XIN CHÀO VÀ CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ ĐẾN VỚI BLOGSPOT.COM CỦA LUU VAN CHUONG

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA AYUN HẠ-1

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Số 64/2004/QĐ-BNN, ngày 11 tháng 11 năm 2004
Về việc ban hành Qui trình vận hành điều tiết
hồ chứa nước Ayun Hạ tỉnh Gia Lai

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10; Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10.
- Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xét Tờ trình số 680/DATL ngày 05/3/2002 của Ban QLDATL 412 về việc xin phê duyệt Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ tỉnh Gia Lai.
- Theo kết quả thẩm định và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuỷ lợi tại Tờ trình số 18/TT-TL ngày 5 tháng 5 năm 2004 về việc phê duyệt và ban hành Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ tỉnh Gia Lai.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa
nước AYun Hạ tỉnh Gia Lai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ trưởng Phạm Hồng Giang: Đã ký
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
NĂM 2004
MỤC LỤC
I. NỘI DUNG QUI TRÌNH.
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG 1
Chương II: VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ ..................................... 2
Chương III: VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA KIỆT ................................ 4
Chương IV: VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT PHỤC VỤ PHÁT ĐIỆN ......................... 5
Chương V: VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ ................... 7
Chương VI: QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN .............. 7
Chương VII: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN ............................................... 8
Chương VIII: TỔ CHỨC THỰC HIỆN .............................................................11
II. PHỤ LỤC KÈM THEO QUI TRÌNH
.....................................................................10-12
Phụ lục I : Giới thiệu tổng quan về hồ chứa AYun Hạ
.....................................11-13
Phụ lục II : Những căn cứ để lập Qui trình vận hành điều tiết
hồ chứa AYun Hạ
.................................................................................................... 17-19
Phụ lục III : Các biểu đồ, bảng tra............................................................. 20-29
QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
HỒ CHỨA AYUN HẠ TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số...64../2004/QĐ-BNN
ngày.11 tháng...11.năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mọi hoạt động có liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ an toàn công trình hồ chứa Ayun Hạ phải tuân thủ:
1. Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10; Nghị định số 179/1999/
NĐ-CP ngày 30/12/1999 quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
2. Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001.
3. Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (năm 1993); Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão số 27/2000/PL-UBTVQH10 ngày 24/8/2000.
4. Các Tiêu chuẩn, Qui phạm hiện hành:
a. Hồ chứa nước - Công trình thuỷ lợi - Quy định về lập và ban hành qui trình vận hành điều tiết (14TCN-121-2002).
b. Công trình thuỷ lợi kho nước - Yêu cầu kỹ thuật trong quản lý và khai thác (14TCN-55-88).
c. Qui phạm công tác thuỷ văn trong hệ thống thuỷ nông (14TCN-49-86).
d. Các Tiêu chuẩn, Qui phạm khác có liên quan tới công trình thuỷ công của hồ chứa nước.
Điều 2: Việc vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ phải đảm bảo:
1. An toàn công trình theo các chỉ tiêu thiết kế, phòng chống lũ với tần suất thiết kế P=1% tương ứng với mực nước cao nhất ở hồ chứa (mực nước gia cường) là HGC = +209,92 m; hạn chế lũ cho hạ du của hồ chứa.
2. Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng hưởng lợi của hồ chứa.
3. Cấp nước tưới cho 13.500 ha diện tích canh tác.
4. Kết hợp phát điện, nuôi trồng thuỷ sản và cải tạo môi trường.
Điều 3: Việc vận hành cống lấy nước, tràn xả lũ và nhà máy thủy điện phải tuân thủ Quy trình vận hành của từng công trình.
Điều 4:
1. Qui trình này là cơ sở pháp lý để Công ty khai thác công trình thủy lợi Gia Lai (Công ty KTCTTL Gia Lai) vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ.
2. Trong mùa mưa lũ, khi xuất hiện các tình huống đặc biệt chưa được quy định trong Qui trình này, việc vận hành điều tiết hồ và phòng chống lụt bão phải theo sự chỉ đạo điều hành thống nhất của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Gia Lai, trực tiếp là Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão hồ chứa Ayun Hạ.
Điều 5: Công ty KTCTTL Gia Lai có trách nhiệm quản lý vận hành điều tiết hồ chứa nước Ayun Hạ theo những quy định trong Qui trình này. Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan và được hưởng lợi từ hệ thống công trình thủy lợi Ayun Hạ đều phải thực hiện Qui trình này.
Chương II
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA LŨ
Điều 6: Trước mùa mưa lũ hàng năm, Công ty KTCTTL Gia Lai phải thực hiện:
1. Kiểm tra công trình trước lũ theo đúng quy định hiện hành, phát hiện và xử lý kịp thời những hư hỏng công trình để đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa lũ.
2. Lập "Phương án phòng chống lụt bão cho hồ chứa Ayun Hạ", trong đó phải đặc biệt chú ý tới trường hợp vận hành khi có lũ lớn vượt lũ thiết kế hoặc khi hồ chứa có sự cố, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
3. Căn cứ vào dự báo khí tượng thuỷ văn mùa lũ từng năm và Qui trình này, lập "Kế hoạch tích, xả nước cụ thể trong mùa lũ từng năm", làm cơ sở vận hành điều tiết hồ chứa trong mùa lũ, đảm bảo an toàn công trình và cấp đủ nước tưới, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai.
Điều 7: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa lũ:
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ chứa phải thấp hơn hoặc bằng "Đường phòng phá hoại" trên biểu đồ điều phối (hình vẽ trang 6).
2. Mực nước hồ cao nhất ở đầu các tháng trong mùa lũ được giữ như sau:
Thời gian (ngày/tháng)
1/8
1/9
1/10
1/11
1/12
Mực nước cao nhất
(Hmax : m)
199,43
201,90
203,00
203,00
204,00
Điều 8: Khi mực nước hồ vượt quá giới hạn như quy định tại điều 7, Công ty KTCTTL Gia Lai được phép gia tăng cấp nước (nếu hệ thống có nhu cầu) hoặc phải xả lũ để hạ mực nước hồ xuống dưới mức quy định tại điều 7, đảm bảo sẵn sàng đón lũ.
Trước khi xả lũ, Công ty KTCTTL Gia Lai phải:
1. Căn cứ vào diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn, hiện trạng các công trình đầu mối, vùng hạ du hồ chứa và Qui trình này để tính toán việc xả lũ
(lưu lượng xả, số cửa xả, thời gian xả...).
2. Báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, Ban Chỉ huy PCLB hồ chứa Ayun Hạ về việc xả lũ.
3. Thông báo cho chính quyền địa phương để phổ biến đến nhân dân và các cơ quan liên quan ở vùng hạ du về việc xả lũ.
Điều 9: Vận hành xả lũ trong một số trường hợp đặc biệt:
1. Khi mực nước hồ cao hơn mực nước quy định tại khoản 2 điều 7 nhưng chưa vượt quá mực nước dâng bình thường (HBT = +204,00 m), Công ty KTCTTL Gia Lai có thể không xả lũ, nhưng phải được Ban Chỉ huy PCLB hồ chứa nước Ayun Hạ phê duyệt.
2. Khi mực nước hồ cao hơn mực nước dâng bình thường (Hhồ > HBT), Công ty KTCTTL Gia Lai phải xả lũ qua tràn, hạ mực nước hồ xuống mức quy định tại điều 7.
3. Khi mực nước hồ cao hơn mực nước dâng bình thường và còn thấp hơn mực nước gia cường (HBT < Hhồ < HGC), hồ đang xả lũ nhưng mực nước hồ vẫn tiếp tục lên, Công ty KTCTTL Gia Lai phải xả lũ qua tràn với mức xả tối đa cho phép để hạ mực nước hồ xuống mức quy định tại điều 7.
4. Khi hồ đang xả lũ và mực nước hồ cao hơn mực nước gia cường (Hhồ>HGC), đồng thời dự báo thượng nguồn còn mưa, Công ty KTCTTL Gia Lai và Ban Chỉ huy PCLB hồ chứa Ayun Hạ báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai để trình Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Gia Lai quyết định việc xả lũ khẩn cấp theo phương án phòng chống lụt bão của hồ chứa đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn cho hồ chứa và vùng hạ du.
Chương III
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT TRONG MÙA KIỆT
Điều 10: Trước mùa kiệt hàng năm, Công ty KTCTTL Gia Lai phải căn cứ vào lượng nước trữ trong hồ, dự báo khí tượng thuỷ văn và nhu cầu dùng nước, lập "Phương án cấp nước trong mùa kiệt", báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, thông báo cho các hộ dùng nước trong hệ thống.
Điều 11: Điều tiết giữ mực nước hồ trong mùa kiệt:
1. Trong quá trình vận hành điều tiết, mực nước hồ phải cao hơn hoặc bằng "Đường hạn chế cấp nước tưới và sinh hoạt" (sau này gọi tắt là "Đường hạn chế cấp nước") trên biểu đồ điều phối (hình vẽ trang 6).
2. Mực nước hồ thấp nhất ở đầu các tháng trong mùa kiệt được giữ như sau:
Thời gian (ngày/tháng)
1/12
1/1
1/2
1/3
1/4
1/5
1/6
1/7
Mực nước thấp nhất (Hmin : m)
201,74
201,74
201,71
200,93
199,94
197,52
195,90
195,88
Điều 12: Khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng "Đường hạn chế cấp nước", Công ty KTCTTL Gia Lai đảm bảo cấp đủ nước cho các nhu cầu theo phương án cấp nước.
Điều 13: Vận hành cấp nước trong một số trường hợp đặc biệt:
1. Khi mực nước hồ thấp hơn "Đường hạn chế cấp nước" và cao hơn mực nước chết (HC = +195,00 m) Công ty KTCTTL Gia Lai và các hộ dùng nước phải thực hiện các biện pháp cấp nước và sử dụng nước tiết kiệm, hạn chế trường hợp thiếu nước vào cuối mùa kiệt.
2. Khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết, Công ty KTCTTL Gia Lai phải lập phương án, kế hoạch sử dụng dung tích chết, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai quyết định và thực hiện.
Chương IV
VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT PHỤC VỤ PHÁT ĐIỆN
Điều 14: Chế độ cấp nước phát điện:
1. Trong thời gian vận hành cấp nước thì được phép kết hợp phát điện.
2. Trường hợp hồ không cấp nước hoặc khi hồ đang cấp nước cần tăng thêm lưu lượng qua cống để nâng công suất phát điện, việc cấp nước cho Nhà máy thuỷ điện để phát điện chỉ được thực hiện khi không làm ảnh hưởng đến cấp nước trong thời gian tiếp theo.
Điều 15: Vận hành cấp nước và kết hợp phát điện:
1. Trong quá trình vận hành điều tiết cấp nước phục vụ phát điện, mực nước hồ chứa phải cao hơn hoặc bằng tung độ "Đường hạn chế cấp nước và kết hợp phát điện" trên biểu đồ điều phối (hình vẽ trang 6) và toạ độ của đường này như bảng sau:
Thời gian (ngày/tháng)
1/8
1/9
1/10
1/11
1/12
1/1
1/2
1/3
1/4
1/5
1/6
1/7
MN thấp nhất
(Hmin : m)
196,50
199,05
199,50
200,17
201,74
201,74
200,71
200,93
199,94
197,52
196,50
196,60
2. Khi mực nước hồ cao hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước và kết hợp phát điện" (quy định tại khoản 1 trên đây), Công ty KTCTTL Gia Lai được phép cấp nước cho Nhà máy thuỷ điện trong thời gian hồ không cấp nước hoặc gia tăng lưu lượng để nâng công suất phát điện khi hồ đang cấp nước.
3. Khi mực nước hồ bằng hoặc thấp hơn tung độ "Đường hạn chế cấp nước và kết hợp phát điện" (quy định tại khoản 1 trên đây) nhưng vẫn cao hơn hoặc bằng "Đường hạn chế cấp nước" (ghi tại điều 11), Công ty KTCTTL Gia Lai vận hành hồ chứa Ayun Hạ như quy định tại điều 12.
Biểu đồ điều phối cấp n­ước và kết hợp phát điện của Hồ chứa Ayun hạ
Tháng Đường
1/8
1/9
1/10
1/11
1/12
1/1
1/2
1/3
1/4
1/5
1/6
1/7
Đường PPH (1)
199.43
201.90
203.00
203.00
204.00
204.00
203.96
203.33
202.56
200.93
199.98
199.97
Đường PPH (2)
198.93
199.37
203.00
203.00
204.00
204.00
204.00
203.58
202.58
200.54
198.74
198.32
Đư­ờng PPH (3)
199.43
201.90
203.00
203.00
204.00
204.00
204.00
203.58
202.58
200.93
199.98
199.97
Đ­ường HC (1)
195.00
199.05
199.50
200.17
201.74
201.74
201.71
200.93
199.94
197.52
195.90
195.88
Đường HC (2)
196.50
196.50
196.50
197.00
201.20
201.20
201.20
200.52
199.00
196.58
196.50
196.60
Đ­ường HC (3)
196.50
199.05
199.50
200.17
201.74
201.74
201.71
200.93
199.94
197.52
196.50
196.60
Đư­ờng PTT
199.43
201.90
203.00
203.00
204.00
204.00
204.00
204.00
204.00
204.00
199.98
199.97
Đư­ờng PL
203.00
203.00
203.00
203.00
204.00







Chương V: VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT KHI HỒ CHỨA CÓ SỰ CỐ
Điều 16: Khi công trình đầu mối của hồ chứa (đập chính, tràn xả lũ, cống lấy nước) có dấu hiệu xẩy ra sự cố gây mất an toàn cho công trình, Công ty KTCTTL Gia Lai phải báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban Chỉ huy PCLB hồ chứa Ayun Hạ trình Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Gia Lai quyết định xả nước hạ mực nước hồ xuống đến mức đảm bảo an toàn cho các công trình đầu mối của hồ chứa, đồng thời đề xuất các phương án xử lý và giải pháp thực hiện.
Điều 17: Khi cửa tràn xả lũ có sự cố không vận hành được, Công ty KTCTTL Gia Lai phải triển khai ngay giải pháp xử lý sự cố, đồng thời báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban Chỉ huy PCLB tỉnh Gia Lai, trình UBND tỉnh Gia Lai quyết định biện pháp hạ nhanh mực nước hồ để đảm bảo an toàn hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả.
Chương VI
QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN
Điều 18: Công ty KTCTTL Gia Lai phải thu thập, quan trắc, đo đạc, lập sổ theo dõi mực nước, lượng mưa và các yếu tố khí tượng thuỷ văn khác theo Qui phạm, Tiêu chuẩn ngành 14TCN-49-86 và 14TCN-55-88.
Điều 19: Hàng năm, Công ty KTCTTL Gia Lai phải tính toán và dự báo lượng nước đến hồ làm cơ sở lập kế hoạch trữ nước, cấp nước và xả nước.
Điều 20: Tính toán và kiểm tra lưu lượng lũ, kiệt:
1. Hàng năm, Công ty KTCTTL Gia Lai tiến hành thu thập, đo đạc, tính toán lưu lượng và tổng lượng lũ đến hồ; đo đạc kiểm tra lưu lượng kiệt đến hồ.
2. Kết thúc các đợt xả lũ và sau mùa lũ hàng năm, Công ty KTCTTL Gia Lai phải đánh giá, tổng kết các đợt xả lũ (lưu lượng xả, thời gian xả, diễn biến mực nước thượng lưu hồ, ảnh hưởng đối với vùng hạ du...).
Chương VII
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
A- Công ty KTCTTL Gia Lai:
Điều 21: Trách nhiệm:
1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong Qui trình này để vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ đảm bảo an toàn công trình và đủ nước phục vụ các nhu cầu dùng nước.
2. Hàng năm phải tổng kết đánh giá việc vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ và việc thực hiện Qui trình này.
Điều 22: Quyền hạn:
1. Yêu cầu các cấp chính quyền, ngành liên quan và địa phương trong hệ thống thực hiện Qui trình này.
2. Lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý các hành vi ngăn cản, xâm hại đến việc thực hiện Qui trình này.
Điều 23: Giám đốc Công ty KTCTTL Gia Lai chịu trách nhiệm tổ chức vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ trong các trường hợp sau:
1. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ cao hơn hoặc bằng "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối.
2. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn "Đường hạn chế cấp nước" của biểu đồ điều phối và Hhồ > HC, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai.
3. Điều tiết cấp nước khi mực nước hồ thấp hơn mực nước chết theo phương án sử dụng dung tích chết đã được Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai phê duyệt.
4. Quyết định cấp nước phục vụ phát điện trong thời gian hồ không cấp nước tưới hoặc gia tăng lưu lượng để nâng công suất khi tưới kết hợp phát điện.
5. Quyết định xả lũ trong trường hợp như quy định tại khoản 1, 2, 3 điều 9.
6. Kịp thời báo cáo và thực hiện các quyết định của Ban chỉ huy PCLB tỉnh Gia Lai khi xẩy ra tình huống tại khoản 4 điều 9.
B- Sở Nông Nghiệp & PTNT Gia Lai:
Điều 24:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra Công ty KTCTTL Gia Lai thực hiện Qui trình này, đặc biệt là việc vận hành xả lũ của hồ chứa.
2. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Qui trình theo thẩm quyền.
3. Trình UBND tỉnh Gia Lai về việc bổ sung, sửa đổi Qui trình.
Điều 25:
1. Thẩm định Phương án phòng chống lụt bão hàng năm của hồ chứa Ayun Hạ, trình Ban chỉ huy PCLB tỉnh Gia Lai phê duyệt và theo dõi việc thực hiện.
2. Phê duyệt Phương án cấp nước trong mùa kiệt của hồ chứa tại điều 10 và theo dõi việc thực hiện.
3. Phê duyệt Phương án sử dụng dung tích chết của hồ chứa tại khoản 2 điều 13 và theo dõi việc thực hiện.
C- Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai:
Điều 26:
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Qui trình của các ngành các cấp trong tỉnh.
2. Xử lý các hành vi xâm hại đến việc thực hiện Qui trình theo thẩm quyền.
3. Tạo điều kiện cho Công ty KTCTTL Gia Lai vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ theo Qui trình.
Điều 27:
1. Quyết định biện pháp hạ nhanh mực nước hồ để đảm bảo an toàn hồ chứa và phương án khắc phục hậu quả qui định tại điều 17.
2. Chỉ đạo Ban chỉ huy PCLB tỉnh Gia Lai ra quyết định trong các trường hợp sau:
a. Vận hành xả lũ hồ chứa Ayun Hạ khi xẩy ra tình huống như khoản 4 điều 9 Qui trình.
b. Huy động các lực lượng (nhân lực, vật lực) để xử lý và khắc phục các sự cố của hồ chứa Ayun Hạ.
D- các cấp chính quyền (huyện, xã):
Điều 28:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Qui trình này.
2. Ngăn chặn, xử lý và thông báo cho Công ty KTCTTL Gia Lai những trường hợp vi phạm, cản trở việc thực hiện Qui trình này theo thẩm quyền.
3. Thực hiện phương án đảm bảo an toàn cho vùng hạ du khi hồ chứa xả lũ.
Điều 29:
1. Huy động lực lượng (nhân lực, vật lực), phối hợp với Công ty KTCTTL Gia Lai phòng chống lụt bão, bảo vệ công trình và xử lý sự cố công trình.
2. Tuyên truyền, vận động nhân dân địa phương thực hiện đúng các quy định trong Qui trình này và tham gia phòng chống lụt bão, bảo vệ, đảm bảo an toàn công trình hồ chứa Ayun Hạ.
E- hộ dùng nước và các đơn vị hưởng lợi khác:
Điều 30:
1. Nghiêm chỉnh thực hiện Qui trình này.
2. Hàng năm, phải ký hợp đồng dùng nước với Công ty KTCTTL Gia Lai để Công ty lập kế hoạch cấp nước, xả nước hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế và an toàn công trình.
3. Hàng năm, Công ty Điện Gia Lai phải lập kế hoạch phát điện phù hợp với kế hoạch cấp nước của hồ chứa Ayun Hạ, thống nhất và ký hợp đồng dùng nước với Công ty KTCTTL Gia Lai.
4. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan được nêu tại Pháp lệnh khai thác & bảo vệ công trình thuỷ lợi và các văn bản pháp quy có liên quan đến việc quản lý khai thác và bảo vệ công trình hồ chứa Ayun Hạ.
Chương VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 31: Mọi quy định về vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ trước đây trái với những quy định trong Qui trình này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện Qui trình, nếu có nội dung cần sửa đổi bổ sung, Công ty KTCTTL Gia Lai phải tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai, trình UBND tỉnh Gia Lai quyết định.
Điều 32: Những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Qui trình này sẽ được khen thưởng theo quy định. Mọi hành vi vi phạm Qui trình này sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.

KT.BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ trưởng Phạm Hồng Giang: Đã ký
PHỤ LỤC

KÈM THEO
QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT
HỒ CHỨA AYUN HẠ TỈNH GIA LAI
PHỤ LỤC I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA AYUN HẠ
PHỤ LỤC II: NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUI TRÌNH VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA AYUN HẠ
PHỤ LỤC III: CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG TR

PHỤ LỤC I-GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỒ CHỨA AYUN HẠ

1. Đặc điểm hệ thống thuỷ lợi Ayun Hạ:
Hồ chứa Ayun Hạ tỉnh Gia Lai có đập chính ngăn dòng sông Ayun, vị trí công trình đầu mối thuộc xã Hờ Bông, huyện Chư Xê nằm ở phía đông nam thị xã Pleiku, cách thị xã Pleiku 60 km.
Hồ chứa Ayun Hạ xây dựng năm 1991, đến năm 1995 đưa vào khai thác từng phần và đến năm 1999 hồ chứa hoàn thành bàn giao cho tỉnh Gia Lai quản lý khai thác, trực tiếp là Công ty khai thác công trình thuỷ lợi Gia Lai (Công ty KTCTTL Gia Lai).
Khí hậu khu vực thuộc nhiệt đới gió mùa, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đông và tây Trường Sơn. Cơ chế khí hậu của lưu vực Ayun Hạ thiên về tây trường sơn, do đó mùa lũ được bắt đầu từ tháng 8, có nghĩa là sớm hơn An Khê 1 tháng.
Một số đặc trưng khí hậu (theo số liệu quan trắc của các trạm khí hậu Pleiku, Cheo Reo và Ayun Hạ) như sau :
+ Lượng mưa trung bình: 1.284 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 11.
+ Lượng bốc hơi trung bình: 1.086 mm/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm là 250C, cao nhất 39,70C, thấp nhất 8,50C.
+ Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2.183,3 giờ.
+ Độ ẩm trung bình năm: 77%.
+ Tốc độ gió trung bình: 1,5 m/s.
2. Nhiệm vụ của hồ chứa Ayun Hạ :
Theo thiết kế ban đầu, hồ chứa có nhiệm vụ :
1- An toàn công trình theo các chỉ tiêu thiết kế, phòng chống lũ với tần suất P=1% tương ứng với mực nước cao nhất (mực nước gia cường) là HGC=+209,92m; hạn chế lũ cho hạ du của hồ chứa.
2- Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng.
3- Cấp nước tưới cho 13.500 ha diện tích canh tác.
4- Kết hợp phát điện, nuôi trồng thuỷ sản và cải tạo môi trường.
3. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ chứa Ayun Hạ :

- Cấp công trình

Cấp III

- Diện tích lưu vực

F=1.670 km2

- Chế độ điều tiết

Điều tiết năm

- Tần suất đảm bảo tưới

P=75%

- Tần suất lũ thiết kế

P=1%, lũ kiểm tra P=0.5%

- Mực nước và dung tích hồ:


Đặc trưng
Cao trình
thiết kế
(mét)
Diện tích mặt hồ tương ứng(km2)
Dung tích
tương ứng
(106 m3)
Trong đó (106 m3)
DT hữu ích
DT phòng lũ
MN Chết
+195,00
10,0
52
-
-
MN DBT
+204,00
37,0
253
201
-
MN Gia cường (ứng với P=1%)
+209,92
54,0
529
-
276
4. Các công trình đầu mối của hồ chứa AYun Hạ :
Đập chính: là đập đất đồng chất, chặn dòng sông Ayun; cao trình đỉnh đập +211,0m, chiều cao đập chỗ lớn nhất 37m, chiều dài đập là 366m, chiều rộng đỉnh đập 6m.
Tràn xả lũ:
- Nằm ở phía bờ trái của đập chính.
- Là đập bê tông cốt thép, mặt cắt thực dụng, có 3 cửa van hình cung kích thước BxH = 6x5 m2 , hệ thống đóng mở bằng điện, tiêu năng bằng máng phun, cao trình đỉnh tràn +199,0 m, lưu lượng xả lớn nhất qxảmax = 1237 m3/s.
Cống lấy nước cho tưới và phát điện:
- Nằm ở phía bờ phải của đập chính.
- Bằng bê tông cốt thép, gồm 2 cửa:
+ Cửa thứ nhất lấy nước phục vụ tưới, kích thước BxH= 3x3,5 m2, L = 113 m, Q= 23,4 m3/s, cao trình ngưỡng cống +190,50 m. Hình thức cống không áp, có 2 cửa van phẳng bằng thép kích thước 3x3 m2, van công tác với máy đóng mở 50 VĐ2 và van sửa chữa với máy đóng mở 20 VĐ.
+ Cửa thứ hai lấy nước phục vụ phát điện, xây dựng đồng thời và bên cạnh cống tưới, kích thước BxH= 3x3,5 m2, L = 113 m, Q = 23,4 m3/s, cao trình ngưỡng cống +190,50 m. Hình thức cống có áp, có 2 cửa van phẳng bằng thép kích thước 3x3 m2, van công tác với máy đóng mở 50 VĐ2, van sửa chữa với máy đóng mở 20 VĐ, khe lưới chắn rác và đường ống áp lực bằng thép F300 cm bọc bê tông nối vào nhà máy thủy điện.
5. Tình hình sản xuất nông nghiệp trong hệ thống:
Trong khu tưới thuộc công trình thuỷ lợi Ayun Hạ, ruộng đất tập trung tương đối bằng phẳng. Diện tích tự nhiên là 18.900 ha, diện tích đất nông nghiệp là 12.700 ha, trong đó:
+ Ruộng 2 vụ lúa: 900 ha
+ Ruộng 1 vụ chờ mưa: 4.870 ha
+ Ruộng lúa cạn chờ mưa: 2.759 ha
+ Đất màu chờ mưa: 1.045 ha
+ Đất canh tác không ổn định: 3.126 ha
Năng suất cây trồng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên không ổn định:
+ Lúa đông xuân tưới chắc: 4,0 tấn/ha
+ Lúa hè thu tưới chắc : 3,0 tấn/ha
+ Lúa nước chờ mưa: 1,8 tấn/ha
+ Lúa cạn chờ mưa: 1,4 tấn/ha
+ Đậu xanh: 1,0 tấn/ha
Bình quân lương thực huyện Ayun Pa là 330 kg/người/năm (bình quân trong 3 năm 1989, 1990 và 1991). Đây là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn, đang dần được khai thác.
Sau khi hoàn thành dự án, diện tích được tưới là 13.500 ha, trong đó:
+ Tưới lúa 2 vụ ăn chắc: 22.570 ha, năng suất trung bình 40¸45 tạ/ha.
+ Màu tưới ăn chắc: 2.125 ha, năng suất trung bình 15 tạ/ha.
+ Hệ số quay vòng đất 2,0.
Các loại cây trồng chính trong vùng: lúa nước, đậu, lạc, mía, ngô, các loại cây ăn quả. Đây là vùng cung cấp lương thực và thực phẩm chính cho Gia Lai nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Bảng tình hình sản xuất nông nghiệp vùng dự án
TT
Thông số
Trước dự án
Sau dự án
DT (ha)
NS (tạ/ha)
DT (ha)
NS (tạ/ha)
I
Diện tích canh tác
12.700

13.500

1
Đã có
12.700

12.700

2
Khai hoang
0

800

II
Diện tích gieo trồng




1
Vụ Đông Xuân
900

13.500


- Lúa tưới chắc
900
40,0
11.285
45,0

- Màu tưới chắc


2.215
15,0
2
Vụ Hè Thu





- Lúa nước nhờ nước trời
12.700
18,1



- Lúa cạn nhờ nước trời
4.870
14,0



- Màu chờ mưa
2.759
10,0



- Lúa tưới chắc
1.045
30,0
11.285
40,0

- Màu tưới chắc
900

2.215
15,0

- Ruộng khác
3.126



6. Hiện trạng vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ :
Từ khi đưa vào khai thác sử dụng, hồ chứa Ayun Hạ chưa có Qui trình chính thức. Hiện tại Công ty KTCTTL Gia Lai vận hành điều tiết hồ theo kinh nghiệm và theo kế hoạch tích, xả nước do Công ty lập hàng năm.
PHỤ LỤC II
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP QUI TRÌNH

VẬN HÀNH ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA AYUN HẠ

1. Các văn bản liên quan đến việc lập Qui trình :
- Quyết định số 4736/QĐ-BNN-XDCB ngày 30/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt thiết kế kỹ thuật + tổng dự toán (điều chỉnh bổ sung lần III).
- Quyết định số 4324/QĐ-BNN-QLN ngày 18 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Đề cương và dự toán lập Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ tỉnh Gia Lai.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật Công trình thủy lợi Ayun Hạ - Viện khảo sát thiết kế thủy lợi, Bộ Thủy lợi (nay là Công ty TVXDTL1 - HEC1, Bộ Nông nghiệp và PTNT) - Hà Nội 1989.
Khi biên soạn Qui trình phải tuân thủ :
- Luật Tài nguyên nước (năm 1998).
- Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão (năm 1993, năm 2000).
- Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi (năm 2001).
- Tiêu chuẩn ngành 14TCN 121-2002 - Hồ chứa nước - Công trình Thuỷ lợi, Qui định về lập và ban hành Qui trình vận hành điều tiết.
- Các Tiêu chuẩn, Qui phạm, các văn bản liên quan đến việc đảm bảo an toàn hồ chứa nước (của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan chức năng của Bộ).
- Các văn bản liên quan đến việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Ayun Hạ (của UBND tỉnh Gia Lai và các cơ quan hữu quan của tỉnh Gia Lai).
2. Mục tiêu của Qui trình:
Qui trình vận hành điều tiết hồ chứa Ayun Hạ là văn bản qui định về nguyên tắc, nội dung và trình tự vận hành các công trình của hồ chứa Ayun Hạ để điều hành việc trữ nước, cấp nước và xả nước trong các trường hợp khác nhau của thời tiết (tình hình mưa, dòng chảy năm, dòng chảy lũ đến hồ chứa...), đảm bảo hồ chứa làm việc đúng với năng lực thiết kế, hạn chế tối đa thiệt hại khi hồ chứa gặp lũ vượt thiết kế hoặc dòng chảy kiệt nhỏ hơn thiết kế.
Mục tiêu của Qui trình:
- Về phòng chống lũ: phải đảm bảo an toàn cho công trình theo tần suất thiết kế chống lũ P=1%.
- Về cấp nước phục vụ nông nghiệp, sinh hoạt: hiện tại mức diện tích khai thác còn ở mức nhỏ hơn thiết kế, nước đến hồ theo tính toán cho thấy rất phong phú. Do đó phải đảm bảo cấp đủ nước cho tưới và sinh hoạt, đối với những năm nước đến thuộc chu kỳ kiệt nên được ưu tiên cho nước sinh hoạt.
- Về lợi dụng tổng hợp phát điện và nuôi trồng thuỷ sản: khi cấp nước tưới thì kết hợp phát điện; lượng nước dư thừa của hồ được sử dụng để phát điện theo hai nguyên tắc: cấp nước phát điện trong thời gian hồ không cấp nước tưới hoặc bổ sung lưu lượng qua cống để nâng công suất phát điện trong thời gian hồ đang cấp nước tưới.
3. Các nhu cầu dùng nước của hệ thống:
- Nhu cầu nước cho nông nghiệp: khu tưới gồm 6 xã thuộc huyện Ayun Pa dọc theo tỉnh lộ 7B và 2 thềm sông Ayun. Tổng diện tích đất tự nhiên là 18.900 ha, diện tích đất nông nghiệp hiện nay khai thác khoảng 8.200-8.500 ha.
Theo đề nghị của Công ty KTCTTL Gia Lai cần tính với ba mức khai thác 7.000 ha; 10.000 ha; 13.500 ha.
Cơ cấu nông nghiệp gồm lúa, màu và cây công nghiệp.
+ Lúa đông xuân từ tháng 1 đến hết tháng 5.
+ Lúa hè thu từ tháng 7 đến hết tháng 11.
+ Cây mía từ tháng 2 đến tháng 1 năm sau.
+ Cây ngô từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 2 năm sau.
- Nhu cầu nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, công nghiệp, thủ công nghiệp:
Định mức cấp nước(l/ngày đêm)
Số lượng
Nhu cầu nước(106 m3/năm)
Sinh hoạt: 200
100.000 người
5,0
Chăn nuôi: 100
100.000 con
2,5
CN, thủ CN

12,0
Tổng cộng

19,5
- Nhu cầu nước cho phát điện: lợi dụng tổng hợp để phát điện với mục tiêu đảm bảo cấp đủ nước tưới và sinh hoạt, đồng thời vận hành phát điện hợp lý cho tổng điện lượng phát trong năm là lớn nhất.
4. Các tài liệu, số liệu khí tượng thuỷ văn sử dụng để lập Qui trình:
a. Các tài liệu lấy từ hồ sơ thiết kế hồ chứa:
- Công trình thủy lợi Ayun Hạ - thiết kế kỹ thuật, Hà Nội 1989, Viện khảo sát thiết kế thủy lợi, Bộ Thủy lợi (nay là Công ty TVXDTL1, Bộ NN&PTNT).
- Thủy điện Ayun Hạ - thiết kế kỹ thuật, công trình 1298, Hà Nội tháng 12 năm 1998, Công ty khảo sát thiết kế điện 1, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
b. Các tài liệu từ Tổng cục KTTV và Ban quản lý DATL 412 :
- Tài liệu của An Khê (Sông Ba) và các trạm trong khu vực Tây Nguyên đến năm 2000.
- Tài liệu của Ayun Hạ (Sông Ayun) từ năm 1988-1993 (đây là trạm thủy văn dùng riêng do ngành thủy lợi tổ chức đo đạc ngay tại tuyến đập).
c. Các tài liệu thu thập trong quá trình khai thác hồ chứa :
- Tình hình phục vụ sản xuất và nhu cầu nước cho khu tưới.
- Các số liệu KTTV quan trắc, đo đạc từ khi đưa hồ vào khai thác sử dụng.
- Quá trình vận hành điều tiết hồ chứa những năm gần đây.
5. Các tài liệu về yêu cầu dùng nước lập Qui trình:
- Công trình thủy lợi Ayun Hạ - thiết kế kỹ thuật, Hà Nội 1989, Viện khảo sát thiết kế thủy lợi, Bộ Thủy lợi (nay là Công ty TVXDTL1, Bộ Nông NN&PTNT).
- Báo cáo kết quả dự án: "Nghiên cứu thổ nhưỡng nông hoá và tưới tiêu cải tạo đất khu vực hưởng lợi thuộc CTTL Ayun Hạ tỉnh Gia Lai", Viện khoa học Thủy lợi, Bộ NN&PTNT, Hà Nội, tháng 11 năm 2000.

PHỤ LỤC III

CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG TRA

Phụ lục III.1 :
Bảng tổng hợp nước đến hồ chứa Ayun Hạ đến năm 2000
Phụ lục III.2 :
Bảng kết quả tính toán phân phối dòng chảy năm
Phụ lục III.3 :
Bảng tổng hợp lượng nước dùng tại đầu mối
Phụ lục III.4 :
Tổng hợp kết quả tính toán điều tiết lũ
Phụ lục III.5 :
Biểu đồ điều phối
Phụ lục III.6 :
Bảng tra và biểu đồ quan hệ mực nước, dung tích của hồ chứa nước Ayun Hạ
Phụ lục III.1 Bảng tổng hợp nước đến hồ chứa AYun Hạ đến năm 2000
Đơn vị : m3/s
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TB
1967
14.20
9.91
7.47
6.78
7.29
14.00
10.80
13.60
14.80
56.20
25.50
20.20
16.70
1968
9.76
4.58
2.67
1.78
2.90
11.10
11.00
16.90
28.50
79.50
17.60
9.74
16.40
1969
5.54
1.76
1.08
1.38
1.41
4.63
11.60
15.00
42.30
22.20
20.40
12.70
11.70
1970
7.17
5.07
4.63
2.68
5.40
13.00
7.56
4.51
9.56
129.0
185.00
28.10
33.50
1971
8.94
5.01
3.62
1.31
3.76
12.70
26.30
4.66
11.10
43.00
71.20
48.40
20.00
1972
22.00
5.60
12.70
12.50
12.00
19.60
23.50
22.70
217.00
43.60
89.20
80.40
47.60
1973
13.80
13.60
11.00
9.20
8.56
11.00
13.80
19.40
28.70
84.40
197.00
47.80
38.40
1974
17.80
10.50
6.67
7.50
7.13
14.10
5.84
30.30
22.70
45.30
84.00
39.20
24.30
1977
12.20
6.31
3.75
0.802
1.24
0.278
3.73
5.67
99.40
37.50
106.00
15.90
24.50
1978
11.14
5.09
4.96
5.50
7.72
7.40
21.28
36.76
68.40
45.23
69.51
26.85
25.84
1979
10.08
5.34
3.79
4.19
8.86
35.31
20.61
37.54
34.87
72.08
57.15
21.50
25.96
1980
9.03
5.94
3.99
3.38
30.41
33.87
31.75
29.41
81.10
186.04
256.22
49.57
60.04
1981
18.94
12.59
7.79
8.60
14.15
26.29
12.48
16.71
11.70
230.60
274.04
72.74
58.93
1982
22.06
13.03
7.61
10.12
5.39
10.52
10.07
6.17
14.93
8.67
7.51
3.46
9.96
1983
2.91
1.84
1.08
.59
2.46
3.94
3.97
20.61
20.94
138.14
92.13
18.05
25.51
1984
15.26
8.96
5.78
11.25
13.70
32.08
12.48
23.39
34.98
98.92
167.10
60.04
40.33
1985
22.06
12.92
7.94
9.02
16.26
17.71
15.71
15.15
25.18
65.95
68.96
48.68
27.18
1986
16.49
8.53
5.11
3.32
26.51
8.20
11.14
48.12
28.52
118.08
55.59
141.48
39.21
1987
26.18
14.26
9.52
4.56
4.43
8.63
5.32
16.71
23.95
9.17
129.22
31.64
23.62
1988
16.15
8.91
5.41
3.95
10.23
12.48
31.30
32.50
40.10
189.00
78.50
35.90
38.70
1989
20.20
16.00
14.00
13.10
30.70
33.40
47.60
84.00
104.00
83.30
30.50
20.00
41.50
1990
18.80
13.90
11.20
9.86
20.00
75.80
51.80
98.70
100.00
168.00
110.00
50.20
61.50
1991
31.00
22.80
17.60
12.50
14.70
17.40
51.20
105.00
144.00
141.00
57.40
34.50
54.20
1992
24.70
18.60
14.00
15.40
24.30
45.20
41.20
121.00
88.30
117.00
67.20
40.70
51.50
1993
22.00
15.20
13.80
11.40
14.70
12.40
25.30
54.30
66.20
106.00
49.80
38.20
35.80
1994
32.97
19.49
14.37
13.70
24.84
20.39
32.75
29.41
79.43
77.76
35.98
33.75
34.53
1995
18.72
15.15
9.96
7.97
10.57
13.59
19.05
27.52
45.67
138.14
153.73
52.02
42.67
1996
18.49
12.81
9.31
8.85
17.94
36.43
24.40
20.50
82.77
104.27
333.09
180.47
70.74
1997
33.87
18.94
13.92
16.60
27.74
15.82
15.04
18.05
36.98
40.88
58.26
17.04
26.07
1998
12.14
9.95
8.07
8.47
10.73
7.89
8.21
15.71
22.84
127.00
301.89
155.96
57.37
1999
35.20
18.27
15.26
15.15
28.52
21.05
18.05
26.96
37.99
144.82
247.31
230.60
69.96
2000
38.77
21.39
14.15
15.37
16.60
25.84
22.17
43.89
28.63
122.54
132.57
53.69
44.67
Chuẩn dòng chảy năm
37.46
PHỤ LỤC III.2-BẢNG KẾT QUẢ TÍNH TOÁN PHÂN PHỐI DÒNG CHẢY NĂM
1. Phân phối dòng chảy các năm thiết kế ít nước (P=75%)
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1974
14.8
8.75
5.56
6.25
5.94
11.7
4.87
29.8
22.3
44.6
82.6
38.6
1977
25.0
12.9
7.67
1.64
2.54
0.57
7.63
4.67
81.9
30.9
87.3
13.1
1978
10.2
4.67
4.55
5.05
7.09
6.79
19.6
32.5
60.4
39.9
61.4
23.7
1979
6.64
3.51
2.49
2.57
5.82
23.2
13.5
36.6
34.1
70.4
55.8
21.0
1983
10.0
6.34
3.73
2.03
8.50
13.6
13.7
15.5
15.7
104
69.2
13.6
1987
20.8
11.3
7.57
3.62
3.52
6.86
4.23
17.3
24.8
9.48
134
32.7
1997
13.8
7.71
5.67
6.77
11.3
6.45
6.12
22.9
47.1
52.1
74.2
21.6
2. Phân phối dòng chảy các năm thiết kế nước trung bình (P=50%)
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1970
15.4
10.9
10.0
5.8
11.6
28.0
16.3
4.4
9.3
126
180
27.5
1973
16.7
16.5
13.3
11.1
10.4
13.3
16.7
17.9
26.5
77.8
181
44.1
1984
15.0
8.8
5.7
11.1
13.5
31.6
12.3
21.2
31.7
89.5
151
54.4
1986
20.4
10.5
6.3
4.1
32.8
10.1
13.8
42.7
25.3
105
49.4
126
1988
17.9
9.9
6.0
4.4
11.3
13.8
34.7
30.1
37.1
175
72.7
33.2
1989
11.3
9.0
7.8
7.3
17.2
18.7
26.7
90.8
112
90.1
33.0
21.6
1993
18.8
13.0
11.8
9.7
12.5
10.6
21.6
60.1
73.3
117
55.1
42.3
1994
20.4
12.0
8.9
8.5
15.4
12.6
20.2
39.9
108
105
48.8
45.8
3. Phân phối dòng chảy các năm thiết kế nhiều nước (P=25%)
Năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1972
26.4
6.7
15.3
15.0
14.4
23.5
28.2
22.2
212.
42.6
87.3
78.6
1992
17.5
13.1
9.9
10.9
17.2
31.9
29.1
123.
90.1
119
68.6
41.5
1995
25.5
20.7
13.6
10.9
14.4
18.5
26.0
29.2
48.5
146
163
55.3
PHỤ LỤC III.3-BẢNG TỔNG HỢP LƯỢNG NƯỚC DÙNG TẠI ĐẦU MỐI
1. Theo hồ sơ thiết kế:
Tháng
Q tưới (m3/s)
Q sinh hoạt (m3/s)
Q tổng (m3/s)
1
5,49
0,62
6,11
2
12,78
0,62
13,40
3
15,46
0,62
16,08
4
17,31
0,62
17,93
5
10,01
0,62
10,63
6
2,19
0,62
2,81
7
6,46
0,62
7,08
8
11,61
0,62
12,23
9
12,45
0,62
13,07
10
13,08
0,62
13,70
11
8,37
0,62
8,99
12
0,33
0,62
0,95
2. Tổng lượng nước cần cung cấp (kể cả tổn thất) từ hồ chứa Ayun Hạ:
Tháng
Cho diện tích 10.000 ha (106 m3)
Cho diện tích 13.500 ha (106 m3)
1
18,80
19,35
2
33,34
38,52
3
38,31
45,57
4
41,02
50,44
5
24,03
31,24
6
5,78
10,67
7
16,09
21,90
8
28,37
35,44
9
30,34
37,65
10
31,82
39,31
11
22,69
26,92
12
5,78
5,78
Tổng
296,37
362,79
PHỤ LỤC III.4
TỔNG HỢP KẾT QUẢ TÍNH TOÁN ĐIỀU TIẾT LŨ
1. Lũ thiết kế theo hồ sơ thiết kế:
a. Kết quả tính toán điều tiết lũ:
P% lũ
Các đặc trưng lũ
Điều tiết lũ
Tlũ(giờ)
Qđỉnh
Wlũ
HTL
qxả max
Wtrữ
Hhồ max
1%

5540

+204,0
1687
224
+209,90
0,5%

6360

+204,0
1876
271
+210,86
b. Nhận xét:
- Đối với lũ thiết kế P=1% có lưu lượng đỉnh lũ xấp xỉ 5540 m3/s, công trình xả lũ hồ Ayun Hạ hoàn toàn đủ khả năng điều tiết đảm bảo an toàn hồ.
- Đối với lũ thiết kế P=0,5% có lưu lượng đỉnh lũ xấp xỉ 6360 m3/s, nếu trước khi lũ về hồ đã tích đầy (H=+204,0) thì mực nước hồ lớn nhất là +210,86 cao hơn mực nước gia cường 0,94m không đảm bảo an toàn cho công trình. Do đó
để sẵn sàng đón lũ lớn cần phải dành thêm một dung tích kết hợp phòng lũ
Vkh = 33. 106 m3 tương ứng với mực nước trước lũ cần giữ là +203,0.
2. Lũ thiết kế theo tính toán mới có bổ sung số liệu quan trắc gần đây:
a. Kết quả tính toán điều tiết lũ:
P% lũ
Các đặc trưng lũ
Điều tiết lũ
Tlũ (giờ)
Qđỉnh
Wlũ
HTL
Qxả max
Wtrữ
Hhồ max
An Khê - 1981 0,5%




1052

208.71
1%




987

208.30
An Khê -1986 0.5%




1081

208.89
1%




1016

208.49
An Khê - 1990 0,5%




1149

209.30
1%




1059

208.75
AYun Hạ-1990 0,5%




1191

209.55
1%




1100

209.01
AYun Hạ-1992 0,5%




1011

208.46
1%




948

208.07
b. Nhận xét:
Các trận lũ thiết kế tính toán mới nhỏ hơn trước đây nên đương nhiên mực nước cao nhất trong hồ đều thấp hơn mực nước gia cường. Trị số cao nhất ứng với lũ thiết kế theo năm 1990 của Ayun Hạ với tần suất P=0,5% còn thấp hơn 37cm so với mực nước gia cường.

1 nhận xét:

  1. Tiếp theo: http://nguyensongviet3979.blogspot.com/2012/04/qui-trinh-van-hanh-ieu-tiet-ho-chua_10.html

    Trả lờiXóa