĐỜI THỨ NHẤT
THUỶ TỔ : NGUYỄN PHÚC NHÂN
Ngày mất : 28-6 âm lịch
Nguyên quán: Thiên Trường xã tới đây lập ấp
           Bà vợ : Trịnh Thị Tâm
Các con:  -Nguyễn Phúc Đức -nam
                -Nguyễn Thị Chích - nữ
 
ĐỜI THỨ HAI
NGUYỄN PHÚC ĐỨC
Vợ : Vũ Thị Xứ
Các con : -Nguyễn Húy Phúc -nam
                -Nguyễn Thị Cộng -nữ
ĐỜI THỨ BA
NGUYỄN HÚY PHÚC
Vợ : Ngô Thị Ký
Con:  -Nguyễn Phúc Ơn -nam
         -Nguyễn Phúc Huệ -nam
         -Nguyễn Thị Tuyết -nữ
         -Nguyễn Thị Phong -nữ

ĐỜI THỨ TƯ
NGUYỄN HUÝ ƠN
Vợ :    Nguyễn Thị Dân
Con:  -Nguyễn Huý Trung - nam
         -Nguyễn Thị Dung - nữ

ĐỜI THỨ NĂM
NGUYỄN HUÝ TRUNG
Vợ :Nguyễn Thị Nguyên
Các con:   -Nguyễn Huý Hiển- nam
                -Nguyễn Phúc Thanh- nam
                -Nguyễn Thị Kiên- nữ
                -Nguyễn Thị Trinh- nữ
  
ĐỜI THỨ SÁU
NGUYỄN HUÝ HIỂN
Vợ: Nguyễn Thị Giả
Các con : -Nguyễn Húy Hiểu- nam
               -Nguyễn Huý Thúy- nam
               -Nguyễn Húy Thúy-nữ
               -Nguyễn Thị Dung- nữ  

ĐỜI THỨ BẢY
NGUYỄN HÚY HIỂU
Vợ : Nguyễn Thị Chí
Các con : -Nguyễn Phúc Tâm- nam
               -Nguyễn Phúc Đinh-nam
               -Nguyễn Thị Gái- nữ
               -Nguyễn Thị Ngân- nữ
  
ĐỜI THỨ TÁM
NGUYỄN HÚY TÂM
Vợ: Nguyễn Thị Tại
Các con : -Nguyễn Phúc Tất- nam
               -Nguyễn Phúc Tùng- nam
               -Nguyễn Thị Tằng- nữ
               -Nguyễn Thị Lập- nữ

ĐỜI THỨ CHÍN
NGUYỄN HÚY TẤT
Vợ : Bùi Thị Viết
Các con: -Nguyễn Phúc Giáp-nam
              -Nguyễn Phúc Đắc-nam
              -Nguyễn Thị Tu-nữ
              -Nguyễn Thị Tôn-nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI
NGUYỄN HUÝ GIÁP
Vợ: Nguyễn Thị Đông
Các con:  -Nguyễn Phúc Ân- nam
                -Nguyễn Phúc Thất- nam
                -Nguyễn Thị Bất-nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI MỘT
NGUYỄN PHÚC ẤT
Vợ : Trịnh Thị Vấn
Các con : -Nguyễn Phúc Sửu- nam
                -Nguyễn Phúc Tí- nam
                -Nguyễn Thị Trần- nữ
                -Nguyễn Thị Nhập- nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI HAI
NGUYỄN HÚY SỬU
Vợ: Trịnh Thị Hoa
Các con: -Nguyễn Phúc Thái- nam
               -Nguyễn Phúc Vị- nam
               -Nguyễn Thị Cổ- nữ
               -Nguyễn Thị Cân- nữ
  
ĐỜI THỨ MƯỜI BA
NGUYỄN PHÚC THÁI
Vợ : Nguyễn Thị Dân
Các con : -Nguyễn Phúc Khai-nam
               -Nguyễn Phúc Lai- nam
               -Nguyễn Thị Lâm- nữ
               -Nguyễn Thị Sâm- nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI BỐN
NGUYỄN HUÝ KHAI
Vợ : Đỗ Thị Trầu
Các con :  -Nguyễn Phúc Lân- nam
                 -Nguyễn Phúc Muộn- nam
                 -Nguyễn Thị Sinh- nữ
                 -Nguyễn Thị Tồn- nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI LĂM
NGUYỄN HÚY LÂN
Vợ: Lê Thị Tự
Các con : -Nguyễn Phúc Viêm- nam
                -Nguyễn Phúc Căn- nam
                -Nguyễn Phúc Linh- nam
                -Nguyễn Thị Tinh- nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI SÁU
NGUYỄN HUÝ VIÊM
Vợ : Trần Thị Triệu
Các con: -Nguyễn Phúc Hanh- nam
               -Nguyễn Phúc Hóa- nam
               -Nguyễn Thị Trinh- nữ
  
ĐỜI THỨ MƯỜI BẢY
NGUYỄN HUÝ HANH
Vợ : Đỗ Thị Ư
Các con: -Nguyễn Phúc Trịnh- nam
               -Nguyễn Phúc Dụng- nam
               -Nguyễn Thị Kỉ- nữ
               -Nguyễn Thị Tỵ

ĐỜI THỨ MƯỜI TÁM
NGUYỄN HUÝ TRỊNH
Vợ : Lê Thị Đắc
Các con: -Nguyễn Phúc Lợi- nam
               -Nguyễn Phúc Thọ- nam
               -Nguyễn Thị Khang- nữ
               -Nguyễn Thị Anh- nữ

ĐỜI THỨ MƯỜI CHÍN
NGUYỄN HUÝ LỢI
Vợ : Trương Thị Phụng
Các con: -Nguyễn Phúc Lộc- nam
               -Nguyễn Phúc Thịnh- nam
               -Nguyễn Thị Triêu- nữ
               -Nguyễn Thị Điểm- nữ

ĐỜI THỨ 20
NGUYỄN HUÝ LỘC
Vợ: Nguyễn Thị Văn
Các con: -Nguyễn Phúc Tài- nam
               -Nguyễn Thị Khang-nữ

ĐỜI THỨ 21
NGUYỄN húy TÀI
Vợ: Lưu Thị Yên
Các con: -Nguyễn Phúc Dũng- nam
              -Nguyễn Phúc Lực- nam
              -Nguyễn Thị Nam- nữ


ĐỜI THỨ 22
NGUYẾN huý DŨNG
Vợ: Ngô Thị Mác
Các con: -Nguyễn Phúc Hùng- nam
               -Nguyễn Phúc Mạnh- nam
               -Nguyễn Thị Ơn- nữ
               -Nguyễn Thị Mảnh- nữ

ĐỜI THỨ 23
NGUYỄN huý HÙNG
Vợ: Ngô Thị Lợi
Các con: -Nguyễn Phúc Đạo- nam
              -Nguyễn Thị Tạo- nữ

ĐỜI THỨ 24
NGUYỄN huý ĐẠO
Vợ: Nguyễn Thị Tắc
Các con: -Nguyễn Phúc Thông- nam
               -Nguyễn Thị Sinh- nữ

ĐỜI THỨ 25
NGUYỄN huý THÔNG
Vợ: Nguyễn Thị Quảng
Các con: -Nguyễn Phúc Bình- nam
               -Nguyễn Phúc Ái- nam
               -Nguyễn Phúc Đạt- nam
               -Nguyễn Thị Đào- nữ
               -Nguyễn Thị Đường- nữ

ĐỜI THỨ 26
NGUYỄN huý BÌNH (giỗ:22-6 âm lịch)
Vợ: Trịnh Thị Từ
Các con: -Nguyễn Phúc Thành- nam
               -Nguyễn Phúc Khanh- nam (bỏ quê đi mất)
               -Nguyễn Thị Thoăt- nữ
  
ĐỜI THỨ 27
NGUYỄN huý THÀNH (giỗ : 28-12 âm lịch)
Vợ: Trịnh Thị Phúc (giỗ :17-5 âm lịch)
Các con: -Nguyễn Phúc Dong- nam
  
ĐỜI THỨ 28
NGUYỄN PHÚC DONG (giỗ : 15-6 âm lịch)
Vợ: Trịnh Thị Từ Khoan (giỗ : 29-5 âm lịch)
Phân chi:- Con Trưởng : -Nguyễn Phúc Châu-nam (tồn tại)
              - Con thứ :        -Nguyễn Phúc Ước-nam (tuyệt tự)
                                       -Nguyễn Phúc Tấn- nam (tồn tại)
Chi thứ 2 mãi tới nay là Nguyễn Văn Đồng di cư tới thị xã Thanh Hóa-Nguyễn Văn Áng di cư vào ô môn Cần Thơ.

ĐỜI THỨ 29
NGUYỄN huý CHÂU (giỗ: 12-8 âm lịch)
Vợ: Trịnh Thị Hiện (giỗ 11-7 âm lịch)
Các con: -Nguyễn Phúc Kiều tự phúc Đông giỗ 6-4 âm lịch
               -Nguyễn Thị Nguyên- nữ
               -Nguyễn Thị Đoan- nữ

ĐỜI THỨ 30
NGUYỄN PHÚC KIỀU (giỗ 6-4 âm lịch)
  * Vợ 1: Lê Thị Thánh hiệu từ Tuân giỗ 27-9 âm lịch
             Các con: không
  * Vợ 2: Trịnh Thị huý Bảnh hiệu từ khoa giỗ 29-11 âm lịch
Các con: 
-Con trưởng Nguyễn Phúc Tùng (sinh ra 5 chi hiện nay)
-Con thứ : -Nguyễn Phúc Thứ không con trai hậu làng         
 -Nguyễn Hậu Cánh sinh ra Lí Vĩ không con trai thừa tự ông Diệu (con là chúc)

ĐỜI THỨ 31
NGUYỄN quí CÔNG huý TÙNG làm đoàn tổng (giỗ : 9-12 âm lịch)
Các bà vợ :
1. Bà cả: Trịnh Thị Khuyên quê Phù Lưu thôn hiệu Từ Trinh 
Con trưởng: Nguyễn húy Thung -nam
2. Bà hai : Nguyễn Thị Thơng quê Yên Tôn Thượng hiệu Từ Ơn sinh con Nguyễn húy Quát (tuyệt tự)
3. Bà ba : Lê Thị húy Phi quê Quan Hoàng sinh các con :
 - Nguyễn húy Nhu (cái linh) tuyệt - nam .
 - Nguyễn húy Dọng -nam
 - Nguyễn húy Hàm- nam
 - Nguyễn húy Năng - nam
 - Nguyễn Thị lấy chồng về Yên Tôn Thượng cùng xã
4. Bà tư : Vũ Thị Bốn quê  Hoằng Hóa (Xuân Giang)
Sinh các con : - Nguyễn húy Giới - nam (Vô tự)
                       -  Nguyễn húy Sài (vô nam)


ĐỜI THỨ 32
NGUYỄN quí CÔNG húy THUNG -tự PHÚC KHUÊ
Làm lý trưởng giỗ 4-4 âm lịch
Vợ : Nguyễn Thị My - quê Hà Lương (Vĩnh Tràng) giỗ 28-8 âm lịch .
Các con :
    - Nguyễn húy Ngạn - nam
    - Nguyễn Thị Ngần - nữ
    - Nguyễn Thị Ngại  -nữ

ĐỜI THỨ 33
NGUYỄN húy NGẠN
Làm lý trưởng - giỗ : 6-7 âm lịch.
Các bà vợ :
1. Vợ cả : Trịnh Thị Kích người cùng làng, không con, mất 16-6 âm lịch .
2. Vợ hai : Trịnh Thị Thấn người cùng làng, giỗ : 6-10 âm lịch
* Các con :
  - Nguyễn Văn Qui - Nam
 - Nguyễn Văn Niêm (nam), sinh: Đởn, Gắng, Tam, Lục, Tiên, Tám
  - Trịnh Thị Bín - nữ lấy Lưu Văn Thống người cùng làng
3. Vợ ba: Trịnh Thị Muộn
Sinh 1 gái: Nguyễn Thị Kết (chết non)

ĐỜI THỨ 34
NGUYỄN VĂN QUY
Giỗ 6-6 âm lịch làm hương mục
Vợ : Trịnh Thị Liệu giỗ 12-3 âm lịch
Các con :
I/ Trưởng nam: Nguyễn Đắc Trợ. Làm giáo viên trung học cơ sở.
Vợ: Nguyễn Thị Xuân. Quê Liên Minh- Vụ Bản- Nam Định, làm giáo viên mẫu giáo
II/ Nguyễn Thị Màu (Thứ nữ) làm ruộng
  Chồng : Trịnh Hạc, quê : Qúi Lộc - Thiệu Yên - Thanh Hóa
III/ Nguyễn Văn Thấm, làm ruộng.
Vợ : Nguyễn Thị Quyển, quê Thọ Đồn -Vĩnh Yên- Vĩnh Lộc .
Các con:
IV/ Nguyễn Văn Nhơn, cán bộ hưu trí .
Vợ : Nguyễn Thị Kha (chết) cùng quê .
Các con:
V/ Nguyễn Văn Phơn, cán bộ hưu trí .
Vợ : Nguyễn Thị Lan, quê Hoàng Đạo-Hoàng  Hóa- Thanh Hóa.
Các con:
VI/ Nguyễn Văn Uy, làm ruộng.
Vợ : Trịnh Thị Thênh cùng quê
Các con:
VII/ Nguyễn Thị Loan (út nữ)
Chồng : Trịnh Thao, quê Vĩnh Minh - Vĩnh Lộc Thanh Hóa 
Các con:           
ĐỜI THỨ 35
NGUYỄN ĐẮC TRỢ (sinh 1931, mất 3h15' ngày 9 tháng giêng Mậu Tuất 2018), giỗ làm ngày 8 tháng giêng hàng năm
Vợ thứ nhất : Phạm Thị Đại, sinh năm 1928, người làng Đồn, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Con: Nguyễn Đắc Thắng (Sau khi ly dị được vợ đổi theo họ mẹ thành Phạm Văn Khanh), sinh năm 1957 Lấy Vợ tên là Hà Thị Hương, sinh năm 1959, Quê ở Vĩnh Long, Vĩnh Lộc Thanh Hoá
Các con:
1. Phạm Văn Khoa, sinh năm 1983, vợ là Trần Thị Giang sinh năm 1983, Quê ở Đông Khuê, Đông Sơn, Thanh Hoá, sinh hai con Phạm Duy Đông sinh năm 2009 và Phạm Minh Dương sinh năm 2013.
2. Phạm Văn Khải sinh năm 1985, lấy vợ tên là Trần Thị Phương sinh năm 1989, quê ở Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá
3. Phạm Thị Hải sinh năm 1987
4. Phạm Văn Dũng sinh năm 1989, lấy vợ tên là Nguyễn Thị Hiền sinh năm 1989, Quê ở Vĩnh Ninh, Vĩnh Lộc, Thanh Hoá.
Vợ thứ hai: Nguyễn Thị Xuân. Quê Thôn Nhì Giáp, xã Liên Minh - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định, làm giáo viên mẫu giáo
Các con :
1. Nguyễn Thị Ngọc (sinh 31/7/1957) Giáo viên Trung học cơ sở.
Chồng: Lưu Văn Chuông (người cùng làng sinh 13/7/1956) -Cử nhân Toán kinh tế
(Sinh sống ở quê đến 1993, năm 1994 chuyển xuống khu 3 thị trấn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, tháng 11/1995 chuyển vào 48 Nguyễn Thái Bình, tp Pleiku-Gia Lai)
Sinh các con:
1.1.  Lưu Việt Cường (sinh ngày 09-4-1983)-Kỹ sư xây dựng
          Vợ: Mai thị Thuý Loan (Thuận Nhất-Bình Thuận-Tây Sơn-Bình Định)
         Các con: Lưu Việt Hoàng, sinh ngày 03/5/2011
1.2. Lưu Việt Hùng (sinh ngày 22-8-1988) -Kỹ sư Công nghệ hoá
        Vợ:
        Các con:
2. Nguyễn Sơn Hà (Kĩ sư thủy lợi) cùng vợ Trần Thị Hường (giáo viên mẫu giáo) sinh các con :
 -  Nguyễn Sơn Huy (tức Cún), sinh năm 1990 
 -  Nguyễn Ngọc Diễm Hạnh (tức My) sinh năm 1993
 -  Nguyễn Trần Thanh Hằng, sinh năm 2000
3. Nguyễn Thị Thu giáo viên tiểu học .
Chồng : Nguyễn Văn Hiệp quê 06- Chợ Chi Lăng –tp Đà Lạt-Lâm Đồng
Các con :
 - Nguyễn Thị Lâm Thanh (tức Mỳ) sinh năm 1987
 - Nguyễn Đông Quang (Tức Lu) sinh năm 1988
4. Nguyễn Thị Hương, sinh ngày 01/01/1971, Cử nhân, giáo viên tiểu học
Chồng: Hà Ngọc Anh quê Làng Còng, Hải nhân, Tĩnh Gia - Thanh Hóa 
Các con :
- Hà Ngọc Thúy Nhi sinh 03 tháng 6 năm 1997
- Hà Ngọc Trúc Quỳnh sinh 13 tháng 2 năm 2003
 Hiện đang thường trú tại 46 Nguyễn Thái Bình, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
ĐỜI THỨ 36
1. PHẠM VĂN KHANH (NGUYỄN ĐẮC THẮNG) Thông tin về nhân thân như ghi ở phần trên
2. NGUYỄN SƠN HÀ mất 17/9 năm giáp ngọ 2014
Sinh 03/02/1959, Kỹ sư thuỷ lợi, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuỷ lợi 8-Bộ Nông nghiệp và PTNT
Vợ: Trần Thị Hường, 11 Wừu-Pleiku-Gia Lai, nguyên quán Mỹ Lộc-Nam Định (giáo viên mẫu giáo)
Sinh các con :
 - Nguyễn Sơn Huy (tức Cún), sinh năm 1990, kỹ sư xây dựng 
 - Nguyễn Ngọc Diễm Hạnh (tức My) sinh năm 1993, Cử nhân Tài chính Ngân Hàng
 - Nguyễn Trần Thanh Hằng, sinh năm 2000, học sinh THCS
Hiện gia đình thường trú tại 100 Cù Chính Lan, thành phố Pleiku, Gia Lai

Ông Nguyễn Đắc Trợ năm 2013

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

BÀI HỌC TỪ CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN RÙA VÀ THỎ

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn quen thuộc được mở rộng bởi CEO (Chief Executives Officer) của Coca Cola và được biên tập hiệu đính lại:
1. Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.
Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi. Sau khi thấy mình đã bỏ khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới bóng mát của một tán cây bên đường và thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ nằm nghỉ dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, dành chiến thắng. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.
Bài học của câu chuyện trên là:
Chậm và ổn định đã chiến thắng cuộc đua.
2. Nhưng cuộc sống đã không quá đơn giản như thế, câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm:
Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Thỏ nhận ra rằng nó đã thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa “không có cửa nào để hạ được nó”. Vì thế thỏ quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.
Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đến đích. Thỏ bỏ xa rùa tới mấy dặm đường.
Từ chuyện này chúng ta có thể rút ra bài học:
Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.
Nếu có 2 người trong doanh nghiệp: một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy, một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc mà anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn.
Từ đó chúng ta có thể nói:
Chậm và chắc là điều tốt; nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.
3. Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đây.
Rùa suy gẫm về kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ tham gia một cuộc đua khác, nhưng có chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình, thỏ bắt đầu chạy với tốc độc cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến chỉ còn cách 2 km nữa ở bên kia sông.
Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao. Trong lúc đó rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kía, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ chuyện này?
Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình, sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp!
4. Câu chuyện vẫn chưa dừng lại. Đến đây thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy gẫm.
Câu chuyện được chuyển sang một tình huống mới.
Nhìn thấy thỏ và rùa trên đường đua, vịt nhận ra nhựơc điểm của chúng và nảy sinh ý nghĩ thách thức cả rùa lẫn thỏ cùng tham dự cuộc đua cũng trên đường đua này. Vịt nói: “Tôi thách cả hai anh cùng tham dự cuộc đua trên đường đua đó!”.
Trước tình thế mới thỏ và rùa thấy rằng mình không có cửa nào để thắng được vịt nếu hành động đơn độc. Vì vậy chúng nghĩ ra cách khắc phục.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy như tên bắn đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ. Lên đến bờ thỏ lại cõng rùa chạy nhanh về đích.
Vịt tuy chạy nhanh hơn rùa nhưng lại không nhanh hơn được thỏ, và rùa thì bơi chậm hơn vịt nhưng nhờ tốc độ chạy như tên bắn của thỏ đã giúp rút ngắn tổng thời gian đua. Từ đó thỏ và rùa cùng nhận ra rằng chúng đã cùng nhau về đích sớm hơn rất nhiều so với những lần đua trước.
Còn vịt đành chấp nhận kết quả thất bại và thầm ân hận vì đã không nói rõ sự thách thức của mình là chạy đua với từng đối thủ.
Bài học của câu chuyện này là gì?
Thật tốt nếu mỗi người đều có trí tuệ thông minh và có ưu điểm riêng, nhưng sẽ rất tuyệt vời nếu các bạn cùng hợp tác làm việc với nhau trong cùng một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người.
Bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hòan hảo bởi vì luôn có những tình huống khiến bạn không thể làm tốt hơn người khác.
Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lãnh vực mà họ làm trưởng nhóm.
Còn nhiều bài học khác nữa từ câu chuyện này:
- Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại.
- Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng.
- Rùa phải thay đổi chiến lược để khắc phục nhược điểm vốn có của mình.
- Riêng vịt nhận ra ngay nguyên nhân thất bại và rút kinh nghiệm vì sự hớ hênh của mình trong giao kết.
Trong cuộc sống, khi phải chịu dựng và đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để suy nghĩ sâu hơn, cố găng nhiều hơn và quan trọng hơn là phải thay đổi chiến lược để tìm giải pháp khác, và đôi khi là phải làm cả hai.

Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: Thay vì chúng chống đối nhau (hay cạnh tranh để lọai trừ nhau), chúng cùng ngồi lại với để tìm ra giải pháp khôn ngoan cho tình huống và nhờ vậy cả hai đã cùng chiến thắng.
Riêng vịt chỉ vì một sơ hở nhỏ trong phát ngôn (hay văn bản ký kết hợp đồng) mà đã phải chuốc lấy thất bại. Đó chính là chuỗi nguyên nhân và hậu quả: “Vì một cây đinh mà hỏng một cái móng ngựa, vì cái móng ngựa mà hỏng một con ngựa, và vì một con ngựa mà hại người cưỡi ngựa” như G. Herbert đã từng phát biểu.
Kết luận:
Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú.
Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm, chịu suy nghĩ và phối hợp với người khác thì cơ hội chiến thắng sẽ cao hơn làm việc đơn độc; biết chúy chi tiết tỉ mỉ thì tránh được những thất bại không đáng có; và đặc biệt là dừng bao giờ chịu đầu hàng hay nản chí sau mỗi lần thất bại.
Và cuối cùng:
MỌI TÌNH HUỐNG ĐỀU CÓ GIẢI PHÁP, CHỊU TÌM THÌ SẼ THẤY!
Nguồn: Sưu tầm

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Bài thu hoạch “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
                                                                        Gia Lai, ngày 20  tháng 3 năm 2014             
BÀI THU HOẠCH
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2014 về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”.  
Câu hỏi:  Qua tiếp thu chuyên đề năm 2014 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. Đồng chí nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyên đề trên như thế nào? Theo đồng chí cần có những giải pháp gì để làm tốt việc nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm trong đội ngũ Cán bộ, Đảng viên và  Công nhân viên chức Công ty, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp tỉnh nhà năm 2014?
Bài làm
          Qua tiếp thu chuyên đề năm 2014 học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”. Tôi nhận thức được rằng:
 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng Giải phóng Dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, tuy Bác đã đi xa, nhưng đã để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng.
 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức. Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Người viết: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” và “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”
Trong quá trình xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đại đa số cán bộ đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân đang hết sức mình để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đã làm giảm sự thống nhất và niềm tin trong Đảng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Do đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì đây là một cơ sở không thể thiếu của nền tảng tinh thần xã hội, là động lực, nguồn sức mạnh to lớn để mỗi cán bộ, đảng viên phát huy nội lực, vượt qua thử thách, khó khăn để sửa chữa, khắc phục tình trạng suy thoái về đạo đức, lối sống, củng cố và giữ vững niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng.
Vì vậy theo tôi, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” là việc làm quan trọng, cần thiết đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay; chẳng những đáp ứng yêu cầu cấp bách trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản, lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Tạo điều kiện khơi dậy, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, khắc phục thói hư “nói một đường, làm một nẻo”, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, chặn đứng, đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng lãng phí và các tệ nạn xã hội; hình thành phát triển các giá trị đạo đức, xây dựng con người Việt Nam: “Có nhân cách cao đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, quan hệ xã hội lành mạnh, tiến bộ”. Tôi tin rằng sau khi học tập chuyên đề này xã hội ta sẽ có bước chuyển biến mới, nhiều niềm tin mới, khí thế mới trong xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh, thật sự “là đạo đức, là văn minh”.
             Theo tôi để làm tốt việc “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm” nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng bộ Khối doanh nghiệp, Đảng bộ Công ty năm 2014. Chúng ta cần có những giải pháp sau:
           +Mỗi cán bộ đảng viên cần nêu cao trách nhiệm, luôn đi đầu nêu gương.  Phải tự rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức; đề ra phương hướng phấn đấu; chú ý mối quan hệ với nhân dân ở địa phương và nơi công tác.
           + Tự giác có ý thức học tập là cách tốt nhất để mỗi chúng ta tự rèn luyện mình trở thành người cán bộ, đảng viên thật sự trung thành, sáng tạo, tận tuỵ, gương mẫu, góp phần vào thành công chung của nội dung triển khai "Nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm".
          +Gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI)
          +Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên cho thế hệ trẻ, nhất là đối với công nhân viên chức doanh nghiệp và người lao động theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Bác.
          +Chú trọng công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình tốt, phát hiện các điển hình, tổ chức các hoạt động biểu dương kịp thời.
          +Công ty, đơn vị trực thuộc cần xây dựng các chuẩn mực đạo đức ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá. Xây dựng và ban hành chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Có kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện.
          +Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công ty.
                                                     Người viết thu hoạch


Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã

CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 193/2013/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỢP TÁC XÃ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Điều 6, Khoản 10 Điều 9, Khoản 4 Điều 13; Khoản 13 Điều 21; Điều 22; Khoản 5 Điều 23; Khoản 1 Điều 27; Khoản 3 Điều 45; Khoản 4 Điều 49; Điều 54, Điều 59, Điều 61 và Điều 62 của Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Nghị định này được thực hiện theo Điều 2 của Luật hợp tác xã.
Điều 3. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam
1. Pháp nhân Việt Nam theo quy định của Bộ luật dân sự có nhu cầu hợp tác với các thành viên khác và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
2. Pháp nhân Việt Nam khi tham gia hợp tác xã phải có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã. Người ký đơn phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đó.
3. Người đại diện của pháp nhân tại hợp tác xã là người đại diện hợp pháp (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền) của pháp nhân đó.
4. Góp vốn theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Luật hợp tác xã và điều lệ hợp tác xã.
5. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
Điều 4. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã đối với cá nhân là người nước ngoài
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật hợp tác xã, cá nhân là người nước ngoài tham gia vào hợp tác xã ở Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Trường hợp tham gia hợp tác xã tạo việc làm thì phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với lao động là người nước ngoài.
3. Đối với hợp tác xã có ngành nghề kinh doanh hạn chế về tỷ lệ sở hữu vốn của người nước ngoài thì việc tham gia của người nước ngoài vào hợp tác xã phải tuân thủ các quy định của pháp luật đầu tư liên quan tới ngành nghề đó.
4. Các điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
Điều 5. Cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng không phải thành viên
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.
2. Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên do điều lệ hợp tác xã quy định cụ thể nhưng không được vượt quá mức quy định sau đây:
a) Không quá 32% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp;
b) Không quá 50% tổng giá trị cung ứng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đối với lĩnh vực phi nông nghiệp;
c) Đối với trường hợp hợp tác xã tạo việc làm, tiền lương trả cho người lao động không phải là thành viên với hợp đồng lao động không thời hạn không quá 30% tổng tiền lương của hợp tác xã chi trả cho tất cả người lao động trong hợp tác xã với hợp đồng lao động không thời hạn.
3. Đối với lĩnh vực tín dụng, giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên trình Chính phủ quyết định.
4. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập sau khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành, tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ hoặc việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên cho khách hàng không phải thành viên phải bảo đảm theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
5. Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành:
a) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì tiếp tục hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã;
b) Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa bảo đảm tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên và cho khách hàng không phải thành viên theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này thì phải tổ chức lại hoạt động để bảo đảm tỷ lệ được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 hoặc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ, việc làm đó.
Chương 2.
THÀNH LẬP, ĐĂNG KÝ, GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Điều 6. Cơ quan đăng ký hợp tác xã
1. Khi thành lập, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập đặt trụ sở chính.
a) Liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đăng ký tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư;
b) Hợp tác xã đăng ký tại phòng tài chính - kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Quyền và nhiệm vụ của cơ quan đăng ký hợp tác xã:
a) Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; cấp, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Hướng dẫn hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện các thủ tục về đăng ký, đăng ký thay đổi, thông báo thay đổi, tổ chức lại, giải thể và phá sản đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc phạm vi thẩm quyền; cung cấp thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
d) Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 23 Nghị định này; đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
đ) Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi cần thiết;
e) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
g) Yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật;
h) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Điều 56 của Luật hợp tác xã;
i) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La - tinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” hoặc “liên hiệp hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay ký hiệu phụ trợ khác để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.
4. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nếu tên đó không phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định này.
5. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có trách nhiệm công khai tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký; các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn thì cơ quan đăng ký hợp tác xã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tương tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên.
Điều 8. Những điều cấm trong đặt tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.
2. Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Sử dụng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Điều 9. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể giữ nguyên tên tiếng Việt hoặc dịch tương ứng toàn bộ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
2. Tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tại trụ sở của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.
3. Tên viết tắt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
4. Tên viết tắt, bảng hiệu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các hình thức quảng cáo, giấy tờ giao dịch của hợp tác xã phải có ký hiệu “HTX”, liên hiệp hợp tác xã phải có ký hiệu “LHHTX”.
Điều 10. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn
1. Tên trùng là tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trong phạm vi cả nước.
2. Các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký:
a) Tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
b) Tên bằng tiếng Việt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký chỉ khác tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi chữ “và” hoặc ký hiệu hoặc hiệu''-";
c) Tên viết tắt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
đ) Tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự, một hoặc một số chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đó, trừ trường hợp hợp tác xã yêu cầu đăng ký là thành viên của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
e) Tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước hoặc “mới" ngay sau tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
g) Tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi các từ "Bắc", "miền Bắc", "Nam", "miền Nam", "Trung", "miền Trung", “Tây", "miền Tây", "Đông", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký là thành viên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
h) Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Điều 11. Biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng biểu tượng.
2. Biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là ký hiệu riêng để phân biệt với biểu tượng của các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chọn biểu tượng của mình phù hợp với đạo đức, truyền thống văn hóa dân tộc và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 12. Bảo hộ đối với tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp của hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Luật hợp tác xã.
2. Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có); số điện thoại; số fax; địa chỉ giao dịch thư điện tử;
c) Ngành, nghề kinh doanh;
d) Vốn điều lệ;
đ) Số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên;
e) Họ, tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn biểu mẫu hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thống nhất trong phạm vi cả nước.
Điều 14. Trình tự đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định thành lập nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đến cơ quan đăng ký hợp tác xã và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể gửi hồ sơ đăng ký qua địa chỉ thư điện tử của cơ quan đăng ký hợp tác xã nhưng phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
2. Cơ quan đăng ký hợp tác xã phải trao hoặc gửi giấy biên nhận khi hồ sơ đăng ký đã bảo đảm tính hợp lệ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và không được yêu cầu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài hồ sơ quy định tại Điều 13 Nghị định này.
3. Cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 24 Luật hợp tác xã.
Trong trường hợp từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký thì cơ quan đăng ký hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản hoặc thư điện tử nêu rõ lý do cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã biết trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Điều 15. Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã.
2. Nội dung giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm những thông tin sau đây:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có); số điện thoại; số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có);
c) Ngành, nghề kinh doanh;
d) Vốn điều lệ;
đ) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lập theo mẫu thống nhất trong phạm vi cả nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động theo nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề yêu cầu phải có Điều kiện.
Điều 16. Đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tiến hành đăng ký tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
2. Khi thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi thông báo tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Nội dung thông báo gồm có:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh dự định thành lập; tên phải kèm theo chữ “chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, chữ “văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chữ “địa điểm kinh doanh” đối với đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh;
c) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
đ) Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh; nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;
e) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
3. Hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được gửi kèm theo thông báo được quy định tại Khoản 2 Điều này bao gồm:
a) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Nghị quyết của đại hội thành viên về việc mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc cử người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh; kèm theo bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
d) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân theo quy định đối với chi nhánh hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
4. Nếu ngành, nghề, nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành, nghề hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan thì trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đồng thời cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được khắc dấu và có quyền sử dụng con dấu của mình.
5. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại huyện hoặc tỉnh, thành phố khác với nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản tới cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Trường hợp lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở nước ngoài thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thực hiện theo quy định pháp luật của nước đó.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy chứng nhận mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính để cập nhật vào hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 17. Đăng ký thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Khi thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi giấy đề nghị đăng ký thay đổi tới cơ quan đăng ký hợp tác xã. Nội dung giấy đề nghị đăng ký thay đổi gồm có:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Nội dung đăng ký thay đổi.
Kèm theo giấy đề nghị đăng ký thay đổi phải có nghị quyết của đại hội thành viên hoặc quyết định bằng văn bản của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật hợp tác xã.
2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký thay đổi của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện đăng ký thay đổi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 18. Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
2. Khi đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gửi giấy đề nghị tới cơ quan đăng ký hợp tác xã để được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Lý do đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 19. Giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể tự nguyện thì thủ tục giải thể được tiến hành theo trình tự như sau:
a) Tiến hành đại hội thành viên và ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện;
b) Đại hội thành viên thành lập và quy định trách nhiệm, quyền hạn, thời hạn hoạt động của hội đồng giải thể với các thành phần, số lượng thành viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã;
c) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày đại hội thành viên ra nghị quyết về việc giải thể tự nguyện và lập biên bản hoàn thành việc giải thể.
2. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể bắt buộc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật hợp tác xã, thủ tục giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được tiến hành như sau:
a) Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã lập và trình hồ sơ giải thể bắt buộc tới Ủy ban nhân dân cùng cấp;
b) Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể. Chủ tịch hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thường trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện của cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp, tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nếu hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là thành viên của tổ chức đại diện, liên minh), Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hoặc kiểm soát viên, thành viên, hợp tác xã thành viên;
c) Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 54 Luật hợp tác xã trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể bắt buộc và lập biên bản hoàn thành việc giải thể;
d) Kinh phí giải thể được lấy từ các nguồn tài chính còn lại của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp không đủ thì sử dụng nguồn tài chính từ ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
3. Ngay sau khi hoàn thành việc giải thể theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, hội đồng giải thể phải gửi một bộ hồ sơ về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kèm theo biên bản hoàn thành việc giải thể tới cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã tiến hành xem xét hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì xóa tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong sổ đăng ký, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, ra thông báo về việc giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Chương 3.
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Điều 20. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp
1. Việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Được đại hội thành viên quyết định, thông qua;
b) Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp chỉ thực hiện đối với những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Không được sử dụng các nguồn vốn thuộc tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã để góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp;
d) Tổng mức đầu tư của việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp không được vượt quá 50% vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;
đ) Hoạt động kinh doanh có lãi từ ít nhất 02 năm liên tiếp gần nhất.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Nội dung gồm có:
a) Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, địa chỉ trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký, ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Ngành, nghề hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Họ tên, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Tên, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh, số giấy chứng nhận đăng ký của doanh nghiệp mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã góp vốn, mua cổ phần hoặc thành lập;
đ) Số vốn góp; giá trị số cổ phần mua; số vốn điều lệ của doanh nghiệp được thành lập;
Kèm theo thông báo phải có nghị quyết của đại hội thành viên về việc góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Cơ quan đăng ký hợp tác xã nhận thông báo, lưu hồ sơ và ghi vào sổ theo dõi.
Điều 21. Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản
1. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:
a) Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
c) Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn;
d) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:
a) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
b) Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
c) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Điều 22. Kế toán, kiểm toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thành viên là pháp nhân phải thực hiện kiểm toán bắt buộc.
3. Khuyến khích hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện kiểm toán nội bộ.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 23. Chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 hàng năm, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã báo cáo trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã của năm trước đó với cơ quan đăng ký hợp tác xã.
2. Nội dung báo cáo gồm có: số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên; số lượng lao động, việc làm; kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trên cơ sở hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên; tài sản, vốn, hoạt động đầu tư.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan hướng dẫn mẫu báo cáo của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và quy định chế độ báo cáo của cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Chương 4.
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ, ƯU ĐÃI CỦA NHÀ NƯỚC
Điều 24. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã.
2. Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
a) Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh; hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, địa bàn nông thôn được ưu đãi về lãi suất và bảo lãnh tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; ưu tiên vay vốn tín dụng từ ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật; được vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn quy định tại Điểm này.
5. Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây:
a) Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn;
b) Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
a) Sáng lập viên hợp tác xã được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 25. Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
Ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại Điều 24 Nghị định này, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây:
1. Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
a) Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm: trụ sở, sân phơi, nhà kho, xưởng sơ chế, chế biến, điện, nước sinh hoạt, chợ, công trình thủy lợi, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, cửa hàng vật tư nông nghiệp, giao thông nội đồng phục vụ sản xuất, kinh doanh cho cộng đồng thành viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên cơ sở các dự án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Các công trình kết cấu hạ tầng được nhà nước hỗ trợ xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản này, sau khi hoàn thành là tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chịu trách nhiệm bảo quản, duy tu và bảo dưỡng các công trình trong quá trình sử dụng.
2. Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Việc hỗ trợ đất đai đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Chính sách ưu đãi về tín dụng
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất, kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu thuộc diện ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
Tùy theo mức độ thiệt hại, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh và nhu cầu thực tế, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi về vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật hiện hành về việc hỗ trợ giống, cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất đối với vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh.
5. Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm
a) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu tư chế biến sản phẩm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 24 Nghị định này;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được ưu đãi về tín dụng trong việc triển khai dự án đầu tư chế biến sản phẩm theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 26. Hỗ trợ tổ chức lại hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Trường hợp đăng ký thay đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hưởng các chính sách hỗ trợ được quy định tại Khoản 6 Điều 24 Nghị định này.
Trường hợp đăng ký do tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí như đối với thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 27. Tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã để thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi được quy định tại các Khoản 1, Khoản 2, Điểm b Khoản 3, Khoản 6 Điều 24; Khoản 1, Khoản 4, Khoản 5 Điều 25 Nghị định này.
Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí thụ hưởng, nội dung, nguồn kinh phí và mức hỗ trợ trên cơ sở xác định ưu tiên về lĩnh vực, địa bàn, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của đất nước và trình độ phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các bộ, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huy động các nguồn khác ngoài Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã để tham gia thực hiện các nội dung của chương trình và các nội dung được phân cấp theo thẩm quyền.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định trong Nghị định này thì không được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ tương tự được quy định tại các văn bản pháp luật khác trừ các ưu đãi, hỗ trợ không được quy định tại Nghị định này.
Chương 5.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
Điều 28. Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Chủ trì nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan;
b) Phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và văn bản pháp luật có liên quan;
c) Thống nhất tổ chức thực hiện việc đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi toàn quốc;
d) Thống nhất tiếp nhận và quản lý, báo cáo kết quả hoạt động hàng năm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống thông tin về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi toàn quốc;
đ) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chủ trì việc tổng kết, xây dựng kế hoạch, chương trình, chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Thực hiện hoặc chỉ đạo thực hiện các mô hình thí điểm và nhân rộng các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển có hiệu quả;
g) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hợp tác xã đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
h) Xử lý và hướng dẫn xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, của cá nhân và tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật; giải quyết hoặc hướng dẫn giải quyết những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
i) Chủ trì công tác hợp tác quốc tế về phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
k) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
l) Phối hợp với cơ quan tài chính các cấp hướng dẫn và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ tài chính đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật;
m) Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng và phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng chính sách và giám sát thi hành pháp luật về hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Điều 29. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp tác xã, xây dựng chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã.
4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 30. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã trên địa bàn.
2. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển hợp tác xã trên địa bàn.
3. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, tổ chức tham gia và thành lập hợp tác xã.
4. Ban hành các biện pháp, chính sách hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo thẩm quyền.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
6. Phối hợp, hỗ trợ Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở các cấp, các tổ chức xã hội khác trong việc; Tổ chức thi hành pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; triển khai các chương trình, dự án phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; khuyến khích thành viên của tổ chức mình tham gia hợp tác xã.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2014 và thay thế các Nghị định số 177/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hợp tác xã năm 2003, Nghị định số 77/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ hợp tác xã, Nghị định số 87/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã, Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã.
Điều 32. Tổ chức lại hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Trong thời hạn 36 tháng, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập trước khi Luật hợp tác xã có hiệu lực thi hành phải tiến hành các công việc sau đây:
1. Rà soát lại điều lệ, tổ chức quản lý hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bảo đảm phù hợp với quy định của Luật hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
2. Trường hợp cần đăng ký thay đổi, giải thể hoặc chuyển đổi hình thức hoạt động thì tiến hành đại hội thành viên để quyết định việc đăng ký thay đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giải thể tự nguyện hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định của Luật hợp tác xã thì không phải đăng ký thay đổi.
Điều 33. Trách nhiệm thi hành
                    
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện và có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).