XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

100 câu hỏi và đáp án thi sát hạch nâng bậc công nhân thủy nông

100 CÂU HỎI - ĐÁP ÁN VỀ NHIỆM VỤ CÔNG NHÂN, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN & HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI GIA LAI

                                   Pleiku, tháng 8 năm 2014

Câu 1. Khái niệm về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Đáp án

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
Theo điều Điều 63-Luật doanh nghiệp 2005

Câu 2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích
Đáp án
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan của Luật này. Doanh nghiệp có sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích còn có thêm các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
3. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ cung ứng.
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo điều 10-Luật doanh nghiệp 2005

Câu 3 : Anh chị cho biết hoạt động công ích của công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai hiện nay gồm chức năng, nhiệm vụ gì?
Đáp án: Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai được thành lập theo QĐ số 529/QĐ-UBND ngày 11/8/2010 của UBND tỉnh Gia Lai “Về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Công ty khai thác công trình thuỷ lợi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thuỷ lợi.
Chc năng, nhim v: Quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Mã số doanh nghiệp: 5900182143, đăng ký lại lần thứ nhất do Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai cấp ngày 17/11/2010. Gồm:
01-Vn hành h thng tưới tiêu nước phc v sn xut nông nghip.
02-Xây dng, sa cha, nâng cao, hoàn chnh công trình thu li trên địa bàn tnh Gia Lai.
03-Tư vn lp d án đầu tư, kho sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thu li cp 3 tr xung.
04-Dch v bán vé vào công trình đầu mi thu li Ayun H tham quan các hng mc và cnh quan thiên nhiên, nhân to.
05-Dch v đưa khách tham quan dã ngoi thng cnh lòng h
06-Dch v đáp ng các nhu cu: gi xe, nhiếp nh, câu cá, ăn ung ca khách tham quan; Nghiên cứung dng các thành tu khoa hc k thut trong lĩnh vc nuôi trng thu sn.
07-Lp d án và thc hin các chương trình khuyến ngư, hướng dn ph cp k thut, phương pháp sn xut, nuôi trng, đánh bt thu sn nước ngt trên địa bàn toàn tnh; Liên doanh, liên kết nuôi trng thu sn các h cha do công ty qun lý.
08-Dch v Du lch;  Sn xut kinh doanh mua bán đin.

Câu 4: Anh chị cho biết hoạt động kinh doanh bổ sung của công ty TNHH khai thác CTTL Gia Lai gồm chức năng nhiệm vụ gì?
Đáp án :  
 -Xây dựng, sửa chữa, nâng cao, hoàn chỉnh công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
-Tư vấn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công công trình thuỷ lợi cấp 3 trở xuống.
-Dịch vụ bán vé vào công trình đầu mối thuỷ lợi Ayun Hạ tham quan các hạng mục và cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo.
-Dịch vụ đưa khách tham quan dã ngoại thắng cảnh lòng hồ
-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu: gửi xe, nhiếp ảnh, câu cá, ăn uống của khách tham quan;
-Liên doanh, liên kết nuôi trồng thuỷ sản các hồ chứa do công ty quản lý.
-Dịch vụ Du lịch; Sn xut kinh doanh mua bán đin.

Câu 5 :  Chi phí của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi bao gồm những khoản gì ? Công ty có được sử dụng doanh thu để bù đắp các khoản chi phí không? văn bản nào của nhà nước qui định các khoản chi phí và doanh thu bù đắp chi phí này ?
Đáp án
I/Chi phí ca công ty khai thác công trình thu li bao gm:
1. Chi phí cho công tác tưới nước và tiêu nước:
1) Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương (bao gồm cả tiền ăn giữa ca).
2) Các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người lao động do doanh nghiệp trực tiếp trả lương.
3) Khấu hao cơ bản tài sản cố định của những tài sản phải trích khấu hao.
4) Nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới nước và tiêu nước.
5) Sửa chữa lớn tài sản cố định (trừ chi phí sửa chữa lớn được cấp kinh phí riêng).
6) Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, công trình thuỷ lợi.
7) Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu (bao gồm cả tiền điện bơm nước chống úng, chống hạn trong định mức và vượt định mức).
8) Chi trả tạo nguồn nước (nếu có).
9) Chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại vận hành bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước phục vụ sản xuất).
10) Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn (bao gồm cả trong điều kiện thời tiết bình thường và  thiên tai) .
11) Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây dựng chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật.
m) Chi phí cho công tác bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình thuỷ lợi...
12) Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí đối với các đối tượng phải thu thuỷ lợi phí.
13) Chi phí dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, tổn thất đầu tư dài hạn, nợ phải thu khó đòi, trợ cấp mất việc làm.
14) Chi phí khác...
2. Chi phí cho vic hot động kinh doanh khai thác tng hp là chi phí cho vic nuôi trng thu sn, đánh bt cá, bo v, kinh doanh khác...
3. Chi phí hot động khác bao gm chi phí cho vic thu hi các khon n khó đòi đã được xoá n, chi cho vic thu tin pht và chi phí nhượng bán, thanh lý tài sn c định gm c giá tr còn li ca tài sn c định.
Các khoản chi tiêu phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp pháp theo quy định hiện hành.
II/ Công ty khai thác công trình thu li được s dng doanh thu đểđắp các khon chi phí, trong đó:
- Doanh thu hoạt động dịch vụ tưới nước, tiêu nước và cấp nước dùng để bù đắp chi phí hoạt động dịch vụ tưới nước, tiêu nước, cấp nước, nộp thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Doanh thu kinh doanh hoạt động khai thác tổng hợp dùng để bù đắp các chi phí của khai thác kinh doanh tổng hợp, nộp thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
- Doanh thu hoạt động khác dùng để bù đắp các khoản chi phí về hoạt động khác (bao gồm cả thu phí xả nước thải) nộp thuế và các khoản thu khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).
III/ Văn bn nhà nước qui định:
Thông tư số 11/2009/TT-BTC, ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi”

Câu 6 : Anh hay ch hãy trình bày nhim v ca công ty TNHH  khai thác công trình thu li ?
Đáp án: (Theo Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi)
1. Điều hòa, phân phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống, ưu tiên nước sinh hoạt; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi; bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 19 của Pháp lệnh này;      
2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống công trình thủy lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;    
3. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mưa lũ;        
4. Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài;    
5. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;     
6. Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thủy lợi;       
7. Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống, lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;  
8. Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình;        
9. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.          
         
Câu 7: Anh, chị hãy trình bày quy định của Pháp luật về việc phòng ngừa lụt bão lâu dài
Đáp án :Việc phòng ngừa lụt, bão lâu dài bao gồm: (Theo Pháp lệnh phòng chống lụt bão)
1. Tổ chức và xây dựng hệ thống thu thập thông tin về sự biến động thời tiết toàn cầu, thời tiết khu vực và từng vùng trong cả nước; xử lý thông tin để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo; phục vụ điều hành chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa lụt, bão;      
2. Lập Qui hoạch, tiêu chuẩn phòng, chống lụt, bão cho từng vùng để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng công trình và phương án phòng chống lụt bão.   
3. Lập kế hoạch củng cố, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống lụt, bão; xây dựng, tu bổ, bão vệ đê điều; giải phóng bãi sông, giải phóng và nạo vét lòng sông, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, dải cây chắn sóng, chắn gió, chắn cát ven sông, ven biển;   
4. Quy hoạch hợp lý vùng dân cư, công trình cơ sở hạ tầng ở các khu vực thường chịu tác động của lụt, bão;   
5. Xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp phù hợp với đặc điểm lụt, bão của từng vùng;   
6. Ưng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào công tác phòng ngừa lụt, bão. 
7. Tuyên truyền, phổ biến trong nhân dân kiến thức, kinh nghiệm và pháp luật về phòng, ngừa lụt, bão;   
8. Định kỳ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch phòng ngừa lụt, bão.        

Câu 8: Anh, chị hãy trình bày công tác phòng ngừa lụt bão hàng năm
Đáp án:Việc phòng ngừa lụt, bão hàng năm bao gồm: (Theo Pháp lệnh phòng chống lụt bão)
1. Quản lý, bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão; ngăn chặn các hành vi có nguy cơ gây hư hại hoặc huỷ hoại công trình phòng, chống lụt, bão và công trình có liên quan đến phòng, chống lụt, bão;     
2. Trong phạm vi quản lý thuộc cấp nào thì cấp đó phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình phòng, chống lụt, bão và công trình có liên quan đến phòng, chống lụt, bão. Nếu phát hiện có hư hỏng hoặc suy yếu phải kịp thời có biện pháp xử lý.Trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý của mình, cấp kiểm tra phải báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết trước mùa mưa bão;    
3. Xây dựng phương án phòng ngừa lụt, bão trên toàn địa bàn và từng khu vực xung yếu, từng trọng điểm phòng, chống lụt, bão;    
4. Dự phòng vật tư, phương tiện ứng cứu khi lụt, bão xảy ra trên địa bàn;  
5. Dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu, thuốc chữa bệnh tại những nơi xung yếu hiểm trở để sử dụng khi cấp thiết; 
6. Tổ chức lực lượng và huấn luyện nghiệp vụ về dự báo, phòng, chống lụt, bão.

Câu 9: Doanh thu của công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi gồm những khoản thu nào ?
Đáp án (Theo Thông tư số 11/2009/TT-BTC, ngày 21/01/2009)
1. Doanh thu của Công ty khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm doanh thu từ thu phí dịch vụ tưới nước, tiêu nước và cấp nước; doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi; doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định; doanh thu khác...
1.1. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ tưới nước và tiêu nước: Là khoản tiền cấp bù thuỷ lợi phí được miễn đã được nghiệm thu theo hợp đồng giữa công ty khai thác công trình thuỷ lợi và hộ dùng nước. Tiền thu thuỷ lợi phí của các đối tượng không được miễn thuỷ lợi phí.
1.2. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi mang lại như: nuôi bắt thuỷ sản, cho thuê âu thuyền, kinh doanh du lịch, phát điện, cấp nước cho sản xuất công nghiệp, cấp nước sinh hoạt cho khu công nghiệp, hoặc các hoạt động kinh doanh khác.
1.3. Doanh thu khác: Là các khoản thu các khoản nợ khó đòi đã được xoá nợ nay thu hồi được, khoản thu thanh lý, nhượng bán tài sản, khoản thu do liên doanh liên kết, khoản thu do cho thuê tài chính, khoản thu về tư vấn thiết kế, xây dựng công trình và các khoản thu khác...
1.4. Doanh thu từ các khoản hỗ trợ của Nhà nước theo quy định như các khoản trợ cấp, trợ giá ... (không tính vào doanh thu các khoản : Kinh phí hỗ trợ cho đại tu, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai, kinh phí hỗ trợ cho hai quỹ khen thưởng, phúc lợi).

Câu 10: Anh, hay chị hãy trình bày về Quyền của người lao động trong công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai

Đáp án: Theo điều 29 Điều lệ công ty
1. Người lao động có quyền tham gia quản lý Công ty thông qua các hình thức và tổ chức sau:
a/ Hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu công nhân viên chức lao động Công ty
b/ Tổ chức công đoàn Công ty.
c/ Ban thanh tra nhân dân Công ty
d/ Thực hiện quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động hoặc đại diện của người lao động có quyền tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc công ty quyết định các vấn đề sau:
a/Phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp lại sản xuất, bố trí lại lao động của Công ty.
b/Chuyển đổi sở hữu công ty.
c/Các nội quy, quy chế của Công ty theo quy định của Pháp luật.
d/Các biện pháp bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, vệ sinh môi trường, đào tạo và đào tạo lại người lao động.
e/Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh được chủ sở hữu hoặc chủ tịch công ty bổ nhiệm công ty khi có yêu cầu.
3. Ngoài ra người lao động trong Công ty còn được thảo luận và biểu quyết, quyết định các vấn đề sau:
a/ Nội dung hoặc bổ sung, sửa đổi nội dung thỏa ước lao động tập thể, được cử người đại diện tập thể người lao động để thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể với Giám đốc công ty.
b/ Quy chế sử dụng các quỹ phúc lợi, khen thưởng và các chỉ tiêu kế hoạch khác của Công ty có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngưi lao động phù hợp các quy định của Pháp luật.
c/ Chương trình hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
d/ Bầu ban thanh tra nhân dân.

Câu 11: Anh hay Chị hãy cho biết nghĩa vụ của người lao động trong công ty TNHH khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Đáp án:Theo điều 30 Điều lệ công ty
1. Người lao động phải có nhiệm vụ thực hiện hợp đồng lao động đã ký với  Giám Đốc Công ty hoặc người được Giám đốc công ty ủy quyền, thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể và các quy định khác của Công ty có liên quan đến lao động, được hội nghị CNVC lao động Công ty thông qua hàng năm.
2. Người lao động phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để hoàn thành công việc được giao.

Câu 12: Anh, ch hãy trình bày bin pháp gim chi phí bo v và sa cha thường xuyên công trình thu li ? Anh, ch cho biết nhim v hàng ngày ca công nhân qun lý khai thác công trình thu li là gì ?
Đáp án :
-Tăng cường bảo dưỡng sẽ giảm được chi phí bảo vệ, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa thường xuyên tốt sẽ giảm được sửa chữa lớn kéo dài tuổi thọ công trình.
-Bảo vệ và bảo dưỡng công trình hàng ngày là nhiệm vụ thường xuyên phải làm của công nhân QLKT.  

Câu 13 Trong các quyền của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi qui định trong Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, từ nhiều năm nay có quyền nào công ty và tổ chức hợp tác dùng nước chưa sử dụng ?
Đáp án: Trong các quyền của công ty theo pháp luật quy định thì từ nhiều năm nay quyền ''Kiến nghị Ủy ban nhân dân địa phương huy động lao động công ích để tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xử lý sự cố công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật chưa được công ty sử dụng và địa phương cũng chưa tự giác thực hiện''.      

Câu 14: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý hồ chứa bậc 1
Đáp án  (Theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ban hành kèm theo Quyết định số 75-QĐ/TCCB ngày 28/08/1995 của Bộ Thuỷ lợi (nay là Bộ NN và PTNT) và thông tư 06/1998/BNN-TCCB ngày 03/09/1998 của Bộ NN và PTNT về việc hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi)
    a/ Về hiểu biết
-Hiểu nội dung cơ bản công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Về quản lý gồm: Quản lý bảo vệ nguồn nước, quản lý bảo vệ công trình, quản lý theo dõi chất lượng xây dựng công trình
-Hiểu được một số khái niệm: cao trình, mực nước, lượng nước, lượng mưa, lưu lượng, diện tích tưới tiêu, úng hạn
-Hiểu biết khái niệm về tưới tiêu tự chảy, tưới tiêu bằng động lực, thành phần của các công trình thuỷ lợi
-Biết trình tự thao tác vận hành cống lấy nước
-Biết trình tự tháo lắp, bảo dưỡng các bộ phận của máy đóng mở, cửa cống bằng gỗ
-Biết các dạng mặt cắt ngang, mặt cắt dọc kênh mương
-Đọc được bản đồ địa hình khu tưới và bản đồ giải thửa của các hộ dùng nước
-Biết khái quát yêu cầu nước của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng
-Biết tự đào đắp tu sửa nhỏ mái đập, đỉnh đập đất bằng đất đúng kỹ thuật
b/ Phải làm được các công việc sau đây :
-Vận hành thao tác cống lấy nước theo sự chỉ dẫn của công nhân bậc cao và cán bộ kỹ thuật
-Phải bảo dưỡng các máy đóng mở (cống tràn...)
-Phải báo cáo kịp thời (bằng miệng hoặc điện thoại) sau khi phát hiện những hiện tượng không bình thường, sự cố xảy ra trong quá trình quản lý, vận hành công trình
-Phải đào đắp sửa chữa nhỏ phần đất sạt sụt trên mái đập, đỉnh đập, đào diệt tổ mối và đắp lại có khối lượng < 2 m3
-Phải tự chăm sóc cỏ, trồng cỏ, cắt cỏ trên mái đập đất, hốt đất trên rãnh tiêu nước
-Phải tự bồi dưỡng máy móc, thiết bị như cạo hà, sơn chống rỉ, bắt vít, xiết bu lông, thay đai ốc, tra dầu mỡ các bộ phận đóng mở cơ khí
-Phải đo lượng mưa hàng ngày, đọc được chính sác mực nước thượng, hạ lưu đập đất, hồ chứa
-Phải bảo quản các thiết bị quan trắc gắn trên công trình, thiết bị đo mưa
-Phải ngăn chặn hành vi vi phạm điều luật quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (Hồ chứa, đập đất, rừng đầu nguồn...)

Câu 15: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý hồ chứa bậc 2
Đáp án
Ngoài các quy định ở công  nhân bậc 1, công nhân bậc 2 ở các hồ chứa phải hiểu biết các nội dung sau :
a/ Hiểu biết:
-Hiểu được các cao trình cơ bản của công trình (cao trình đỉnh đập, ngưỡng tràn, đáy cống, cơ đập, MNDBT, MNDGC, MNC ...)
-Phải biết, hiểu nguyên tắc thao tác, vận hành cống lấy nước, tràn xã lũ, cống đầu kênh ...
-Biết chỉ trên bản đồ địa hình các vị trí sạt lở, sự cố công trình đập đất, tràn xã lũ, cống lấy nước.
-Biết pha trộn vữa bê tông thường theo tỷ lệ quy định
-Biết ghi chép đúng theo cột mục mực nước, lượng mưa hàng ngày
-Biết tác dụng của các loại mốc quan trắc công trình (lún, nghiêng, dịch chuyển..)
-Biết vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ công trình, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ nguồn nước.
b/ Và phải làm các công việc sau :
-Tháo lắp thành thạo, tháo dưỡng bộ máy đóng mở cống lấy nước, máy đóng mở cửa tràn.
-Phải sửa chữa, trát trít, đắp phần bê tông vỡ lở có diện tích F không lớn hơn 0,5m2, sâu không  lớn hơn 0,2m
-Phải sửa chữa lát lại những chỗ đá lát khan mái thượng lưu đập, đống đá tiêu nước, hạ lưu cống, tràn có khối lượng £ 0.5m3, trồng cỏ, cắt cỏ trên mái đập, hốt đất trên rãnh tiêu nước
-Phải ghi chép đầy đủ, đúng số liệu mực nước, lượng mưa vào sổ đúng quy định
-Phải giữ gìn, bảo quản tốt các mốc quan trắc.

Câu 16: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý hồ chứa bậc 3
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 2, công nhân bậc 3 phải:
a/ Hiểu biết:
-Hiểu và nắm được năng lực phục vụ của công trình hồ chứa
-Hiểu biết quy trình kỹ thuật, vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ
-Hiểu biết nguyên tắc và biện pháp xử lý kỹ thuật phần đất, đắp áp trúc gia cố vào công trình
-Biết đọc bản đồ địa hình khu tưới, tiêu
-Biết đọc kế hoạch dùng nước, lịch tưới nước công trình hoặc hệ thống công trình trong khu vực do tổ quản lý
-Biết đọc bản vẽ cấu tạo các cửa cống
-Biết quy tắc bảo vệ các công trình thuỷ nông
    b/ Phải làm được các việc sau :
-Phải đóng mở cống lấy nước từ hồ chứa có lưu lượng £ 5m3/s đúng qui trình kỹ thuật
-Phải tháo lắp bảo dưỡng các bộ máy đóng mở của các cống lấy nước lưu lượng £ 5m3/s theo qui định
-Phải thực hiện đo nước, đo lưu lượng rò qua đập bằng các hình thức công trình đo nước đơn giản: hình chữ nhật, tam giác, vòi, lỗ... theo quy định, cắt cỏ, trồng cỏ, hốt đất trên rãnh tiêu, mái đập.
-Phải điều khiển được độ cao đóng mcửa cống theo bước răng của vít me hoặc vòng quay của tời.

Câu 17: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý hồ chứa bậc 4
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 3, công nhân bậc 4 phải:
a/ Về phần hiểu biết:
-Biết tác dụng của một số bộ phận công trình chính bằng bê tông cốt thép: sân trước, tường ngực, tường cánh gà, trụ pin, cầu công tác ...
-Biết đọc bản vẽ kỷ thuật về cấu tạo công trình cống, đập, tràn ...
-Hiểu, biết nguyên tắc cơ bản vận hành đóng mở các bộ phận chạy bằng điện, cửa cống, cửa tràn.
-Hiểu, biết tường tận kế hoạch dùng nước, lịch phân phối nước của công trình trong khu vực, tổ quản lý khai thác
-Biết nguyên nhân, nguyên tắc, biết phát hiện những hiện tượng mất an toàn của từng bộ phận công trình, xử lý tạm thời được các sự cố xảy ra trong quá trình quản lý vận hành công trình.
-Biết những nguyên tắc quản lý, bảo vệ và vận hành an toàn công trình theo các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành
b/ Phải làm được những công việc sau :
-Phải sử dụng các thiết bị đóng mở các công trình chạy bằng điện đúng quy trình kỹ thuật
-Phải vá, đắp các bộ phận công trình bằng bê tông: Tường cánh gà, tường ngực, trụ pin, sân, ngưỡng... có khối lượng không lớn hơn 0,1m3
-Phải quan trắc công trình: Đập đất, cống, tràn với các hiện tượng: lún, nghiêng, xê dịch bằng các dụng cụ đo đơn giản và tham gia phục vụ quan trắc công trình bằng máy NiVô, kinh vĩ (Khi có đội quan trắc, khảo sát công trình của công ty và cấp trên đến làm việc)
-Sử dụng tốt biểu đồ quan hệ  Q ~ Z ~ a trong khi đóng mở cống, điều hoà phân phối nước tưới;

Câu 18: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý hồ chứa bậc 5
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 4, công nhân bậc 5 phải:
a/ Hiểu biết :
-Hiểu biết số tổn thất nước qua cống, tràn
-Hiểu được nguyên nhân và biện pháp xử lý đề phòng xói lở, bồi lắng tại các công trình
-Biết được tác dụng và cấu tạo các bộ phận cơ bản về cơ điện trong hệ thống đóng mở cửa cống, cửa tràn, âu thuyền ... chạy bằng điện
-Phải biết sử dụng tối thiểu 3 máy quan trắc công trình, trong đó thành thạo 1 loại máy
b/ Phải làm được các công việc sau :
-Phải đóng mở thành thạo các loại cửa cống (cống lấy nước, tràn xả lũ...) theo đúng quy trình kỹ thuật
-Phải xử lý giờ đầu các sự cố công trình thông thường trong quá trình quản lý khai thác
-Cùng với công nhân bậc dưới triển khai thi công bảo dưỡng các tài sản cố định của tổ được giao quản lý theo quy định của Công ty.

Câu 19: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý hồ chứa bậc 6
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 5, công nhân bậc 6 phải :
a/ Hiểu biết :
-Hiểu biết sinh lý của một số cây trồng chính trong hệ thống như lúa, ngô, khoai , đậu ...
-Hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế xã hội của đất nước, địa phương.
-Hiểu biết chính sách khuyến nông hiện hành của nhà nước.
-Biết các văn bản pháp quy hiện hành chủ yếu của Chính phủ và của ngành về quản lý sử dụng và bảo vệ các công trình thuỷ nông theo pháp lệnh nhà nước
-Biết các văn bản pháp quy cơ bản của Chính phủ có liên quan đến công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (luật tố tụng hình sự, luật xử phạt hành chính, pháp lệnh hợp đồng kinh tế)
-Biết sử dụng các trang thiết bị và vận hành thông thạo các bộ phận công trình cơ điện, cánh cửa cống, tràn....
-Biết đóng góp những ý kiến và biện pháp cho kế hoạch dùng nước, điều hoà phân phối nước trong hệ thống và khu vực
b/ Phải làm các công việc sau :
Ngoài những yêu cầu đối với công nhân bậc dưới, công nhân bậc 6 phải có những đề xuất có hiệu quả về các mặt:
-Tổ chức quản lý vận hành, hợp đồng dùng nước, phân phối nước, duy tu sửa chữa bảo tồn công trình
-Thực hành thành thạo và quản lý tốt các hoạt động trong vận hành, duy tu sửa chữa và các hoạt động kinh tế ở tổ, xí nghiệp thuỷ nông
-Phải tổ chức được các cuộc họp cấp tổ để thảo luận đánh giá kết quả thực hiện tưới nước, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa công trình
-Phải quan hệ rộng rãi và có hiệu quả với các cấp chính quyền địa phương, đoàn thể địa phương trong việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ nông ở địa phương và khu vực

Câu 20: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Đập dâng bậc 1
Đáp án
a/ Phần hiểu biết :
-Hiểu nội dung cơ bản công tác quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông
-Hiểu được một số khái niệm: cao trình, (+), (-), mực nước, lượng mưa, lượng nước, lưu lượng, diện tích tưới tiêu, úng hạn
-Hiểu được các khái niệm về tưới, tiêu tự chảy, tưới tiêu bằng động lực, thành phần các công trình thuỷ nông
-Biết trình tự thao tác vận hành các công trình, trình tự đóng mở, ván phai đập, mở cửa cống
-Biết trình tự tháo lắp, bảo dưỡng các bộ phận của máy đóng mở cửa cống bằng gỗ
-Biết các dạng mặt cắt ngang, mặt cắt dọc kênh mương
-Biết tự đào đắp, tu sửa nhỏ phần đất công trình (vai đập, thượng, hạ lưu) đúng yêu cầu kỷ thuật
b/ Phải làm các công việc sau đây:
-Phải tự vận hành thao tác đúng trình tự các cống tưới đơn giản và phải vận hành các cống lớn theo sự chỉ dẫn của công nhân bậc cao và cán bộ kỷ thuật
-Phải bảo dưỡng các bộ máy đóng mở cửa cống tưới tiêu theo đúng quy định
-Phải biết phát hiện và báo cáo kịp thời (bằng miệng hoặc bằng điện thoại) những hiện tượng không bình thường sự cố xảy ra trong quá trình quản lý vận hành công trình
-Phải đào đắp, sửa chữa nhỏ phần đất sạt lỡ trên vai đập, bờ đập, thượng hạ lưu đập có khối lượng £ 2m3 theo đúng yêu cầu kỹ thuật và kịp thời
-Phải đọc được lượng mưa, đọc được chính xác mực nước thượng hạ lưu công trình có gắn thước đo nước
-Phải bảo quản thiết bị quan trắc gắn trên công trình
-Phải ngăn chặn các hành vi vi phạm điều luật quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông

Câu 21: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Đập dâng bậc 2
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 1, công nhân bậc 2 phải :
a/ Hiểu biết :
-Biết được cao trình cơ bản của công trình, hiểu biết tác dụng các bộ phận công trình như tường ngực, tiêu năng...
-Hiểu biết nguyên tắc thao tác, vận hành các cống đập điều tiết có lưu lượng Q từ 0,3 đến 1 m3/s
-Biết pha trộn tỷ lệ bê tông thường theo tỷ lệ quy định
-Biết tác dụng của các loại mốc quan trắc công trình
-Biết vận động nhân dân tham gia quản lý, bảo vệ hệ thống thuỷ nông, bảo vệ công trình đầu mối
b/ Phải làm được các công việc sau :
-Phải đóng mở được các cống tưới có lưu lượng  nhỏ hơn 1m3/s, đóng mở ván phai đập theo đúng trình tự thao tác đảm bảo yêu cầu kỷ thuật, an toàn công trình
-Phải tháo lắp thành thạo, bảo dưỡng bộ máy đóng mở và cánh cửa cống có lưu lượng từ  0,3 - 1m3/s
-Phải sửa chữa, trát, chít, đắp phần bê tông vỡ, lở có diện tích F không lớn hơn 0,5m2 và có độ sâu không lớn hơn 0,2m
-Phải sửa chữa những ch đá lát khan bị sạt lở có khối lượng không lớn hơn 0,5m3 theo đúng yêu cầu kỷ thuật và đắp đào đất có khối lượng không lớn hơn 2 m3
-Phải ghi chép các số liệu mực nước, lượng mưa vào sổ mực nước, sổ lượng mưa đúng quy định và báo cáo kịp thời về công ty
-Phải bảo quản, giữ gìn tốt các cột mốc quan trắc

Câu 22: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Đập dâng bậc 3
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 2, công nhân bậc 3 phải :
a/ Hiểu biết :
-Phải hiểu và nắm được năng lực phục vụ của công trình đang quản lý
-Phải biết quy trình kỷ thuật vận hành các công trình có lưu lượng  Q = 1 ¸ 5m3/s
-Biết đọc bản đồ địa hình khu tưới tiêu
-Phải biết kế hoạch dùng nước, lịch tưới tiêu nước của công trình trong khu vực quản lý của tổ
-Hiểu biết nguyên nhân, biện pháp đề phòng và xử lý các sự cố công trình như xói lở hạ lưu đập cống, bồi lắng trước công trình
-Phải biết đọc bản vẽ, cấu tạo các cửa cống
-Phải biết các quy tắc bảo vệ, quản lý các công trình thuỷ nông
b/ Phải làm được các việc sau đây :
-Phải đóng mở các loại cống  có lưu lượng 5m3/s đúng quy trình kỷ thuật
-Phải đóng mở ván phai đập đúng quy trình kỷ thuật, an toàn công trình
-Phải tháo lắp bảo dưỡng thông thạo máy đóng mở các cánh cửa cống  có lưu lượng 5 m3/s theo đúng qui trình
-Phải điều khiển được độ cao đóng mở cửa cống theo bước răng của vitme hoặc vòng quay của tời
-Phải tham gia công tác bảo dưỡng tài sản cố định (đào, đắp đất, trát, chít đá xây, bê tông, trồng cỏ theo khối lượng qui định)

Câu 23: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Đập dâng bậc 4
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 3 công nhân bậc 4 phải:
a/ Hiểu biết:
+Phải biết tác dụng của một số bộ phận công trình bằng bê tông cốt thép: Sân, tường ngực, tường cánh gà, trụ pin, cầu công tác./.
+Phải đọc được bản vẽ kỹ thuật về cấu tạo của công trình cống, đập đơn giản
+Hiểu biết nguyên tắc cơ bản vận hành đóng mở các bộ phận bằng điện để đóng mở cống, tràn.
+Phải biết tường tận kế hoạch dùng nước, lịch phân phối nước của các công trình hoặc hệ thống công trình trong khu vực trạm, tổ thuỷ nông ở nơi công nhân thuỷ nông trực tiếp quản lý.
+Phải biết nguyên nhân, nguyên tắc, biết những hiện tượng mất an toàn của từng bộ phận công trình và biết cách xử lý kịp thời, biết đề phòng các sự cố xảy ra trong quá trình quản lý, vận hành.
+Phải biết những nguyên tắc quản lý, bảo vệ và vận hành an toàn công trình
b/ Phải làm các công việc sau:
+Phải sử dụng được các thiết bị đóng mở các công trình tưới tiêu nước chạy bằng điện đúng quy trình kỹ thuật.
+Phải vá, đắp các bộ phận công trình bằng bê tông như: Tường cánh gà, tường ngực, trụ pin...có khối lượng £ 0.5m3 và cùng với công nhân bậc dưới đào, đắp đất với khối lượng qui định.
+Phải quan trắc công trình lún, nghiêng, xê dịch bằng các dụng cụ đo đạc đơn giản và tham gia phục vụ quan trắc công trình bằng máy Ni vô, kinh vĩ
+Can được diện tích tưới tiêu trên bản đồ khu tưới.
+Phải sử dụng tốt biểu đồ quan hệ Q~Z~a trong khi đóng mở cống, điều hoà, phân phối nước tưới tiêu.

Câu 24: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Đập dâng bậc 5
Đáp án
Ngoài các quy định của công nhân bậc 4 công nhân bậc 5 phải:
a/ Hiểu biết:
+Hiểu, biết hệ số tổn thất nước cho công trình
+Biết tác dụng cấu tạo các bộ phận cơ bản về điện, trong hệ thống đóng mở cửa cống, cửa tràn...
+Biết kế hoạch dùng nước, kế hoạch tiêu nước trong khu vực của trạm hoặc xí nghiệp thuỷ nông tương đương.
+Biết sử dụng tối thiểu 3 loại máy quan trắc công trình, trong đó sử dụng thành thạo ít nhất 1 loại máy.
b/ Phần phải làm được:
+Phải đóng mở thành thạo tất cả các loại cửa cống, cửa tràn (kể cả chạy bằng điện)
+Phải xử lý đúng, thành thạo sự cố công trình thông thường trong quá trình quản lý khai thác.
+Phải thành thạo việc dâng nước, duy trì mực nước, phân phối nước ở các công trình đập dâng, điều tiết.
+Phải cùng công nhân bậc dưới tham gia công tác bảo dưỡng công trình: Sửa chữa, chít, trát, xếp đá lát khan, xây đá, bê tông với khối lượng đã quy định

Câu 25: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Đập dâng bậc 6
Đáp án
Ngoài các quy định đối với công nhân bậc 5, công nhân bậc 6 phải:
a/ Hiểu biết:
+Phải biết sinh lý của một số cây trồng chính trong hệ thống tưới tiêu như: Cây lúa, ngô, mía, cây cà phê, cây cao su...
+Phải biết cơ bản về tình hình kinh tế xã hội của đất nước
+Phải hiểu biết chính sách khuyến nông hiện hành của Nhà nước
+Phải hiểu biết các văn bản pháp quy cơ bản của nhà nước có liên quan đến công tác quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi...
+Phải biết sử dụng các trang thiết bị và vận hành thành thạo các bộ phận của công trình trong hệ thống thuỷ nông.
+Biết đóng góp ý kiến và biện pháp cho kế hoạch dùng nước, điều hoà phân phối nước trong hệ thống và khu vực
b/ Phải làm được các công việc sau:
Ngoài những yêu cầu đối với công nhân bậc 5, công nhân bậc 6 phải làm được các công việc sau:
+Phải đề xuất có hiệu quả về các mặt: Tổ chức, quản lý, vận hành, hợp đồng dùng nước, phân phối nước, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng công trình.
+Phải thực hành thành thạo và quản lý được các hoạt động trong vận hành, duy tu, sửa chữa và các hoạt động kinh tế ở tổ, trạm và xí nghiệp.
+Phải tổ chức được các cuộc họp cấp tổ, trạm để đánh giá kết qủa tưới tiêu nước, hợp đồng dùng nước, phân phối nước, duy tu, sửa chữa công trình, thực hiện nghĩa vụ của tổ, trạm và hộ dùng nước.

Câu 26: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Kênh mương tưới tiêu bậc 1
Đáp án
    a/ Phần phải hiểu biết:
+Hiểu biết nội dung cơ bản công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ nông
+Hiểu được một số khái niệm: cao trình (+), (-), mực nước, lượng mưa, lượng nước, lưu lượng, diện tích tưới tiêu, úng hạn.
+Hiểu biết được khái niệm tưới tiêu tự chảy, tưới tiêu bằng động lực, thành phần của các công trình thuỷ nông.
+Biết trình tự thao tác và vận hành các công trình thuỷ lợi như: Đập, cống, tràn,..
+Biết trình tự tháo lắp, bảo dưỡng các bộ phận của máy đóng mở, cửa cống bằng gỗ.
+Biết các dạng mặt cắt ngang, cắt dọc kênh mương.
+Đọc được bản đồ địa hình khu tưới và bản đồ giải thửa của các hộ dùng nước.
+Biết được khái quát yêu cầu nước của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng
+Biết được các thủ tục ký và thanh lý hợp đồng dùng nước với các hộ dùng nước
+Biết tự đào đắp tu sửa nhỏ kênh mương đúng kỹ thuật bằng đất.
b/ Phải làm được các công việc sau đây:
+Phải thao tác vận hành đúng trình tự các cống tưới tiêu đơn giản và phải thao tác vận hành các cống lớn theo hướng dẫn của công nhân bậc cao và cán bộ kỹ thuật.
+Phải hướng dẫn cho các tổ dùng nước và các đội thuỷ nông điều tiết nước cho các hộ dùng nước.
+Phải bảo dưỡng các bộ máy đóng mở của các cống tưới, tiêu
+Phải phát hiện và báo cáo các hiện tượng không bình thường, các sự cố xảy ra trong quá trình quản lý, vận hành công trình kênh mương.
+Phải tự đào đắp, sửa chữa phần đất sạt, bồi lắng kênh mương có khổ lượng £ 2m3, tự phát dọn kênh mương trong phạm vi quản lý, vớt rác, vật cản...đảm bảo thông suốt dòng chảy theo qui định .
+Phải bảo quản các thiết bị quan trắc gắn trên công trình, kênh mương và các dụng cụ sửa chữa công trình trong khu vực được giao.
+Phải ngăn chặn các hành vi vi phạm điều luật quản lý khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ nông, các vi phạm hợp đồng kinh tế.
+Phải tham gia nghiệm thu tưới, tiêu nước, thu thuỷ lợi phí.

Câu 27: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Kênh mương tưới tiêu bậc 2
Đáp án
Ngoài các quy định đối với công nhân bậc 1, công nhân bậc 2 phải:
a/ Hiểu biết:
+Biết thành thạo các cao trình cơ bản của công trình kênh mương, đồng ruộng khu vực phụ trách
+Biết nguyên tắc thao tác, vận hành các cống có lưu lượng từ 0,3-1m3/s
+Biết chỉ trên bản đồ các vị trí bị sạt lở và sự cố công trình kênh mương
+Biết pha trộn vữa bê tông thường theo tỷ lệ qui định.
+Hiểu, biết tác dụng của việc giữ, duy trì mực nước thiết kế trên kênh tưới và ghi chép đúng cột mục trong sổ mực nước.
     b/ Phải làm được các việc sau:
+Đóng mở đúng kỹ thuật các cống tưới tiêu có lưu lượng không lớn hơn 1m3/s
+Biết làm thành thạo và đo được mực nước bằng phương pháp đo phao.
+Duy trì được mực nước tưới tiêu, dẫn nước, phân phối nước cho các hộ dùng nước theo kế hoạch của Tổ, Trạm và theo hợp đồng dùng nước đã ký.
+Tháo lắp thành thạo, bảo dưỡng các bộ máy đóng mở và cánh cửa cống có lưu lượng từ 0,3-1m3/s.
+Sửa chữa, trát, chít, đắp phần bê tông bị vỡ, lở có diện tích F không lớn hơn 0.5m2, có độ sâu không lớn hơn 0,2m và các công tác bảo dưỡng khác như công nhân bậc 1  (đá lát khan không lớn hơn 0.5m3, trồng, dọn cỏ, đắp đất, vớt rác, rong rêu...)

Câu 28: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Kênh mương tưới tiêu bậc 3
Đáp án
Ngoài các quy định đối với công nhân bậc 2, công nhân bậc 3 phải:
a/ Hiểu biết:
+Phải biết được năng lực phục vụ của các công trình, kênh mương trong khu vực được giao phụ trách.
+Phải biết được tác dụng của các công trình trong hệ thống thuỷ nông như: Cầu máng, tràn ngang, đập điều tiết, đập dâng, tràn ra, tràn vào, xi phông....
+Phải biết quy trình kỹ thuật vận hành các công trình có lưu lượng từ 1 đến 5 m3/s.
+phải hiểu nguyên tắc và biện pháp xử lý kỹ thuật phần đất trên kênh mương.
+Phải đọc được bản đồ địa hình khu tưới tiêu.
+Phải biết kế hoạch dùng nước, lịch tưới tiêu của các công trình hoặc trong trong hệ thống trong khu vực tổ quản lý thuỷ nông nơi công nhân tham gia quản lý khai thác.
+Biết pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thuỷ lợi.
+Biết các nguyên tắc, thủ tục hợp đồng dùng nước, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng.
b/ Phải làm được các công việc sau:
+Phải đóng mở các loại cống tưới, tiêu có lưu lượng không lớn hơn 5m3/s đúng quy trình kỹ thuật.
+Phải tháo lắp, bảo dưỡng thành thạo các bộ máy đóng mở các cánh cửa cống có lưu lượng không lớn hơn 5m3/s.
+Phải dâng nước, duy trì mực nước, dẫn nước, điều hoà phân phối nước trên kênh trong khu vực từ kênh chính đến đầu kênh cấp 3.
+Phải đo nước bằng các công trình đo nước đơn giản: hình chữ nhật, tam giác, lỗ, vòi, vv...
+Phải điều khiển được độ đóng mở cống theo bước răng của vitme.
+Phải lập được các văn bản nghiệm thu tưới tiêu từng đợt và toàn vụ, các biên bản hợp đồng, ghi thu và thu thuỷ lợi phí.
+Cùng với công nhân bậc dưới tham gia các công tác bảo dưỡng khác (đắp đất, trít, trát bê tông...) theo quy định của Thông tư 06.

Câu 29: Anh, chị hãy trình bày qui định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Kênh mương tưới tiêu bậc 4
Đáp án
Ngoài các qui định đối với công nhân bậc thấp hơn công nhân bậc 4 phải:
a/ Hiểu biết:
+Phải biết tác dụng của một số công trình bê tông cốt thép như: Sân, tường ngực, tường cánh gà, trụ pin, cầu công tác.v.v.v...
+Phải đọc được bản vẽ kỹ thuật về kết cấu công trình cống đập đơn giản.
+Hiểu được tổn thất nước của kênh và hệ số tổn thất của nó.
+Hiểu được nguyên tắc cơ bản vận hành đóng mở các bộ phận chạy bằng điện của cống, tràn.
+Hiểu được trình tự tiểu tu, trung tu sửa chữa các công trình có lưu lượng Q <= 5m3/s.
+Biết và hiểu tường tận kế hoạch tưới nước, kế hoạch tiêu nước, lịch phân phối nước của công trình hoặc hệ thống thuỷ nông, công nhân trực tiếp tham gia quản lý khai thác.
+Biết nguyên nhân, nguyên tắc phát hiện những hiện tượng mất an toàn của từng bộ phận công trình và biết cách xử lý tạm thời các sự cố xảy ra trong quá trình quản lý, vận hành.
+Biết sử dụng một loại máy quan trắc công trình kênh mương.
+Biết những nguyên tắc quản lý, bảo vệ, vận hành an toàn công trình.
b/ Làm được:
+Sử dụng thành thạo các thiết bị đóng mở các công trình tưới tiêu chạy bằng điện đúng yêu càu kỹ thuật.
+Vá đắp các bộ phận công trình bằng bê tông của công trình như: tường cánh gà, tường ngục, trụ pin, v.v... có khối lượng <= 0,1m3.
+Quan trắc công trình lún, nghiêng, xê dịch bằng các dụng cụ đo đạc đơn giản và tham gia phục vụ quan trắc công trình bằng máy Ni Vô, máy Kinh Vỹ.
+Khoanh được diện tích tưới tiêu, diện tích thường xảy ra hạn hán, lũ lụt trên bản đồ khu tưới. Sử dụng được bản đồ Q ~ Z ~ a trong đóng mở cống, điều hoà phân phối nước.
+Tự giải quyết và  tháo gỡ những khó khăn trở ngại trong hợp đồng dùng nước và giao nộp thuỷ lợi phí.
+Tham gia giải quyết những trở ngại trong việc điều hoà phân phối nước tưới, tiêu.

Câu 30: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Kênh mương tưới tiêu bậc 5
Đáp án
Ngoài các quy định đối với công nhân bậc thấp hơn công nhân bậc 5 phải:
a/ Hiểu biết:
+Hiểu được hệ số tổn thất nước qua công trình.
+Hiểu được nguyên nhân và các biện pháp đề phòng, xử lý các hiện tượng, các biến hình, trượt. v.v...của công trình kênh mương như: bồi lắng, xói, lở, lún.
+Biết cấu tạo và tác dụng các bộ phận về cơ, điện trong hệ thống đóng mở cửa cống, tràn... chạy bằng điện.
+Biết tính chất tác dụng lý hoá một số vật liệu cơ bản phục vụ sủa chữa các công trình thuỷ nông như: đất, đá, gỗ, gạch, xi măng,...sắt thép.
+Biết kế hoạch dùng nước, kế hoạch tiêu nước trong khu vực trạm mình quản lý.
+Biết sử dụng tối thiểu 3 loại máy quan trắc công trình, kênh mương, trong đó thành thạo một loại máy.
b/ Làm được:
+Đóng mở thành thạo tất cả các loại của cống trên hệ thống thuỷ nông (kể cả chạy bằng điện).
+Xử lý thành thạo sự cố công trình thông thường trong quá trình quản lý, khai thác.
+Thành thạo việc dâng nước, duy trì mực nước, dẫn nước điều hoà, phân phối nước trên hệ thống kênh thuộc khu vực quản lý.
+Tự giải quyết những trở ngại khó khăn trong việc điều hoà, phân phối nước, đồng thời thành thạo giải quyết những trở ngại, vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng dùng nước và thu thuỷ lợi phí.

Câu 31: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân quản lý Kênh mương tưới tiêu bậc 6
Đáp án
Ngoài các quy định đối với công nhân bậc thấp hơn công nhân bậc 6 phải:
a/ Hiểu biết:
+Hiểu biết sinh lý và yêu cầu nước của một số cây trồng chính trong hệ thống
+Hiểu biết cơ bản về tình hình kinh tế xã hội của đất nước.
+Hiểu biết chính sách khuyến nông hiện nay của nhà nước.
+Biết các văn bản pháp quy hiện hành chủ yếu của Chính Phủ và ngành quản lý khai thác, thu thuỷ lợi phí và các chế độ chính sách có liên quan đến công trình thuỷ lợi.
+Biết sử dụng các trang thiết bị, vận hành thành thạo các bộ phận công trình trong hệ thống thuỷ nông.
b/ Làm được :
+Ngoài những hiểu biết và làm thành thạo các công việc của công nhân bậc 5 trở xuống, công nhân bậc 6 phải có đề xuất có hiệu quả về các mặt tổ chức quản lý, vận hành, hợp đồng nước, phân phối nước, sửa chữa, điều hành phân phối nước và hoạt động kinh tế ở cụm, trạm thuỷ nông.
+Chủ trì các cuộc họp cấp cụm, trạm thuỷ nông để thảo luận, đánh giá kết quả tưới, tiêu nước, hợp đồng dùng nước, phân phối nước, duy tu sửa chữa, quản lý bảo vệ công trình.
+Quan hệ rộng rãi với các cấp chính quyền, đoàn thể  trong việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ở địa phương và khu vực.

Câu 32: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân nề hoàn thiện (xây đúc) bậc 2/7 ?
Đáp án(Theo quyết định số 163/BXD-KHCN ngày 08/4/1997 của Bộ trưởng Bộ xây dựng “V/v Ban hành tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỹ thuật xây dựng”
    a/Hiểu biết
+Cách tính liều lượng và yêu cầu kỹ thuật trộn vữa xây, trát.
+Các loại gạch ngói thường dùng xây dựng, phân biệt được tốt xấu để sử dụng hợp lý.
+Cách làm một số việc đơn giản như: Đào móng nhà bình thường, đổ bê tông gạch vỡ, tôi vôi,..
    b/ Làm được
+Xây tường gạch dày từ 11cm trở lên có bắt mỏ sẵn.
+Trát tường phẳng. láng nền có mỏ sẵn.
+Mạng vôi rơm trần nhà, lát lối đi bằng gạch thường, lợp ngói máy có hướng dẫn, bắc dàn giáo thông thường cho nhà 1 tầng, quét vôi nhà phụ tạm.
Câu 33: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân nề hoàn thiện (xây đúc) bậc 3/7 ?
Đáp án
Hiểu biết và làm được các công việc của thợ bậc dưới và thêm:
a/ Hiểu biết:
+Các loại vữa, mác vữa trong xây dựng.
Phương pháp xây, trát, láng, lát, ốp, hoàn thiện trang trí bề mặt cho các bộ phận của công trình.
+Lắp, dựng và tháo dỡ dàn giáo.
+Phương pháp gia công và lắp đặt một số cấu kiện bê tông đơn giản như dầm đơn, lanh tô, ô văng;
+Thi công bê tông cho các bộ phận đơn giản;
+Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong công tác xây, trát hoàn thiện;
+Sử dụng và bảo quản vật liệu đúng quy định về đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
+Các quy phạm kỹ thuật an toàn lao động trong nghề nề (xây lát), quy định chung trong quy phạm an toàn về xây dựng;
+Xem được bản vẽ đơn giản và tính tiên lượng công việc của bậc;
+Một số kỹ thuật và công nghệ mới được ứng dụng trong nghề nề.
b/ Làm được
+Xây các loại cuốn thông thường bằng gạch, xây vỉa qua lanh tô, xây các gờ đơn giản;
+Bắt mỏ để xây các loại tường, xây móng bằng đá hộc có chiều rộng trên 60cm, xây bếp đun củi, đun than có ống khói,..
+Láng nền, trát tường, trần, gờ chỉ đơn giản ở nơi yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật bình thường.
+Lợp ngói, xây trát bờ chảy, bờ nóc;
+Dựng các loại cửa thông thường.
+Bắc giáo, xây trát nhà 1-2 tầng
+Lát gạch hoa có người bắt mỏ sẵn cho các phòng, nhà thông thường không có yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật cao.
Câu 34: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân nề hoàn thiện (xây đúc) bậc 4/7 ?
Đáp án
Hiểu biết và làm được các công việc của thợ bậc dưới và thêm:
a/ Hiểu biết
+Đọc bản vẽ nhà ở thông thường, tính được khối lượng, nhân công;
+Biết giác móng nhà ở đến 2 tầng, chuyển nivô (thăng bằng), chuyển tim cốt vào vị trí chính xác để đặt cấu kiện hoặc xây;
+Biết tổ chức, quản lý, phân công lao động công việc cho một tốp thợ để thi công nhà ở từ 1-3 tầng thông thường.
b/Làm được
+Xây, trát trụ tròn, vuông chuẩn xác bằng gạch, đá;
+Trát trần, tường bằng vữa ximăng cát, trát vẩy, trát các gờ chỉ phào thông thường;
+Trát granito, đá rửa cầu thang, cột, tường, sàn;
+Pha chế vôi màu các loại;
+Lát gạch hoa có ghép hình trang trí, ốp dán gạch men, ốp đá đơn giản (không đòi hỏi chọn hoa văn, vân thớ cầu kỳ);
Lợp ngói cho các loại mái;
+Lắp đặt được các thiết bị vệ sinh thông thường;
+Gia công, lắp buộc các cấu kiện bằng thép, ghép cốt pha dầm, cột, sàn cho những công trình không đòi hỏi kỹ thuật và độ chính xác cao.

Câu 35: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân nề hoàn thiện (xây đúc) bậc 5/7 ?
Đáp án
Hiểu biết và làm được các công việc của thợ bậc dưới và thêm:
a/ Hiểu biết:
+Đọc bản vẽ phần xây dựng, tổ chức quản lý tốt một tổ thợ thi công các loại nhà có yêu cầu cao về các việc thuộc nghề nề đạt chất lượng kỹ thuật, vật tư sử dụng hợp lý, đảm bảo an toàn;
+Giác móng theo bản vẽ cho các loại nhà ở (không dùng máy trắc đạc) thông thường;
+Chống thấm bằng bi tum và các loại vật liệu khác theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
+Có biện pháp xử lý, sửa chữa các hư hỏng thông thường thuộc nghề nề 9không thuộc về xử lý kết cấu chịu lực)
b/ Làm được:
+Xây tường, xây trụ tròn, vuông bằng gạch để trần không trát;
+Xây lò hơi, ống khói cao 25 m trở xuống theo bản vẽ, xây gạch chịu lửa (cả gia công gạch) ở bộ phận phức tạp;
+Lắp đặt thiết bị vệ sinh
+Pah chế màu và trát granitô có kẻ ô hoặc xen hoa văn trang trí, trát granito chuẩn xác.
+Làm ban công, ô văng có đường cong, trát các loại gờ chỉ, phào phức tạp;
+Hoàn thiện nhà bằng công nghệ ba matit, mà và làm sơn theo các mẫu;
+Đánh nivô, bố trí hoa văn, bắt mỏ lát gạch hoa các màu, ốp đá, gạch men cho các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.
+Gia công và ốp các loại gạch, đá trang trí cho cột, mặt tường, đắp chữ lồi lõm đảm bảo kỹ, mỹ thuật;
+Chống thấm mái và các khu vệ sinh, xử lý chống thấm dột đúng yêu cầu kỹ thuật.

Câu 36: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân nề hoàn thiện (xây đúc) bậc 6/7 ?
Đáp án
Hiểu biết và làm được các công việc của thợ bậc dưới và thêm:
a/ Hiểu biết:
+Đọc bản vẽ phần xây dựng và các phần liên quan như nước, điện. Phát hiện được sai sót thông thường trong bản vẽ, chỉ dẫn cho thợ bậc dưới làm đúng theo yêu cầu của thiết kế.
+Làm mẫu, lấy mực cho các việc nề phức tạp.
b/Làm được
+Ốp lát các loại đá cao cấp, trát gờ, chỉ, phào cho các công trình nghệ thuật, đặc biệt;
+Đắp mô hình, phù điêu, hoa văn trang trí, gia công đúc sắn các hoa văn để dán vào công trình.
Kiểm tra được kích thước, tim cốt của những công trình phức tạp để thi công đúng thiết kế;
+Lấy mực, xây ống khói cao trên 25m, xây cầu thang xoắn ốc, xây trụ, ra gờ các công trình có hình dạng đặc biệt và phức tạp.

Câu 37: Anh, chị hãy trình bày quy định về hiểu biết, công việc phải làm được của công nhân nề hoàn thiện (xây đúc) bậc 7/7 ?
Đáp án
Hiểu biết và làm được các công việc của thợ bậc dưới và thêm:
Hiểu biết và làm được:
+Toàn bộ các công việc, các quy trình công nghệ, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, quy phạm kỹ thuật và an toàn lao động trong nghề nề;
+Thông qua bản vẽ thiết kế, lập biện pháp tổ chức thi công, tự quản lý, tổ chức một đội thi công được các nhà cao tầng (làm các việc thuộc nghề nề và các nghề khác như mộc, sắt, bê tông không đòi hỏi kỹ thuật cao);
+Phục hồi được những hoa văn, phù điêu, cảnh người và thú, thiên nhiên trên các công trình văn hoá, nghệ thuật (có sự hướng dẫn của nghệ nhân chuyên ngành).

Câu hỏi 38 : Hành vi nào bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ?
Đáp án: Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
2. Các hoạt động trái phép gây mất an toàn công trình thuỷ lợi trong phạm vi bảo vệ công trình gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và lòng sông, bãi sông; gây mất an toàn cho công trình và ảnh hưởng đến thoát lũ nhanh;
b) Sử dụng đê, kè, cống vào mục đích giao thông vận tải gây mất an toàn cho đê điều;
c) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng;
d) Xây dựng bổ sung công trình thuỷ lợi mới vào hệ thống công trình thuỷ lợi đã có khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;           
3. Vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;     
4.  Các hành vi khác gây mất an toàn công trình thủy lợi.          

Câu 39: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với hành vi vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi Theo Điều 5 -Nghị định số 139/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ “Qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;đê điều; phòng, chống lụt bão”
Đáp án
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi ngâm tre, luồng, nứa, lá, gỗ; cắm đăng đó; chất chà; trồng rau hoặc tạo các vật cản khác gây cản trở dòng chảy.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;

Câu 40: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm về đổ rác thải, chất thải; xả nước thải vào công trình thuỷ lợi
Theo Điều 6-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thuỷ lợi với khối lượng dưới 1m3.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thuỷ lợi với khối lượng từ 1m3 đến dưới 5m3.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đổ rác thải, chất thải vào công trình thuỷ lợi với khối lượng từ 5m3 trở lên.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả nước  thải vào công trình thuỷ lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng nhỏ hơn 500m3/ ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả nước  thải vào công trình thuỷ lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng từ 500m3/ ngày đêm đến dưới 1.000m3/ ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả nước  thải vào công trình thuỷ lợi thuộc diện phải xin phép mà không có giấy phép với lưu lượng từ 1.000m3/ ngày đêm trở lên.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1,2,3,4,5,6 Điều này;

Câu 41: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm về vận hành công trình thuỷ lợi
Theo Điều 7-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a. Thực hiện sai nội dung quy định trong quy trình vận hành công trình thủy lợi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này;
b. Không có nhiệm vụ mà tự ý vận hành công trình thủy lợi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không lập quy trình vận hành hồ chứa nước trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ chứa trái với quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Câu 42: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm về sử dụng máy móc, thiết bị thuộc công trình thuỷ lợi
Theo Điều 8-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng máy móc, thiết bị công trình thuỷ lợi sai mục đích.

Câu 43: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thuỷ lợi
Theo Điều 9-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm đất để làm lều, quán trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng lò gạch, lò vôi, chuồng trại để chăn thả gia súc, gia cầm trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Nuôi trồng thủy sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Xê dịch trái phép mốc chỉ giới, biển báo của công trình thủy lợi.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức trái phép các hoạt động du lịch, thể thao hoặc các dịch vụ khác với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng trái phép đường ống dẫn dầu, cấp thoát nước, hệ thống cáp điện, cáp thông tin và các công trình khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
c) Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
d) Xây dựng nhà ở, cầu, kè, bến bốc dỡ hàng hóa, nơi sản xuất, bãi chứa vật liệu trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
đ) Chôn chất thải trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất nổ trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c Khoản 2; Điểm b, c, đ Khoản 4; Khoản 5 và Khoản 6 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Điểm a Khoản 2; Điểm a và Điểm d Khoản 4 Điều này.

Câu 44 Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông qua công trình thuỷ lợi
Theo Điều 10-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới vượt quá mức quy định về tải trọng cho phép khi đi qua công trình thủy lợi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới đi qua công trình thủy lợi mà không được phép đi qua.

Câu 45: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm quy định của giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi
Theo Điều 11-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:
a) Trồng cây lâu năm;
b) Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản;
c) Nghiên cứu khoa học.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ, trung thực các dữ liệu, thông tin về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xả nước thải vào công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Không thực hiện chế độ báo cáo về quá trình hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xả nước thải vào công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong mỗi loại giấy phép sau đây:
a) Xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Xả nước thải vào công trình thủy lợi;
c) Khoan, đào điều tra, khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò, thi công công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản và khoan, đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng;
d) Xây dựng kho, bến, bãi bốc dỡ; tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
đ) Chôn, lấp chất thải;
e) Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: Đường ống dẫn dầu, cáp điện, cáp thông tin, đường ống cấp thoát nước;
g) Tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động sai nội dung quy định trong giấy phép sử dụng chất nổ trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1; Điểm a, Điểm d, Điểm e Khoản 3 Điều này.

Câu 46: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc vi phạm gây hư hại đến công trình phòng, chống lụt bão.
Theo Điều 18-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu trái phép tàu thuyền, bè mảng, các phương tiện khác vào công trình phòng, chống lụt, bão.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khoan thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão;
b) Sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống lụt, bão.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất nổ trong phạm vi bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

Câu 47: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc vi phạm quy định trong xây dựng gây ảnh hưởng đến công trình phòng, chống lụt bão.
Theo Điều 19-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng sai quy định trong giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động liên quan đến công trình phòng, chống lụt, bão.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm hư hỏng công trình phòng, chống lụt, bão.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Câu 48: Anh, Chị hãy cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm quy định trong triển khai ứng phó lụt, bão
Theo Điều 20-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thực hiện sơ tán để đảm bảo an toàn;
b) Không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc di chuyển để phòng, chống lụt, bão, áp thấp nhiệt đới của tàu thuyền đang hoạt động trên sông hoặc hồ chứa nước.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão không đúng quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc di chuyển để phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết nguy hiểm của tàu thuyền đang hoạt động trên biển.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cấm tàu thuyền ra khơi trong trường hợp có bão, áp thấp nhiệt đới hoặc thời tiết nguy hiểm trên biển.

Câu 49: Anh, chị cho biết hành vi vi phạm hành chính và mức xử phạt đối với Việc Vi phạm quy định về cứu hộ, cứu nạn trong phòng, chống lụt, bão Theo Điều 20-Nghị định số 139/2013/NĐ-CP
Đáp án
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo sai vị trí tàu, số lượng người trên tàu; tình trạng tai nạn tàu thuyền của mình đang hoạt động trên biển khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, gây phí tổn cho tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn;
b) Không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, suối, ao, hồ khi có điều kiện mà không thực hiện.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn của người có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu khẩn cấp của tàu thuyền trên biển, nhưng khi lực lượng cứu hộ di chuyển đến mà không hợp tác, gây lãng phí cho cơ quan cứu hộ.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp số tiền chi phí cho việc điều động cứu hộ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.

Câu 50:  Anh hay Chị hãy cho biết những việc người lao động quyết định trong quy chế thực hiện Dân chủ của công ty ?

Đáp án: Những việc người lao động quyết định bao gồm:
1. Đại hội công nhân viên chức biểu quyết thông qua thỏa ước lao động tập thể, hoặc bổ sung, sửa đổi để Chủ tịch Công đoàn và Giám đốc ký kết;
2. Ký kết hợp đồng lao động với Giám đốc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Bộ lao động;
3. Thảo luận và biểu quyết ở Đại hội công nhân viên chức thông qua các quy chế và các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty có liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động phù hợp với hướng dẫn của nhà nước và tình hình thực tế của Công ty; biểu quyết trích lập và sử dụng qu phúc lợi, qukhen thưởng, qu trợ cấp mất việc làm;
4. Bầu ban thanh tra nhân dân tại Đại hội công nhân viên chức.

Câu 51: Anh, Chị hãy trình bày quyền hạn của công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Đáp án: (Theo điều 17 Điều lệ công ty)
Ngoài những trường hợp phải có quyết định của Chủ sở hữu; Công ty có quyền:
1. Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định.
10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
12. Được hạch toán và bù đắp chi phí theo giá thực hiện thầu hoặc thu phí sử dụng dịch vụ theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Được bảo đảm thời hạn sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ thích hợp để thu hồi vốn đầu tư và có lãi hợp lý.
Ngoài ra còn có các quyền sau:
14. Sử dụng, quản lý và phát triển các nguồn vốn do Chủ sở hữu giao bao gồm: Tài sản, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
15. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty và các đơn vị trực thuộc Công ty nhằm tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Công ty.
16. Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty.
17. Đặt chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty ở trong nước theo quy định của Nhà nước.
18. Kinh doanh những ngành nghề nhà nước không cấm.
19. Tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký hợp đồng với các khách hàng trong tỉnh và ngoài tỉnh, được trực tiếp nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư chuyên ngành thủy lợi theo yêu cầu hoạt động của Công ty và phù hợp với quy định hiện hành của Pháp luật.
20. Quyết định giá mua, giá bán vật tư sản phẩm và dịch vụ trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá.
21. Được quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm: Thương hiệu Công ty, các phát minh sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
22. Đầu tư liên doanh liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát triển sản xuất kinh doanh.
23. Tuyển chọn, điều hành, bố trí sử dụng, đào tạo và đào tạo lại lao động theo yêu cầu của sản xuất, kinh doanh; Quyết định các hình thức trả lương, thưởng và các thu nhập khác theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Nhà nước.
24. Có quyền khen thưởng và xử lý các vi phạm kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo quy định của bộ Luật Lao động; nội quy lao động của Công ty  đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đăng ký theo quy định của Luật Lao động.
25. Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của Công ty đi  công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của Công ty và các quy định hiện hành của Nhà nước.
26. Thực hiện quyền khác theo theo quy định của Pháp luật.

Câu 52: Anh, Chị hãy trình bày nghĩa vụ của công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai
Đáp án: (Theo điều 18 Điều lệ công ty)
1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về kết quả kinh doanh hàng năm.
2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công ty và nhu cầu thị trường.
5. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
6. Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích đủ số lượng, đúng chất lượng và thời hạn đã cam kết theo giá hoặc phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
7. Bảo đảm các điều kiện công bằng và thuận lợi như nhau cho mọi đối tượng khách hàng.
8. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về số lượng, chất lượng, điều kiện cung ứng và giá, phí sản phẩm, dịch vụ công ích cung ứng.
9. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.
10. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
11. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
12. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác, xây dựng và đăng ký với Chủ sở hữu kế hoạch lao động, quy chế tuyển dụng lao động, đơn giá tiền lương, quy chế phân phối tiền lương, quy chế nâng bậc, nâng ngạch lương, tiêu chuẩn cấp bậc công nhân kỷ thuật và các chức danh tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức theo hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
13. Thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của nhà nước. Hàng năm Công ty có trách nhiệm lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định hiện hành của nhà nước.
14. Thực hiện các quy định đối với người lao động theo quy định của bộ Luật Lao động; Thoả ước lao động tập thể và những thoả thuận với người lao động trong hợp đồng lao động.
15. Chịu sự giám sát và kiểm tra của Chủ sở hữu nhà nước, chấp hành các quy định về thanh tra của cơ quan Tài chính và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.
16. Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của Pháp luật và yêu cầu của Chủ sở hữu nhà nước.
17. Thực hiện nghĩa vụ khác theo theo quy định của Pháp luật.

Câu 53: Anh, chị cho biết Quyền lợi và nhiệm vụ của hộ dùng nước.
Đáp án:
Hộ dùng nước của công trình thủy lợi có quyền và nghĩa vụ sau:
- Có kế hoạch dùng nước và ký hợp đồng dùng nước;
- Sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ môi trường;
- Trả thủy lợi phí theo hợp đồng, trừ trường hợp được nhà nước trả thay nhưng phải nghiệm thu kết quả tưới và thanh lý hợp động với đơn vị cấp nước;
- Bảo vệ công trình thủy lợi trong phạm vị sử dụng của mình, đóng góp công lao động để tu bổ, sửa chữa công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật.   
- Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp do công ty khai thác công trình thủy lợi thiếu trách nhiệm gây ra;
- Kiến nghị về việc khai thác bảo vệ công trình thủy lợi; được có đại diện tham gia hội đồng quản lý hệ thống;
- Được hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

Câu 54: Xí nghiệp, trạm thủy nông có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Đáp án:
-Xí nghiệp thủy nông hoăc Trạm thủy nông là đơn vị sản xuất trực thuộc công ty, chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc công ty. Hoạt động của xí nghiệp (tram) trực tiếp gắn với sản xuất của hộ dùng nước.  
-Xí nghiệp (trạm) quản lý thủy nông có nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản sau:
1. Vận hành công trình thực hiện kế hoạch tưới tiêu nước trong phạm vi quản lý của mình, bao gồm: dẫn nước, chuyển nước, quản lý và phân phối tưới tiêu;
2. Tu bổ, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các công trình, kênh mương thuộc mình quản lý, bao gồm: đề xuất kế hoạch, biện pháp, tổ chức thực hiện, tham gia giám sát, nghiệm thu;
3. Được Giám đốc công ty ủy quyền ký hợp đồng dùng nước với hộ dùng nước. Nghiệm thu kết quả tưới tiêu và thu thủy lợi phí. Được ủy quyền giao dịch với chính quyền và các đơn vị có liên quan thuộc cấp huyện và một số mặt công tác trong sản xuất kinh doanh, quản lý và bảo vệ công trình;
4. Xí nghiệp (trạm) quản lý thủy nông trực tiếp điều hành các trạm (cụm) thủy nông thuộc xí nghiệp (tram) thực hiện các nhiệm vụ nêu trên trong phạm vi quản lý của tram (cụm);
5. Xí nghiệp (trạm) quản lý thủy nông thực hiện hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán nội bộ theo phân cấp của công ty trong công tác tưới tiêu và quản lý công trình, tu bổ, sửa chữa thường xuyên, khoán thu, khoán chi; được quyền tự chủ về tài chính trong phạm vi phân cấp, giao khoán.

Câu 55: Anh, Chị cho biết Cụm thủy nông có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đáp án:
Tùy đặc điểm của mình mà các xí nghiệp (trạm) quản lý thủy nông có thể tổ chức các  cụm thủy nông để đảm bảo dây chuyền sản xuất đến hộ dùng nước. Cụm thủy nông là bộ phận sản xuất cơ sở của công ty, xí nghiệp, tram chịu sự quản lý, điều hành của xí nghiệp, trạm. nhiệm vụ của cụm thủy nông là:
1. Trực tiếp điều hành đóng mở công trình, quản lý, điều hòa và phân phối nước tưới tiêu cho hộ dùng nước;
2. Trực tiếp quản lý bảo vệ, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên công trình, kênh mương. Tham gia nghiệm thu và quản lý công trình thuộc cụm quản lý; 
3. Lập bản đồ xác nhận kết quả tưới tiêu với hộ dùng nước, tham gia thanh lý hợp đồng tưới tiêu và đôn đốc hộ dùng nước nộp thủy lợi phí về cho xí nghiệp;
4. Quan hệ với chính quyền xã, hộ dùng nước để làm tốt công tác bảo vệ công trình, hướng dẫn hộ dùng nước về kỹ thuật quản lý nước và quản lý công trình trên đồng ruộng.            

Câu 56:   Anh, Chị cho biết nguyên nhân sinh ra tổn thất nước và có mấy loại tổn thất nước trong thủy lợi ?
Đáp án:
Nguyên nhân sinh ra tổn thất nước.
Lượng nước tổn thất khi tưới do 3 nguyên nhân chính: tổn thất do bốc hơi mặt thoáng kênh dẫn khi dân nước; tổn thất do ngấm dọc kênh, ngấm ở ruộng và tổn thất do việc quản lý khai thác hệ thống chưa tt.
1/ Tổn thất do bốc hơi mặt thoáng kênh dẫn khi dẫn nước.
Lượng nước tổn thất này phụ thuộc vào cường độ bốc hơi mặt nước và diện tích mặt thoáng nước của kênh. So với các loại tổn thất khác thì lượng tổn thất do bốc hơi kênh dẫn khi tưới chiếm một tỷ lệ khá nhỏ (từ 2 ¸ 5%). Vì vậy khi tính toán người ta thường bỏ qua lượng tổn thất này.
2/ Tổn thất do ngấm dọc kênh.  
 Bao gồm nước ngấm dọc kênh tưới và ngấm ở ruộng. Đây là lượng tổn thất chủ yếu trong tổng lượng nước tổn thất. Lượng nước tổn thất do ngấm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Tính chất đất, độ sâu của mực nước ngầm và khả năng thoát nước (dễ hay khó) của nước ngầm.
- Các nhân tố thủy lực của kênh mương (tiết diện của kênh, chiều sâu nước chảy trong kênh, tình hình bồi lắng của kênh, mạng lưới kênh tiêu và chế độ làm việc của kênh tưới đồng thời hay tưới luân phiên, ...) 
3/ Tổn thất do việc quản lý hệ thống.
Trong quá trình quản lý khai thác hệ thống, nếu các bộ phận quản lý không làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì sẽ gây ra lãng phí, tổn thất nước một cách vô ích. nguyên nhân của sự tổn thất này như sau:
- Phương pháp tưới, kỹ thuật tưới không hợp lý: lượng nước dẫn váo quá lớn so với khả năng dẫn nước của kênh, mương, rãnh, giải tưới; bờ ruộng không kiên cố làm cho nước ở mặt ruộng bị chảy mất, công trình tưới không hoàn chỉnh.
- Công tác phân phối nước không hợp lý: không kết hợp giữa tưới nước và công tác làm đất. Tập quán tưới không tốt (tưới tràn lan, tưới ngày mà không tưới đêm, ...) dân đến phải tháo bỏ lượng nước thừa.
- Chất lượng công trình kém, kênh mương bị rò rỉ hay bị vỡ do công tác quản lý, bảo vệ không tốt.

Câu 57: Anh, chị hãy trình bày biện pháp phân tổ tưới luân phiên?
Đáp án:
   Khi tiến hành lập kế hoạch dùng nước cho đơn vị dùng nước thì một trong những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch tưới là phương thức phân phối nước. Hiện tại có 2 phương thức phân phối nước: phân phối đồng thời và phân phối tưới luân phiên.
a/ Phân phối tưới đồng thời là suốt thời gian kênh nhận nước nó đồng thời phân phối cho tất cả các kênh cấp dưới trực tiếp nó.  
Ví dụ 1: Kênh N1-1 có 6 kênh nhánh cấp 3: N1-1-1, N1-1-2, N1-1-3, N1-1-4, N1-1-5, N1-1-6 lấy nước trực tiếp từ ngày 1/3 ¸ 9/3 nếu kênh N1-1 nhận nước từ ngày 1/3 ¸ 9/3
b/ Phân phối tưới luân phiên là: trong thời gian kênh nhận được nước, nó lần lượt phân phối cho các kênh cấp dưới trực tiếp với nó hết kênh (hoặc nhóm kênh) này đến kênh (hoặc nhóm kênh) khác. hết thời gian nhận nước thì kênh cũng phân phối nước xong cho tất cả các kênh cấp dưới trực tiếp với nó.   
Ví dụ 2: ở ví dụ trên nếu ta chia 6 kênh cấp 3 ra thành 3 nhóm kênh (hình vẽ) các kênh đều tưới

                                    
cho một loại cây trồng với diện tích như nhau thì thời gian nhận nước của từng nhóm kênh là:
Nhóm 1: nhận nước từ ngày 1/3 ¸ 3/3
Nhóm 2: nhận nước từ ngày 4/3 ¸ 6/3
Nhóm 3: nhận nước từ ngày 7/3 ¸ 9/3
khi chọn vào hình thức phân phối nước phải căn cứ vào các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo cho việc sản xuất kịp thời vụ, tạo điều kiện để bố trí lao động sản xuất hợp lý, tăng năng suất lao động.
- Tận dụng được khả năng nguồn nước và phù hợp với tình hình nguồn nước.
- Lượng nước tổn thất ít, thuận lợi cho công tác quản lý.

Câu 58: Anh, Chị hãy cho biết các nguyên tắc cần tuân thủ khi điều phối nước.
Đáp án:
Điều phối nước là công tác chủ yếu nhất, thường xuyên nhất trong công tác quản lý thủy nông và là công tác quan trọng để thực hiện việc dùng nước có kế hoạch. vì vậy để làm tốt công tác điều phối nước, người công nhân quản lý thủy nông cần nắm vững các nguyên tắc điều phối và nhiệm vụ của người điều phối nước.
Các nguyên tắc cần tuân theo khi điều phối nước.
- Điều phối nước đúng kế hoạch đã được duyệt, không được tự tiện thay đổi kế hoạch.
- Khi gặp những trường hợp bất trắc như vỡ kênh, công trình xảy ra sự cố, gặp mưa bão phải kịp thời báo cáo với đơn vị hoặc  công ty để xin ý kiến giải quyết.
- Khi có sự thay đổi về kế hoạch dùng nước, cần thông báo kịp thời đến các hộ dùng nước.
- Khi thời tiết thay đổi yêu cầu dùng nước tăng (hoặc giảm) £ 10% thì tùy mức độ mà điều phối nước các kênh cho thích hợp.
- Khi có mưa, gió bão < cấp 6 thì vẫn dẫn nước bình thường nhưng phải tăng cương công tác bảo vệ nhất là những đoạn kênh xung yếu.
- Khi gió cấp 6 đến cấp 8 thì không được dẫn nước với lưu lượng bất thường và tăng cường bảo vệ đường kênh.
- Khi gió cấp 8 trở lên thì không được dẫn nước trong kênh, đóng cống lấy nước đầu mối và mở hết các cống đầu kênh cấp dưới để tránh nước mưa lớn tràn vào kênh gây sự cố trên hệ thống kênh.
- Mọi sự thay đổi về kế hoạch dùng nước phải được cấp có thẩm quyền quyết định mới được thực hiện.   

Câu 59: Anh, Chị hãy trình bày nhiệm vụ của công nhân điều phối nước?
Đáp án: Nhiệm vụ công nhân điều phối nước.
- Trước khi mở cống công nhân điều phối phải nắm được các tài liệu có liên quan đến việc thực hiện kế hoạch dùng nước (sơ đồ bố trí, năng lực chuyển nước của mạng lưới kênh và công trình trên kênh trong phạm vi mình phụ trách, các điểm phân phối nước, các biểu đồ phân phối nước, lấy nước, ...)
- Công nhân điều phối nước phải căn cứ vào kế hoạch mà tiến hành lấy nước, phân phối nước, không tùy tiện thay đổi kế hoạch đã duyệt. Khi gặp các trường hợp bất trắc thì xử lý đúng chức năng, nhiệm vụ của mình và kịp thời báo cáo xin ý kiến xử lý.
- Trong thời gian mở nước, các công nhân điều phối phải thực hiện tốt chế độ trực nhật, giao ca.  

Câu 60: Anh, Chị hãy trình bày mục đích, yêu cầu và các nội dung công tác quan trắc?
Đáp án:
1/ Mục đích, yêu cầu
a/ Mục đích:
- Xác định thực trạng công trình, mức độ hư hỏng để đề ra chế độ khai thác, bảo vệ công trình.
- Tìm nguyên nhân hư hỏng hoặc có thể xẩy ra hư hỏng để đề ra biện pháp xử lý thích hợp.
- Đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng thiết kế, thi công; kiểm nghiệm các số liệu, chỉ tiêu, phương pháp tính toán, các công thức lý thuyết và thực nghiệm đã dùng trong tính toán.                  
b/ Yêu cầu:
Công tác quan trắc phải đảm bảo các yêu cầu: chinh xác, trung thực, hệ thống và thống nhất, kịp thời.    
2/ Các nội dung của công tác quan trắc.
- Quan trắc xê dịch trên mặt bằng,
- Quan trắc lún của công trình,
- Quan trắc nghiêng của công trình,
- Quan trắc nứt nẻ của công trình,
- Quan trắc rò rỉ của công trình,
- Quan trắc khớp nối,
- Quan trắc xói lở bồi lắng,
- Quan trắc thấm qua đập.        

Câu 61: Anh, Chị hãy trình bày nội dung quản lý và chế độ sử dụng đập đất?
Đáp án:  Nội dung quản lý đập đất và chế độ sử dụng đập  bao gồm:
Để thực hiện tốt chế độ sử dụng đập đất, người quản lý cần phải nắm vững và thực hiện tốt các nội dung sau:
- Nắm vững nhiệm vụ của công trình; các thông số cơ bản của đập như: kích thước mặt cắt ngang, cao trình đỉnh đập và tường chắn sóng các loại mực nước và dung tích tương ứng, vị trí và tác dụng của các thiết bi trên đập (muốn nắm vững các yếu tố trên cần nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, ...)       
- Không để cho đập làm việc vượt quá khả năng thiết kế đề ra.            
- Bảo vệ tốt các lớp gia cố mái đập, các rãnh tiêu nước trên mái đập, bố trí nơi neo đậu tàu thuyền để không ảnh hưởng đến độ ổn định mái đập, nghiêm cấm việc đánh mìn bắt cá trong lòng hồ.   

Câu 62: Anh, Chị hãy trình bày nội dung chế độ quan trắc công tác quản lý đập đất:
Đáp án: Chế độ quan trắc.
Thực hiện chế độ quan trắc là một công việc rất quan trọng và được tiến hành một cách liên tục, chính xác nhằm cung cấp các số liệu để phát hiện các sự cố, tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố và lập phương án sửa chữa. Do đó người quản lý phải coi trọng công tác này trong nội dung công tác quản lý. Đối với đập đất nội dung quan trắc bao gồm:
a/ Quan trắc xê dịch
- Bảo vệ tốt các mốc quan trắc;
- Thực hiện đúng chế độ quan trắc lún, xê dịch.  
   Để đo độ lún nên dùng máy thủy bình với sai số khép kín = 0,5mm; để đo xê dịch dùng máy kinh vĩ. Đối với đập có chiều cao > 10m trong 5 năm đầu cứ 3 tháng quan trắc 1 lần; sau 5 năm sử dụng mỗi năm quan trắc 1 lần trước mùa lũ. Ngoài ra còn có quan trắc đột xuất khi đập hư hỏng.
b/ Quan trắc thấm qua nền và thân đập.
- Thường xuyên quan trắc vị trí đường bão hòa trong thân đập tại các giếng đo đã bố trí trên đập theo quy định sau:
    +  Khi mực nước hồ cao hơn MNDBT phải đo mức nước trong giếng mỗi ngày một lần vào lúc 7 giờ; khi mực nước hồ thấp hơn MNDBT thì 2 ngày đo một lần vào lúc 7 giờ.
    +  Phải đo 2 lần để lấy trị số bình quân, nếu sai số lớn hơn 1cm thì phải đo lại.
    +  Khi đo phải ghi chép cẩn thận, chính xác và số liệu đo đồng thời phải ghi rõ mực nước thượng, hạ lưu hồ tại thời điểm đo.
- Thường xuyên xem xét hiện tượng thấm ở mái hạ lưu đập. Nếu phát hiện vùng thấm ở mái hạ lưu đập nằm trên vật thoát nước phải đánh dấu vị trí, kích thước vùng thấm (có sơ họa) đồng thời xem xét dòng thấm có mang bùn cát ra không.

Câu 63: Anh, Chị hãy trình bày chế độ kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng đập đất?
Đáp án:
1. Chế độ kiểm tra.
a/ Kiểm tra trước và sau mùa lũ bao gồm: kiểm tra kết quả tu sửa, bảo dưỡng trước khi lũ đến; kiểm tra các vật liệu dự phòng để khắc phục sự cố như rọ đá, đá hộc. Sau khi lũ cần kiểm tra phát hiện các hư hỏng như sạt mái đập, xói ngầm trôi đất.
b/ Kiểm tra thường xuyên bao gồm: kiểm tra các thiết bị quan trắc, các hiện tượng sự cố xẩy ra ở đập. Khi mực nước trong hồ dưới MNDBT mỗi tuần kiểm tra ít nhất 1 lần. Vào mùa lũ tăng cường mức độ kiểm tra theo quy chế chống lụt bão.
2. Chế độ tu sửa, bảo dưỡng.
a/ Bảo dưỡng thường xuyên.
- Chăm sóc bảo vệ mái thượng và hạ lưu đập không để xói thành rãnh, phát dọn cỏ mái đập, không cho cây cối mọc cao trên đập.
- Phát hiện tổ mối trong thân đập và có biện pháp diệt trừ
- Bồi trúc các chỗ bị sạt trên mái đập, mặt đập
b/ Bảo dưỡng định kỳ.
- Một năm 2 lần nạo vét, tu sửa mương tiêu nước ở mái đập; một năm 1 lần bảo dưỡng thiết bị quan trắc.
- Qua kiểm tra định kỳ nếu phát hiện hư hỏng không thể đưa vào sửa chữa thường xuyên thì phải lập kế hoạch tu sửa định kỳ.

Câu 64: Anh, Chị hãy cho biết Chế độ quản lý sử dụng cống lấy nước đầu mối?
Đáp án:
Chế độ quản lý sử dụng
- Các cống lấy nước, cống xả cát chỉ làm việc theo các chỉ tiêu đã xác định trong thiết kế. Trường hợp làm việc  theo các chỉ tiêu đã xác định trong thiết kế. Trường hợp làm việc cao hơn chỉ tiêu thiết kế thì  phải có ý kiến của cơ quan thiết kế và được cơ quan thiết kế ban hành qui trình vận hành.        
- Khi mực nước trong hồ cao hơn MNDBT muốn mở cống phải có kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị vật tư dự phòng và theo dõi suốt 24/24 giờ trong quá trình vận hành.
- Khi có thông báo báo đi qua khu vực hồ thì phải hạ thấp độ mở cống hoặc đóng cống lại.
- Thao tác vận hành cống theo đúng quy trình cụ thể như sau:
            + Đánh dấu chiều quay trên các thiết bị đóng mở;
            + Vận hành các thiết bị đóng mở không vượt quá các thông số cho phép của thiết bị;
           + Khi đóng mở cử gần đến giới hạn dừng thì phải giảm dần tốc độ để khi cửa đến điểm dừng thì tốc độ giảm đến 0;
          + Với cửa đóng mở bằng tời, cáp thì không được thả tời, cáp rơi tự do và luôn để tời, cáp ở trạng thái nghỉ;
          + Khi đóng mở cửa cống phải theo dõi tình hình thủy lực trước và sau cống để điều chỉnh độ mở cho thích hợp. Khi mở cống phải quan trắc nực nước thượng hạ lưu để xác định lưu lượng chảy qua cống;
          + Đóng mở cống phải đối xứng với tốc độ vừa phải; cần chú ý đến hiện tượng xói lở ở hạ lưu công trình;
          + Không được dùng lực cưỡng bức để đóng mở cửa van. Nếu lực đóng mở tăng hoặc giảm đột ngột cần tìm nguyên nhân để xử lý rồi mới tiếp tục vận hành;
          + Các thiết bị nâng hạ bằng điện phải có đầy đủ các thiết bị điện theo quy định;
          + Khi đóng mở cống nếu có hiện tượng rung động, thì phải nâng lên hoặc hạ cửa van xuống một ít, điều chỉnh sao cho cửa không bị rung động;
          + Mở hoặc đóng cống phải từ từ và từng đợt, mỗi đợt cách nhau 10 phút. Với cửa van phẳng độ cao mở đợt đầu không quá 20 cm, các đợt sau không quá 50 cm. Đối với cống lấy nước có cửa bố trí bậc thang thì tùy theo mức nước trong hồ và lưu lượng cần lấy để mở cống từ trên xuống dưới.

Câu 65: Anh, Chị hãy nêu nội dung chế độ quan trắc và chế độ kiểm tra cống lấy nước đầu mối:
Đáp án:
1/Chế độ quan trắc bao gồm:
Quan trắc yếu tố thủy lực, thủy văn và các yếu tố cơ học. Về quan trắc các yếu tố thủy lực, thủy văn tương tự như quan trắc công trình tháo lũ. Riêng đối với cống lấy nước cần chú ý thêm:
- Quan trắc tình trạng làm việc của cống, thiết bị đóng mở;
- Quan trắc hiện tượng vôi hóa, rò rỉ nước qua thân cống và khớp nối.        
2/Chế độ kiểm tra
a/Kiểm tra thường xuyên
Kiểm tra toàn bộ cửa van và các thiết bị đóng mở bao gồm kiểm tra tình hình vật liệu, mối hàn, đinh tán, bu lông, chốt, dầu mở khóa, cáp, phanh,..

Câu 66: Anh chị hãy trình bày các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nước và nâng cao hệ số sử dụng nước tưới?
Đáp án:
     Các biện pháp ngăn ngừa tổn thất nước và nâng cao hệ số sử dụng nước tưới bao gồm:
- Biện pháp quản lý: Khi trình độ quản lý được nâng cao thì hệ số sử dụng nước tích cực lâu dài và kinh tế hơn so với các biện pháp kỹ thuật phòng thấm
- Biện pháp Cải tiến kỹ thuật tưới, vận dụng các công thức tưới tăng sản cho các loại cây trồng, áp dụng các phương pháp tưới, kỹ thuật tưới tiên tiến như: Tưới rãnh kín,....
- Thực hiện dùng nước có kế hoạch, nghiêm chỉnh chấp hành và áp dụng các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp và phân phối nước tưới.   
- San bằng đồng ruộng, hoàn chỉnh mạng lưới điều tiết nước ruộng.  
- Thực hiện hợp lý chế độ phân phối nước luân phiên cho từng khu ruộng để tập trung lưu lượng dẫn tưới, giảm chiều dài kênh dẫn tưới cùng một lúc, tưới nhanh để giảm lượng nước tổn thất. 
- Tăng cường tu sửa kênh mương và công trình trên kênh để tránh hiện tường rò rỉ nước và nước tràn qua bờ.   
- Nâng cao trách nhiệm của người cán bộ công nhân quản lý thủy nông, tổ chức lấy nước, phân phối nước đúng lúc, đúng lượng, không tưới thừa gây lãng phí nước;

Câu 67: Anh, Chị hãy trình bày Khái niệm chung về công tác đo nước trên hệ thống thủy nông ?
Đáp án:
1/ Khái niệm chung:
Đo nước trên hệ thống thủy nông là công tác đo đạc, thu thập, nghiên cứu cáo yếu tố khí tượng, thủy văn phục vụ cho công tác quản lý khai thác hệ thống thủy nông như: Mực nước, lưu lượng, lượng mưa, độ ẩm, ....
Yêu cầu tài liệu: Liên tục, chính xác, đúng chế độ, đúng quy định. Tài liệu được chỉnh lý, tính toán phân tích và lưu trữ cẩn thận để sử dụng cho sản xuất trước mắt và nghiên cứu cải tiến hệ thống. Phạm vi của các công tác này tương đối rộng, yêu cầu cao, đòi hỏi quan trắc phải có tinh thần trách nhiệm cao để đảm bảo cho việc thu thập tài liệu được liên tục và chính xác. Hiện tại tập trung quan trắc các yếu tố chính: mực nước, lưu lượng, lượng mưa, chất lượng nước.   
2/ Tác dụng của công tác này là:
a) Tính toán kịp thời và chính xác lượng nước đưa vào hệ thống kênh để phân phối cho các hộ dùng nước , điều tiết và khống chế lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kế hoạch dùng nước
b) Dựa vào kết quả đo nước mà kịp thời điều chỉnh kế hoch dùng nước, khắc phục hiện tượng lãng phí nước hoặc khẩn trương tiêu thoát nước úng.   

Câu 68: Anh, Chị hãy trình bày các điều kiện cần tuân theo khi quản lý kênh tưới và biện pháp tu sửa biến hình sạt lở mái kênh ?
Đáp án:
1/ Các điều kiện cần tuân theo khi quản lý đường kênh tưới.
- Giữ cho mặt cắt kênh mương có mặt cắt hợp lý, độ dốc phù hợp với thiết kế.
- Bảo vệ bờ kênh tránh các hiện tượng lún, vỡ kênh, sạt lở mái kênh, ngăn ngừa xói lở và bồi lắng lòng kênh.
- Cấm tự ý lấy đất ở chân bờ kênh hay cuốc, xẻ bờ kênh để lấy nước.
- Sau mỗi mùa tưới cần có kế hoạch tu sửa, nạo vét để đảm bảo năng lực dẫn nước của kênh.
- Tuyên truyền giáo dục và tổ chức quần chúng nhân dân tham gia công tác bảo dưỡng kênh
2/ Biện pháp tu sửa sạt lở mái kênh.
a/ Nguyên nhân
- Mặt cắt thiết kế không hợp lý, hệ số mái kênh quá nhỏ;
- Đáy kênh bị xói lở làm sạt lở mái kênh;
- Điều phối nước không tốt, mực nước trong kênh lên xuống đột ngột. Khi nước rút nhanh áp lực trên mái kênh mất cân bằng;
- Những vị trí bờ kênh cao, mái kênh bị nước mưa hoặc dòng chảy mặt làm đất ẩm ướt, hệ số ma sát trong đất giảm
- Đào, cuốc bờ kênh để đắp bờ bắt cá, ...   
b/ biện pháp ngăn ngừa sạt mái kênh.
- Đối với những đoạn kênh mái quá dốc thì bạt lại mái, những đoạn bờ kênh cao nên làm thêm cơ.
- Không điều phối nước trên kênh gây nên sự lên xuống mực nước quá nhanh
- Đoạn kênh đào sâu cần làm rãnh ngăn dòng chảy mặt không cho chảy xuống mái kênh
- Tăng cường công tác kiểm tra các đoạn kênh xung yếu, phát hiện các hiện tượng sạt lở phải tổ chức xử lý ngay...

Câu 69: Anh, Chị hãy trình bày một số vi phạm chỉ giới bảo vệ công trình thường gặp? Cách giải quyết, xử lý trường hợp vi phạm xây cất công trình phụ, làm chuồng bò, heo
Đáp án:
1/ Một số vi phạm chỉ giới bảo vệ công trình thường gặp là:
- Đào mương, lấn bờ kênh làm ruộng, vườn
- Trồng cây ăn quả, cây cà phê, tiêu, chuối, ...
- Xây hàng rào kiên cố hoặc hàng rào kẽm gai
- Xây cất công trình phụ, làm chuồng trâu, bò, heo      
2/ Cách xử lý trường hợp xây cất công trình phụ làm chuồng trâu, bò, heo:
- Dùng pháp lệnh khai thác bảo vệ công trình thủy lợi để tuyên truyền, giải thích, vận động để họ hiểu và tự giỡ bỏ di chuyển đi nơi khác.
- Kiên trì, mềm dẻo nhưng cũng phải cương quyết khi cần thiết
- Nếu không thuyết phục được thì báo cáo và mời chính quyền xã, thôn xuống hiện trường cùng giải thích, vận động
- Nếu vẫn không được cùng với chính quyền xã, thôn lập biên bản vi phạm và cưỡng chế tháo dỡ
- Căn cứ vào hành vị vi phạm có thể đề nghị chính quyền địa phương xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật;

Câu 70: Anh, Chị hãy trình bày các bước lập kế hoạch tưới dài hạn? Nội dung xác định chế độ tưới cho từng loại cây trồng?
Đáp án:
1/ Các bước lập kế hoạch tưới dài hạn
- Bước 1: thu thập tài liệu cần thiết.
- Bước 2: xác định chế độ tưới
- Bước 3: lập tờ trình dùng nước
- Bước 4: phân tổ tưới luân phiên
- Bước 5: lập kế hoch dùng nước cho các đơn vị dùng nước
2/ Nội dung xác định chế độ tưới cho từng loại cây trồng.
a/ Khái niệm về chế độ tưới: là kế hoạch tưới nhằm điều tiết trạng thái nước trong ruộng cho phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây trồng.         
b/ Nội dung chế độ tưới.
- Mức tưới mỗi đợt (m3/ha) hay chiều dày lớp nước trên mặt ruộng (mm)
- Số ngày cần tưới của mỗi đợt
- Số đợt tưới trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng.
- Mức tưới cho cả vụ, lượng nước cần tưới tổng cộng trong suốt thời gian sinh trưởng của cây trồng: M (m3/ha, mm)
Đối với lúa                       M = Mải + Mdưỡng       (m3/ha, mm)
                                          M = Mdầm + dưỡng          (m3/ha, mm)
Đối với cây trồng cạn:     M = Mgieo + Mdưỡng     (m3/ha, mm)
                                          Mải = 1.600 ¸ 2.000    (m3/ha)

Câu 71: Anh, Chị hãy trình bày các biến hình thường gặp ở kênh tưới và biện pháp khắc phục biến hình vỡ kênh?
Đáp án:
1/ Các biến hình thường thấy ở kênh tưới.
a) Xói lở đường kênh
b) Lún và nứt nẻ lòng kênh    
c) Sạt lở mái kênh.
d) Vỡ bờ kênh
2/ Biện pháp phòng ngừa biến hình vỡ kênh
a) Nguyên nhân:
- Không kịp thời phát hiện và lấp chặt các hang động vật, tổ mối ở bờ kênh
- Chất lượng thi công công trình không đúng với tiêu chuẩn kỹ thuật, bờ kênh đầm nện không chặt.
- Phân phối nước không hợp lý, dẫn nước vượt quá mực nước lớn nhất cho phép. Khi mưa to không kịp thời tháo nước trong kênh.   
- Chất đất đắp quá xấu, hố lấy đất đắp quá gần chân ngoài bờ kênh.
b) Biện pháp phòng ngừa.
- Kiểm tra kênh trước khi mở nước và trong khi điều phối nước.
- Phát hiện hang động vật (chuột, mối, ...) ở bờ kênh và xử lý kịp thời (cuốc xới chỗ đó lên, rắc thuốc diệt mối nếu là tổ mối sau đó lấy đất đắp lại đảm bảo đúng bằng mặt cắt kênh và độ chặt.
- Tiêu thoát nước đọng ở chân mái ngoài bờ kênh.
- Theo dõi các dự báo khí tượng, kịp thời ngừng dẫn nước khi có mưa lớn.
Về nguyên tắc coi trọng phòng ngừa là chính
Khi sự cố xẩy ra: trước hết phải tìm phương pháp ngăn chặn sự mở rộng của sự cố sau đó tiến hành xử lý, nếu vượt quá khả năng thì báo cáo ngay lên cấp trên để có biện pháp xử lý. kịp thời xử lý.  

Câu 72: Anh, Chị hãy trình bày nguyên tắc vận hành và cách sử dụng và quản lý cống tưới đầu kênh?
Đáp án:
1/ Nguyên tắc vận hành cống tưới đầu kênh.
- Sử dụng cống đúng với nhiệm vụ thiết kế.
- Chỉ sử dụng cống đúng giới hạn kỹ thuật cho phép mà thiết kế đã quy định.
- Chỉ có người phụ trách chuyên môn trực tiếp mới được vận hành và phải chịu trách nhiệm về công việc vận hành của mình.
- Chỉ sử dụng công trình theo kế hoạch sản xuất đã phê duyệt
- Tường hợp cần kiểm tra đột xuất phải có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền của công ty quản lý trực tiếp mới vận hành theo yêu cầu của nội dung kiểm tra.    
2/ Cách sử dụng và quản lý cống tưới đầu kênh.
Thường xuyên kiểm tra và xử lý các trở ngại ở bộ phận đóng mở. Cửa van là bộ phận xung yếu của cống, là công trình chủ yếu dùng để khống chế  lưu lượng và mực nước. Bảo dưỡng cửa van là việc rất quan trọng, gồm:
- Kiểm tra dầu mỡ, trục van, tay quay, bảo đảm bộ phận đóng mở làm việc trơn, an toàn.
- Kiểm tra độ bền vững của cánh cống
- Kiểm tra mực nước thượng, hạ lưu cống, nếu vượt quá giới hạn cho phép thì không được mở cống.       

Câu 73: Anh, Chị hãy hãy nêu các biện pháp quan trắc lún, nứt nẻ, rò rỉ, thấm công trình thủy lợi?
Đáp án:
1. Quan trắc lún.
a/ Chế độ quan trắc:
- Công trình lớn: 2 lần/năm (trước và sau mùa lũ)
- Công trình nội đồng: quan trắc khi có hư hỏng lớn hoặc nghi có hư hỏng
b/ Phương pháp quan trắc:
- Đặt các mốc lún tại các vị trí cần quan trắc
- Đo cao độ của mốc lún theo quy định          
2. Quan trắc nứt nẻ.
a/ Mục đích: kiểm tra theo dõi sự xuất hiện và quá trình xuất hiện của vết nứt.
b/ Cách quan trắc:
- Đánh dấu đầu vết nứt trên công trình và ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành quan trắc
- Vẽ sơ họa kích thước đường nứt
- Vẽ tiêu điểm theo dõi quá trình nứt
Ghi chú: tiêu điểm làm bằng xi măng KT 20 x 10 x 1, chiều sâu lồi lên 5mm để quan sát; ghi rõ ngày tháng năm trên mặt tiêu điểm; sơ họa ghi chép vào sổ để theo dõi. Nếu vết nứt của công trình phát triển làm tiêu điểm bị nứt thì ghi vào sổ và làm cái khác bên cạnh để tiếp tục theo dõi.        
3. Quan trắc rò rỉ công trình.
- Xác định lưu lượng thấm
- Xác định vị trí, kích thước lỗ hay vùng rò rỉ
- Quan trắc màu sắc nước rò rỉ để phán đoán sự xâm thực của nước đối với bêtông, cốt thép. Nước rò rỉ có kết tủa trắng: bêtông bị xâm thực mạnh, nước rò rỉ có kết tủa vàng: cốt thép bị ăn mòn.
- Quan trắc độ đục nước rò rỉ để có biện pháp chống xói ngầm, trôi đất.          

Câu 74: Anh, Chị hãy trình bày yêu cầu và nội dung của công tác kiểm tra thường xuyên công trình thủy lợi ?
Đáp án:  Yêu cầu: qua việc kiểm tra các bộ phận công trình, các yếu tố thủy lực, các số liệu đo đạc thủy văn, phân tích đánh giá tình trạng hư hỏng, khả năng làm việc của công trình để tu sửa kịp thời hoặc lập hồ sơ sửa chữa lớn.           
Nội dung kiểm tra thường xuyên:
- Kiểm tra các bộ phận của cống lấy nước, tràn xả lũ, đập, mái kênh, bờ kênh và các công trình trên kênh về hiện tượng nứt nẻ, sạt lở, thấm lậu
- Kiểm tra toàn bộ phần cửa van và thiết bị đóng mở về tình trạng vật liệu, mối hàn, đinh tán, bu lông, chốt, dầu mỡ bôi trơn, khóa cáp, phanh, hãm tời, ...          
- Vớt các vật nổi tích tụ trước cửa cống, cửa điều tiết.              
- Kiểm tra các thiết bị bảo vệ, quan trắc công trình.               
- Kiểm tra các hiện tượng xói lở, sủi, sạt trượt, ...

Câu 75: Anh, Chị hãy trình bày một số nguyên tắc về lập kế hoạch phân phối nước tưới từng đợt?
Đáp án: Quy định một số nguyên tắc về lập kế hoạch phân phối nước tưới từng đợt là:
1. Khi Qtk> Qnguồn nước>75% Qyêu cầu: phân phối nước bình thường cho tất cả các khu tưới nhưng có thể giảm định mức tưới;
2. Khi Qnguồn nước<75 q="" sub="">yêu cầu
phải căn cứ vào yêu cầu nước của cây trồng, tình hình thời tiết, tận dụng nguồn nước sẵn có trong hệ thống hoặc điều chỉnh kế hoạch phân phối nước.Trường hợp dặc biệt: sau khi thực hiện các biện pháp vẫn không đủ nước tưới phải thông báo cho các hộ dùng nước biết đồng thời báo cáo ngay với cấp trên để quyết định biện pháp chống hạn;
3. Trong mỗi đợt tưới phải dẫn nước liên tục qua các cấp kênh, đưa nước đến nhu cầu tưới để đảm bảo nguyên tắc tưới đồng loạt;
4. Phải dâng nước kênh cấp trên đạt mức nước thiết kế mới được phân phối nước cho kênh cấp dưới và trong quá trình tưới phải có biện pháp duy trì mực nước thiết kế trên kênh tới khi hết đợt tưới;
5. Phải chấp hành đúng quy trình vận hành hệ thống;
6. Phải thực hiện tưới riêng, tiêu riêng; phải lấy nước theo hệ thống kênh, không lấy nước tắt ngang, thực hiện phân phối nước nơi cao, xa trước, nơi thấp, gần sau; nơi cần trước tưới trước, nơi cần sau tưới sau.

Câu 76: Anh, Chị hãy trình bày Kế hoạch dùng nước suốt vụ gồm những nội dung chủ yếu nào?
Đáp án :Kế hoạch dùng nước suốt vụ gồm những nội dung chủ yếu sau:
1. Xác định nguồn nước.
a/ Đối với nguồn nước lấy ở sông suối, đập dâng: căn cứ vào tài liệu mực nước lưu lượng thực đo của nguồn nước đến đầu hệ thống và căn cứ vào dự báo thủy văn khí tượng để sơ bộ xác định nguồn nước có thể cung cấp cho hệ thống và phân bổ cho từng tháng, tuần trong vụ;
b/ Đối với nguồn nước lấy ở kho nước (hồ chứa): căn cứ vào lượng nước đã chứa và các tài liệu lượng mưa, bốc hơi, thấm và dòng chảy vào kho từ đó cung cấp cho hộ dùng nước suốt trong vụ và phân bổ từng tháng;
c/ Nguồn nước trữ trong hệ thống (ao, đầm, nước chết của kho nước,...): phải được sử dụng hợp lý trong trường hợp thiếu nước;
2. Xác định yêu cầu tưới. Dựa vào các tài liệu sau:
a/ Lượng nước tưới từng đợt, tưới suốt vụ cho một ha, số lần tưới, thời gian tưới, hệ số lợi dụng kênh mương (nếu không có tài liệu thì dựa vào kinh nghiệm trong hệ thống);
b/ Căn cứ vào diện tích yêu cầu tưới của các hộ dùng nước trong hệ thống;
c/ Chế độ tưới hợp lý, tiết kiệm nước qua kinh nghiệm của các năm trước.
3. Cân đối lại kế hoạch tưới trong suốt quá trình tưới: Theo dõi khả năng hiện có của nguồn nước tại từng thời điểm. nếu thiếu phải có biện pháp chủ động giải quyết tại chỗ ; trường hợp quá giới hạn báo cáo kịp thời lên cấp trên để được chỉ đạo.

Câu 77: Công trình thủy lợi là gì? Nêu tóm tắt lý lịch công trình thủy lợi mà anh (chị) đang tham gia quản lý?
Đáp án:
1/ Công trình thuỷ lợi là: công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại;
2/ Tóm tắt lí lịch công trình thủy lợi đang tham gia quản lý? Phụ thuộc từng công trình cụ thể, nhưng phải nêu được các thông số sau:
a/ Hồ chứa.
- Tên công trình, địa điểm xây dựng           
- Diện tích lưu vực            (F­lv)
- Diện tích hồ ứng với MNGC, MNDBT, MNC;
- Dung tích hồ ứng với MNGC, MNDBT, MNC;
- Diện tích tưới thiết kế (ha), diện tích tưới thực tế;
- Lợi dụng tổng hợp nguồn nước: phát điện, nuôi cá, du lịch, cấp nước sinh hoạt...         

Câu 78: Anh, Chị hãy hãy trình bày Nội dung công tác sửa chữa thường xuyên công trình thủy lợi?
Đáp án:Nội dung công tác sửa chữa thường xuyên:
- SCTX bộ phận công trình, kênh mương và công trình trên kênh bao gồm: bồi đắp, phát dọn mái đập, mái kênh, bờ kênh; nạo vét cửa vào, cửa ra của các cống lấy nước, cống tiêu, xifông và kênh mương đảm bảo các thông số thiết kế kỹ thuật đã được duyệt; xử lý mạch đùn, thẩm lậu, hang động vật, tổ mối; bồi đắp, lát mái đá, mái bê tông, cống lấy nước, hố tiêu năng và các công trình trên kênh; lắp ráp tháo dỡ trạm bơm tạm, đắp, phá bờ ngăn để chống úng, chống hạn; trát chít, ốp vá khe nứt, khe lún của các cấu kiện xây, đúc; sửa chữa thay thế phai, máy đóng mở; sơn chống rỉ giàn khung, cánh cửa cống, cửa phai; vớt rong, rác; chăm sóc, trồng bổ sung thay thế cỏ bảo vệ trên mái đập, mái kênh; nâng cấp, cải tạo hoặc xây mới bổ sung một số hạng mục công trình và các công việc khác.          
- SCTX máy móc, thiết bị bao gồm sửa chữa hoặc thay thế các linh kiện như: bi, bạc, đai ốc ống hút, ống đẩy, clêpin, ..., sấy động cơ, và vận hành thử; sửa chữa thay thế thiết bị điện như: atômat, cầu dao, dây dẫn, hệ thống thanh cái, cáp ngầm, ...
- SCTX nhà quản lý, trạm bơm bao gồm; đảo ngói, thay ngói hoặc tấm lợp,; thay thế phần gỗ; xử lý khe nứt, chống dột, chống thấm, trát tường, lát nền, quét vôi, ve, sửa  cánh cửa, kiểm tra sửa chữa hệ thống thoát nước, ..
- Đo đạc, kiểm tra định kỳ tính ổn định của công trình theo thiết kế; sửa chữa, làm bổ sung mốc kiểm tra, theo dõi bảo vệ công trình.

Câu 79: Anh, Chị hãy trình bày Chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi được Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi  quy định như thế nào?
Đáp án:
Điều 25 của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi quy định phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thủy lợi được quy định như sau:
a/ Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi bảo vệ vùng phụ cận được tính từ chân đập trở ra:
- Đập cấp I: tối thiểu là 300m, phạm vi không được xâm phạm là 100m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn cho đập.
- Đập cấp II: tối thiểu là 200m, phạm vi không được xâm phạm là 50m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn cho đập;
- Đập cấp III: tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn cho đập;
- Đập cấp IV: tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn cho đập;
- Đập cấp V: tối thiểu là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 5m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn cho đập.
b/ Đối với kênh nổi có lưu lượng từ 2m3/s¸10m3/s phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2m¸ 3m; lưu lượng lớn hơn 10m3/s 3m¸5m;
c/ Đối với khu vực lòng hồ: vùng phụ cận bảo vệ công trình được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.

Câu 80: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn được quy định như thế nào? Hợp động lao động xác định thời hạn được thoả ước LĐTT năm 2013 của công ty quy định như thế nào ?
Đáp án:
-Thực hiện thoả ước LĐTT năm 2013 có vận dụng bộ luật LĐ mới được bổ sung sửa đổi có hiệu lực từ 01/05/2003 thì hợp đồng không xác định thời hạn được quy định là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.     
-Hợp đồng LĐ xác định thời hạn là hợp đồng LĐ có qui định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ 12 đến 36 tháng

Câu 81 Giám đốc Công ty TNHH Khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào ?
Đáp án :
Giám đốc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ trong các trường hợp sau:
+Người LĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng
+Người LĐ bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 bộ luật LĐ
+Người LĐ làm theo hợp đồng LĐ không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người LĐ làm theo hợp đồng LĐ xác định thời hạn từ 12 đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 6 tháng liền và người LĐ làm theo hợp đồng LĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá 1/2 thời hạn hợp đồng mà khả năng LĐ chưa hồi phục, khi sức khoẻ của người LĐ bình phục thì được xem xét để giao kết tiếp tục hợp đồng LĐ.       
+Do thiên tai hoả hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác theo qui định của Chính Phủ mà người sử dụng LĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất giảm chỗ làm việc.

Câu 82: Theo qui định của Bộ Luật lao động tại điều 115 và thoả ước lao động tập thể năm 2013, người LĐ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào những ngày lễ, tết, cụ thể là những ngày nào trong năm ? Nếu ngày lễ tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần thì qui định như thế nào?
Đáp án :
Theo điều 73 của bộ luật LĐ và thoả ước lao động tập thể của công ty thì những ngày nghỉ lễ, tết trong năm được hưởng nguyên lương là 10 ngày, bao gồm :
+Tết dương lịch 1 ngày  
+Tết âm lịch 5 ngày (1 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âl)
+Giỗ tổ Hùng Vương 1 ngày (10/3 âl) quy sang ngày dương lịch cụ thể cho từng năm      
+Ngày Giải phóng Miền Nam 1 ngày (ngày 30-4 dương lịch)          
+Ngày Quốc tế lao động 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch)   
+Ngày Quốc khánh 1 ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch)          
+Nếu những ngày nghĩ nói trên trùng vào ngày nghĩ hàng tuần thì người LĐ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.   

Câu 83: Theo thoả ước lao động tập thể 2013 người LĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào ?
Đáp án
+Người LĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:
+Kết hôn nghỉ 5 ngày.
+Con kết hôn nghỉ 3 ngày    
+Bố mẹ (cả 2 bên vợ, chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết nghỉ 5 ngày

Câu 84: Người LĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp thì được nghỉ hàng năm (nghỉ phép) hưởng nguyên lương thời gian được nghỉ qui định cụ thể như thế nào ?
Đáp án: Được nghỉ hưởng nguyên lương
+12 ngày làm việc đối với người làm công việc ở những nơi có điều kiện bình thường.   
+14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và dối với người dưới 18 tuổi.   
+16 ngày đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.    
+Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ qui định    

Câu 85 : Về chế độ nghỉ về việc riêng của người LĐ được hưởng nguyên lương theo điều 115 của bộ Luật LĐ, công ty đã vận dụng và tạo điều kiện cho CNCNV tại điều 19 của thoả ước LĐTT năm 2013 như thế nào ?
Đáp án :
 Đối chiếu với điều 115 của Bộ luật LĐ và điều 19 Thoả ước LĐ tập thể năm 2010 thì việc vân dụng Pháp luật LĐ của công ty có lợi hơn so với điều 115 BLLĐ cụ thể:
1. Kết hôn 5 ngày, Bộ luật LĐ qui định 3 ngày 
2. Con kết hôn được nghỉ 3 ngày, Bộ luật LĐ qui định 1 ngày   
3. Bố, mẹ (cả hai bên vợ, chồng) chết, vợ hoặc chồng chết con chết được nghỉ 5 ngày Bộ luật LĐ qui định 3 ngày
Việc vận dụng chế độ chính sách của công ty được cụ thể trong thoả ước LĐ năm 2013 là rất đúng đắn tạo mọi điều kiện cho CBCNV trong khi khó khăn, và luật đã qui định tại điều 44 khoản 2 của Bộ luật LĐ “Nhà nước khuyến khích việc ký kết thoả ước LĐ tập thể với những qui định có lợi hơn cho người LĐ so với qui định của Pháp Luật”     

Câu 86 : Theo thoả ước LĐTT của Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai  người LĐ làm thêm giờ được trả lương như thế nào ?

Đáp án:

Theo điều 23 của thoả ước LĐ tập thể năm 2013 Người LĐ làm thêm giờ được thanh toán theo các mức sau:
-Vào ngày thường ít nhất bằng 150% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường     
-Vào ngày nghỉ hàng tuần ít nhất bằng 200% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường      
-Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường   
       Nếu người LĐ được nghỉ bù những ngày làm thêm giờ thì người sử dụng LĐ chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương qui định của Doanh nghiệp
- Người lao động làm việc vào ban đêm (ca 3) được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc ban ngày.
Câu 87 : Hàng tháng người sử dụng lao động và người lao động (Hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn xác định từ đủ 12 tháng đến 36 tháng) có trách nhiệm đóng BHXH, BHYT, BHTN theo qui định của Bộ luật lao động, luật BHXH, các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật như thế nào?
Đáp án: Người sử dụng LĐ nộp 22% quỹ lương thực hiện, người lao động nộp 10,5% tiền lương hàng tháng. Cụ thể:
1/Nộp BHXH
+Người sử dụng lao động nộp 18% quỹ lương thực hiện
+Người lao động nộp 8% tiền lương hàng tháng.
2/Nộp BHYT
+Người sử dụng lao động nộp 3% quỹ lương thực hiện
+Người lao động nộp 1,5% tiền lương hàng tháng.
3/Nộp BHTN
+Người sử dụng lao động nộp 1% quỹ lương thực hiện
+Người lao động nộp 1% tiền lương hàng tháng.
Câu 88 : Theo Bộ luật LĐ thì thoả ước LĐTT ước như thế nào bị coi là vô hiệu hoá toàn bộ ?
Đáp án:
Thoả ước được coi là vô hiệu hoá toàn bộ khi:
        +Toàn bộ nội dung thỏa ước trái pháp luật  
        +Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền 
        +Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết
Câu 89: Theo luật LĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ thì người sử dụng lao động phải báo cho người LĐ biết những nội dung gì ?
Đáp án :
Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng LĐ trừ quy định tại khoản 2 điều 38 của Bộ luật LĐ người sử dụng LĐ phải báo cho người LĐ biết trước:
          +Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn    
          +Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn .      
         +Ít nhất 3 ngày đối với HHĐLĐ theo mùa vụ, theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.         
Câu 90: Người sử dụng LĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng LĐ trong những trường hợp nào mà bộ luật LĐ đã quy định ?
Đáp án:
Người sử dụng LĐ không được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà Bộ luật LĐ đã quy định trong những trường hợp sau:
+Người LĐ ốm đau hoặc bị tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 điều 38 Bộ luật LĐ.          
+Người LĐ đang nghỉ hàng năm, nghỉ vì việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng LĐ đồng ý.       
+Người LĐ nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 điều 155 của Bộ luật này.
+ Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.           
Câu 91 : Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn nào ?
Đáp án: Quĩ BHXH được hình thành từ các nguồn sau:
Người sử dụng LĐ nộp 22% trên qu  lương thực hiện    
Người LĐ nộp 10,5% tiền lương hàng tháng       
Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người LĐ             
Tiền sinh lời của Quĩ       
Các nguồn khác           
Câu 92 : Thoả ước LĐTT được công ty lập ngày 10/5/2013 có hiệu lực mấy năm, từ thời gian nào ?
Đáp án:
Thoả ước LĐTT được công ty lập ngày 10/5/2013 có hiệu lực 2 năm kể từ ngày 10/5/2013 đến ngày 10/5/2015.
Câu 93: Trong SXKD hàng năm, nếu xảy ra trường hợp phải ngừng việc người LĐ được trả lương như thế nào?
Đáp án: Những trường hợp phải ngừng việc người LĐ được trả lương như sau:
+Nếu do lỗi của người sử dụng LĐ thì người LĐ được trả đủ tiền lương 
+Nếu do lỗi của người LĐ thì người đó không được trả lương, những người khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu        
+Nếu vì sự cố điện nước không do lỗi của người sử dụng LĐ hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng thì tiền lương do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu   

Câu 94 : Hoá đơn là gì, khi lập hóa đơn phải thực hiện như thế nào, lập hóa đơn sai thì bị xử phạt ra sao ?

Đáp án:
+Hoá đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng, dịch vụ v.v... theo qui định của pháp luật
+Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ đúng theo các nội dung in sẵn trên hoá đơn, không được tẩy xóa, sửa chữa, khi viết phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không viết bằng mực đỏ, số và chữ viết phải liên tục, không viết ngắt quãng, không viết đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có)
+Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đủ các nội dung in sẵn khi lập hóa đơn hoặc ghi không đúng theo qui định (Khoản 1 Điều 38 – Nghị định 139/2013/NĐ-CP)
Câu 95 : Hành vi Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Đáp án:
(Khoản 4 Điều 38 – Nghị định 139/2013/NĐ-CP).
    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.
Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.

(Khoản 2 Điều 39 – Nghị định 139/2013/NĐ-CP).
 Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.
Câu hỏi 96: Anh chị cho biết  thời gian làm việc được qui định trong Nội qui Lao động của công ty KTCTTL Gia Lai?
Đáp án:  Ngày làm việc 08 giờ, thông thường:            
                 - Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 00 phút         
                 - Chiều từ 13 giờ đến 17 giờ 00 phút       
                 - Tuần làm việc 40 giờ.      
          (thời gian làm việc còn tuỳ thuộc vào mùa theo qui định chung của Tỉnh)
- Đối với lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi thì được nghỉ trước 30 phút trong mỗi buổi làm việc.
- Đối với các xí nghiệp, trạm ...  có thể thay đổi thời gian biểu làm việc trong ngày cho phù hợp với thời tiết, khí hậu và tính chất công việc cụ thể theo mùa vụ, nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc trong ngày; Phải xây dựng lịch biểu làm việc riêng trình Giám đốc công ty phê duyệt trước khi thực hiện. Đồng thời phải bố trí lực lượng dự phòng tình huống khi có sự cố tại chỗ hoặc khi công ty yêu cầu và sẽ được bố trí nghỉ bù vaof thời gian thích hợp.             
Câu 97: Anh, chị cho biết những qui định chung về giữ gìn trật tự trong cơ quan công ty và ở các đơn vị cơ sở của công ty ?
Đáp án:
1. Để xe đúng nơi qui định
2. Không tiếp khách về việc riêng ở nơi làm việc   
3. Cán bộ công nhân viên có khách đưa vào khu vực cơ quan, lán trại, phải báo bảo vệ cơ quan hoặc Phòng tổ chức giữ gìn trật tự chung không làm ảnh hưởng đến mọi người .  
4. Không chơi chơi điện tử, cấm hút thuốc lá trong cơ quan, đơn vị, không làm ô nhiễm môi trường và gây ồn ào ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.
5. Nghiêm cấm uống rượu bia, tụ tập uống trà, cà phê trong giờ làm việc.
6. Những CBCNV khi đi ra khỏi cơ quan, đơn vị phải báo với người được phân công theo dõi ghi sổ cụ thể giờ đi và giờ về.
Câu hỏi 98: Anh, chị cho biết quy định về an toàn lao động được công ty ban hành trong Nội quy và kỷ luật lao động năm 2013 ?
Đáp án:
1/ Trước khi làm việc người lao động phải có trách nhiệm kiểm tra, áp dụng các biện pháp an toàn lao động quy định của Pháp luật lao động.               
2/ Trong thời gian làm việc người lao động phải tuyệt đối tuân thủ các biện pháp ATLĐ, giữ vệ sinh lao động nơi làm việc , nếu là lao động theo tổ, nhóm thì phải chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của người chỉ đạo trực tiếp.    
3./ Sau khi làm việc người lao động phải kiểm tra bảo đảm sự an toàn của máy móc thiết bị, tắt các thiết bị không cần thiết; Tiến hành vệ sinh máy móc thiết bị, vệ sinh nơi làm việc và môi trường xung quanh.    
4/ Trang bị bảo hộ lao động do công ty trực tiếp cấp phát bằng hiện vật, Hàng năm các xí nghiệp, trạm căn cứ tiêu chuẩn, định mức chuyên ngành, tiến hành lập kế hoạch về số lượng, chủng loại, số đo gửi về phòng tổ chức công ty ngay từ cuối năm trước để kịp nhận bảo hộ lao động vào đầu năm kế hoạch.
5/ Phải có ý thức giữ gìn vệ sinh lao động trong khu vực cơ quan.   
Câu hỏi 99: Anh, chị cho biết 04 qui định của công ty về việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh của công ty trong Nội quy và kỷ luật lao động năm 2013?
Đáp án:
1. Người lao động trong công ty có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn tài sản của công ty và tài sản công ty giao trực tiếp quản lý và sử dụng.
2. Người lao động trong công ty phải tuyệt đối giữ bí mật công nghệ, tài liệu, số liệu hoạt động kinh doanh của công ty, không được tiết lộ ra bên ngoài khi chưa được sự đồng ý của Giám đốc công .  
3. Khi rời nơi làm việc người lao động phải tự thu dọn tài liệu, đóng khóa cửa phòng nơi làm việc, tắt máy tính để đảm bảo bí mật, an toàn số liệu, tài sản của công ty.
4. Mọi tài sản như xe máy, thiết bị, vật tư khi xuất nhập di chuyển đều phải thực hiện đúng nguyên tắc kho, quĩ phải có lệnh điều động của lãnh đạo trực tiếp hoặc người được ủy quyền, phải có biên bản giao nhận ghi rõ tình trạng tài sản về số lượng, chất lượng, các thông số cần thiết như công tơ mét ...
4. Tất cả cán bộ công nhân viên Công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài sản  mà Công ty giao cho quản lý, sử dụng  
Câu 100: Anh, Chị cho biết tiêu chuẩn. nhiệm vụ, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với đội viên  dân quân, tự vệ ?
Đáp án:
1/Tiêu chuẩn
- Là công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi đến hế 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ;
- Có lý lịch rõ ràng;        
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức;       
- Đủ sức khỏe để phục vụ trong lực lượng dân quân, tự vệ
2/Nhiệm vụ của đội dân quân, tự vệ ?
-Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, Làm nòng cốt cùng toàn dân và cán bộ công nhân viên đánh giặc bảo vệ địa phương, cơ sở
-Xung kích trong bảo vệ sản xuất, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các sự cố nghiêm trọng khác
-Vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
-Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.  
3/Chế độ được hưởng
-Hàng năm cán bộ và chiến sĩ đội tự vệ công ty được trang bị 02 bộ trang phục tự vệ theo qui định của lực lượng tự vệ thay cho chế độ bảo hộ lao động;    
-Những ngày làm nhiệm vụ tự vệ được hưởng trợ cấp thêm 60% theo lương cơ bản và  tiền tàu xe đi lại.  
-Những người trong đội dân quân, tự vệ không phải thực hiện nghĩa vụ quân nhân dự bị và không phải làm nghĩa vụ công ích
-Cán bộ, chiến sỹ dân quân, tự vệ khi làm nhiệm vụ nếu bị làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên được xét hưởng chính sách như thương binh, nếu hy sinh được xét công nhận liệt sỹ
                                                                                 Pleiku, ngày 22/8/2014
                                                                                GIÁM ĐỐC CÔNG TY 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét